Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SIÊU LỌC<br />
LÊN NHU CẦU TRUYỀN MÁU TRONG PHẪU THUẬT TIM<br />
CÓ TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ<br />
Phạm Thị Lệ Xuân*, Phạm Nguyễn Vinh**<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Siêu lọc có hiệu quả trong hạn chế pha loãng máu và giảm các ảnh hưởng bất lợi khác của tuần<br />
hoàn ngoài cơ thể, được dùng thường quy trong phẫu thuật tim trẻ em. Mục đích nghiên cứu là xem ảnh hưởng<br />
của siêu lọc lên nhu cầu truyền máu trong phẫu thuật tim mở người lớn.<br />
Ðối tượng phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu thực nghiệm lâm sàng có đối chứng. 213 bệnh nhân nguờ̛ i<br />
lớn (≥ 18 tuổi), chỉ số Euroscore ≥ 5, NYHA II, III, phẫu thuật tim chương trình có tuần hoàn ngoài cơ thể, tại<br />
bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/2013 - tháng 3/2016 chia làm 2 nhóm: nhóm dùng siêu lọc và nhóm chứng. Tuần<br />
hoàn ngoài cơ thể thực hiện với máy HL20, phổi nhân tạo dạng màng, bộ siêu lọc HPH 400 Mintech. Biến số<br />
nghiên cứu chính: tỷ lệ truyền máu trong mổ. Biến số nghiên cứu phụ: Thời gian nằm viện, tỷ lệ truyền máu sau<br />
mổ, lượng máu mất sau mổ, các biến chứng hậu phẫu.<br />
Kết quả: Tỷ lệ truyền máu trong mổ của nhóm siêu lọc giảm so với nhóm chứng (33,3% so với 68,5%, p <<br />
0,001). Thời gian nằm viện giảm (siêu lọc 19,3 ngày; chứng 21,8 ngày; p = 0,03). Không có khác biệt về lượng<br />
máu mất sau mổ, tỷ lệ truyền máu sau mổ và biến chứng hậu phẫu, tử vong.<br />
Kết luận: Siêu lọc có hiệu quả trong tỷ lệ truyền máu trong mổ, giảm thời gian nằm viện; không có ảnh<br />
hưởng rõ ràng lên lượng máu mất sau mổ và các biến chứng hậu phẫu.<br />
Từ khoá: Phẫu thuật tim mở, tuần hoàn ngoài cơ thể, siêu lọc, truyền máu.<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFECTIVENESS OF HEMOFILTRATION ON TRANFUSION NEED IN CARDIAC SURGERY<br />
WITH CARDIOPULMONARY BYPASS<br />
Pham Thi Le Xuan, Pham Nguyen Vinh<br />
* Ho Chi Minh City Journal Of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 137 - 142<br />
Background: Ultrafiltration is effective in limiting hemodilution and reducing other adverse effects of<br />
cardiopulmonary bypass. It is used routinely in pediatric open heart surgery. This study aims to evaluate the<br />
effectiveness of ultrafiltration on the need of transfusion in patients undergoing open heart surgery.<br />
Methods: A prospective study of experimental clinical control. 213 adult patients (≥18 years old), Euroscore<br />
≤ 5, NYHA II, III, undergoing selective open heart surgery from December 2013 to March 2016 in Cho Ray<br />
hospital were divided into two groups: 105 in ultrafiltration’s group; 108 in controlled group. Cardiopulmonary<br />
bypass performed with heart lung machine HL 20, membrane oxygenator, hemofiltration HPH 400. Primary<br />
outcome measurement: Rate of transfusion peroperation. Secondary outcome measurements: length of hospital<br />
stay, rate of transfusion postoperation; complications, mortality rate.<br />
Results: Transfusion rate peroperation of ultrafiltration group is lower (ultrafiltration group: 33.3% vs<br />
control group 68.5%, p < 0.001). Mean of length of hospital stay decrease (ultrafiltration group: 19.3 days,<br />
<br />
