intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng mô hình liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và quản lý trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sắn nhằm tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi tại các xã vùng cao huyện Văn Yên (Yên Bái), huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), huyện Nguyên Bình (Cao Bằng)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc xây dựng mô hình thực tiễn có tính nhân rộng và sản xuất sắn có hiệu quả, chống bạc mầu đất, góp phần nâng cao thu nhập thiết thực cho đồng bào dân tộc miền núi vùng cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng mô hình liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và quản lý trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sắn nhằm tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi tại các xã vùng cao huyện Văn Yên (Yên Bái), huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), huyện Nguyên Bình (Cao Bằng)

  1. I. Thông tin chung Tên Đề tài: Xây dựng mô hình liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và quản lý trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sắn nhằm tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi tại các xã vùng cao huyện Văn Yên (Yên Bái), huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) Thời gian thực hiện: từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2016 Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Viết Hưng ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam, cây sắn được trồng rộng rãi trên toàn quốc và được ưu tiên nghiên cứu phát triển trong tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực, thực phẩm chính của trên 500 triệu người trên thế giới đồng thời cũng là cây thức ăn gia súc, cây hàng hoá xuất khẩu có giá trị để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến bột ngọt, rượu, cồn, bánh kẹo, mì ăn liền, v.v…. Cây sắn ngày càng có nhu cầu cao trong công nghiệp chế biến tinh bột, Bioethanol, thức ăn gia súc, thực phẩm, … và đã trở thành cây hàng hoá xuất khẩu của nhiều tỉnh. Năm 2015, ở Việt Nam trồng 566,5 nghìn ha với tổng sản lượng thu được 10.673,7 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2016). Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nhu cầu sử dụng sắn làm nhiên liệu sinh học đang được các Quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam chú trọng bởi các lợi ích của loại nhiên liệu này đối với an ninh năng lượng, môi trường và xã hội đang thúc đẩy công tác nghiên cứu và phát triển sản xuất. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như: Yên Bái, Cao Bằng và Sơn La bởi hằng năm diện tích trồng sắn mỗi tỉnh có tới hàng chục ngàn ha. Hiện tại diện tích sắn của tỉnh Yên Bái dao động khoảng 15.000 ha - 20.000ha; tỉnh Cao Bằng từ 7.000ha - 15.000ha và tỉnh Sơn La 20.000 - 28.100 ha với năng suất trung bình đạt gần 15,0 - 20,0 tấn/ha, riêng sắn đã đem lại thu nhập hàng nghìn tỷ đồng cho nông dân mỗi năm. Song, năng suất sắn của các địa phương còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng năng suất của cây sắn. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất sắn của các tỉnh còn thấp là: 1) Sắn được trồng chủ yếu trên đất dốc, trồng độc canh nhiều năm, nông dân không chú trọng đến việc luân canh, xen canh sắn với các cây trồng khác; người dân chưa tích cực tiếp thu và ứng dụng các biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất, dẫn đến đất 1067
  2. trồng sắn nhanh chóng bị bạc màu, thoái hoá. Đây là nguyên nhân chính làm năng suất sắn thấp và giảm nhanh. 2) Một số giống sắn đã trồng tại địa phương trên 20 năm là giống cũ như: giống sắn xanh Vĩnh Phú, lá tre (SC205) và giống sắn HN124 (Trung Quốc). Các giống này có nhược điểm là tiềm năng năng suất không cao, chất lượng thấp nhưng nông dân vẫn trồng với khoảng trên 20% diện tích. 3) Về kỹ thuật canh tác sắn: hầu hết người nông dân vẫn quen với phương thức trồng sắn quảng canh, chỉ một số ít những hộ nông dân ở vùng đất thấp canh tác sắn có bón phân và trồng xen với lạc, còn lại tuyệt đại đa số các hộ trồng sắn không bón phân và không áp dụng biện pháp canh tác để duy trì độ phì và chống xói mòn do đó đất bị thoái hoá nhanh. Biện pháp canh tác đó đã để lại ấn tượng không thiện trí đối với cây trồng này. 4) Về tình hình chế biến, tiêu thụ sắn trên địa bàn 03 tỉnh thực hiện dự án: Tính đến nay, có 04 nhà máy chế biến tinh bột sắn. Trong đó: 02 nhà máy ở tỉnh Yên Bái, 01 nhà máy ở tỉnh Sơn La và 01 nhà máy ở tỉnh Cao Bằng với công suất trung bình 24.000 tấn/năm/nhà máy. Ngoài ra có hàng trăm cở sở chế biến sắn lát khô quy mô vừa và nhỏ với công suất từ 1 - 15 tấn củ tươi/ngày. Hàng năm đã sản xuất được gần 60.000 tấn tinh bột sắn và trên 250.000 tấn sắn lát khô; Tuy nhiên, các cơ sở chế biến chưa đạt được tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao. Đặc biệt nhiều cơ sở chế biến sản phẩm sắn lát khô hiện nay vẫn chưa chú trọng đầu tư áp dụng quy trình công nghệ về thái lát sắn củ tươi, sấy sắn và bảo quản sắn lát khô sau chế biến. Các cơ sở sơ chế biến sắn lát khô chủ yếu vẫn là thủ công do người dân tự phát đầu tư để sơ chế, phơi khô, đem bán. Công nghệ sấy khô và bảo quản theo quy trình vẫn chưa được áp dụng, vì vậy gây nhiều lãng phí, hư hại khi gặp thời tiết không thuận lợi. Đặc biệt, sự gắn kết giữa nhà máy với vùng nguyên liệu thiếu chặt chẽ nên chưa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người trồng sắn. Hiện nay, các nhà máy chế biến tinh bột mới thu mua được gần 50% sản lượng sắn củ tươi đưa vào chế biến do thời gian thu hoạch sắn củ tươi ở khu vực này chỉ tập trung trong vòng 4 tháng (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau). Vì vậy, để giải phóng đất trồng vụ mới khoảng 50% sản lượng sắn củ tươi còn lại được sơ chế tại các lò chế biến thủ công không đảm bảo chất lượng dẫn đến giá bán rất thấp ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người trồng sắn; Sản phẩm sắn lát khô hiện đang được thị trường trong nước và trên thế giới ưa dùng để làm nhiên liệu sinh học và thức ăn gia súc, nhưng do chưa được áp dụng công nghệ trong sơ chế, bảo quản sắn lát khô nên chất lượng sắn lát khô sau chế biến rất kém, bị tư thương ép cấp, ép giá; Mặt khác ở 03 tỉnh thực hiện dự án chưa xây dựng được chiến lược phát triển cho sản phẩm sắn lát khô (là sản phẩm chủ lực mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông hộ hiện nay). 5) Mối liên kết giữa 4 nhà “Nhà nông - Nhà quản lý - Nhà khoa học - nhà Doanh nghiệp” còn yếu, thiếu và lỏng lẻo, chưa đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và doanh nghiệp. 1068
  3. Do vậy việc thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và quản lý trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sắn nhằm tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi tại các xã vùng cao huyện Văn Yên (Yên Bái), huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), huyện Nguyên Bình (Cao Bằng)” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để cải thiện nâng cao đời sống của người dân vùng núi. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng mô hình thực tiễn có tính nhân rộng và sản xuất sắn có hiệu quả, chống bạc mầu đất, góp phần nâng cao thu nhập thiết thực cho đồng bào dân tộc miền núi vùng cao. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1). Xây dựng 03 mô hình ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc: quy mô 264 ha với năng suất đạt trung bình từ 30 - 35 tấn/ha tăng thu nhập từ trồng sắn lên 20% so với kỹ thuật canh tác hiện hành. Góp phần tăng thu nhập cho người nông dân trồng sắn, đồng thời là mô hình mẫu để đào tạo tập huấn nông dân giúp nâng cao khả năng tiếp nhận và nhân rộng mô hình canh tác sắn bền vững tại địa phương và trong vùng. 2). Xây dựng 03 mô hình phát triển 03 giống sắn mới với quy mô 04 ha x 3 giống x 3 tỉnh = 36 ha với năng suất củ tươi đạt trung bình đạt 35 - 40 tấn/ha; Tăng thu nhập từ trồng giống sắn mới lên 20 - 30% so với trồng giống sắn phổ biến của nông dân. 3). Xây dựng 09 mô hình cải tiến công cụ thái lát sơ chế sắn lát khô, lò sấy sắn (09 hộ tham gia, mỗi địa điểm có 03 hộ) và hỗ trợ các mô hình bảo quản sắn lát khô. 4). Xây dựng 03 mô hình liên kết: tổ chức nhóm hộ/hợp tác xã chuyên canh sắn liên kết với Doanh nghiệp và nông dân gắn kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm 5). Đào tạo được đội ngũ cán bộ và nông dân có năng lực áp dụng và khuyến cáo mở rộng mô hình sản xuất, sơ chế, bảo quản sắn với 600 lượt người. 6). Báo cáo kết quả kinh nghiệm xây dựng mô hình và đề xuất cơ chế chính sách nhân rộng mô hình. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Kết quả khảo sát bổ sung xác định vùng sản xuất sắn bền vững tại 03 tỉnh thực hiện dự án 3.1.1. Hiện trạng về sản xuất sắn tại 03 tỉnh thực hiện dự án Dự án đã tiến hành đánh giá thực trạng về sản xuất sắn (điều kiện đất đai, quy 1069
  4. mô diện tích, năng suất hiện tại, các giống và kỹ thuật canh tác của người dân), sơ chế và bảo quản sắn lát khô trên địa bàn các xã Yên Hưng huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, xã Chiềng Ơn huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La và xã Thịnh Vượng huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Bảng 1. Thực trạng về tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại 03 xã thực hiện dự án Địa điểm Xã Chiềng Ơn Xã Thịnh Vượng Xã Yên Hưng Chỉ tiêu (Tỉnh Sơn La) (Tỉnh Cao Bằng) (Tỉnh Yên Bái) Điều kiện đất đai Chủ yếu đất dốc Chủ yếu đất dốc Chủ yếu là đất đồi, (≥150) (≥150) dốc (≥150) Giống chủ yếu Lá tre Lá tre KM94, Lá tre Năng suất (tấn/ha) 14,24 10,75 17,33 Thời gian đã trồng sắn (năm) 1-3 2–3 5 -15 Thuê nhân công Không Có Có Sử dụng thuốc BVTV Không Không Có Canh tác truyền Canh tác truyền Canh tác truyền thống (Sử dụng thống (Sử dụng thống (Sử dụng dụng sắn địa dụng sắn địa dụng sắn địa phương, không phương, không có phương, không có Kỹ thuật canh tác có biện pháp biện pháp chống biện pháp chống chống xói mòn, xói mòn, không xói mòn, có sử dụng không bón phân bón phân hoặc bón phân bón nhưng hoặc bón ít) ít) không cân đối) Khoảng thời gian thu hoạch (ngày) 25 - 30 20 - 60 30 – 60 Giá bán (đồng/kg sắn tươi) 1.000 1.200 1.063 Phương thức bán chủ yếu Thu hoạch dần Thu hoạch dần rồi Thu hoạch dần rồi rồi bán, bán cho bán, bán cho người bán, bán cho người người thu gom thu gom thu gom Bán trực tiếp sắn Sơ chế Sắn ruôi Sắn lát khô tươi, không sơ chế Bảo quản thông Bảo quản (BQ) sắn lát khô Không BQ Không BQ thường từ 1-2 tháng Kết quả phỏng vấn hộ trồng sắn về tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn cho thấy: 1070
  5. - Người dân tại 03 xã điều tra vẫn canh tác sắn theo phương thức truyền thống, sắn chủ yếu trồng trên đất dốc (≥150) không có biện pháp chống xói mòn, hầu như không bón phân hoặc bón rất ít và không cân đối, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu trồng giống sắn địa phương là sắn lá tre, riêng xã Yên Hưng huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái trồng thêm giống sắn KM94 từ năm 2008. - Tại vùng điều tra người dân chủ yếu thu hoạch sắn dần rồi bán cho người thu gom. Thời gian thu hoạch và giá bán sắn tại các địa phương như sau: Xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La bà con nông dân thu hoạch sắn với thời gian ngắn nhất trung bình là 25 - 30 ngày, giá bán sắn tươi là 1.000 đồng/kg. 20 - 60 ngày là khoảng thời gian nông dân tại xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng thu hoạch sắn, giá bán sắn tươi là 1.200 đồng/kg. Tại xã Yên Hưng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái giá bán sắn là 1.063 đồng/kg sắn tươi, thời gian thu hoạch sắn trung bình là 30 - 60 ngày. - Xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng tại thời điểm điều tra người dân bán trực tiếp sắn tươi, không sơ chế sắn. Tại 2 địa phương còn lại các hộ nông dân trồng sắn có sơ chế sắn ruôi (xã Chiềng Ơn) nhưng không bảo quản sắn và sơ chế sắn lát khô (xã Yên Hưng) nhưng chỉ bảo quản thông thường từ 1-2 tháng. 3.1.2. Hiện trạng thu gom sắn tại 03 tỉnh thực hiện dự án Kết quả phỏng vấn người thu gom sắn cũng cho thấy hầu hết họ chỉ mua sắn củ tươi (thu hoạch đúng vụ) và thu gom trong vụ chính của sắn. Riêng xã Yên Hưng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có 70% số hộ điều tra thu mua quanh năm. Khi hết sắn, họ chuyển sang thu gom nông sản khác như ngô, lúa. Phương tiện chủ yếu để vận chuyển sắn là xe ô tô, một số ít là thuyền (tại xã Chiềng ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) hoặc người dân mang tới tận nhà. Để xoay vòng vốn thu mua sắn, họ phải vay thêm vốn ở ngoài. Sắn được thu gom đem bán lại cho người bán buôn hoặc doanh nghiệp và hầu như không phải phân loại sắn trước khi bán. Mỗi ngày họ mua khoảng 6 - 13 tấn và hoạt động này diễn ra khoảng 14 - 26 ngày/tháng (trong vụ chính). Khi được phỏng vấn, đa số họ cho rằng giá sắn phụ thuộc vào các yếu tố như thu hoạch sắn của người dân, giống sắn, mùa trong năm, hình thức thanh toán. Song, cơ bản nhất chi phối tới giá sắn là thời gian thu hoạch. Khi mua sắn xong, họ trả toàn bộ tiền mặt cho nông hộ. 85% chi phí của họ phải bỏ ra để chi cho việc thu mua, còn lại 5% chi phí thuê nhân công bốc dỡ và một số chi phí khác. Thuận lợi cơ bản của họ trong quá trình thu gom là mua sắn của người cùng địa bàn, với mức mua vào 990 - 1.200 đồng/kg sắn tươi và bán ra 1.150 - 1.420 đồng/kg. Riêng tỉnh Yên Bái, người thu gom thu mua cả sắn lát khô với giá mua vào là 3.500 đồng/kg và bán ra là 4.100 đồng/kg. Tuy nhiên, những khó khăn cơ bản mà người thu gom sắn gặp phải hiện nay là vốn, thị trường tiêu thụ, kho bảo quản, cất trữ. 1071
  6. 3.2. Xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc trồng sắn và mô hình phát triển giống sắn mới 3.2.1. Kết quả xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc trồng sắn Mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc trồng sắn đã được triển khai trên quy mô 264 ha tại 3 tỉnh (88 ha/tỉnh), với 164 hộ tham gia trong đó 69 hộ quy mô lớn ≥ 3 ha, 95 hộ quy mô lớn < 3 ha. Bảng 1: Kết quả tổ chức xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc trồng sắn Số hộ gia đình (hộ) Số hộ quy Số hộ quy STT Địa điểm thực hiện Quy mô Tổng số mô lớn mô nhỏ (ha) hộ (≥ 3 ha) (< 3 ha) 1 Xã Yên Hưng, huyện Văn 88 7 30 37 Yên, tỉnh Yên Bái 2 Xã Chiềng Ơn, huyện 88 49 31 80 Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 3 Xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao 88 13 34 47 Bằng Tổng cộng: 264 69 95 164 Đối với diện tích sản xuất của điểm triển khai ở xã Yên Hưng huyện Văn Yên là khá cao với diện tích trung bình hộ là 2,15 ha/ hộ tiếp đến là xã Thịnh Vượng huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng đạt 1,87 ha/hộ và xã Chiềng Ơn huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La đạt 1,10 ha/hộ. Vậy với diện tích trên cho thấy ở 03 điểm xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc trồng sắn diện tích trồng sắn của người dân trung bình/hộ tương đối cao đây cũng là cơ sở để cho các địa phương quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến sắn tại địa phương. Bảng 2. Đặc điểm nông sinh học của giống sắn KM94 trồng trong mô hình Chiều Chiều dài các Chiều cao cấp cành Đường Tổng Địa điểm thực hiện cao cây STT thân Cành kính gốc số lá Cành cấp cuối cùng chính cấp 1 (cm) (lá/cây) 2 (cm) (cm) (cm) (cm) 1072
  7. 1 Xã Yên Hưng, huyện 125,5 94,6 57,9 278,0 2,6 139,0 Văn Yên, tỉnh Yên Bái 2 Xã Chiềng Ơn, huyện 123,4 90,4 59,3 273,1 2,5 138,0 Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 3 Xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, 115,7 92,1 45,5 253,3 2,4 135,5 tỉnh Cao Bằng Giống sắn KM94 trong mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc trồng sắn đều phân cành ở cả 3 điểm thực hiện dự án. Giống KM94 trồng trong mô hình tại xã Yên Hưng có chiều cao cây cuối cùng cao nhất đạt 278,0cm. Tại xã Chiềng Ơn giống sắn KM94 có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất đạt 253,3 cm, thấp hơn so với xã Yên Hưng là 24,7 cm. Giống sắn KM94 trong mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc trồng sắn tại 3 xã có đường kính gốc dao động từ 2,4 đến 2,6 cm cao nhất là tại xã Yên Hưng đạt 2,6 cm. Tổng số lá trên cây của giống sắn KM94 dao động từ 135,0 - 139,0 lá/cây, cao nhất vẫn là tại xã Yên Hưng đạt 139,0 lá/cây. Bảng 3. Năng suất của mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc Địa điểm thực hiện NSCT NSTL NSSVH CSTH STT (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (%) 1 Xã Yên Hưng, huyện Văn 40,00 20,15 60,15 66,50 Yên, tỉnh Yên Bái 2 Xã Chiềng Ơn, huyện 38,50 20,10 58,60 65,70 Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 3 Xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao 35,80 19,20 55,00 65,09 Bằng Qua kết quả bảng số liệu trên cho thấy năng suất củ tươi của giống sắn KM94 trong mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc trồng sắn tại cả 3 điểm thực hiện dự án đều cao hơn so với mô hình canh tác cũ sử dụng giống sắn địa phương và định mức của dự án. Tại xã Yên Hưng, năng suất củ tươi của mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc trồng sắn sử dụng giống sắn KM94 đạt 40,00 tấn/ha cao hơn mô hình canh tác cũ sử dụng giống sắn địa phương (17,33 tấn/ha) là 22,67 tấn/ha tăng 130,81%, cao hơn so với định mức (30,00 - 35,00 tấn/ha) từ 5,00 - 10,00 tấn/ha tăng 14,29% - 33,33%. Năng suất củ tươi của mô hình sử dụng giống sắn KM94 trồng tại xã Chiềng Ơn đạt 38,50 tấn/ha cao hơn mô hình canh tác cũ sử dụng giống sắn địa phương 1073
  8. (14,24 tấn/ha) là 24,26 tấn/ha tăng 170,37%, cao hơn so với định mức (30,00 - 35,00 tấn/ha) từ 3,50 - 8,50 tấn/ha tăng 10,0% - 28,33%. Mô hình sử dụng giống sắn KM94 trồng tại xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng có năng suất củ tươi đạt 35,80 tấn/ha cao hơn mô hình canh tác cũ sử dụng giống sắn địa phương (10,75 tấn/ha) là 25,05 tấn/ha tăng 233,02%, cao hơn so với định mức (30,00 - 35,00 tấn/ha) từ 0,8 - 5,80 tấn/ha tăng 2,29% - 19,33%. Bảng 4. Kết quả hạch toán kinh tế của mô hình Năng suất củ Giá bán Tổng thu Tổng chi Lãi thuần STT Địa điểm thực hiện tươi TB (triệu (triệu (triệu (Tấn/ha) (Đồng/kg) đồng/ha) đồng/ha) đồng/ha) 1 Xã Yên Hưng, huyện Văn Yên, 40,00 1000 40,000 26,075 13,925 tỉnh Yên Bái 2 Xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, 38,50 1100 42,350 26,075 16,275 tỉnh Sơn La 3 Xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên 35,80 1200 42,960 26,075 16,885 Bình, tỉnh Cao Bằng Mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc trồng sắn sử dụng giống sắn KM94 tại Thịnh Vượng có hiệu quả kinh tế cao nhất lãi thuần đạt 16,885 triệu đồng/ha. Tiếp đến là mô hình trồng tại xã Chiềng Ơn có hiệu quả kinh tế lãi thuần đạt 16,275 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế thấp nhất là khi mô hình trồng tại xã Yên Hưng lãi thuần đạt 13,925 triệu đồng/ha. 3.2.2. Kết quả xây dựng mô hình phát triển 03 giống sắn mới - Kết quả xây dựng mô hình phát triển 03 giống sắn mới được thể hiện như sau: Bảng 5. Năng suất của mô hình phát triển 03 giống sắn mới (KM98-7, KM140, KM21-12) tại 03 điểm thực hiện dự án Tổng số Diện Tên giống sắn NSCT NSTL NSSVH CSTH hộ tích (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (%) (hộ) (ha) Xã Yên Hưng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái KM98-7 2 4 43,3 18,25 61,55 70,35 KM21-12 1 4 46,5 21,70 68,20 68,18 KM140 1 4 49,5 20,10 69,60 71,12 1074
