intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật Trúc chỉ – sự trở về với văn hoá dân tộc

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(LĐ online) – Thoạt nghe “Nghệ thuật Trúc chỉ” thật lạ, nhưng tìm hiểu kỹ thì đấy là một tìm tòi sáng tạo trong nỗ lực cho ra sản phẩm giấy mới từ bột tre mà ở vùng miền nào trên đất nước ta cũng có tre xanh soi bóng buôn làng. Họa sỹ Phan Hải Bằng đã bỏ ra hơn mười năm tìm tòi, đặt nền móng công trình sáng tạo này được giới thiệu, ra mắt, trưng bày các sản phẩm Trúc chỉ tại XQ Đà Lạt Sử quán....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật Trúc chỉ – sự trở về với văn hoá dân tộc

  1. Nghệ thuật Trúc chỉ – sự trở về với văn hoá dân tộc (LĐ online) – Thoạt nghe “Nghệ thuật Trúc chỉ” thật lạ, nhưng tìm hiểu kỹ thì đấy là một tìm tòi sáng tạo trong nỗ lực cho ra sản phẩm giấy mới từ bột tre mà ở vùng miền nào trên đất nước ta cũng có tre xanh soi bóng buôn làng. Họa sỹ Phan Hải Bằng đã bỏ ra hơn mười năm tìm tòi, đặt nền móng công trình sáng tạo này được giới thiệu, ra mắt, trưng bày các sản phẩm Trúc chỉ tại XQ Đà Lạt Sử quán. Người thổi hồn cho nghệ thuật Trúc Chỉ Trong lời phát biểu của hoạ sỹ Phan Hải Bằng – một người con đất Huế có lời tri ân đến dịch giả, nhà nghiên cứu Huế Bửu Ý người đã định danh các sản phẩm giấy làm bằng bột tre là Trúc chỉ. Sự kết hợp các yếu tố hoa văn trên nền giấy Trúc chỉ, từ đó sáng tạo ra các đồ vật, sản phẩm trang trí hay thêu thư pháp, chân dung, phong cảnh trên chất liệu này tạo nên cái riêng biệt của “Nghệ thuật Trúc chỉ”. Hoạ sỹ Phan Hải Bằng không đến với
  2. giấy, sự biểu cảm của giấy bằng con đường sáng tạo trên giấy hiện có mà với khát vọng sáng tạo của riêng mình và sau hơn 10 năm mầy mò, cộng với sự hỗ trợ của học bổng Asiancholarship Foundation – ASF năm 2007 đã đặt nền móng cho công trình chế tác giấy Trúc chỉ. “Từ những nghiên cứu, tìm kiếm nhẫn nại trên những nẻo đường xa vắng của các buôn làng ở Thái Lan, Lào… và Việt Nam – nơi còn đọng lại những dấu tích về nghề chế tác giấy để nắm bắt cái thần, cái hồn của nghề với những cách thức khác nhau, sự biến thể của giấy từ nguồn vật liệu tự nhiên để chế tác ra giấy, giấy vẽ theo cách thức truyền thống và tạo hình trực tiếp một cách mộc mạc nhưng lại có sức hút chiều sâu lắng đọng. Đó là loại giấy được làm từ tre, một loài cây gần gũi, quen thuộc với người dân Việt Nam. Cây tre trong tâm thức người Việt là một sự tin cậy, thân thiết, gần gũi, bao hàm nhiều ngữ nghĩa biểu tượng về văn hoá dân tộc” – TS Phan Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật Huế nhận xét. Còn đối với hoạ sỹ Phan Hải Bằng, với hành trình sáng tạo Trúc chỉ được gói gọn bởi điều hoạ sỹ tâm niệm đó là “phép cộng và sự trở về”. Đấy là trong đời sống, nếu cộng thêm vào mình sẽ trở lên giàu có hơn, ngược lại sẽ mất mát nhiều hơn. Và trong văn hoá, phép cộng giúp mình làm mới và giàu có hơn bề dày của văn hoá Việt Nam. Trên cơ sở những giá trị sẵn có, nếu cộng thêm vào đó những ý tưởng mới, cách nhìn mới, thậm chí là từ bên ngoài sẽ góp phần tạo dựng nên những giá trị mới. Cụ thể ở đây là trên cơ sở quy trình làm giấy Dó thủ công truyền thống Việt Nam, nguyên liệu tre được sử dụng thay thế nguyên liệu vỏ Dó để tạo nên những tác phẩm giấy với mong muốn có thể chuyên chở được những giá trị tinh thần, văn hoá cũng như tình cảm, khát vọng của người dân quê Việt. Nghĩa là “trở về” với luỹ tre làng nơi lưu giữ những nét văn hoá Việt, tạo nên sản phẩm nghệ thuật chất liệu thuần Việt (tre) đã gắn bó hàng ngàn năm với người dân Việt – nhất là ở các làng quê qua những vật dụng sản xuất, sinh hoạt, đạo cụ âm nhạc… để cộng thêm giá trị đấy là Trúc chỉ. “Trúc chỉ còn non nớt, mới sơ khai bắt đầu cuộc hành trình của mình trong cái lâu dài của tre, trúc. Và trên hành trình đó, hành trình với năng lượng từ “sự trở về”, năng lượng từ “phép cộng” rất cần sự đồng hành của những tri kỷ… để rồi hy vọng đến đích và vươn xa” – hoạ sỹ Phan Hải Bằng bộc bạch.
  3. Tuy hoạ sỹ Phan Hải Bằng không đi sâu vào những chi tiết kỹ thuật, thao tác quy trình chế tác Trúc chỉ nhưng quy trình chuyển hoá từ tre thành Trúc chỉ (giấy tre) đó là sự áp dụng quy trình truyền thống Việt Nam trên cơ sở làm mới, kết hợp với những thủ pháp hiện đại của các nước nhằm tạo nên một sản phẩm có tính độc đáo và thuần Việt. Có thể hình dung những công đoạn sản xuất Trúc chỉ như sau: Tre được bóc vỏ cật, chẻ nhỏ, ngâm trong nước khoảng một đêm. Sau đó đem nấu với nước vôi trong khoảng 12 tiếng rồi xả sạch, chọn lọc, phân loại các loại xơ tre, nghiền nhỏ thành bột, xeo giấy. Quy trình xeo giấy gồm hai phương pháp. Đối với phương pháp bể sâu, bột tre được cho vào bể nước sâu, dùng gậy đánh cho tan đều trong nước – có thể thêm bột điệp, dùng khuôn để đúc bột giấy sau đó trải ra thành một tệp, cho vào máy ép khô nước rồi đem phơi khô. Còn phương pháp bể cạn thì khung xeo được cho vào bể cạn, cho bột giấy tre vào khuôn, vỗ đều nhấc ra. Dùng nước phun vào trên mặt giấy có các hình hoa văn chuẩn bị sẵn để tạo ra các hình hoa văn khi soi ra ánh sáng, đem phơi khô. Cái đặc biệt ở chỗ mỗi tác phẩm Trúc chỉ nghệ thuật đều mang tính độc bản, với kỹ thuật tạo hình ẩn chứa trên nền giấy, khi cầm trên tay, soi vào ánh sáng những nét hoa văn nghệ thuật chìm trong nền Trúc chỉ hiện ra độc đáo, sinh động làm nổi bật các hoạ tiết tạo hình đa dạng. “Nhìn ngắm tờ Trúc chỉ với những đường nét chìm, nổi, uốn lượn, đậm nhạt, tôi liên tưởng đến khuôn mặt nào đó, tưởng tượng đến mây trời, núi rừng… Tuy trừu tượng nhưng rất gần gũi với tôi. Nguyên tờ giấy đặt trong một cái khung đã là một tác phẩm rồi” – nên vì thế – theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân “Sáng tác trên giấy Trúc chỉ hết sức công phu, có lẽ còn công phu hơn cả việc làm sơn mài”. TS Phan Thanh Bình thì cho rằng, “Triển vọng giấy Trúc chỉ của Phan Hải Bằng sẽ dần có chỗ đứng, vị trí trân trọng trong sự phát triển nghệ thuật đồ hoạ nói riêng và hội hoạ nói chung. Và không chỉ dừng lại ở đó anh còn mong muốn mở rộng hơn nữa sự ứng dụng của Trúc chỉ vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống và hoạt động nghệ thuật. Có thể đấy là các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, sản phẩm trang trí nội thất, các vận dụng sinh hoạt, vật liệu để thêu tranh nghệ thuật… Thông qua sự biểu cảm của Trúc chỉ – khái niệm giấy tạo hình, từ bản thể, cấu trúc cơ
  4. học quá trình chế tác, cộng với sáng tạo trên đó, mỗi tờ giấy là một tác phẩm nghệ thuật có đời sống mỹ thuật riêng. Riêng đối với hoạ sỹ Phan Hải Bằng qua Trúc chỉ anh đã thành công trong việc tiếp nối nghề làm giấy thủ công truyền thống đến những ứng dụng in đồ hoạ hiện đại, thổi hồn cho giấy một ngôn ngữ nghệ thuật riêng của Trúc chỉ. Và về mặt xã hội mở ra cơ hội thức dậy những tiềm năng thôn dã, tạo thêm giá trị văn hoá từ cây tre làng quê.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2