**Khoa Phẫu thuật – Gây mê Hồi sức, bệnh viện Chợ Rẫy<br />
** Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS.Phạm Thị Lệ Xuân, ĐT: 0942470088, Email: phamthilexuan@yahoo.com.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 137<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018<br />
<br />
control: 21.8 days, p = 0.03). There are no difference on blood loss, transfusion postoperative, complications and<br />
mortality rate.<br />
Conclusion: Using of ultrafiltration during cardiac surgery with cardiopulmonary bypass is effective in<br />
reduction of transfusion need during operation, length of hospital stay decrease. There is no difference in rate of<br />
transfusion postoperation, incidence of complications, mortality.<br />
Keywords: Open heart surgery, Cardiopulmonary bypass, Ultrafiltration, Transfusion.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ sử mổ tim, suy gan, suy thận, nhiễm trùng, phân<br />
độ suy tim theo Hiệp hội tim mạch New York<br />
Phẫu thuật tim hở người lớn với kỹ thuật<br />
(NYHA) IV.<br />
tuần hoàn ngoài cơ thể gây pha loãng máu, thay<br />
đổi đặc điểm tưới máu mô, tiếp xúc máu với các Cỡ mẫu<br />
vật liệu nhân tạo, gây ra tổn thương thiếu máu- Theo nghiên cứu của Oliver và cộng sự(8)<br />
tái tưới máu và đáp ứng viêm hệ thống, ảnh thời gian thở máy của bệnh nhân dùng siêu lọc<br />
là 481 ± 308,5 (phút), chúng tôi dựa vào công<br />
hưởng đến kết cục sau mổ. Siêu lọc được sử<br />
thức tính cỡ mẫu sau:<br />
dụng như một biện pháp hạn chế pha loãng máu<br />
σ<br />
và giảm các ảnh hưởng bất lợi khác của tuần n = Z ∝ × <br />
hoàn ngoài cơ thể, được dùng thường quy trong<br />
phẫu thuật tim trẻ em, nhưng hiệu quả trong Trong đó: giá trị Z ∝ bằng (1,96)2 với<br />
phẫu thuật tim hở người lớn cần được xem xét. khoảng tin cậy 95%, độ lệch chuẩn σ = 308,5, d=<br />
Mục tiêu nghiên cứu sai số giả định là 60 phút, ta có cỡ mẫu bằng n =<br />
Ðánh giá hiệu quả của siêu lọc lên nhu cầu 105 cho mỗi nhóm nghiên cứu.<br />
truyền máu trong phẫu thuật tim mở người Tất cả bệnh nhân được chuẩn bị thường<br />
lớn qua tỷ lệ truyền máu trong mổ, thời gian qui cho phẫu thuật tim hở và gây mê theo<br />
nằm hồi sức, nằm viện, tỷ lệ truyền máu sau phác đồ của bệnh viện. Tuần hoàn ngoài cơ thể<br />
mổ, lượng máu mất sau mổ, các biến chứng thực hiện với máy HL20, phổi nhân tạo dạng<br />
hậu phẫu, tử vong. màng, bộ siêu lọc HPH 400 Mintech. Thực hiện<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU siêu lọc cân bằng liên tục trong mổ, bù dịch<br />
bằng dung dịch tinh thể cân bằng. Xét nghiệm<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
khí máu động mạch được thực hiện tại các thời<br />
Tiến cứu mô tả. điểm: sau khi khởi mê, trong khi chạy tuần<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện hoàn ngoài cơ thể (khi ngưng tim và lặp lại sau<br />
Chợ Rẫy từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 3 năm mỗi lần bơm dung dịch liệt tim), sau khi trung<br />
2016 sau khi được Hội đồng Khoa học, Hội đồng hoà heparine bằng protamine. Bệnh nhân được<br />
Y Đức của bệnh viện thông qua và được sự đồng truyền hồng cầu lắng nếu hemoglobin < 8 g/dl.<br />
ý của các bệnh nhân người lớn (≥ 18 tuổi), có chỉ Bệnh nhân được truyền huyết tương tươi đông<br />
định phẫu thuật tim chương trình có sử dụng lạnh, tiểu cầu và kết tủa lạnh dựa trên đánh<br />
tuần hoàn ngoài cơ thể. giá mức độ chảy máu trên lâm sàng, dịch<br />
Tiêu chí nhận bệnh trong ống dẫn lưu và xét nghiệm đông máu. Ở<br />
phòng hồi sức, bệnh nhân được siêu âm tim<br />