  9. Xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La KM98-7 8 4 42,6 17,75 60,35 70,59 KM21-12 9 4 45,5 20,50 66,00 68,94 KM140 6 4 48,1 19,90 68,00 70,74 Xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng KM98-7 3 4 40,5 16,40 56,90 71,18 KM21-12 3 4 45,8 19,80 65,60 69,82 KM140 1 4 47,6 19,40 67,00 71,04 * Xã Yên Hưng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Năng suất củ tươi của mô hình phát triển 03 giống sắn mới (KM98-7, KM140, KM21- 12) trồng tại xã Yên Hưng dao động từ 43,30 - 49,50 tấn/ha. Trong đó giống có năng suất củ tươi cao nhất là giống KM140, cao hơn giống KM21-12 (46,50 tấn/ha) là 3,0 tấn/ha và giống KM98-7 (43,3 tấn/ha) là 6,2 tấn/ha. Năng suất thân lá của các giống sắn dao động từ 18,25 - 21,70 tấn/ha. Năng suất sinh vật học của các giống sắn biến động từ 61,55 - 69,60 tấn/ha. Chỉ số thu hoạch của các giống sắn trồng tại xã Yên Hưng dao động trong từ 68,18 - 71,12%. * Xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La Năng suất củ tươi của mô hình phát triển 03 giống sắn mới (KM98-7, KM140, KM21- 12) dao động từ 42,60 - 48,10 tấn/ha. Giống sắn có năng suất củ tươi cao nhất là giống KM140 đạt 48,10 tấn/ha. Năng suất thân lá của các giống sắn dao động từ 17,75 – 20,50 tấn/ha. Năng suất sinh vật học của các giống sắn biến động từ 60,35 - 68,00 tấn/ha. Chỉ số thu hoạch của các giống sắn dao động từ 68,94 - 70,74%. * Xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Mô hình phát triển 03 giống sắn mới (KM98-7, KM140, KM21-12) tại xã Thịnh Vượng có năng suất củ tươi dao động từ 40,50 - 47,60 tấn/ha. Trong đó giống sắn có năng suất củ tươi cao nhất là giống sắn KM140 đạt 47,60 tấn/ha. Năng suất thân lá của các giống sắn dao động từ 16,40 - 19,80 tấn/ha. Năng suất sinh vật học của các giống sắn trồng tại xã Thịnh Vượng dao động từ 56,90 - 67,00 tấn/ha. Chỉ số thu hoạch của các giống sắn dao động trong từ 69,82 - 71,18%. Bảng 6. Chất lượng của mô hình phát triển 03 giống sắn mới (KM98-7, KM140, KM21-12) tại 03 điểm thực hiện dự án NSTB Tên giống sắn TLCK NSCK TLTB (tấn/ha) 1075
  10. (%) (tấn/ha) (%) Xã Yên Hưng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái KM98-7 38,28 16,58 28,03 12,13 KM21-12 40,91 19,02 29,70 13,81 KM140 41,10 20,34 29,75 14,72 Xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La KM98-7 37,50 15,98 28,05 11,95 KM21-12 39,67 18,05 30,00 13,65 KM140 40,50 19,48 30,45 14,65 Xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng KM98-7 36,20 14,66 27,30 11,06 KM21-12 38,70 17,72 28,07 12,86 KM140 40,95 19,49 29,70 14,14 Qua bảng 6 cho ta thấy: * Xã Yên Hưng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Tỷ lệ chất khô của các giống sắn trồng trong mô hình phát triển 03 giống sắn mới (KM98-7, KM140, KM21-12) dao động từ 38,28 - 41,10%; giống sắn KM140 có tỷ lệ chất khô cao nhất đạt 41,10%. Năng suất củ khô của các giống sắn dao động từ 16,58 - 20,34 tấn/ha. Tỷ lệ tinh bột của các giống sắn tại xã Yên Hưng dao động từ 28,30 - 29,75%; giống sắn KM140 là giống sắn có tỷ lệ tinh bột cao nhất đạt 29,75%. Năng suất tinh bột của các giống sắn dao động từ 12,13 - 14,72 tấn/ha, trong đó giống sắn KM140 có năng suất tinh bột cao nhất đạt 14,72 tấn/ha. * Xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La Mô hình phát triển 03 giống sắn mới (KM98-7, KM140, KM21-12) trồng tại xã Chiềng Ơn có tỷ lệ chất khô dao động từ 37,50 - 40,50%. Các giống sắn có năng suất củ khô dao động từ 15,98 - 19,48 tấn/ha. Giống sắn KM140 có năng suất củ khô cao nhất (19,48 tấn/ha).Tỷ lệ tinh bột của các giống sắn dao động từ 28,05 - 30,45%. Trong đó giống sắn KM140 có tỷ lệ tinh bột cao nhất đạt 30,45%. Năng suất tinh bột của các giống sắn dao động từ 11,95 - 14,65 tấn/ha, trong đó giống sắn KM140 có năng suất tinh bột cao nhất đạt 14,65 tấn/ha. * Xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Giống sắn KM140 trong mô hình phát triển 03 giống sắn mới (KM98-7, KM140, KM21-12) có tỷ lệ chất khô cao nhất đạt 40,95%. Năng suất củ khô của các giống sắn 1076
  11. dao động từ 14,66 - 19,49 tấn/ha. Các giống sắn có tỷ lệ tinh bột dao động từ 27,30 - 29,70%; giống sắn KM140 có tỷ lệ tinh bột cao nhất đạt 29,70%. Năng suất tinh bột của các giống sắn trồng tại xã Thịnh Vượng dao động từ 11,06 - 14,14 tấn/ha, trong đó giống sắn KM140 có năng suất tinh bột cao nhất đạt 14,14 tấn/ha. Bảng 7. Kết quả hạch toán kinh tế của mô hình phát triển 03 giống sắn mới (KM98-7, KM140, KM21-12) tại 03 điểm thực hiện dự án Tổng thu Lãi thuần Tên giống Năng suất Giá bán TB Tổng chi sắn (Triệu (Triệu củ tươi (Tấn/ha) (Đồng/kg) (Triệu đồng/ha) đồng/ha) đồng/ha) Xã Yên Hưng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái KM98-7 43,3 1000 43,300 26,075 17,225 KM21-12 46,5 1000 46,500 26,075 20,425 KM140 49,5 1000 49,500 26,075 23,425 Xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La KM98-7 42,6 1100 46,860 26,075 20,785 KM21-12 45,5 1100 50,050 26,075 23,975 KM140 48,1 1100 52,910 26,075 26,835 Xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng KM98-7 40,5 1200 48,600 26,075 22,525 KM21-12 45,8 1200 54,960 26,075 28,885 KM140 47,6 1200 57,120 26,075 31,045 Tại cả 3 điểm thực hiện dự án giống sắn KM140 và KM21-12 trồng trong mô hình phát triển 03 giống sắn mới (KM98-7, KM140, KM21-12) đều có hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống sắn còn lại. Trong đó giống sắn KM140 trồng tại xã Thịnh Vượng có lãi thuần cao nhất đạt 31,045 triệu đồng/ha. 3.3. Xây dựng mô hình sơ chế, bảo quản sắn lát khô quy mô nhóm hộ gia đình Dự án tiến hành lắp đặt và hướng dẫn vận hành hệ thống thiết bị bóc vỏ, thái lát cho sắn lát khô, đồng thời cung cấp hệ thống thiết bị phụ trợ cho hệ thống sơ chế sắn lát khô (Hình ảnh thiết bị tại phụ lục). Thiết bị bóc vỏ, thái lát được thiết kế đồng bộ với công suất 4 tấn sắn tươi/h; kích thước lát sắn trung bình 3 cm, độ đồng đều lát sắn > 90%. Hệ thống được lắp đặt hoàn chỉnh và đồng bộ theo đúng thuyết minh dự án. 1077
  12. Dự án tiến hành xây dựng 03 lò sấy sắn lát khô tại các hộ dân đã được lựa chọn. Lò sấy sắn lát khô được thiết kế theo kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Nghiên cứu cải tiến lò sấy sắn thủ công quy mô hộ gia đình”, thực hiện năm 2007 - 2008, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Lò sấy được thiết kế theo kiểu lò lật (hình ảnh tại phụ lục), năng suất trung bình 2 tấn/mẻ, thời gian sấy trung bình 15h trên mẻ, nhiên liệu tiêu tốn trung bình 50 kg than/mẻ sấy. Tính bình quân, năng suất của lò sấy đạt 3 tấn sắn tươi/ngày/lò sấy, tiêu chuẩn sắn đầu ra sau sấy đạt độ ẩm 13,5 – 13,9 %; tỉ lệ sản phẩm sau sấy so với sản phẩm tươi trung bình 2,3 - 2,4 kg tươi/1 kg sắn lát khô đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của dự án. Dự án đã tiến hành cải tiến 01 kho bảo quản, dung tích 50 m3, kho được dán nilon quanh tường, sử dụng hệ thống sàn gỗ và giá gỗ để bảo quản, đã tiến hành hướng dẫn cho hộ dân tham gia về quy trình bảo quản. Sắn lát khô được bảo quản trong bao bì nilon và bao bì polyester tráng nilong, trọng lượng trung bình 50 kg/bao, sản phẩm sắn lát khô sau 6 tháng bảo quản đạt theo tiêu chuẩn 90 – 95% so với sắn lát khô trước khi bảo quản. Kết quả mô hình cho thấy: Sắn lát khô sau 6 tháng bảo quản không mốc, không mọt, không có côn trùng sống. Lát cắt rời, màu sắc trắng tự nhiên. Nếu sơ chế và sấy sắn, người dân sẽ thu được lãi ròng trung bình từ 1.159.200đ/mô hình sơ chế/ngày đến 1.600.000đ/ mô hình sơ chế/ngày. Bảng 8. So sánh hiệu quả kinh tế giữa hình thức sấy sắn cũ và cải tiến Khối Khối Chi phí Nhiên Thời lượng sắn lượng Thành tiền TT Nội dung CLĐ (150 liệu gian tươi sắn (1000đ) ng.đ/công) (1000đ) (ngày) (Kg) khô 1 Sắn lát cũ 2450 1200 250 2 1000 3.800,0 Sắn lát cải 2 2350 450 150 0.5 1000 4000,0 tiến Như vậy, có thể thấy, về mặt thời gian hình thức sơ chế mới rút ngắn được 1,5 ngày so với hình thức cũ. Về hiệu suất thu hồi, hình thức thức sấy mới cho tỷ lệ thu hồi sắn khô cao hơn là 1/ 2,35 so với hình thức sấy cũ là 1/ 2,45. Về mặt giá trị kinh tế: tổng thu thực tế của hình thức sấy mới là 3.400.000đ/ tấn sắn khô, hình thức sấy cũ là 2.350.000đ/ tấn sắn khô, hiệu quả mang lại tăng lên 144% đảm bảo yêu cầu kinh tế đặt ra của dự án là giảm chi phí sản xuất xuống 5-10% so với các hình thức sấy sắn lát khô cũ. Mặt khác, sản phẩm sấy sắn cũ của địa phương có màu đen do khói củi, chất lượng rất thấp, dẫn đến nhiều khi không bán được trên thị trường. Điều này chứng minh việc áp dụng hệ thống sấy cải tiến là cần thiết, mang lại hiệu quả cả mặt kinh tế và chất lượng sản phẩm. 3.4. Mô hình liên kết nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sắn 1078
  13. Dự án đã triển khai thành công 03 mô hình liên kết theo phương thức chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ 100% sản phẩm sắn của mô hình đồng thời mang lợi cho người dân từ mô hình liên kết từ 5,72 triệu - 11,43 triệu đồng/ha do người dân sản phẩm được trực tiếp cho nhà máy chế biến không phải bán qua khâu trung gian  Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên: Chịu trách nhiệm tư vấn và chỉ đạo, kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc đồng thời hỗ trợ người dân giống, vật tư sản xuất  UBND các xã tham gia xây dựng mô hình: Chịu trách nhiệm là cầu nối giữa Doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân, tổ chức giám sát các hộ dân thực hiện mô hình đúng với quy trình kỹ thuật.  Cơ quan quản lý của tỉnh, huyện: Chịu trách nhiệm thúc đẩy và là cầu nối giữa Doanh nghiệp, nhà khoa học, chính quyền địa phương và người nông dân tham gia xây dựng mô hình.  Doanh nghiệp: Có trách nhiệm thu mua hết các sản phẩm sắn của các hộ tham gia xây dựng mô hình của dự án với giá thu mua của thị trường (sắn tươi thu mua với giá tối thiểu là 1.000 đồng/kg; sắn khô giá mua tối thiểu là 4.000 đồng/kg) theo đúng nội dung của dự án được phê duyệt. Tại tỉnh Yên Bái Nhà máy sắn Văn Yên cam kết thu mua 150 tấn sắn lát khô và toàn bộ lượng sắn tươi còn lại cho các hộ tham gia xây dựng mô hình. Nhà máy chế biến tinh bột sắn Sơn La cam kết thu mua 50 tấn sắn lát khô và toàn bộ lượng sắn tươi cho các hộ tham gia xây dựng mô hình. Công ty Cổ phần Khánh Hạ tại tỉnh Cao Bằng thu mua 50 tấn sắn lát khô và toàn bộ sắn tươi cho các hộ nông dân tham gia dự án. Việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm giúp người sản xuất không bị tư thương ép giá, đầu ra ổn định, yên tâm sản xuất, góp phần củng cố niềm tin của người sản xuất với doanh nghiệp; giúp công ty và Nhà máy ổn định nguồn nguyên liệu sắn; lập được kế hoạch sơ chế, kinh doanh  Hộ nông dân tham gia mô hình: Chuẩn bị đầy đủ kinh phí đối ứng mua phân bón, vật tư theo yêu cầu, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật, cam kết bán các sản phẩm sau thu hoạch cho Doanh nghiệp. Nông dân được tham gia tập huấn những kiến thức về quy trình kỹ thuật canh tác sắn bền vững; quy trình sử dụng máy thái lát sắn khô và kỹ thuật bảo quản sắn lát khô quy mô hộ. Các hộ nông dân được tập huấn trên lớp, thực hành trên ruộng 3.5. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ và nông dân tham gia thực hiện mô hình Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phối hợp với Trạm khuyến nông và phòng NN&PTNT các huyện tiến hành tổ chức tập huấn cho bà con nông dân tham gia triển khai xây dựng mô hình của dự án đạt 100% theo kế hoạch đã đề ra. Cụ thể như sau: - Đã tổ chức thành công 6 lớp về quy trình kỹ thuật canh tác sắn tổng hợp bền vững trên đất dốc cho 50 người/lớp = 300 lượt người (mỗi tỉnh 02 lớp, mỗi lớp 1 ngày), các học viên tham gia tập huấn là cán bộ địa phương, những người tham gia mô hình và những 1079
  14. hộ có điều kiện mở rộng mô hình vào những năm tiếp theo thuộc 3 xã thực hiện dự án (Xã Yên Hưng, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, xã Chiềng Ơn huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La và xã Thịnh Vượng huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng). - Đã tập huấn quy trình sử dụng máy thái lát sắn khô và kỹ thuật bảo quản sắn lát khô quy mô hộ gia đình cho 06 lớp với 300 lượt người tham gia (mỗi tỉnh 02 lớp, mỗi lớp 1 ngày), các học viên tham gia tập huấn là cán bộ địa phương, các hộ tham gia xây dựng mô hình và các hộ ngoài mô hình ở 3 xã thực hiện dự án (Xã Yên Hưng, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, xã Chiềng Ơn huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La và xã Thịnh Vượng huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng). Các lớp tập huấn đều được giảng viên có trình độ chuyên môn cao của Nhà trường tập huấn, tài liệu phục vụ tập huấn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ áp dụng trong điều kiện sản xuất của địa phương. Kết quả đào tạo tập huấn: Sau khi kết thúc các lớp tập huấn cán bộ và nông dân tham gia thực hiện mô hình đã nắm được kỹ thuật cơ bản về canh tác sắn bền vững trên đất dốc. Tiếp thu được quy trình sản xuất sắn bền vững trên đất dốc. Các tiêu chí xác định được giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt (Bón phân cân đối cho sắn; Trồng xen cây họ đậu nhằm cải tạo đất; Kiểm soát cỏ dại và chống xói mòn trên đất trồng sắn; Học tập và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất cây trồng). 100% học viên nắm chắc được quy trình canh tác sắn bền vững trên đất dốc và ứng dụng tốt trong sản xuất. Đồng thời nắm được kỹ thuật cơ bản về quy trình sử dụng máy thái lát sắn và kỹ thuật bảo quản sắn thái lát quy mô hộ. Tiếp thu được quy trình sử dụng máy thái lát sắn và kỹ thuật bảo quản sắn thái lát quy mô hộ. Các tiêu chí xác định quy trình sử dụng máy thái lát và kỹ thuật bảo quản sắn thái lát. Sau tập huấn xong 100% học viên nắm chắc được quy trình sử dụng máy thái lát sắn và kỹ thuật bảo quản sắn thái lát quy mô hộ và ứng dụng tốt trong sản xuất. 3.6. Hiệu quả dự án 3.6.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế của mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc trồng sắn đã mang lại lợi nhuận cho người sản xuất là: lãi thuần đạt từ 13,925 đến 16,885 triệu đồng/ha. Mô hình phát triển 03 giống sắn mới (KM98-7, KM140, KM21-12) giống sắn KM140 đạt hiệu quả kinh tế cao nhất dao động từ 23,425 đến 31,045 triệu đồng/ha. Mô hình sơ chế, bảo quản sắn lát khô quy mô nhóm hộ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân lãi ròng trung bình đạt từ 1.159.200đ/mô hình sơ chế/ngày đến 1.600.000đ/mô hình sơ chế/ngày. 3.6.2. Hiệu quả về xã hội 1080
  15. - Mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc trồng sắn được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, là cơ sở để khai thác tốt điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh và áp dụng những công nghệ cao, tiên tiến phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. - Chế biến sắn lát khô với chất lượng tốt sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến năng lượng sinh học bền vững có hiệu quả kinh tế cao. 3.6.3. Khả năng mở rộng của dự án Kết quả bước đầu của các điểm xây dựng mô hình của dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời góp phần bảo vệ sinh thái môi trường, được người dân vùng thực hiện dự án chấp nhận cũng như sự ủng hộ, chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương các cấp nên chắc chắn các mô hình triển khai sẽ tạo được đà để phát triển mở rộng quy mô của dự án trong những năm tiếp theo. 4. Kết luận - Đã tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng về sản xuất sắn từ đó đã xác định được những thuận lợi, khó khăn trở ngại chính, lựa chọn ưu tiên các giải pháp trong triển khai dự án. Mặt khác trong quá trình điều tra đã xác định được địa điểm, chọn được hộ tham gia thực hiện các nội dung của dự án. - Mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hạn chế xói mòn trên đất dốc đã cho NS, chất lượng cao cụ thể như: + Tại Thịnh Vượng (Cao Bằng) năng suất củ tươi của mô hình đạt 35,8 tấn/ha (thấp nhất trong 3 điểm thực hiện dự án) đạt hiệu quả kinh tế cao nhất lãi thuần thu được 16,885 triệu đồng/ha. + Tại Chiềng Ơn (Sơn La) năng suất củ tươi đạt 38,5 tấn/ha, lãi thuần thu được đạt 16,275 triệu đồng/ha. + Tại Yên Hưng (Yên Bái) năng suất củ tươi đạt cao nhất 40,0 tấn/ha lãi thuần chỉ đạt 13,925 triệu đồng/ha (do giá bán sắn củ tươi ở đây chỉ đạt 1000 đồng/kg). Năng suất trung bình ở 3 điểm thực hiện đạt 38,10 tấn/ha cao hơn so với năng suất của giống sắn cũ là 23,99 tấn/ha tăng 170,02% và cao hơn so với định mức từ 3,1 - 8,1 tấn/ha tăng 8,86% - 27,0%. Tỷ lệ tinh bột trung bình đạt: 29,98% cao hơn 5,2% so với canh tác cũ (24,78%) và so với định mức cao hơn 2,98%. - Mô hình phát triển 03 giống sắn mới (KM98-7, KM140, KM21-12): + Tại cả 3 điểm thực hiện dự án giống sắn KM140 trồng trong mô hình đều có các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với 2 giống sắn còn lại. Tại xã Thịnh Vượng (Cao Bằng) năng suất củ tươi đạt 47,60 tấn/ha có lãi thuần cao nhất đạt 31,045 triệu đồng/ha. Chiềng Ơn (Sơn La) năng suất đạt 48,1 tấn/ha và lãi thuần thu 1081
  16. được là 26,835 triệu đồng/ha và tại Yên Hưng (Yên Bái) năng suất củ tươi đạt trung bình là 49,5 tấn/ha và có lãi thuần đạt 23,425 triệu đồng/ha. + Năng suất sắn trung bình ở 3 điểm thực hiện dự án đạt 45,49 tấn/ha cao hơn so với năng suất trung bình của giống sắn địa phương (14,11 tấn/ha) là 31,38 tấn/ha tăng 222,40% và cao hơn so với định mức từ 5,49 - 10,49 tấn/ha tăng 13,73% - 29,97%. Tỷ lệ tinh bột trung bình đạt 29,01% cao hơn 4,23% so với giống cũ (24,78%) và so với định mức cao hơn 2,01%. - Mô hình sơ chế, bảo quản sắn lát khô quy mô nhóm hộ gia đình: Kết quả của mô hình đã tăng thu nhập cho người dân như sau: xã Chiềng Ơn (Sơn La) là 32,2 %; xã Thịnh Vượng Cao Bằng đạt 42,2%; xã Yên Hưng (Yên Bái) 53,3%. Cao hơn so với chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đặt ra từ 17,0 - 35,0%. + Lò sấy sắn đạt công suất 2 tấn sắn tươi/mẻ, tương đương với 3 tấn sắn tươi/ mô hình/ ngày; độ ẩm của sắt sau sấy đạt 13,5 - 14,0%; Hàm lượng tinh bột đạt ~ 80%; Về mặt giá trị kinh tế hiệu quả mang lại tăng lên từ 133% - 144% đồng thời làm giảm chi phí sản xuất xuống 5-10% so với các hình thức sấy sắn lát khô cũ. + Đã hỗ trợ cải tiến 03 kho bảo quản sắt lát khô; Cao Bằng; Sơn La kho chứa đạt 50 tấn/nhóm hộ; tại Yên Bái kho chứa đạt khoảng 150 tấn/ nhóm hộ; Chất lượng sắn sau quá trình bảo quản đạt trung bình 90,0 - 95,0% so với trước khi bảo quản; Về cảm quan: Tại cả 3 tỉnh thực hiện dự án sắn lát khô sau 6 tháng bảo quản không mốc, không mọt, không có côn trùng sống. Lát cắt rời, màu sắc trắng tự nhiên. + Mô hình sơ chế, bảo quản sắn lát khô quy mô nhóm hộ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân lãi ròng trung bình đạt từ 1.159.200đ đến 1.600.000đ/mô hình sơ chế/ngày. - Đã triển khai thành công 03 mô hình liên kết theo phương thức chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ 100% sản phẩm sắn của mô hình đồng thời mang lợi cho người dân từ mô hình liên kết từ 5,72 triệu - 11,43 triệu đồng/ha. - Tổ chức tập huấn được 600 lượt người trong đó có: 300 lượt người (6 lớp) tập huấn về quy trình kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc và 300 lượt người (6 lớp) tập huấn về quy trình sử dụng máy thái lát sắn khô và kỹ thuật bảo quản sắn lát khô quy mô hộ gia đình. Tài liệu tham khảo Tài liệu Tiếng Việt Tài liệu Tiếng Anh 1082
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2