Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói: Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì <br />
đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái <br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Từ khi có trái đất, loài người đã sinh sống được nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh <br />
mình. Bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và đặc biệt là màu xanh kỳ diệu của <br />
muôn cây lá khác nhau. Vì vậy nhân dân ta đã có câu “rừng vàng, biển bạc” để khẳng định <br />
giá trị của rừng và biển. Trong bài này, ta thử bàn bạc, tìm hiểu về rừng và nạn phá rừng <br />
sẽ dẫn đến điều gì?<br />
<br />
Một số người không tin rằng: tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì sự tàn phá đó chính là sự <br />
tàn phá môi trường sinh thái, tàn phá môi trường sống của chính mình. từ xưa đến nay, <br />
rừng, lá phổi xanh của con người có vai trò rất quan trọng để duy trì sự sống, để người <br />
hít thở sử dụng… Hiện nay, nạn phá rừng đang là mối lo cho các nhà sinh thái.<br />
<br />
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa <br />
và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối cuộc đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ <br />
của rừng cây. Rừng còn là kho dược liệu vô cùng quý giá thiên nhiên đã ban tặng cho con <br />
người. Rừng còn là nơi sinh sống, trú ngụ cho biết bao loài động vật, côn trùng khác, là <br />
nơi tạo ra… vô số các loài quý hiếm. Rừng phục vụ cho du lịch, là nơi nghỉ mát, nơi cắm <br />
trại lý tưởng cho mọi người… Rừng cần cho cuộc sống biết nhường nào. Nhưng quan <br />
trọng hơn hết rừng chính là môi trường sinh thái, là môi trường sống cho loài người. Các <br />
quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, hít khí cacbonic CO2 vào để rồi tạo khí <br />
Oxi – một thứ khí rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là 1 “nhà máy <br />
lọc bụi tối tân nhất” mà chưa có 1 nhà máy nào trên thế giới có thể sánh nổi. Rừng điều <br />
tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động <br />
của thiên tai. Rừng cản lũ, cản lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát lấn đất, rừng <br />
giữ đất, nước… Khi đã hiểu được vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái ta mới <br />
cảm nhận được hậu quả tai hại của việc làm tàn phá rừng. Có thích thú gì đâu khi đứng <br />
trên sa mạc cát nóng rát cháy cả đôi chân, đôi môi thì khô khốc, đắng cả miệng khắp nơi <br />
chỉ thấy có gió và cát bụi bay mịt mù. Lúc đó sao mà thèm một mảng xanh mát, một bóng <br />
râm, một vũng nước trong để có thể dừng chân nghỉ ngơi. Hoặc cảm giác chán chường <br />
khi thấy 1 ngọn núi toàn là đá, (có cây đâu mà giữ đất). Nguy hiểm hơn cả là vấn đề khí <br />
thở. Hằng ngày trên thế giới có biết bao nhiêu là nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển, <br />
biết bao bụi bặm trên các đường phố, biết bao con người đang chia nhau từng hớp không <br />
khí ô nhiễm dưới cái nắng chang chang, xung quanh chẳng có 1 tí bóng râm nào, chỉ toàn <br />
là khối bêtông xám xịt, cao ngất che lấp cả bầu trời. Nếu vắng bóng rừng 1 khoảng thời <br />
gian dài, thì cả trái đất sẽ khô cứng lại, và cả nhân loại sẽ chết dần chết mòn. Lúc ấy, <br />
dẫu nhà cao cửa rộng, dẫu vàng bạc chất chồng, con người chỉ mong một cách rừng bạt <br />
ngàn xưa kia. Còn nữa, rừng vốn để chống thiên tai, bây giờ mất rừng rồi, mọi tai hoạ <br />
trước kia ít gây thiệt hại, nay bỗng chốc trở thành đại hoạ. Lũ lụt, sa mạc hoá, hạn hán, <br />
bão lụt xảy ra khắp nơi. Ngay thời điểm bây giờ, ở nước ta, lũ lụt và bão đang hoành hành <br />
ở nhiều nơi nguyên do cũng tại phá rừng. Thêm vào đó, thú rừng chẳng còn nơi sinh sống, <br />
sự đa dạng sinh học mất dần, nhiều loài động thực vật rơi vào tình trạng tuyệt diệt. Nếu <br />
thiếu rừng, thì còn gì là kho thuốc vô tận của thiên nhiên, lấy đâu ra nguyên vật liệu để <br />
phục vụ cho các ngành sản xuất, lấy gì làm chỗ nghỉ ngơi. Trước hiểm hoạ đó, con người <br />
phải làm gì? S.O.S báo động toàn thế giới. Đã đến lúc ta phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi <br />
trường sinh thái.<br />
<br />
Hội nghị quốc tế thượng cũng họp chỉ để bàn về 1 vấn đề duy nhất: bảo vệ môi trường. <br />
Uỷ ban bảo vệ môi trường sinh thái bằng nhiều cách khác nhau. Đó là vấn đề chung của <br />
toàn nhân loại. Riêng cá nhân ta, ta phải làm gì? Quá rõ: giảm thiểu việc khai thác rừng <br />
ngăn chặn triệt để việc phá rừng bừa bãi, bảo vệ rừng tốt hơn trong việc bảo vệ rừng. <br />
Không quá trễ để ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng. Nhưng cũng không quá sớm để báo <br />
động về việc các cánh rừng đang biến mất khỏi trái đất. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ <br />
rừng, không để “nước đến chân mới nhảy”, lúc đó là quá muộn, con người đã tự giết <br />
mình.<br />
<br />
Vậy “Tàn phá rừng chính là tự thắt cổ mình”, tự hủy hoại cuộc sống của chính chúng ta <br />
và cả một thế hệ tương lai.<br />
Bài số 2<br />
<br />
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang ở mức độ báo <br />
động đỏ. Hiện nay vẫn còn những kẻ phá rừng một cách vô thức, mặc dù rằng họ biết <br />
phá rừng là ai, nhưng cái sai đó ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ chưa rõ.<br />
<br />
Thật ra cái sai ấy rất nghiêm trọng. Họ có biết đâu rằng tàn phá rừng là tự thắt cổ mình vì <br />
sự tàn phá ấy chính là sự tàn phá môi trường sinh thái. Rừng từ xưa đến nay luôn luôn là <br />
người bạn tốt, trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có gì nguy hiểm hơn <br />
khi mất rừng.<br />
<br />
Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại <br />
sự có mặt của rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây <br />
thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên <br />
nhiên ban phát cho con người.<br />
<br />
Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí vô tận nhất mà không một nhà <br />
máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho <br />
thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất. Rừng còn là nơi giải trí lý tưởng <br />
cho con người.<br />
<br />
Thật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả <br />
công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể <br />
nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?<br />
<br />
Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường <br />
nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những ngôi nhà đồ sộ <br />
nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc <br />
nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với <br />
màu xanh tươi, môi trường trong lành. Đến lúc ấy, sa mạc hóa sẽ diễn ra khắp nơi. <br />
Những tác hại mà trước kia ta không để ý tới, giờ đây trở thành thảm nạn, hạn hán khắp <br />
nơi, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Thêm nữa là thú rừng không còn nơi sinh sống sẽ tràn xuống <br />
đồng bằng gây biết bao nhiêu tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm <br />
nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành mà tiếc nuối, <br />
xót xa… Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo nhiều hậu quả không lường được: nhiệt độ trái <br />
đất thêm nóng, bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng phát sinh. <br />
Đúng là con người – có thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng, đốt <br />
rừng – sẽ tự thắt cổ mình. Sai lầm ấy phải trả giá rất đắt, cho chính bản thân người phá <br />
rừng và cho cả cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng càng nhanh trên phạm vi thế <br />
giới. Cảnh cháy rừng khủng khiếp ở Inđônêxia, ở Cà Mau… vừa qua là một bằng chứng <br />
hiển nhiên, tác động xấu đến nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, <br />
rừng xanh biến mất! Biết bao cây quý, thú hiếm sẽ tuyệt chủng! Lẽ nào ta tự thắt cổ <br />
mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa, dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải <br />
hàng trăm năm mới có được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa giữa rừng. Hãy trồng thêm <br />
cây, gây thêm rừng thay vì diệt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho hiện tại, <br />
mà cho các thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh rằng muốn có một cánh rừng, <br />
phải cần nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng chỉ cần một thời gian ngắn. <br />
Điều đó buộc lương tri mọi người phải thức tỉnh và hành động. Hội nghị thượng đỉnh <br />
quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất cấp bách: nạn phá rừng và việc <br />
bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động, tuyên truyền việc giữ những cánh rừng. <br />
Ở một số nước, hàng ngàn người xuống đường biểu tình đòi bảo vệ rừng như bảo vệ sự <br />
sống còn của hành tinh này. Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Nam Cát <br />
Tiên, rừng Tràm Chim…. là những khu rừng rất quý. Nhà nước đã có pháp lệnh bảo vệ <br />
rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một số kẻ muốn mau giàu <br />
bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt ở Lai Châu, ở đồng bằng sông Cửu <br />
Long, và gần đây nhất là ở các tỉnh miền Trung… cũng do phần quan trọng là rừng đã và <br />
đang bị phá, bị mất dạng, cần kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.<br />
<br />
Dù sống ở thành thị, xa rừng, nhưng chúng ta vẫn phải quan tâm tới rừng. Rừng vô cùng <br />
cần thiết đối với đời sống con người mà phá rừng tức là tự chui đầu vào thòng lọng và <br />
siết cổ mình.<br />
Bài số 3<br />
<br />
Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng <br />
lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc <br />
cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy <br />
có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.<br />
<br />
Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất <br />
nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở <br />
đất, cát lấn.<br />
<br />
Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là <br />
cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con <br />
người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng <br />
có màu xanh để điều hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con <br />
người không bị suy giảm.<br />
<br />
Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà <br />
rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được <br />
bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.<br />
<br />
Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. <br />
Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu <br />
rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có <br />
rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói <br />
rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.<br />
<br />
Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia <br />
tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng <br />
còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là <br />
ngôi nhà bình yên nhất.<br />
<br />
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng <br />
rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng <br />
trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất <br />
nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.<br />
<br />
Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an <br />
cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì <br />
chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa. Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra <br />
tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, <br />
phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần <br />
thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính <br />
chúng ta.<br />
<br />
Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho <br />
các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết <br />
phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống <br />
của mình.<br />
<br />
Bài số 4<br />
<br />
Suốt chiều dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất <br />
hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là <br />
bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.<br />
<br />
Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại: rừng <br />
nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo <br />
là rừng được hình thành nên bởi con người. Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã… đều là <br />
các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người, <br />
rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, là máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều <br />
đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.<br />
<br />
Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Oxy chúng ta hít vào hàng ngày một phần là từ <br />
rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và thải ra khí O2 cho con <br />
người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và <br />
xuất khẩu, cho cuộc sống hàng ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu <br />
để tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống <br />
hiến thân mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng <br />
là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm <br />
bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vực dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng <br />
hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người <br />
dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị xói lở. Nếu không có sự xuất hiện <br />
của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai <br />
trò chắn sóng từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố.<br />
<br />
Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chôn <br />
quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng <br />
chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của <br />
mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” <br />
đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,… và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác <br />
nữa.<br />
<br />
Hiện nay, nhiều khu rừng ở Việt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì <br />
cứ thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguồn thì bị <br />
xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận <br />
lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, <br />
khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các <br />
cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy <br />
toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. <br />
Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu <br />
trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà lòng tham của con người <br />
mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ <br />
rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lý lâm nghiệp đã phải hy sinh cả tính mạng của <br />
mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà <br />
giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật <br />
hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.<br />
<br />
Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. <br />
Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung <br />
đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn sóng thần vào sâu trong đất liền là do <br />
không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự <br />
nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt <br />
mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Quả thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt <br />
phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất <br />
trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật <br />
do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ <br />
tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt chủng thì còn <br />
loại kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông <br />
thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy.<br />
<br />
Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. <br />
“Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc <br />
không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ <br />
Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất <br />
sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng <br />
để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất <br />
đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước <br />
mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho <br />
nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho <br />
nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang <br />
ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đập phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng <br />
nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng oxy giảm. <br />
Oxy giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.<br />
<br />
Để ngăn chặn việc số lượng rừng đang ngày một giảm, nhà nước, chính quyền địa <br />
phương hay mỗi cá nhân nên có những biện pháp nhất định. Tốt nhất là không nên chặt <br />
phá rừng, còn nếu có phá rừng thì nên có ý thức trông lại. Những loài động vật trong rừng <br />
đang kêu cứu, cần sự giúp đỡ của con người đó. Hãy đừng bắn giết chúng nữa, đã là rừng <br />
thì phải có động thực vật, nếu chúng ta giết động vật thì còn gọi gì là rừng nữa. Hiện <br />
nay, nhiều quan chức cấp cao cũng đã huy động lực lưỡng tổ chức tuyên truyền cho con <br />
em kiến thức về rừng. Chương trình tivi, các cuộc vận động,… đều đã được mở ra để <br />
con người có ý thức bảo vệ rừng hơn. Các cô, các chú kiểm lâm cũng đã bỏ ra hết sức <br />
mình để bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc.<br />
<br />
Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người <br />
chúng, hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc <br />
sống của chính chúng ta.<br />
<br />
Bài số 5<br />
<br />
“Rừng đang kêu cứu!” “Hãy bảo vệ lá phổi xanh của con người!”… Hàng trăm tít báo! <br />
Hàng ngàn lời kêu gọi! Đó là tất cả những gì mang chúng ta đang đối diện khi môi trường <br />
tuyệt vọng kêu cứu. Xã hội phát triển, nhịp sống công nghiệp hiện đại đưa con người <br />
tiến cao hơn trong mọi lĩnh vực. Nhưng song song với nó là sự ô nhiễm nghiêm trọng môi <br />
trường sống. Hậu quả tất yếu của “thế kỷ công nghiệp” là hàng ngàn hecta rừng đang bị <br />
hủy diệt, tầng ozon ngày một lâm nguy. Tại sao con người nhẫn tâm hủy hoại sừng? Tại <br />
sao quá ít người nhận thức được sự quan trọng của lá phổi xanh, sự nghiêm trọng tàn <br />
khốc nếu vẫn tiếp tục tàn phá rừng?<br />
<br />
Có thể khẳng định chắc chắn: không có rừng, không có cây xanh đồng nghĩa với sự hủy <br />
diệt của con người và tất cả các sinh vật trên thế giới.<br />
<br />
Vì sao ư? Có lẽ ai cũng sẽ trả lời được câu hỏi này. Vì đơn giản, ai cũng sẽ biết: cây <br />
xanh hấp thụ CO2 và thải khí O2 ra môi trường, cung cấp dưỡng khí co con người và toàn <br />
thể sinh giới.<br />
<br />
Quá trình quang hợp của cây xanh giúp điều hòa cân bằng khí quyển: giải phóng O2 là <br />
dưỡng khí cho sinh giới và hấp thụ, cố định lượng CO2 góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà <br />
kính. Chỉ với cây xanh mà con người được lợi cả đôi bề: có dưỡng khí để thở và chống <br />
lại hậu quả của việc thủng tầng ôzôn. Theo số liệu của V.V.Pôlevoi (1989) thì “mỗi năm <br />
cây xanh thải vào khí quyển lượng oxy tf 70 – 120 tỉ tấn. Và dung lượng dưỡng khí ấy <br />
được dùng cung cấp cho tất cả các cơ thể dị dưỡng thiếu khí như người, động vật…” <br />
Rừng – quần thể cây xanh – có vai trò đặc biệt trong việc duy trì nồng độ cao của oxi <br />
trong khí quyển. Các nhà khoa học đã tính ra rằng 1 ha rừng vào mùa xuân và mùa hè trong <br />
thời gian một giờ thải vào khí quyển một lượng oxi đủ cho 200 người hô hấp. Bên cạnh <br />
đó, sự quang hợp giải phóng O2 còn góp phần rất quan trọng trong sự hình thành tầng <br />
ozon được ra bởi sự quang phân li phân tử O2 dưới tác động của bức xạ mặt trời. Tầng <br />
ôzôn giúp chúng ta tránh khỏi sự hủy hoại của tia tử ngoại… “Lí lẽ đơn giản ấy thiết <br />
nghĩ ai trong chúng ta cũng đều được học qua từ những ngày còn là học sinh tiểu họ. Ấy <br />
vậy mà có nhiều người vẫn cố quên hay cố tình quên, để tự động viên hành vi sai trái của <br />
mình là “Ôi chao! Rừng thì bạt ngàn, chặt phá vài hecta thì có là bao”. Điều đó thật không <br />
thể chấp nhận. Công nghiệp phát triển đã dẫn đến biết bao là sự ra đi vĩnh viễn của hàng <br />
ngàn cánh rừng. Đã vậy, khói thải từ các nhà máy và bụi bẩn từ cuộc sống hiện đại lại <br />
góp phần không nhỏ trong việc phá hủy tầng ozon. Vừa bị giảm đi đáng kể lượng dưỡng <br />
khí vì rừng bị tàn phá, con người phải đối diện với biết bao hậu quả khôn lường của việc <br />
tầng ozon ngày một lâm nguy. Liệu sẽ ra sao nếu một ngày rừng không còn? Thật chẳng <br />
dám tưởng tưởng đến cái cảnh đó. Không còn O2 cho chúng ta hô hấp, tầng ôzôn bị tàn <br />
phá hoàn toàn, tia tử ngoại chiếu thẳng xuống trái đất… Khi ấy, liệu cuộc sống sẽ còn?<br />
<br />
Nên nhớ, địa cầu được gọi là “hành tinh xanh” bởi tất cả các hành tinh thuộc Thái Dương <br />
hệ đều không còn có được màu xanh của rừng, của biển, của sự sống, của niềm tin… <br />
như Trái Đất. Chính vì thế, phải giữ vững màu xanh hạnh phúc của rừng, của cây xanh, <br />
của niềm tự hào vì có được một người bạn trung thành tiếp dưỡng cuộc sống cho chúng <br />
ta.<br />
<br />
Nói đến hành tinh xanh, lại có thêm một lý do để chúng ta phải bảo vệ rừng. Phải giữ gìn <br />
nguồn tài nguyên vô giá ấy. Rừng không chỉ là môi trường cho cây xanh quang hợp mà còn <br />
là thiên đường nơi cõi thế cho những người yêu thiên nhiên. Ngày xưa, chính Nguyễn Trãi <br />
đã chấp nhận đánh đổi quyền thế, bổng lộc để trở về ở ẩn Côn Sơn, để cảm nhận được <br />
phong vị trong lành của rừng xanh.<br />
<br />
“Côn Sơn suối chảy rì rầm<br />
<br />
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai<br />
<br />
…Côn Sơn có đá rêu phơi<br />
<br />
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm<br />
<br />
Trong rừng thông mọc như nêm<br />
<br />
Tìm nơi bóng mát ta ngâm thơ nhàn…”<br />
<br />
Ung dung, thanh thản và tự tại biết bao nơi núi đồi hoang dã mà cũng đầy thú vị ấy. Từng <br />
câu thơ mở ra trước mắt ta khung cảnh hữu tình hùng vĩ. Chợt nghe lòng bao cảm xúc <br />
thăng hoa, tự trong ta khẽ khàng tri ân thiên nhiên núi rừng. Cảm ơn Người vì đã cho đời <br />
những Côn Sơn, những rừng xanh… Cảnh đẹp này liệu có bất kỳ máy móc công nghệ <br />
nào tự tạo ra được chăng?<br />
<br />
Rời Côn Sơn và rời thế kỉ XVI của Nguyễn Trãi, lúc thiên nhiên vẫn chưa “vướng đục <br />
bụi… công nghiệp”, ta đến Việt Bắc những năm đầu thế kỉ XX. Chao ôi, làm sao Tố Hữu <br />
lại may mắn chứng kiến bức tứ tình lộng lẫy đến thế của núi rừng:<br />
<br />
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi<br />
<br />
Đèo canh ánh nắng dao gài thắt lưng<br />
<br />
Ngày xuân mơ nở trắng rừng<br />
<br />
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang<br />
<br />
Ve kêu rừng phách đổ vàng<br />
Nhớ cô em gái hái măng một mình<br />
<br />
Rừng thu trăng rọi hòa bình<br />
<br />
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung…”<br />
<br />
Sao mà ta ghen tị với Tố Hữu đến thế! Bốn bức tranh như được vẽ từ chốn bồng lai chứ <br />
chẳng phải cảnh đẹp của hạ giới. Ấy vậy mà đó là thật đấy, và nhờ nhà thơ ta chứng <br />
kiến bốn mùa xoay chuyển ở Việt Bắc với tất cả rung động nhỏ nhặt nhất của thiên <br />
nhiên. Và cũng tài tình biết bao khi chỉ vỏn vẹn một câu lục mà cái hồn, cái thần sắc của <br />
cảnh đẹp từng mùa cứ thế đi vào thơ, lung linh, dịu dàng… Đọc những dòng thơ mà tự <br />
thấy lòng đang sống trong cảnh đang thưởng ngoạn núi rừng với tất cả niềm say mê. Sao <br />
mà kỳ vĩ thế chốn rừng sâu? Sao mà tươi mát lạ thường cái màu xanh của chồi non lộc <br />
biếc.<br />
<br />
Giờ đây chắc khó tìm lại cái “tiếng đàn cầm” trong lành ở Côn Sơn hay màu trắng tinh <br />
khiết của rừng mơ Việt Bắc. Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Có thể tình dân Việt <br />
Bắc vẫn nồng ấm thủy chung nhưng hoa rừng Việt Bắc chẳng biết đã lưu lạc phương <br />
nào. Đau xót biết bao nhiêu!<br />
<br />
Ấy vậy mà còn có những kẻ nhẫn tâm chặt cây làm nhà, đốt rừng làm rẫy. Chẳng lẽ tâm <br />
hồn họ không cảm thấy chua xót khi nhìn lá phổi xanh của mình quặn đau? Chẳng lẽ <br />
trước màu xanh bạt ngàn ấm áp của rừng, họ không thấy lòng se lại những cảm xúc ngổn <br />
ngang? Đó là một hành động không thể chấp nhận được dù với bất cứ lý do nào. Cần có <br />
những biện pháp mạnh để ngăn chặn việc hủy hoại môi trường sống, hủy hoại cả tương <br />
lai của con người. Bởi rừng không chỉ là lá phổi, là nguồn dưỡng khí giúp ta tồn tại, là nơi <br />
bảo vệ ta khỏi hiểm họa hiệu ứng nhà kính… mà hơn hế rừng còn là người bạn trung <br />
thành nhất của ta. Nói cách khác, rừng nuôi dưỡng ta cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhất là khi <br />
cuộc sống ngày càng vội vã, hay một lần đến hòa mình vào thảm thực vật của rừng xanh. <br />
Chính nơi ấy sẽ cho ta cảm giác yên bình, thanh thản và nhận thức sâu sắc rằng cần lắm <br />
phải bảo vệ rừng, bảo vệ lá phổi xanh.<br />
Thật đáng sợ nếu một ngày “hành tinh xanh” của chúng ta không còn màu xanh của lá cây, <br />
rừng già. Chính vì thế, chúng ta hãy bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn sống của con người. Hãy <br />
giữ mãi sắc xanh hy vọng của “Hành tinh xanh”, giữ cho “lá phổi” của Mẹ Thiên nhiên <br />
luôn trong lành…<br />
<br />
<br />