Bệnh nhân có chỉ số Euroscore ≤ 5 được đưa<br />
qua thành ngực tại giường để đánh giá chức<br />
vào nghiên cứu.<br />
năng co bóp cơ tim. Bệnh nhân được theo dõi<br />
Tiêu chí loại trừ đánh giá mức độ hồi tỉnh, và cai máy thở theo<br />
Bệnh nhân phải phẫu thuật cấp cứu, có tiền quy trình của bệnh viện.<br />
<br />
138 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Biến số nghiên cứu chính Biến số định tính được trình bày bằng tần suất<br />
Tỷ lệ bệnh nhân truyền hồng cầu lắng trong mổ. và tỉ lệ phần trăm (%). Nhập liệu bằng phần<br />
Biến số nghiên cứu phụ mềm Microsoft Excel, xử lý số liệu bằng Stata 13.<br />
Thời gian nằm viện; tỷ lệ truyền máu sau KẾT QUẢ<br />
mổ, lượng máu mất sau mổ qua ống dẫn lưu, các Nghiên cứu có 213 bệnh nhân, nhóm chứng<br />
biến chứng, tử vong.<br />
108, nhóm siêu lọc 105 bệnh nhân.<br />
Định nghĩa biến số nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân<br />
Tỷ lệ truyền máu trong mổ được tính bằng Số BN (%)<br />
số bệnh nhân truyền hồng cầu lắng trong mổ. Đặc điểm Siêu lọc Chứng P<br />
Giới nữ 60 (57,1) 64 (59,3) 0,754<br />
Tỷ lệ truyền máu sau mổ được tính bằng số BMI* 20,3 ± 3 20,1±3,6 0,481<br />
bệnh nhân truyền hồng cầu lắng sau mổ. Phân suất tống máu EF* 63,9 ± 8,5 62,9±8 0,676<br />
Áp lực động mạch phổi tâm 48,9 ± 16,1 49,9±20, 0,668<br />
Biến chứng rung nhĩ mới sau mổ được ghi thu*<br />
nhận khi bệnh nhân trước mổ có nhịp xoang, sau Phân độ suy tim theo 0,367<br />
NYHA †<br />
mổ có rung nhĩ và kéo dài đến khi xuất viện. NYHA I 5 (4,8) 2 (1,9)<br />
Biến chứng suy tim sau mổ khi bệnh nhân NYHA II 52 (49,5) 49 (45,4)<br />
NYHA III 48 (45,7) 57 (52,8)<br />
phải dùng thuốc tăng co bóp cơ tim, thuốc lợi<br />
Điểm Euroscore † 0,202<br />
tiểu, thuốc dãn mạch, kèm với bằng chứng quá Euroscore 1 10 (9,6) 11 (10,2)<br />
tải thể tích trên lâm sàng, và X quang phổi, siêu Euroscore 2 23 (21,9) 33 (30,6)<br />
Euroscore 3 38 (36,2) 23 (21,3)<br />
âm tại giường sau mổ có chức năng co bóp thất<br />
Euroscore 4 18 (17,1) 18 (16,7)<br />
trái EF < 40%. Euroscore 5 16 (15,2) 23 (21,3)<br />
Biến chứng suy hô hấp sau mổ khi phải thở Rung nhĩ trước mổ 60 (57,1) 68 (63,0) 0,386<br />
<br />
máy > 24 giờ sau mổ, phải đặt lại ống nội khí * Trung bình ± độ lệch chuẩn †: số lượng n (tỷ lệ %)<br />
<br />
quản hoặc mở khí quản để thở máy. Bảng 2: Đặc điểm bệnh nhân trong mổ (n=105 BN):<br />
Số BN (%)<br />
Biến chứng suy thận cấp khi có lượng nước Đặc điểm Siêu lọc Chứng P<br />
tiểu < 0,5 ml/kg trong 6 giờ, Creatinine/máu tăng Phân loại theo chẩn 0,959<br />
trên 50% so với giá trị bình thường và phải dùng đoán*<br />
Phẫu thuật van tim 83 (79,0) 87 (80,6)<br />
thuốc hoặc lọc thận.<br />
Phẫu thuật tim bẩm sinh 18 (17,1) 17 (15,7)<br />
Biến chứng thần kinh khi có dấu hiệu thần Phẫu thuật tim khác 4 (3,8) 4 (3,8)<br />
kinh khu trú mới xuất hiện sau mổ. Thời gian gây mê (phút) 252,8 ± 72,1 249,8 ± 66,4 0,753<br />
†<br />
Tử vong sau mổ là tử vong xảy ra trong 30 Thời gian THNCT (phút) 103,0 ± 41,7 103,2 ± 40,3 0,969<br />
†<br />
ngày sau mổ hay tại bệnh viện.<br />
Thời gian kẹp động mạch 76,4 ± 34,9 76,1 ± 34,0 0,950<br />
Thời gian nằm viện là thời gian từ lúc nhập chủ (phút) †<br />
Số đơn vị HCL truyền 0,7 ± 1,2 1,5 ± 1,4 3 nghiên cứu trên 96 bệnh nhân, trong đó có<br />
đơn vị trong và 3 ngày đầu sau mổ có tăng tỷ lệ những bệnh nhân nguy cơ chảy máu trong mổ<br />
biến chứng viêm hệ thống, biến chứng tim mạch, cao: phẫu thuật tim “mổ lại”, phẫu thuật động<br />
thần kinh, phổi và nhiễm trùng, do đó kéo dài mạch chủ. Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm:<br />
thời gian nằm viện. Nghiên cứu cũng cho biết siêu lọc và nhóm chứng. Kết quả cho thấy số<br />
nhóm bệnh nhân có nguy cơ phải truyền máu lượng đơn vị hồng cầu lắng truyền cho bệnh<br />
<br />
140 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhân nhóm siêu lọc ít hơn có ý nghĩa thống kê (p tỷ lệ truyền máu và tỷ lệ biến chứng giữa 2<br />
< 0,001) so với nhóm chứng, lượng máu mất tại nhóm bệnh nhân. Tuy nhiên, so với các nghiên<br />
thời điểm 24 giờ sau mổ của nhóm chứng nhiều cứu nêu trên, thời gian nằm viện của bệnh nhân<br />
hơn đáng kể so với nhóm siêu lọc (508 ml so với trong nghiên cứu của chúng tôi dài hơn, có thể<br />
140 ml, p < 0,001). Tỷ lệ biến chứng sau mổ của 2 do khác biệt về quy trình điều trị như chuẩn bị<br />
nhóm nghiên cứu không có khác biệt. trước mổ, thời gian điều trị trước mổ, v.v..Chúng<br />
Tương tự, báo cáo của Torina và cộng sự(11) tôi cũng nhận thấy thời gian nằm viện của nhóm<br />
thực hiện thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên siêu lọc ngắn hơn so với nhóm chứng, có ý nghĩa<br />
60 bệnh nhân mổ tim mở, chia làm 2 nhóm: có thống kê. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả từ một<br />
và không sử dụng siêu lọc, nhận thấy nhóm nghiên cứu nhỏ trong một trung tâm. Để đánh<br />
dùng siêu lọc có số đơn vị hồng cầu lắng truyền giá ảnh hưởng lên thời gian nằm viện, chúng tôi<br />
ít hơn trong vòng 48 giờ hậu phẫu (trung bình cho rằng cần thực hiện nghiên cứu với mẫu lớn<br />
0,6 cho mỗi bệnh nhân nhóm siêu lọc so với 1,6 hơn, nhiều bệnh viện tham gia hơn.<br />
đơn vị cho mỗi bệnh nhân nhóm chứng, với p = Hạn chế của nghiên cứu chúng tôi là không<br />
0,03), mức dung tích hồng cầu cao hơn so với thực hiên được nghiên cứu mù đối với bác sĩ gây<br />
nhóm chứng tại thời điểm ngừng tuần hoàn mê và phẫu thuật viên, không phân nhóm ngẫu<br />
ngoài cơ thể (37,8% so với 34%, p < 0,05), nhưng nhiên đối với phẫu thuật viên. Nghiên cứu<br />
lượng dịch trong bình dẫn lưu tại thời điểm sau không phân tích tìm mối liên quan giữa các đặc<br />
mổ 48 giờ của các bệnh nhân nhóm siêu lọc ít điểm của bệnh nhân, đặc điểm bệnh lý và đặc<br />
hơn có ý nghĩa thống kê (p = 0,02). Trong nghiên điểm phẫu thuật với tỷ lệ xuất hiện các biến<br />
cứu này, tần suất xuất hiện các biến chứng sau chứng, thời gian nằm viện của bệnh nhân. Một<br />
mổ và thời gian nằm viện không có khác biệt có hạn chế khác của nghiên cứu là chưa khảo sát<br />
ý nghĩa. hiệu quả của của siêu lọc lên hội chứng đáp ứng<br />
Nghiên cứu của Boga và cộng sự(1) trong viêm toàn thể, thường xuất hiện sau phẫu thuật<br />
một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối tim có tuần hoàn ngoài cơ thể.<br />
chứng trên 2 nhóm gồm 40 bệnh nhân phẫu KẾT LUẬN<br />
thuật bắc cầu chủ vành, tác giả nhận thấy số đơn Siêu lọc có hiệu quả trong việc loại bỏ lượng<br />
vị hồng cầu lắng sử dụng của nhóm siêu lọc ít nước thừa do kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể,<br />
hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê hạn chế pha loãng máu, làm giảm tỷ lệ truyền<br />
(0,83 so với 1,84; p < 0,05). So với đặc điểm phẫu máu và do đó giảm những nguy cơ có thể gặp<br />
thuật trong nghiên cứu của chúng tôi là phẫu của việc truyền máu trong mổ tim mở.<br />
thuật van tim, chúng tôi cũng thu được kết quả<br />
tương tự về số đơn vị hồng cầu lắng truyền<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Boga M, Islamoglu, Badak I, Cikirikcioglu M, Bakalim T, Yagdi<br />
trong mổ. T et al (2000) “The effects of modified hemofiltration on<br />
Nghiên cứu của Raman và cộng sự(10) trên inflammatory mediators and cardiac performance in coronary<br />
artery bypass grafting” Perfusion, 15:143-50.<br />
118 bệnh nhân mổ tim nhóm nguy cơ cao chia<br />
2. Cormack James G., Robert W. Bolen (2012) “Blood conservation<br />
làm 2 nhóm cho biết: nhóm sử dụng siêu lọc có in Cardiac Surgery” CardioPulmonary Bypass: Principles and<br />
nhu cầu truyền máu trong mổ và ở hậu phẫu Techniques of Extracorporeal Circulation, Christina T. Mora,<br />
Springer-Verlag, Chapter 31, pp 461-473.<br />
thấp hơn so với nhóm chứng, giảm tình trạng 3. Galas et al (2013) "Blood transfusion in cardiac surgery is a risk<br />
thiếu máu, hạ albumine máu ở hậu phẫu. Không factor for increased hospital length of stay in adult patients"<br />
có khác biệt về thời gian nằm viện của 2 nhóm Journal of Cardiothoracic Surgery; 8:54.<br />
4. Grocott HP, Stafford-Smith M, Mora Mangano CT (2017)<br />
trong nghiên cứu. Dù đặc điểm về dân số có “Cardiopulmonary bypass Management and Organ Protection",<br />
khác so với nghiên cứu này (chỉ số Euroscore ≤ Kaplan’s Cardiac Anesthesia For Cardiac and Noncardiac Surgery 7th<br />
Edition, Kaplan J. A. Elsevier, Chapter 31, p. 1111-1152.<br />
5), chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự về<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 141<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018<br />
<br />
5. Mahrukh Zahoor et al (2007) “Ultrafiltration role in Adult 10. Raman JS et al (2003) "Hemofiltration during cardiopulmonary<br />
Cardiac Surgery Haemostasics” J Ayub Med Coll Abbottabad 19 bypass for high risk adult cardiac surgery" The International<br />
(4) p. 49-54. Journal of Artificial Organs 26 (8) p. 753-757.<br />
6. Murphy GJ (2007) "Increased Mortality, Postoperative 11. Torina et al (2012) "Use of modified ultrafiltration in adults<br />
Morbidity, and Cost After Red Blood Cell Transfusion in undergoing coronary artery bypass grafting is associated with<br />
Patients Having Cardiac Surgery" Circulation. 2007;116:2513. inflammatory modulation and less postoperative blood loss: A<br />
7. Nguyễn Thị Quý, Lưu Kính Khương (2012) "Đánh giá hiệu quả randomized and controlled study" J Thorac Cardiovasc Surg;144:<br />
của phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích p. 663-70.<br />
trong phẫu thuật thay van 2 lá", Tạp Chí Y học Thành Phố Hồ Chí<br />
Minh 2 (16): tr. 318-327.<br />
8. Oliver CW et al (2004) “Hemofiltration but Not Steroids Results Ngày nhận bài báo: 26/02/2018<br />
in Earlier Tracheal Extubation following Cardiopulmonary Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/03/2018<br />
Bypass A Prospective, Randomized Double-blind Trial”<br />
Ngày bài báo được đăng: 25/09/2018<br />
Anesthesiology 101: p. 327–39.<br />
9. Rady MY, Ryan T, Starr NJ (1998) Perioperative determinants of<br />
morbidity and mortality in elderly patients undergoing cardiac<br />
surgery, Crit Care Med 26(2):225–235.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
142 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018<br />