Nghị luận xã hội về cờ bạc
lượt xem 19
download
Cờ bạc là bác thằng bần - Đây chính là một trong những tệ nạn khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn đốn, khiến cho mái ấm gia đình không còn là nơi an toàn cho những đứa trẻ. Nhưng một số người vẫn chìm đắm trong mê muội và không thoát khỏi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghị luận xã hội về cờ bạc
- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CỜ BẠC 1 vài ý tưởng cho bạn tham khảo khi viết về đề tài này nè :83: TỨ ĐỔ TƯỜNG - BÀI SỐ 3: CỜ BẠC Hồng Ngọc - Vovinam Q. 10 Giữa buổi giao thời này chắc chẳng cần nói thêm về những tật xấu, thói hư, muôn hình vạn trạng, dường như mỗi con người đều có một mảng tối riêng cùng song hành với một thói quen xấu nào đó. Trong đó có một trong nhóm "tứ đổ tường" mà từ xa xưa con người vẫn luôn mắc phải, thói hư khiến ta chông chênh đứng giữa hai bờ còn mất. Vâng, đó chính là cờ bạc. Như đã nói ở trên, thói quen này đã in sâu vào con người như một loại ma tuý gây nghiện, không thể nào từ bỏ được nó. "Dân trong ngành" gọi "chỉ là chơi vui thôi mà" thế mà "không chơi nhớ không chịu được", một cuộc chơi may rủi... Dẫu biết rằng nay có thể sống trong đầy đủ, nhưng ngày mai trong ván cờ cược đã hoá mình tay trắng. Biết rõ là vậy nhưng chẳng thể thoát ra khỏi vòng mê muội. Có những người xa rời chốn thành thị, nơi người ta bảo dễ nhiễm thói hư tật xấu để đến những vùng quê sống đời nông nghiệp, những tưởng rằng nơi vùng quê nghèo đói, khô cằn, họ sẽ ý thức được cuộc sống hơn, chăm chỉ làm ăn hơn, thế nhưng,...bàn tay của cờ bạc vẫn phủ tới nơi đây. Vì cờ bạc: bán xe, bán nhà, ruộng vườn,...kể cả đất tổ. Nơi họ sinh ra và lớn lên, gắn bó với bao nhiêu tình cảm, ký ức cũng bị xoáy theo
- những ván cờ. Cả bản thân, linh hồn họ chẳng thiết thì nói chi đến đất tổ cha ông. Nhưng đôi khi cũng có kẻ vẫn còn ý thức, quay đầu lại tìm về bên người thân. Trong khi viết về đề tài "cờ bạc" này, tôi đã có dịp chứng kiến về câu chuyện của một con nghiện cờ bạc. Vì cờ bạc mà trắng tay, trắng tay về vật chất đã đành, vợ con cũng chẳng còn. Chẳng thể trách cô vợ phụ nghĩa vong tình, chẳng ai dám đặt cả cuộc đời mình lên canh bạc để rồi chẳng còn tương lai, chẳng biết về đâu, phần thắng chỉ là mịt mù xa vợi, khi đã vượt quá sức chịu đựng, đành ra đi. Khi ấy, sợi dây ràng buộc, những đứa con. Chúng sẽ ra sao? Gia đình góp phần ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ, đến lúc không còn cha mẹ bên cạnh chăm lo dạy dỗ, với hình ảnh người cha vô trách nhiệm, người mẹ quay lưng, chúng sẽ thế nào đây? Bơ vơ không người thân, tự buông trôi cuộc đời, sống không cần ngày mai? Dễ nhận thấy đấy là con đường mà những đứa con sẽ vướng vào khi lạc lối.. Giá như cuộc đời không có những điều phải ngỡ ngàng tiếc nuối thì sẽ đẹp biết bao! Thế nhưng, vâng, lại thêm một lần tiếc nuối, cờ bạc như một con ma bám víu những kẻ đã trót sa chân vào vũng lầy, ngựa quen đường cũ, biết chừng nào mới thoát ra được? Ranh giới mong manh giữa sự còn - mất, ai sẽ tỉnh giấc giữa vòng mê muội? Khi tôi viết ra những dòng này, cuộc sống vẫn tiếp diễn, xoay tròn theo bánh xe thời gian, và có những bóng ma cuộc đời mãi lăn vào vết xe đổ... Canh bạc của cuộc đời vẫn chưa ngã ngũ... CON MA CỜ BẠC (Đây là một câu chuyện có thật, nhưng xin tạm gọi là anh A.) V.S. Cẩm Bình
- Theo làn sóng tị nan, gia đình A. gom góp được vài lượng vàng, gởi con đi vượt biên sang Mỹ để có dịp được đi học cao hơn, để tạo dựng cuộc đời mới, để có dịp làm rạng rỡ tông môn cho dòng họ.. Khi đến Mỹ, A như tất cả mọi người được lãnh trợ cấp để học Anh Văn, sau đó vào đại học cộng đồng, anh ta học hành chăm chỉ, rất ngoan ngoản, nhưng vì cuộc sống ở Mỹ cũng rất khó khăn, ai cũng phải cần có công ăn việc làm để trả tiền nhà, tiền ăn, tiền xe cộ… nên chưa kịp tốt nghiệp đại học, A. phải bương chải đi làm, không có thời gian để học tiếp tục đại học… Đi làm thì cũng có đồng ra đồng vào đủ sống, và cũng dư giã chút đỉnh, Có tiền rũng rỉnh trong tay rồi, thời gian rảnh rổi cuối tuần, bạn bè rủ rê đi chơi đây đó để giải trí bù lại những ngày đi làm cực khổ bù đầu với công việc,. rồi một ngày kia, mấy người bạn rủ nhau đi Reno, Las Vegas…những thành phố cờ bac chuyên nghiệp của quốc tế, người nào cũng muốn đi cho biết, lần đầu đi chơi cho biết, lần kế tiếp thử thời vận ăn thua, rồi kế tiếp theo những mối lái cho đi và ở khách sạn miễn phí được tặng thêm chip để chơi, thấy hấp dẫn quá, rồi từ đó tuần nào cũng đi, đi riết rồi sanh ghiền. Lúc đầu chơi ít ít, từ từ chơi nhiều nhiều. rồi sau đó chơi bất kể ngày đêm, chơi đến khi không còn đồng bạc dính túi mới chịu về. Rồi thì San Jose mở ra sòng bạc gần nhà, A. không cần đi đâu xa nữa, và cũng không cần đợi đến cuối tuần để đi Reno, hay Las Vegas, A. ngày thì đi làm, đêm thì đến sòng bạc, đi làm cực khổ dành dụm bao nhiêu đều nướng hết cho sòng bạc, chơi đến nổi không còn đồng nào dính túi, về nhà đói lã không có tiền để mua ổ bánh mì ăn, phải đi xin ăn ở bạn bè, bà con, lúc đầu bạn bè bà con còn nghỉ tình tội nghiệp cho mượn tiền xài, cho ăn, và khuyên nhủ A. đừng đi đánh bạc nữa, A, hứa để được mượn
- tiền, sống qua ngày tháng, nhưng sau đó chứng nào vẫn tật đó, con ma bài bạc ở trong lòng cứ trổi dậy lôi kéo A., không thể ở nhà được, ở nhà thì tay chân cảm thấy thừa thải, lòng bức rức không yên, mắt thì cứ nhớ đến những con số… nhớ đến những lần được trúng, làm lòng rạo rực hẳn lên. Anh ta cứ nói: -Một chút xíu nữa là thắng rồi ! Anh ta cứ mơ tuởng viễn vong, cứ tưởng tượng ván kế tiếp sẽ được trúng để gở bù lại những ván bị thua, cứ thế mà tiếp tục chơi hoài, không chịu ngưng nghĩ, A. không bao giờ nghỉ những lần trúng thì ít mà những lần thua thì nhiều… cứ ghiền chơi, chơi mãi đến khi sạch túi rồi mới chịu thất thiểu đứng dậy đi về như nguời mất hồn. Rồi cứ thế ngày đêm lãng vãng nơi sòng bài, không chịu lo làm ăn, có bao nhiêu tiền đều cúng vào sòng bài cho trắng tay hết để về nhà đói lã không có gì trong bụng, rồi đi xin bạn bè thân nhân ăn nhờ ở đậu. Bạn bè, thân nhận ai cũng chán ghét và tức giận , không giúp đỡ nữa, người của A. ngày càng tiều tụy trông hốc hác, thiểu nảo như một con ma, đúng với câu: dính vào Tứ Đổ Tường thì sẽ trở thành : - Thân Tàn Ma Dại. hay là: - Tham thì Thân, ham của người thì mất của mình. NGƯỜI KHÔNG NHÀ V.S. Cẩm Bình Khi tôi từ trong một siêu thị bước ra, bổng nghe một tiếng nói vang lên:
- -Xin chị làm ơn cho một đồng để ăn cơm ! Tôi giật mình quay lại, thấy một người Việt Nam ăn mặc lôi thôi, tóc tai rủ rượi đang chìa tay xin tiền tôi. Tôi rất ngac nhiên, thường thì tôi thấy mấy người Mễ hoặc Mỹ đen đứng xin tiền nay ngả 3 hay ngả tư đường khi xe chay ngang qua lai, họ cầm bảng hiệu đưa lên cho biết họ là nguời không nhà, xin được giúp đỡ.. thỉnh thoảng tôi cũng cho tiền những người nầy, Đây là những người dân ở lậu không có giấy tờ họp pháp để đi làm, không có thân nhân giúp đỡ, số còn lại là những nguời vướng vào xì ke, bài bạc, đến nổi không có nhà để ở không có cơm để ăn, phải ngủ bờ, ngủ bụi trong những lùm cỏ cạnh bên những dòng suối. Những cảnh nầy tôi thấy rất quen thuộc, nhưng tôi chưa bao giờ thấy nguời Việt Nam trên xứ Mỹ nầy lại đi xin tiền bao giờ ! vì ai đến Mỹ cũng hợp pháp cả, không ai là dân ở lậu, mà họp pháp thì ai cũng có thể xin được việc làm không lương nhiều thì ít cũng nuôi sống được bản thân mình, nều không xài phung phí. Tôi ngạc nhiên lắm nhưng cũng móc tiền ra cho vì đồng hương mà, tôi tới gặp một người bạn là phóng viên một tờ báo tâm sự về việc nầy, anh ta cười ngất: -Tuởng chuyện gì, chớ chuyện nầy tôi đã gặp rồi. Tôi hỏi lý do tại sao lại như vậy? anh ta trả lời: -Ông đó lúc đầu cũng có công ăn việc làm, có vợ có con đàng hoàng, nhưng sau đó vì đam mê cờ bạc, có bao nhiêu tiền cũng đem nuớng vào sòng bài, vợ con ở nhà nheo nhóc, khuyên hoài không được nên ly dị rồi, vợ đã bỏ đi xứ khác làm ăn không nhìn mặt anh ta nữa. Còn anh ta càng ngày càng lậm cờ bạc, thêm vợ bỏ, buồn
- uống rượu, không còn sức làm việc nữa, bê bối qúa nên bị hảng cho nghỉ việc. Giờ không có tiền trả tiền nhà nên phải ra ngoài ngủ bụi. và xin tiền để sống cho qua ngày. -Trời, không ngờ Cờ bạc, rượu chè lại tai hại như vậy, -Mỗi nguời có cái số hết chị à, tại cái số ông ta phải đi ăn xin vậy đó. Chớ xứ Mỹ nầy dân hợp pháp làm gi đến nổi như vậy. Lại đổi thừa cho duyên số!... ừ mà có lẽ như vậy, vì tôi thấy tại sao con nguời trên cỏi đời nầy không ai giống ai cả. *. Tại sao có người đẹp, có người xấu? *. Tại sao có người yếu, có kẻ mạnh ? *. Tại sao có nguời thành thật, có người gian manh, xảo quyệt? *. Tại sao có người giàu, tai sao có nguời nghèo? *. Tại sao có người làm đầu tắt mặt tối mà không đủ ăn, có nguời không làm gì lại du giả tiền vào như nuớc? *. Tại sao có người luôn sống trong đau khổ, có nguời luôn sung suớng và hanh phúc? *. Tại sao ? tại sao? muôn ngàn câu hỏi tại sao????? Những câu không trả lời được, không giải đáp được đều đổi thừa cho định mệnh và duyên số, như những câu truyện vừa kể ở trên chăng?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ÔN THI TỐT NGHIỆP PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
51 p | 1157 | 363
-
Một số đề nghị luận xã hội
40 p | 741 | 178
-
Nghị luận xã hội - Đề bài: Trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta
3 p | 798 | 52
-
Nghị luận xã hội - Phát biểu suy nghĩ về câu nói của nhà văn Nga nổi tiếng Lép-Tônxtôi
4 p | 729 | 44
-
Nghị luận xã hội - Tác hại của ma túy
3 p | 399 | 35
-
Nghị luận xã hội - Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường
10 p | 425 | 35
-
Nghị luận xã hội - Đề bài: Vấn nạn giao thông
3 p | 355 | 32
-
Nghị luận xã hội - Đề bài: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam
3 p | 552 | 27
-
Tham khảo: Cách làm văn nghị luận xã hội
9 p | 219 | 22
-
Nghị luận xã hội: Bàn về vấn đề từ thiện trên mạng xã hội ngày nay
2 p | 82 | 9
-
Lập dàn ý bài văn nghị luận: Lời dạy của Hồ Chủ tịch trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường
1 p | 524 | 8
-
TIỀN BẠC VÀ HẠNH PHÚC
4 p | 125 | 8
-
"Bậc thánh nhân không tích lũy, càng giúp người càng giàu có, càng cho đi càng nhận lại nhiều hơn. Đạo của trời làm lợi mà không làm hại. Đức của thánh nhân chia sẻ chứ không tranh giành”. Từ những quan niệm trên của Lão Tử về đạo, suy nghĩ về lẽ sống của con người trong cuộc sống hiện đại.
2 p | 62 | 8
-
Nghị luận xã hội về câu nói: Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái
13 p | 48 | 6
-
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn
11 p | 44 | 5
-
Nghị luận xã hội về việc bán hàng rong trên đường phố hiện nay
4 p | 56 | 4
-
Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đọa tâm hồn
3 p | 44 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn