Nghị luận xã hội - Đề bài: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam
lượt xem 27
download
Một luận đề vừa lí thú lại vừa thiết thực trong cuộc sống của dân tộc ta cũng như của mỗi học sinh chúng ta. Đó là một đạo lí: tôn sư trọng đạo. Hy vọng với bài văn này bạn sẽ có thêm những ý tưởng hay cho bài làm của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghị luận xã hội - Đề bài: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam
- Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn. Đề bài: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam (đề mở) A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI “Để bài đặt ra một luận đề vừa lí thú lại vừa thiết thực trong cuộc sống của dân tộc ta cũng như của mỗi học sinh chúng ta. Đó là một đạo lí đã trở thành truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay: tôn sư trọng đạo. Ai cũng cảm nhận được vẻ đẹp của đạo lí này, nhưng hiểu cho hết ý nghĩa sâu xa của nó - cả ngày xưa và hôm nay – thì không đơn giản chút nào. Người viết phải tự mình đặt ra những câu hỏi nhỏ xung quanh truyền thống này để bàn luận, trả lời, giải đáp nhằm làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc. Dĩ nhiên có thể bàn luận cả luận đề hoặc chỉ đi vào một khía cạnh mà mình tâm đắc nhất, vì đây là đề mở. Đề bài không nêu thao tác lập luận để người viết hoàn toàn có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp với vấn đề bàn luận của mình: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận…” (Theo Nguyễn Xuân Lạc) B. BÀI LÀM THAM KHẢO Mở bài Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu học. Từ xa xưa đã có câu ca: Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy Hoặc thâm thuý hơn, ông cha ta cũng từng nhắc con cháu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Thân bài 1. Thế nào là tôn sư? Vì sao phải tôn sư ? Tôn sư là đề cao, tôn vinh, coi trọng người thầy. Vì sao vậy? Người thầy dạy chữ, dạy kiến thức cho ta, đem đến cho ta những hiểu biết để ta sống tốt hơn, có ích hơn. Người thầy lại dạy ta đạo lí, nhân cách để ta biết làm người trong xã hội. Vai trò người thầy là hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với bất kì một quốc gia dân tộc nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thế thì sao lại không tôn vinh, đề cao người thầy? Đây là tôn vinh xuất phát từ chức năng cao quý và trách nhiệm lớn lao của người thầy. 2. Thế nào là trọng đạo? Vì sao phải trọng đạo? Trọng đạo là gì? Trong kết cấu hai vế cân đối tôn sư/ trọng đạo, nếu tôn sư là tôn vinh người thầy thì trọng đạo là coi trọng nghề dạy học. Đạo ở đây là đạo làm thầy (1), là nghề dạy Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1
- Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn. học. Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng vì sản phẩm nó đào tạo ra chính là con người, như ai đó đã nói : «Trong các nghề thì nghề dạy học là nghề cao quý nhất». Nhân dân ta «trọng đạo» chính là trọng cái nghề «trồng người» cao quý ấy, cũng như họ đã tôn vinh người thầy là những «kĩ sư tâm hồn». 3. Bình luận mở rộng : Ý nghĩa của Tôn sư trọng đạo Tôn sư trọng đạo hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, đó là sự suy nghĩ, nhìn nhận đúng đắn và tiến bộ của nhân dân ta về một nghề đáng được coi trọng và một con người đáng được tôn vinh. Nó chứng tỏ dân tộc ta là một dân tộc văn hiến và hiếu học, bởi coi trọng nghề dạy học là một biểu hiện sâu sắc của một dân tộc hiếu học. Nhưng ý nghĩa sâu xa của tôn sư trọng đạo chính là nó gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phát triển tốt đẹp. Xưa, ông cha ta đã nói «hiền tài là nguyên khí của quốc gia»; nay, ta lại khẳng định «giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu» - những điều đó không thể không liên quan đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một đạo lí, một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta chính là như thế. Nó là sức mạnh tinh thần, tình cảm lớn lao và bền vững của dân tộc để góp phần xây dựng nên một nước Việt nam văn hiến và giàu mạnh. 4. Truyền thống tôn sư trọng đạo được kế thừa và phát triển trong xã hội ta hiện nay. Truyền thống tốt đẹp đó đã được nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện nay. Trên khắp đất nước, ở đâu cũng vậy, từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi miền ngược, người dân Việt nam đều yêu quý, tôn trọng ông thầy, đều dành cho thầy những tình cảm ưu ái nhất, đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc thầy đã dạy con cái họ nên người. Trong hoàn cảnh nước nhà còn nghèo, đời sống thầy giáo còn nhiều khó khăn, họ đã tận tình giúp đỡ thầy một cách chân thành và cảm động. Các dân tộc vùng cao đã coi các thầy giáo, cô giáo miền xuôi lên dạy học như người con của quê hương mình. Người thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi trọng. Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và ngày 20 – 11 hàng năm đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân để tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quý. Hình ảnh cha mẹ học sinh tặng hoa các thầy, cô giáo trong ngày 20 – 11 và cả những cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm thầy giáo cũ đã nói lên sâu sắc truyền thống và đạo lí cao đẹp. Từ một đạo lý truyền thống của dân tộc, tôn sư trọng đạo đã mang một ý nghĩa cách mạng mới trong thời đại ngày nay gắn liền với tư tưởng «trồng người» của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó không chỉ là đạo lí, tình cảm mà còn là tinh thần, sức mạnh, hành động cách mạng để đưa đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đó là nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay của nhân dân ta. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2
- Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn. Kết luận Bước sang thế kỉ XXI, cuộc sống có nhiều đổi mới kéo theo sự đổi mới của giáo dục, của vai trò người thầy và nghề dạy học. Trên cơ sở kế thừa, giữ gìn những mặt tốt đẹp của truyền thống, chúng ta cần biết phát huy và vận dụng đạo lí tôn sư trọng đạo một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng mới để đạt kết quả tốt đẹp nhất. (Bài làm của em Mai Thanh Thuỷ, học sinh Trường THPT Lam Sơn, Thành phố Thanh Hóa) (Ghi chú: Bài văn trên đây là bài làm của em Mai Thanh Thuỷ, chúng tôi dẫn theo tài liệu của Nguyễn Xuân Lạc, còn những đề mục của kết cấu bài thơ như: «Mở bài», «Thân bài», «Kết bài», và các luận điểm 1, 2, 3, 4, do chúng tôi thêm vào) Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh. Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ôn tập tốt nghiệp THPT phần Nghị luận xã hội
20 p | 1666 | 516
-
Tuyển tập các bài Văn nghị luận xã hội lớp 12
36 p | 1101 | 327
-
Văn Nghị luận xã Hội lớp 12: Tương lai của tôi
7 p | 998 | 112
-
Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội
9 p | 778 | 104
-
Nghị luận xã hội: Hãy đặt niềm tin ở bản thân
4 p | 725 | 85
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận xã hội một cách hứng thú
26 p | 433 | 58
-
Nghị luận xã hội: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
8 p | 516 | 46
-
Nghị luận xã hội - Rèn kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học môn Ngữ văn: Phần 1
136 p | 165 | 31
-
Bài văn Nghị luận xã hội về lòng yêu nước của con người
3 p | 828 | 31
-
10 bài văn nghị luận xã hội hay
14 p | 243 | 30
-
Văn nghị luận xã hội: Tuổi trẻ và tương lai đất nước
7 p | 657 | 28
-
Tài liệu ôn Nghị luận xã hội - Bùi Thị Kim Duyên
55 p | 124 | 22
-
Nghị luận xã hội: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình
7 p | 184 | 22
-
Nghị luận xã hội: Sống đẹp là gì hỡi bạn?
8 p | 126 | 8
-
Nghị luận xã hội: Rừng vàng biển bạc
7 p | 117 | 6
-
Tổng hợp các bài nghị luận xã hội
5 p | 81 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9
23 p | 37 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chữa lỗi trong bài văn nghị luận xã hội cho học sinh giỏi
78 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn