intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật làm bệnh nhân

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

101
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bernard Lown - giải thưởng Nobel (1985), nhà bệnh tâm học nổi tiếng thế giới, giáo sư khoa tim Trường đại học Harvard, Hoa Kỳ. Ông là tác giả cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề The lost art of healing nói về nghệ thuật làm một bệnh nhân và cách tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa bệnh nhân và bác sĩ. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số luận điểm đáng chú ý trong công trình nghiên cứu có giá trị này. Bệnh nhân nào biết tôn trọng công việc của thầy thuốc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật làm bệnh nhân

  1. Nghệ thuật làm bệnh nhân Bernard Lown - giải thưởng Nobel (1985), nhà bệnh tâm học nổi tiếng thế giới, giáo sư khoa tim Trường đại học Harvard, Hoa Kỳ. Ông là tác giả cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề The lost art of healing nói về nghệ thuật làm một bệnh nhân và cách tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa bệnh nhân và bác sĩ. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số luận điểm đáng chú ý trong công trình nghiên cứu có giá trị này. Bệnh nhân nào biết tôn trọng công việc của thầy thuốc thì cần phải giảm bớt những kỳ vọng của mình đối với y học. Mặc dầu y học cho ta thấy những sự kỳ diệu nhưng điều quan trọng là cần phải hiểu rằng với những khả năng dường như vô giới hạn của khoa học, y học bị giới hạn bởi những khả năng của cơ thể
  2. con người. Tầm rộng lớn của những tri thức khoa học, bao giờ cũng còn lại những khu vực chưa nhận thức được. Y học không thể làm cho đời người trở thành vô tận, không thể ngăn chặn sự héo tàn của cơ thể do tuổi tác, không thể hoàn toàn loại trừ những hậu quả của các chấn thương nặng do những trường hợp rủi ro gây ra và không giúp cho việc vĩnh viễn thoát khỏi những khuyết tật bẩm sinh. Làm gì để hợp tác tốt với bác sĩ? Kinh nghiệm từ bản thân tác giả cho thấy ấn tượng ban đầu của bác sĩ không chỉ dựa trên các vấn đề y học mà còn dựa trên những phẩm chất rất khó xác định - hoặc bực bội, hoặc hài lòng khi tiếp xúc với bệnh nhân cụ thể. Phản ứng cảm xúc của bác sĩ nảy sinh không phải do khả năng hiểu được tính cách con người mà do những ấn tượng không có gì đặc sắc qua việc giao tiếp với bệnh nhân. Đó là con người thế nào: lắm lời, chán ngấy, vụng về, tẻ nhạt hay thẳng thắn và rất có đầu óc tổ chức? Hiển nhiên, những phẩm chất được liệt kê ra đây rất ảnh hưởng đến yếu tố thời gian và đến ý đồ của bác sĩ muốn chấm dứt cuộc thăm khám kéo dài vốn vượt ra ngoài khuôn khổ của kế hoạch làm việc. - Tốt nhất là bệnh nhân nên suy nghĩ trước việc liệt kê những triệu chứng khiến anh ta lo ngại chứ đừng nên lúc đến gặp bác sĩ mới ngẫm nghĩ. - Việc tiết kiệm thời gian đòi hỏi sự cân nhắc kỹ càng vấn đề chủ yếu và cách trình bày nó một cách ngắn gọn. Điều này thậm chí cũng khó khăn đối với người tri thức biết diễn đạt rõ ràng những suy nghĩ của mình. Thông thường bệnh nhân không đủ hình dung từ để miêu tả những cảm giác của thể xác. Bệnh nhân
  3. hay đề xuất đủ loại chẩn đoán do hàng xóm gợi ý hoặc thậm chí được thông tin bằng các phương tiện truyền thông đại chúng. Động cơ của bệnh nhân là giúp bác sĩ nhanh chóng xác định được căn bệnh. Song kết quả có thể là tai hại. Do mệt mỏi và do muốn tiết kiệm thời gian nên bác sĩ có thể chấp nhận sự tự chẩn đoán do bệnh nhân đưa ra mà không có bất cứ một sự phân tích nào. Lựa chọn bác sĩ như thế nào? Có mấy điểm định hướng mang tính chất thực tiễn giúp cho việc tìm được một bác sĩ giỏi. - Một số quan sát có thể giúp cho bệnh nhân quyết định xem anh ta sẽ cảm thấy thoải mái với một bác sĩ này hay với một bác sĩ khác, liệu những thầy thuốc đó có tôn trọng anh ta hay không, liệu anh ta có thể dần dần tin cậy vào người bác sĩ ấy được không một khi vấn đề bảo toàn sinh mạng của mình được đặt ra. Liệu bác sĩ có bắt tay bệnh nhân khi tiếp xúc không? Cử chỉ đó là một thứ tín hiệu, tuy không quan trọng lắm, nói lên nguyện vọng của bác sĩ muốn giúp đỡ bệnh nhân. Tiêu chí xác định quan trọng đối với những phẩm chất của con người là tính chính xác cao độ bởi lẽ điều đó thường nói lên sự tôn trọng đối với người khác. Sự thường xuyên chậm trễ nói lên tính cẩu thả về mặt hành chính, sự coi thường không được phép đối với thời gian của những người khác... - Một yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn bác sĩ là tính cách và cung cách ứng xử của người thầy thuốc đó. Ở bác sĩ phải toát lên điện tích dương và
  4. tinh thần lạc quan. Cách đây ba thế kỷ Jonathan Swift đã đưa ra một lời khuyên: "Những người thầy thuốc tuyệt vời nhất trên thế giới - đó là thầy thuốc thiết thực, thầy thuốc thanh thản và thầy thuốc vui tính". Bệnh nhân cần đến niềm hy vọng, thậm chí dù căn bệnh là vô phương cứu chữa và tiến triển nhanh. - Một điều hết sức quan trọng là bác sĩ có sẵn sàng lắng nghe bệnh nhân hay không và có biết làm việc đó hay không. Ngoài đức tính tỷ mỉ và sự am hiểu thành thạo khi khám bệnh, còn có một phẩm chất rất quý báu nữa của người thầy thuốc. Đó là việc người bác sĩ sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình mà không bao biện hoặc nói quanh co lắt léo. Bệnh nhân thông minh hẳn hiểu rõ rằng y học thực hành không phải là môn khoa học chính xác. Thậm chí những chuyên gia có uy tín hàng đầu cũng có thể mắc những sai lầm không tránh khỏi. Từ những điều trình bày trên đây có thể rút ra kết luận là cần phải tìm được người bác sĩ mà bạn muốn kể về những vấn đề của mình và người đó sẽ không tra tấn bạn bằng những thủ tục. Người bác sĩ nào mà đối với ông ta bệnh nhân không phải là một dẫn liệu thống kê, người bác sĩ nào mà sẽ không khuyến nghị cách điều trị nguy hiểm đối với sinh mệnh nhưng sẽ khuyến nghị cách điều trị có khả năng kéo dài sự sống; người bác sĩ nào không cường điệu những hậu quả của những căn bệnh nhẹ và không nao núng trước những căn bệnh hiểm nghèo, và điều chủ yếu là cần phải tìm được người đồng chí mà sự chăm sóc bệnh nhân được tạo ra bởi lòng mong muốn làm tròn bổn phận của người thầy thuốc và tỏ ra xứng đáng với niềm vinh dự nghề nghiệp không gì so sánh được của mình.
  5. Hướng dẫn về những điều cần hỏi bác sĩ Bác sĩ cần phải thành thật trả lời 6 câu hỏi sau đây và do đó giúp bệnh nhân hiểu được là phải chung sống với bệnh như thế nào. 1. Có đúng là những triệu chứng có mối tương quan nhất định với căn bệnh và liệu có cách nào điều trị bệnh không? 2. Nếu căn bệnh là vô phương cứu chữa thì liệu có thể làm giảm bớt những biểu hiện của các triệu chứng được không? 3. Nếu căn bệnh là nguy hiểm chết người thì cuộc sống có thể kéo dài được bao lâu nữa? 4. Nếu căn bệnh là mối đe dọa đến sinh mạng thì nó sẽ vẫn ở trong trạng thái cũ hay sẽ tiến triển? Nếu tiến triển thì trong thời hạn bao lâu? 5. Liệu có những biến chứng kèm theo không và bằng cách nào làm giảm bớt những biến chứng ấy hoặc thậm chí ngăn ngừa chúng? 6. Nên thay đổi cách sống đến mức độ nào để cảm thấy mình khá hơn và để kéo dài cuộc sống. LÊ THU GIANG Theo tạp chí "Ogonek" số 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2