Dương Quỳnh Phương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
87(11): 101 - 106<br />
<br />
NỀN KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN<br />
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG<br />
VÙNG CAO PHÍA BẮC VIỆT NAM<br />
Dương Quỳnh Phương*<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Miền núi vùng cao phía Bắc là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có dân<br />
tộc Mông. Họ cư trú chủ yếu trên vùng rẻo cao và nền kinh tế tài nguyên giữ vai trò chủ đạo. Các<br />
yếu tố tự nhiên vùng cao là địa bàn và đối tượng của sự phát triển kinh tế - xã hội, còn phát triển<br />
kinh tế và tổ chức sinh hoạt trong đời sống hàng ngày là nguyên nhân tạo nên những biến đổi của<br />
các yếu tố tự nhiên. Kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên chiếm tỷ trọng cao đã chi phối không chỉ tới<br />
chất lượng cuộc sống của đồng bào và còn ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên (gồm cả mặt tích<br />
cực và hạn chế). Do vậy, cần có những giải pháp hợp lý nhằm khai thác và phát huy thế mạnh của<br />
vùng để phát triển, hướng tới sản xuất hàng hoá, phát triển bền vững miền núi trong sự nghiệp<br />
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.<br />
Từ khóa: Kinh tế tài nguyên, Môi trường tự nhiên, nông nghiệp bền vững, canh tác, tộc người.<br />
<br />
<br />
Miền núi vùng cao phía Bắc là nơi sinh sống<br />
của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó<br />
có dân tộc Mông. Họ cư trú chủ yếu trên vùng<br />
rẻo cao và nền kinh tế tài nguyên giữ vai trò<br />
chủ đạo. Các yếu tố tự nhiên vùng cao là địa<br />
bàn và đối tượng của sự phát triển kinh tế - xã<br />
hội, còn phát triển kinh tế và tổ chức sinh<br />
hoạt trong đời sống hàng ngày là nguyên nhân<br />
tạo nên những biến đổi của các yếu tố tự<br />
nhiên. Kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên chiếm<br />
tỷ trọng cao đã chi phối không chỉ tới chất<br />
lượng cuộc sống của đồng bào và còn ảnh<br />
hưởng tới môi trường tự nhiên (gồm cả mặt<br />
tích cực và hạn chế). Do vậy, cần có những<br />
giải pháp hợp lý nhằm khai thác và phát huy<br />
thế mạnh của vùng để phát triển, hướng tới<br />
sản xuất hàng hoá, phát triển bền vững miền<br />
núi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại<br />
hoá đất nước.<br />
Trong cộng đồng các dân tộc vùng cao phía<br />
Bắc Việt Nam, dân tộc Mông nổi bật với<br />
nhiều nét văn hóa đặc thù, trước hết là văn<br />
hóa sản xuất nông nghiệp. Nền văn hóa này<br />
đã đem lại cho đồng bào một nguồn sống vật<br />
chất cũng như các giá trị tinh thần phong phú<br />
<br />
<br />
Tel: 0983 022774<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
và độc đáo. Tuy nhiên, cùng với thời gian, do<br />
số dân tăng lên, tài nguyên cạn kiệt, chất<br />
lượng môi trường suy giảm, đời sống ngày<br />
càng khó khăn. Vấn đề đặt ra là, ngoài hỗ trợ<br />
trực tiếp xóa đói giảm nghèo tại các vùng dân<br />
tộc đặc biệt khó khăn, theo chúng tôi, cần<br />
nghiên cứu sâu để làm rõ các cơ sở khoa học<br />
kinh tế tài nguyên và ảnh hưởng của nó đến<br />
môi trường tự nhiên trong sản xuất nông<br />
nghiệp của đồng bào. Trên quan điểm địa lí<br />
tộc người, đây là vấn đề nhạy cảm và phức<br />
tạp, do vậy, chúng tôi giới hạn nghiên cứu<br />
mối quan hệ qua lại giữa kinh tế tài nguyên và<br />
môi trường thiên nhiên trong hoạt động sản<br />
xuất nông nghiệp của dân tộc Mông vùng cao<br />
phía Bắc theo một trình tự sau đây : (1) Hoạt<br />
động khai thác tài nguyên và sự thích ứng tích<br />
cực với môi trường trong sản xuất nông<br />
nghiệp của dân tộc Mông vùng cao; (2) Ảnh<br />
hưởng tiêu cực biểu hiện trong sự cạn kiệt tài<br />
nguyên và và suy thoái môi trường ; (3) Định<br />
hướng phát huy các thế mạnh kinh tế tài<br />
nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng phát<br />
triển nông nghiệp bền vững.<br />
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ<br />
SỰ THÍCH ỨNG TÍCH CỰC VỚI MÔI<br />
TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG<br />
NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG VÙNG CAO<br />
101<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Quỳnh Phương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Sinh kế chủ yếu của người Mông trong nền<br />
kinh tế tài nguyên là nông nghiệp với phương<br />
thức canh tác nương rẫy trên các sườn dốc<br />
của địa hình. Ở vùng đất người Mông cư trú,<br />
buổi đầu là những vùng rừng núi bạt ngàn,<br />
chưa có dấu chân của con người. Khi di cư<br />
đến đây, người Mông bằng những kinh<br />
nghiệm sẵn có đã phát rừng, đốt rừng tạo nên<br />
truyền thống canh tác riêng của dân tộc mình.<br />
Lao động của đồng bào là sức người và dựa<br />
trên những công cụ làm việc thô sơ, tự tạo.<br />
Đó là con dao quắm, chiếc cày, bừa gỗ dùng<br />
sức kéo của gia súc, cuốc bướm, cuốc bàn, ...<br />
Đồng bào Mông biết tận dụng mọi dạng địa<br />
hình cùng với khả năng thích nghi cao độ.<br />
Tương ứng với từng dạng địa hình đó là từng<br />
dạng nương rẫy phù hợp và những công cụ<br />
lao động tương thích. Nhưng dù là loại nương<br />
rẫy nào, bà con cũng có một phương thức<br />
canh tác là phát đốt, làm đất, gieo trồng, chăm<br />
sóc và thu hoạch. Trên nương, đồng bào phát<br />
hết các cây cỏ và dọn sạch sẽ. Sau khi đốt<br />
nương đất, được cày ải để phơi một thời gian<br />
sau đó được đánh tơi xốp để gieo hạt. Công<br />
cụ làm đất sắc bén đã làm cho đất được tơi<br />
xốp hơn, cây trồng có thể nhanh chóng thích<br />
nghi và phát triển. Cây trồng được xen canh<br />
gối vụ bằng một khả năng thâm canh cao.<br />
Thường là ngô trồng cùng gốc với rau đậu, bí<br />
hoặc dưa, bí lan trên mặt đất, đậu leo quanh<br />
thân ngô, ở giữa các hốc ngô là đậu hà lan hay<br />
đậu tương. Xung quanh nương trồng một dải<br />
cây ý dĩ vừa tạo thêm nguồn thực phẩm vừa<br />
làm hàng rào bảo vệ cây trồng, chống xói mòn.<br />
Cư trú lâu đời ở vùng miền núi cao phía Bắc,<br />
đồng bào Mông đã ứng xử hợp lý với môi<br />
trường tự nhiên thông qua việc tạo lập một số<br />
mô hình canh tác nông nghiệp phù hợp với<br />
khí hậu khắc nghiệt của vùng cao. Đó là mô<br />
hình trồng ngô trên hốc đá và mô hình canh<br />
tác nương rẫy trên đất đốc.<br />
Mô hình trồng ngô trên hốc đá còn được bà<br />
con gọi là mô hình thổ canh hốc đá. Đó là một<br />
sáng tạo của cư dân vùng cao, phổ biến ở<br />
những nơi có độ dốc lớn, địa hình chủ yếu là<br />
núi đá. Trên mặt địa hình có ít hoặc rất ít đất<br />
nằm rải rác trong các hốc đá hay nằm trên bề<br />
mặt đá. Tận dụng những phần đất sẵn có<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
87(11): 101 - 106<br />
<br />
trong các khe đá, bà con đã đưa các giống cây<br />
lương thực của mình vào trồng. Có hai loại<br />
nương hốc đá mà bà con gọi là "Xùa tế" và<br />
"Dầu tế". Phương thức thổ canh hốc đá như<br />
một minh chứng tuyệt vời cho khả năng thích<br />
ứng của đồng bào Mông trong hoàn cảnh môi<br />
trường không thuận lợi cho sản xuất nông<br />
nghiệp. Đó là sự thích ứng văn hóa để tồn tại.<br />
Mô hình canh tác nương rẫy trên nương dốc<br />
là loại nương phổ biến nhất của người Mông,<br />
là các nương được bà con phát đốt trên sườn<br />
dốc của núi đá vôi, đất đai chủ yếu là loại đất<br />
được phong hóa từ đá vôi, tiềm năng nước<br />
không nhiều. Đối với nương bậc thang, bà<br />
con dùng cày và sức kéo của bò để cày<br />
nương, mỗi đường cày cách nhau khoảng<br />
60cm, mỗi bậc thang có khoảng 3 đường cày.<br />
Khi đất đã được cày lật lên bà con tiến hành<br />
tra hạt, cách 70cm thì tra một hốc, giữa các<br />
hốc cũng trồng thêm rau bí, đậu các loại.<br />
Đồng thời bà con trồng gối vụ mạch sau vụ<br />
ngô. Tháng 9 thu hoạch ngô thì đến tháng 12<br />
thu mạch. Mạch cũng như ngô là một loại cây<br />
lương thực quan trọng được làm thành mèn<br />
mén - thức ăn chính của đồng bào Mông.<br />
Từng mô hình canh tác phù hợp với từng điều<br />
kiện của tự nhiên, cùng các phương pháp và<br />
kĩ thuật canh tác truyền thống, trình độ thâm<br />
canh cao, ... cho thấy đồng bào Mông là<br />
những cư dân nông nghiệp chuyên nghiệp<br />
trên đất dốc, trình độ thích ứng đặc biệt với<br />
điều kiện tự nhiên. Đó chính là một biểu hiện<br />
của sự thích ứng trong quá trình phát triển,<br />
minh chứng cho sức sống của đồng bào<br />
Mông, dù trong hoàn cảnh nào thì con<br />
người cũng tìm ra được các phương thức<br />
ứng xử phù hợp với tự nhiên, với môi<br />
trường mà họ sinh sống.<br />
Người Mông còn áp dụng kĩ thuật xen canh<br />
gối vụ : Trồng ngô vào tháng 2, giữa các hốc<br />
ngô trồng xen vào ba khóm đậu. Hết vụ ngô<br />
vào tháng 7, đồng bào lại tra hạt đậu Hà Lan<br />
và đậu răng ngựa. Ngô, rau, đậu gối xen canh,<br />
tạo điều kiện cho rễ các loại họ đậu làm tăng<br />
độ phì của đất, tăng năng suất của ngô. Đặc<br />
biệt ở các loại nương, ở các vùng thượng<br />
huyện Bắc Hà – Lào Cai người Mông có kĩ<br />
thuật gieo hạt xen canh: 4 khóm ngô trồng<br />
102<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Quỳnh Phương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
xung quanh, ở giữa trồng đậu hoặc rau cải.<br />
Mạch trồng xen canh với ngô, với tỷ lệ một<br />
ống ngô giống trộn xen với hạt mạch. Đồng<br />
bào còn dùng kĩ thuật xen canh cây trồng<br />
ngay cùng một thời gian gieo trồng. Còn loại<br />
đậu xen canh được tra thành hốc ở khoảng<br />
trống giữa các hốc ngô. Các loại rau, bầu bí,<br />
dưa chuột thì tra cùng một hốc với ngô. Việc<br />
trồng cây xen canh như vậy thì rễ của các loại<br />
cây đậu giúp tăng độ phì của đất, dưa trồng<br />
cùng gốc ngô có tác dụng leo quanh thân ngô<br />
làm cho cây được vững vàng. Kĩ thuật xen<br />
canh hợp lí có tác dụng tận dụng hết chất màu<br />
của nương và góp phần phủ thảm thực vật kín<br />
đất, làm giảm nguy cơ xói mòn, rửa trôi.<br />
Người Mông còn áp dụng việc dùng phân hữu<br />
cơ chăm bón cây trồng. Mỗi gia đình có hố ủ<br />
phân bò, trâu, ngựa với tro bếp. Phân gia súc<br />
phơi khô và đem ủ một thời gian với tro bếp<br />
đến khi phân chuyển thành mầu trắng trộn với<br />
hạt ngô bón lót. Sau một thời gian làm cỏ lại<br />
bón thúc một lượng phân nhỏ cho ngô.<br />
Trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho<br />
việc trồng cây lương thực, dân tộc Mông đã<br />
áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật tổng hợp để<br />
kéo dài tuổi thọ của nương rẫy. Đó là các biện<br />
pháp làm đất thích hợp với từng dạng địa<br />
hình, các biện pháp thâm - xen canh kết hợp<br />
với chống xói mòn để bảo vệ đất. Khi chăm<br />
sóc cây trồng đồng thời cũng là chăm sóc đô<br />
phì cho đất, mỗi gia đình đều có một hố ủ<br />
phân hữu cơ để bón lót và bón thúc cho cây<br />
trồng. Nhờ vậy, nương của người Mông được<br />
khai thác triệt để và có thời gian canh tác kéo<br />
dài cho 2, 3 thế hệ.<br />
Nhờ hệ thống công cụ làm đất độc đáo và thích<br />
hợp với địa hình vùng cao nên đảm bảo giữ<br />
được độ phì cho đất, làm ải đất, có điều kiện<br />
thâm canh cao. Trong kĩ thuật canh tác nương<br />
rẫy người Mông lựa chọn một tập đoàn cây<br />
lương thực thích hợp với từng loại đất, hoặc<br />
từng thời gian trên cùng một mảnh nương: "Đất<br />
mới khai phá trồng ngô khoảng 3 vụ - Vụ thứ tư<br />
trồng lúa nương - Vụ thứ năm trồng sèo hoặc ý<br />
dĩ - Đất bạc mầu trồng đậu tương".<br />
ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC BIỂU HIỆN<br />
TRONG SỰ CẠN KIỆT TÀI NGUYÊN VÀ<br />
VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
87(11): 101 - 106<br />
<br />
Do sống ở vùng núi cao, địa hình hiểm trở,<br />
điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, việc sản<br />
xuất, trồng trọt lại phụ thuộc hoàn toàn vào<br />
thiên nhiên nên lối sống du canh du cư trở<br />
nên phổ biến ở người Mông. Phương thức sản<br />
xuất lạc hậu, phổ biến vẫn là phát, đốt rừng<br />
làm nương rẫy. Sau vài năm trồng tỉa cây<br />
lương thực, đất đai bị bạc màu, năng suất<br />
thấp, người dân lại kéo đi nơi khác, tiếp tục<br />
phá rừng, đốt nương làm rẫy mới. Tình trạng<br />
ấy diễn ra từ bao đời nay dẫn đến nguồn nước<br />
bị cạn kiệt, rừng đầu nguồn bị tàn phá không<br />
đủ sức ngăn những cơn mưa lớn; những trận<br />
lũ quét làm cho đất đai bạc màu.<br />
Dù hình thái du canh du cư hoàn toàn hay<br />
định cư du canh thì địa bàn sản xuất và hoạt<br />
động kinh tế của đồng bào đều gắn bó chặt<br />
chẽ với rừng hoặc đất quy hoạch lâm nghiệp.<br />
Phương thức canh tác truyền thống của người<br />
Mông ở một góc độ nào đó đã làm cho tài<br />
nguyên đất, nước bị giảm sút chất lượng. Một<br />
mặt các chất dinh dưỡng NPK bị thẩm thấu,<br />
dưới ảnh hưởng của trọng lực các chất dinh<br />
dưỡng bị đẩy xuống những lớp đất sâu nhất là<br />
các chất dễ tan. Ngược lại, các chất độc hại<br />
như sắt, nhôm lại trồi từ dưới lên làm cho độ<br />
phì của đất giảm. Mặt khác, các chất mùn của<br />
tầng mặt bị cuốn theo nước chảy tràn làm cho<br />
phần canh tác ngày càng mỏng và bị cạn kiệt.<br />
Phương thức canh tác này chỉ thích hợp khi<br />
rừng còn bạt ngàn như cuối thế kỷ XIX đầu<br />
thế kỷ XX.<br />
Tập quán canh tác của đồng bào chủ yếu là<br />
làm nương rẫy quảng canh; sau một thời gian<br />
định cư, rừng bị phá, nguồn nước cạn kiệt,<br />
thiếu nước sinh hoạt, môi trường trở nên khắc<br />
nghiệt, lại thường xuyên bị thiên tai đe doạ<br />
làm cho sản xuất bấp bênh, năng suất cây<br />
trồng thấp. Sự di cư của người Mông đã làm<br />
cho nạn phá rừng đốt rẫy làm nương gia tăng,<br />
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng<br />
và môi trường. Hình thức du canh của các dân<br />
tộc thiểu số đã biến hàng triệu ha rừng trước<br />
đây thành đất trống đồi núi trọc. Ước tính mỗi<br />
năm bình quân một hộ người Mông có thể<br />
chặt phá, đốt hơn 1 ha rừng mới để làm<br />
nương rẫy. Đất hẹp người đông làm rút ngắn<br />
giai đoạn bỏ hóa. Trước đây thời kì bỏ hóa<br />
103<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Quỳnh Phương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
từ 10-15 năm, nay rút ngắn lại chỉ còn<br />
khoảng 2-3 năm.<br />
Nền nông nghiệp du canh truyền thống ở<br />
miền núi không giữ nguyên bản chất mà đã bị<br />
phá vỡ trong điều kiện dân số ngày một tăng.<br />
Nền nông nghiệp du canh truyền thống được<br />
coi là bền vững với điều kiện mật độ dân cư<br />
thấp chỉ 10 - 20 người/km2. Với chế độ hưu<br />
canh 10 - 15 năm hoặc lâu hơn nữa, trong<br />
điều kiện môi trường rừng có đủ điều kiện<br />
cho đất phục hồi độ phì nhiêu. Nhưng với sự<br />
gia tăng dân số nhanh như hiện nay thời gian<br />
bỏ hóa của đất quá ngắn, giảm độ phì nhiêu,<br />
năng suất nông nghiệp thấp. Cường độ sử<br />
dụng đất mạnh hơn làm bạc màu và trở thành<br />
đất trống đồi trọc. Bởi vậy, chế độ canh tác<br />
nương rẫy với tập quán du canh du cư trong<br />
điều kiện dân số cao như hiện nay đã là<br />
nguy cơ tấn công vào rừng, làm giảm vốn<br />
rừng, đồng thời hủy hoại tài nguyên đất đai<br />
và các nguồn tài nguyên khác trên phạm vi<br />
ngày càng rộng.<br />
Cùng với phát triển kinh tế, môi trường tự<br />
nhiên ở miền núi đang đứng trước sự suy<br />
thoái nghiêm trọng. Địa hình miền núi với<br />
nền canh tác trên đất dốc rất khó khăn trong<br />
việc giải quyết vấn đề thủy lợi, phân bón, giữ<br />
được độ phì của đất, ... Những yếu tố này hạn<br />
chế khả năng thâm canh tăng năng suất cây<br />
trồng và rất khó giải quyết mối quan hệ giữa<br />
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp với vấn đề<br />
bảo vệ môi trường. Tỉ suất đầu tư các công<br />
trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông,<br />
điện, thủy lợi quá cao so với vùng khác.<br />
Các yếu tố của môi trường không chỉ tác động<br />
vào quá trình xây dựng công trình với khối<br />
lượng lớn, giá thành cao mà còn tác động<br />
trong cả quá trình quản lý, bồi dưỡng, khai<br />
thác công trình với những chi phí cao hơn.<br />
Nhiều sự cố do môi trường tạo ra làm hư<br />
hỏng và cũng hủy hoại các công trình. Đầu tư<br />
vào các công trình hạ tầng ở miền núi dưới<br />
tác động của điều kiện môi trường, nếu chỉ<br />
xét về kinh tế thuần túy thì hiệu quả rất kém,<br />
mà phải lấy mục tiêu đầu tư để đạt hiệu quả<br />
tổng hợp về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc<br />
phòng và đoàn kết các dân tộc. Dưới tác động<br />
của môi trường, đồng bào các dân tộc chỉ có<br />
thể sinh sống ở những nơi có đất canh tác và<br />
có điều kiện sản xuất, có nước sinh hoạt, ít khó<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
87(11): 101 - 106<br />
<br />
khăn về giao thông, do đó dân cư sống ở các<br />
vùng dân tộc miền núi phân tán là một trở lực<br />
lớn cho việc tăng cường cơ sở hạ tầng, phát<br />
triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống.<br />
Để đảm bảo cái ăn, ngoài việc phá rừng để<br />
làm nương rẫy, người dân di cư tự do còn<br />
khai thác một cách bừa bãi các tài nguyên<br />
động, thực vật vốn rất phong phú trong đó có<br />
nhiều loài quí hiếm đã được ghi trong Sách<br />
Đỏ hoặc cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Hậu<br />
quả của việc khai thác bừa bãi này là làm cho<br />
một số loài cây, loài con quý hiếm bị tuyệt<br />
chủng, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái.<br />
Hầu hết các hộ gia đình người Mông đều có<br />
súng tự chế để săn bắn chim, thú rừng; ước<br />
tính thu nhập từ khai thác tài nguyên thiên<br />
nhiên chiếm 20% tổng thu nhập của người di<br />
dân tự do (Hoàng Hữu Bình - 1997). Việc làm<br />
này không những hủy hoại môi trường tự<br />
nhiên mà ảnh hưởng nặng nề đến môi trường<br />
xã hội. Đồng bào Mông cùng với một số dân<br />
tộc khác ở vùng núi cao phía Bắc canh tác<br />
theo kiểu phát đốt, chọc tỉa trên đất dốc làm<br />
cho đất bị rửa trôi mạnh và nhanh chóng trở<br />
nên cằn cỗi. Với phương thức quảng canh,<br />
sau vài năm canh tác, khi thấy đất cằn cỗi, họ<br />
lại tiếp tục khai phá vùng đất mới và cái vòng<br />
luẩn quẩn đó cứ diễn ra vào năm này qua năm<br />
khác, làm cho diện tích đất cằn cỗi tăng dần.<br />
Trong thực tiễn, ảnh hưởng của môi trường<br />
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi<br />
là hết sức phức tạp. Có những tác động mà<br />
chúng ta có thể nhận thấy được, có thể đo<br />
đếm được, song có những tác động không<br />
thấy và cũng rất khó định lượng, có những tác<br />
động ảnh hưởng ngay, ảnh hưởng trực tiếp<br />
đến sự sống kinh tế - xã hội của vùng, song<br />
cũng có những tác động gián tiếp, tác động<br />
âm ỷ và lâu dài về sau. Từ thế mạnh kinh tế,<br />
các yếu tố môi trường đất, nước, thời tiết,<br />
khí hậu của miền núi những năm gần đây<br />
thực sự là trở thành thế yếu, ảnh hưởng xấu<br />
đến phát triển kinh tế và nâng cao đời sống<br />
của các dân tộc vùng cao nói chung, trong đó<br />
có dân tộc Mông.<br />
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY CÁC THẾ<br />
MẠNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO<br />
VỆ MÔI TRƯỜNG THEO HƯỚNG PHÁT<br />
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG<br />
104<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Quỳnh Phương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Quan điểm chung là phát triển kinh tế tài<br />
nguyên miền núi không phải chỉ vì miền núi<br />
và cho miền núi mà vì cả nước trên tất cả các<br />
phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội<br />
và môi trường. Đó chính là địa bàn phòng hộ<br />
trọng yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát<br />
triển bền vững của cả nước. Nhân dân miền<br />
núi nói chung và đồng bào Mông nói riêng đã<br />
hàng ngàn năm sống phụ thuộc vào thiên<br />
nhiên. Họ là những người đầu tiên biết bảo vệ<br />
thiên nhiên và khai thác thiên nhiên một cách<br />
bền vững. Trước những tác động mạnh mẽ<br />
của phát triển kinh tế tới môi trường tự nhiên<br />
cần phải có những giải pháp mang tính chất<br />
tổng thể cả về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa.<br />
Cần coi trọng các biện pháp thâm canh truyền<br />
thống của người Mông kết hợp với kĩ thuật<br />
thâm canh hiện đại nhằm sử dụng hợp lý tài<br />
nguyên đất, bảo vệ được tài nguyên rừng, mở<br />
rộng các mô hình canh tác ruộng bậc thang ở<br />
những nơi có nguồn nước, đảm bảo ổn định<br />
cuộc sống.<br />
- Ở những vùng quĩ đất trống, đồi núi trọc<br />
còn nhiều cần có sự hỗ trợ đầu tư của Nhà<br />
nước nhằm nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu<br />
kinh tế của nhân dân, từ phá rừng để sản xuất<br />
ngô, lúa sang trồng rừng. Ở những vùng có<br />
điều kiện phát triển cây thế mạnh nên có<br />
chính sách khuyến khích người dân chuyển<br />
dịch cơ cấu kinh tế với sản xuất lương thực là<br />
chủ yếu sang trồng cây ăn quả là chính, trồng<br />
lương thực là phụ. Ở những nơi có điều kiện<br />
sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công<br />
nghiệp ngắn ngày cần phải ra sức xây dựng<br />
ruộng bậc thang, đi vào thâm canh tăng vụ,<br />
đảm bảo sản xuất và năng suất ổn định còn<br />
đối với những nơi khả năng sản xuất bị hạn<br />
chế thì phải phát triển cây công nghiệp lâu<br />
năm, trồng cây ăn quả, cây làm thuốc, chăn<br />
nuôi, làm nghề rừng.<br />
─ Đi đôi với việc xác định phương hướng<br />
sản xuất là các biện pháp kĩ thuật canh tác<br />
cho từng vùng căn cứ vào đặc điểm nổi bật<br />
của vùng núi là đất dốc, tính chất tiểu khí hậu<br />
của vùng là khắc nghiệt, do đó kĩ thuật trồng<br />
trọt cũng phải sát với từng vùng khí hậu, từng<br />
loại đất. Bên cạnh đó, cần tổng kết và phát<br />
huy những kinh nghiệm kiến thức tốt sẵn có<br />
của đồng bào vừa tích cực phổ biến những<br />
kinh nghiệm tiên tiến.<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
87(11): 101 - 106<br />
<br />
- Hỗ trợ đồng bào trong các dự án điều<br />
chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện<br />
đất đai, khí hậu theo hướng sản xuất các sản<br />
phẩm có giá trị hàng hóa. Cần đặc biệt chú ý<br />
chính sách hỗ trợ công tác khuyến nông hoặc<br />
khuyến lâm; xây dựng các mô hình trình diễn<br />
sản xuất; hỗ trợ áp dụng các tiến bộ kĩ thuật<br />
về giống cây trồng, vật nuôi. Có chính sách<br />
hỗ trợ kinh phí thỏa đáng cho cán bộ cấp cơ<br />
sở, khuyến khích họ hướng dẫn đồng bào<br />
cách tổ chức sản xuất, cách tổ chức cuộc sống<br />
mới, thu thập, phản ánh các nguyện vọng, các<br />
đề nghị của dân và giải quyết tốt các chính<br />
sách Nhà nước đã ban hành. Trong các<br />
chương trình, dự án cần bố trí và cân đối kinh<br />
phí hỗ trợ cho họ tham gia vào việc thực hiện<br />
các hoạt động của dự án và xây dựng kế<br />
hoạch đào tạo họ, nhất là cho cán bộ tại chỗ ở<br />
thôn, bản, xã.<br />
- Có kế hoạch hướng dẫn và trợ giúp đồng<br />
bào từng bước chuyển hướng sản xuất sang<br />
làm cây công nghiệp xuất khẩu, cây ăn quả,<br />
phát triển chăn nuôi gia súc, phát triển nghề<br />
rừng, sản xuất nông - lâm kết hợp với chế<br />
biến tạo nguồn sản phẩm hàng hoá để trao đổi<br />
lấy lương thực ở thị trường chung, vì sau khi<br />
thực hiện cơ chế mới thực tế cho thấy nguồn<br />
lương thực hàng hoá không thiếu. Việc tổ<br />
chức hướng dẫn sản xuất phải kết hợp với<br />
việc tạo ra thị trường, khơi luồng tiêu thụ sản<br />
phẩm. Từ đó từng bước giải quyết cơ bản vấn<br />
đề lương thực, không những để khỏi thiếu đói<br />
mà có cơ sở vững chắc để phát triển các cây,<br />
con, ngành nghề theo hướng kinh tế hàng hoá,<br />
làm giàu cho nhân dân miền núi và đồng bào<br />
các dân tộc thiểu số.<br />
─ Cần nâng giá các sản phẩm hàng hóa và<br />
giảm giá lúa gạo ở các bản Mông. Tình trạng<br />
không có giá hoặc giá quá thấp của nhiều loại<br />
sản phẩm nông lâm nghiệp ở các bản Mông là<br />
nguyên nhân chính cản trở hoạt động sản xuất<br />
hàng hóa, cản trở các mối liên kết cộng đồng<br />
và hoạt động cho quản lí tài nguyên. Đảm bảo<br />
nhu cầu lương thực đang được đặt ra như<br />
nhiệm vụ quan trọng nhất với mọi gia đình<br />
người Mông. Trong tình trạng hiện tại, nó<br />
định hướng hoạt động sản xuất của họ vào<br />
phát triển nương rẫy và cũng là yếu tố quyết<br />
định vấn đề du canh, du cư mỗi khi đất đai bị<br />
105<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />