TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIÊN BOGAMIN LÊN<br />
HOẠT ĐỘ AST, ALT VÀ TÌNH TRẠNG OXY HÓA<br />
TRÊN THỰC NGHIỆM<br />
Nguyễn Thị Vân Anh*; Phạm Xuân Phong**; Nguyễn Văn Long***<br />
TÓM TẮT<br />
Bogamin là sản phẩm được bào chế từ lá cây Đỏ ngọn (Cratoxylon prunifolium,<br />
Kurtz), và Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus) do Học viện Quân y bào chế,<br />
đạt tiêu chuẩn cơ sở. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của bogamin uống liều<br />
cao liên tục trong 42 ngày ở hai mức liều 450 và 675 mg/kg thể trọng. Kết quả cho<br />
thấy, ở nhóm uống bogamin liều 675 mg làm tăng có ý nghĩa nồng độ TAS huyết<br />
tương và hàm lượng GSH gan so với nhóm chuột không uống bogamin tương ứng<br />
là 22,2 và 29,7%. Bogamin không ảnh hưởng đến hoạt độ các enzym AST, ALT,<br />
SOD, GPx máu và chỉ số MDA ở gan.<br />
* Từ khóa: Bogamin; AST; ALT; Thực nghiệm.<br />
<br />
THE EFFECT OF BOGAMIN ON CONCENTRATION OF AST,<br />
ALT AND OXIDILIZATION IN EXPERIMENT<br />
SUMMARY<br />
Bogamin is the product preprared from Cratoxylum pruniflorum leaves and Phyllanthus<br />
urinaria, which met the Vietnam Military Medical Uniwersity’s standard. This study<br />
evaluated the effects of chronic oral administration of bogamin at high dosages for 42<br />
continuous days at two different levels: 450 and 675 mg/kg body weight. The results showed<br />
that the test group had significantly higher plasma TAS concentration and hepatic GSH<br />
level compared with control group (22.2% and 29.7% higher, respectively). Bogamin didn’t<br />
influence the enzyme activity of blood AST, ALT, SOD, GPx and hepatic MDA index.<br />
* Key words: Bogamin; AST; ALT; Experiment.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Gan đảm nhiệm chức năng sinh lý<br />
quan trọng trong duy trì sức khỏe con<br />
<br />
người. Gan cũng có thể bị nhiễm độc và<br />
tổn thương, dẫn đến giải phóng hàng<br />
loạt các enzym chứa trong tế bào như<br />
AST, ALT, LDH... vào máu. Tùy mức độ<br />
<br />
* Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang<br />
** Viện Y học Cổ truyền Quân đội<br />
*** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Long<br />
(nguyenvanlong.vmmu@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 11/10/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/10/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 10/11/2013<br />
46<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
và nguyên nhân tổn thương của tế bào<br />
gan, hoạt độ của các enzym trên thay đổi<br />
khác nhau. Trong đó, AST và ALT là 2<br />
enzym thường tăng cao và sớm khi có<br />
tổn thương hủy hoại tế bào gan [5]. Hiện<br />
nay, nhiều nghiên cứu khẳng định gốc tự<br />
do là nguyên nhân liên quan đến nhiều<br />
quá trình bệnh lý, trong đó có các bệnh<br />
lý về gan [10]. Một số nghiên cứu cho<br />
thấy polyphenol có nhiều trong cây Đỏ<br />
ngọn (Cratoxylon prunifolium Kurtz),<br />
flavonoid trong lá Đỏ ngọn có tác dụng<br />
chống oxy hoá mạnh [4, 6, 7]. Diệp hạ<br />
châu là dược liệu được nhân dân sử<br />
dụng lâu đời để điều trị các bệnh gan<br />
mật. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy<br />
Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) có<br />
tác dụng điều trị viêm gan, có khả năng<br />
chống oxy hoá và bảo vệ tế bào gan trên<br />
thực nghiệm và trên lâm sàng [2, 3].<br />
Bogamin là sản phẩm của sự kết hợp<br />
của cao Đỏ ngọn và cao Diệp hạ châu<br />
đắng. Để nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
bogamin đến tế bào gan và tình trạng<br />
oxy hoá, chúng tôi tiến hành đề tài với<br />
mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của<br />
bogamin dùng liều cao, dài ngày đến<br />
hoạt độ AST, ALT và tình trạng oxy hóa<br />
trên chuột cống bình thường.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
- Chế phẩm bogamin do Học<br />
viện Quân y bào chế từ cao lá cây<br />
Đỏ ngọn (Cratoxylon prunifolium<br />
Kurtz) và Diệp hạ châu đắng<br />
(Phyllanthus amarus), đạt tiêu chuẩn<br />
<br />
cơ sở.<br />
Trung tâm Y Dược học Quân sự, Học<br />
vi- Chuột cống trắng đủ tiêu chuẩn thí<br />
nghiệm, không phân biệt giống đực, cái,<br />
chủng Wistar, trọng lượng từ 180 - 220<br />
g/con, số lượng 30 con. Động vật thí<br />
nghiệm do Ban Chăn nuôi, Học viện Quân<br />
y cung cấp, được nuôi dưỡng trong điều<br />
kiện phòng thí nghiệm của ện Quân y.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: dựa vào<br />
quy định của Bộ Y tế về nghiên cứu<br />
thuốc y học cổ truyền [1]: chuột cống<br />
trắng đủ tiêu chuẩn thí nghiệm, phân<br />
chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm, mỗi<br />
nhóm 10 con. Nhóm 1 (nhóm chứng<br />
sinh học): chuột được uống nước<br />
cất, liều 5 ml/kg thể trọng chuột/24<br />
giờ liên tục trong thời gian 42 ngày.<br />
Nhóm 2 (nhóm uống cao bogamin<br />
liều 1): chuột uống cao bogamin liều<br />
450 mg/kg/24 giờ liên tục trong 42<br />
ngày. Nhóm 3 (nhóm uống cao<br />
bogamin liều 2): chuột được uống<br />
cao bogamin liều 675 mg/kg/24 giờ<br />
liên tục trong thời gian 42 ngày.<br />
- Cách tiến hành thí nghiệm và<br />
các chỉ tiêu đánh giá: cho chuột thí<br />
nghiệm uống bằng sonde dạ dày<br />
nước cất hoặc bogamin với thể tích<br />
ở tất cả các nhóm như nhau 5 ml/kg<br />
thể trọng, cho uống hàng ngày vào<br />
một giờ cố định (8 giờ sáng) trong 42<br />
ngày liên tục. Đến ngày thứ 42, tiến<br />
hành giết chuột theo phương<br />
<br />
47<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
pháp gây mê bằng ketamin. Lấy<br />
máu xác định hoạt độ ALT, AST,<br />
SOD, GPx và nồng độ TAS trong<br />
máu. Phẫu tích lấy gan, rửa sạch<br />
bằng nước muối sinh lý, xác định hàm<br />
lượng MDA và GSH trong gan.<br />
<br />
- Địa điểm nghiên cứu và làm các<br />
xét nghiệm: Trung tâm Nghiên cứu Y Dược học quân sự, Học viện Quân y.<br />
- Xử lý số liệu: thống kê bằng<br />
phần mềm Staview 5.01.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Thay đổi hoạt độ AST và ALT ở các nhóm chuột thí nghiệm.<br />
Kết quả nghiên cứu xác định thay đổi hoạt độ AST, ALT máu ở chuột<br />
cống trắng thí nghiệm sau khi cho uống bogamin liều cao (450 mg/kg và 675<br />
mg/kg) liên tục trong 42 ngày.<br />
Bảng 1: Hoạt độ AST máu của các nhóm chuột cống trắng.<br />
NHÓM NGHIÊN CỨU<br />
<br />
LIỀU SỬ<br />
DỤNG<br />
<br />
n<br />
<br />
HOẠT ĐỘ AST<br />
(U/l)<br />
<br />
TỶ LỆ (%) THAY<br />
ĐỔI SO VỚI<br />
CHỨNG<br />
<br />
Nhóm chứng sinh học<br />
<br />
(1)<br />
<br />
-<br />
<br />
10<br />
<br />
50,50 ± 10,66<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 1<br />
<br />
(2)<br />
<br />
450 mg/kg<br />
<br />
10<br />
<br />
54,60 ± 15,61<br />
<br />
↑ 8,12%<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 2<br />
<br />
(3)<br />
<br />
675 mg/kg<br />
<br />
10<br />
<br />
59,60 ± 14,93<br />
<br />
↑ 18,02%<br />
<br />
p<br />
<br />
p1-2,3,2-3 > 0,05<br />
<br />
Hoạt độ enzym AST trong máu của chuột thí nghiệm ở nhóm chứng sinh<br />
học và hai nhóm nghiên cứu thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Bảng 2: Hoạt độ ALT máu của các nhóm chuột cống trắng.<br />
TỶ LỆ (%) THAY<br />
ĐỔI SO VỚI<br />
CHỨNG<br />
<br />
LIỀU SỬ DỤNG<br />
<br />
n<br />
<br />
HOẠT ĐỘ ALT<br />
(U/l)<br />
<br />
Nhóm chứng sinh học (1)<br />
<br />
-<br />
<br />
10<br />
<br />
42,50 ± 11,45<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 1 (2)<br />
<br />
450 mg/kg<br />
<br />
10<br />
<br />
47,70 ± 13,19<br />
<br />
↑ 12,24%<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 2 (3)<br />
<br />
675 mg/kg<br />
<br />
10<br />
<br />
50,60 ± 15,00<br />
<br />
↑ 19,06%<br />
<br />
NHÓM NGHIÊN CỨU<br />
<br />
p<br />
<br />
p1-2,3; 2-3 > 0,05<br />
<br />
Hoạt độ enzym ALT trong máu của chuột thí nghiệm ở nhóm chứng và<br />
hai nhóm nghiên cứu uống bogamin thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p ><br />
0,05).<br />
<br />
48<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
2. Thay đổi một số chỉ số chống oxy hóa và oxy hóa ở các nhóm chuột<br />
thí nghiệm.<br />
* Thay đổi một số chỉ số chống oxy hóa:<br />
Bảng 3: Hoạt độ SOD hồng cầu của các nhóm chuột cống trắng.<br />
NHÓM NGHIÊN CỨU<br />
<br />
LIỀU SỬ DỤNG<br />
<br />
n<br />
<br />
HOẠT ĐỘ SOD<br />
(UI/l)<br />
<br />
TỶ LỆ (%)<br />
THAY ĐỔI SO<br />
VỚI CHỨNG<br />
<br />
Nhóm chứng sinh học<br />
<br />
(1)<br />
<br />
-<br />
<br />
10<br />
<br />
1573,00 ± 311,38<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 1<br />
<br />
(2)<br />
<br />
450 mg/kg<br />
<br />
10<br />
<br />
1646,00 ± 352,74<br />
<br />
↑ 4,64%<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 2<br />
<br />
(3)<br />
<br />
675 mg/kg<br />
<br />
10<br />
<br />
1689,00 ± 284,08<br />
<br />
↑ 7,37%<br />
<br />
p<br />
<br />
p1-2,3;2-3 > 0,05<br />
<br />
Chuột sau 42 ngày liên tục uống bogamin ở hai mức liều 450 mg và 675<br />
mg/kg thể trọng có tăng nhẹ (p > 0,05) hoạt độ SOD hồng cầu lần lượt là<br />
4,64 và 7,37% so với nhóm chứng.<br />
Bảng 4: Hoạt độ GPx huyết tương của các nhóm chuột cống trắng.<br />
NHÓM NGHIÊN CỨU<br />
<br />
LIỀU SỬ DỤNG<br />
<br />
n<br />
<br />
TỶ LỆ (%)<br />
HOẠT ĐỘ GPx<br />
THAY ĐỔI SO<br />
(UI/g Hb)<br />
VỚI CHỨNG<br />
<br />
Nhóm chứng sinh học (1)<br />
<br />
-<br />
<br />
10<br />
<br />
665,00 ± 11,56<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 1 (2)<br />
<br />
450 mg/kg<br />
<br />
10<br />
<br />
592,00 ± 15,49<br />
<br />
↓ 10,98%<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 2 (3)<br />
<br />
675 mg/kg<br />
<br />
10<br />
<br />
691,00 ± 14,51<br />
<br />
↑ 3,91%<br />
<br />
p<br />
<br />
p1-2,3 > 0,05; p2-3 > 0,05<br />
<br />
Hoạt độ GPx huyết tương của các nhóm nghiên cứu ở thời điểm sau 42<br />
ngày liên tục uống bogamin ở hai mức liều 450 mg/kg và 675 mg/kg thể<br />
trọng có thay đổi nhẹ (p > 0,05) giảm 10,98 và tăng 3,91 % so với nhóm<br />
chứng sinh học.<br />
Bảng 5: Nồng độ TAS máu của các nhóm chuột cống trắng.<br />
NHÓM NGHIÊN CỨU<br />
<br />
LIỀU SỬ DỤNG<br />
<br />
n<br />
<br />
NỒNG ĐỘ TAS<br />
MÁU (µmol/ml)<br />
<br />
TỶ LỆ (%) THAY<br />
ĐỔI SO VỚI<br />
CHỨNG<br />
<br />
Nhóm chứng sinh học<br />
<br />
(1)<br />
<br />
-<br />
<br />
10<br />
<br />
1,50 ± 0,29<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 1<br />
<br />
(2)<br />
<br />
450mg/kg<br />
<br />
10<br />
<br />
1,63 ± 0,21<br />
<br />
↑ 8,33%<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 2<br />
<br />
(3)<br />
<br />
675 mg/kg<br />
<br />
10<br />
<br />
1,83 ± 0,22<br />
<br />
↑ 22,20%<br />
<br />
p<br />
<br />
p2-1,3 > 0,05; p3-1 < 0,05<br />
<br />
49<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
Nồng độ TAS trong máu của nhóm uống bogamin ở liều 450 mg/kg liên<br />
tục trong 42 ngày tăng so với nhóm chứng với tỷ lệ 8,33 %. Nhưng sự thay<br />
đổi này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở nhóm uống liều 675 mg/kg<br />
thể trọng, nồng độ TAS trong máu tăng so với nhóm chứng với tỷ lệ 22,20%,<br />
sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Bảng 6: Hàm lượng GSH gan của các nhóm chuột cống trắng.<br />
NHÓM NGHIÊN CỨU<br />
<br />
LIỀU SỬ<br />
DỤNG<br />
<br />
HÀM LƯỢNG<br />
GSH GAN CHUỘT<br />
(mg/g tổ chức)<br />
<br />
TỶ LỆ (%) THAY<br />
ĐỔI SO VỚI<br />
CHỨNG<br />
<br />
Nhóm chứng sinh học<br />
<br />
(1)<br />
<br />
-<br />
<br />
1,01 ± 0,17<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 1<br />
<br />
(2)<br />
<br />
450 mg/kg<br />
<br />
1,10 ± 0,21<br />
<br />
↑ 8,51%<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 2<br />
<br />
(3)<br />
<br />
675 mg/kg<br />
<br />
1,31 ± 0,34<br />
<br />
↑ 29,70%<br />
<br />
p<br />
<br />
p2-1,3 > 0,05; p3-1 < 0,05<br />
<br />
Ở thời điểm sau 42 ngày uống bogamin liên tục với liều 450 mg/kg thể<br />
trọng, hàm lượng GSH gan chuột của nhóm nghiên cứu tăng 8,51% so với<br />
nhóm chứng. Sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Hàm<br />
lượng GSH ở nhóm chuột uống liều 675 mg/kg thể trọng liên tục trong 42<br />
ngày tăng hơn so với nhóm chứng sinh học với tỷ lệ 29,70%, thay đổi có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Như vậy, sau khi cho chuột uống bogamin ở mức liều cao 675 mg/kg thể<br />
trọng liên tục trong 42 ngày, các chỉ số TAS và GSH tăng so với nhóm<br />
chứng.<br />
* Thay đổi chỉ số oxy hóa:<br />
Bảng 7: Hàm lượng MDA gan của các nhóm chuột cống trắng.<br />
NHÓM NGHIÊN CỨU<br />
<br />
LIỀU SỬ DỤNG<br />
<br />
HÀM LƯỢNG GSH<br />
MDA (nmol/g tổ<br />
chức)<br />
<br />
TỶ LỆ (%) THAY<br />
ĐỔI SO VỚI<br />
CHỨNG<br />
<br />
Nhóm chứng sinh học<br />
<br />
(1)<br />
<br />
-<br />
<br />
7,55 ± 1,78<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 1<br />
<br />
(2)<br />
<br />
450 mg/kg<br />
<br />
8,23 ± 1,82<br />
<br />
↑ 9,01%<br />
<br />
Nhóm bogamin liều 2<br />
<br />
(3)<br />
<br />
675 mg/kg<br />
<br />
7,93 ± 2,26<br />
<br />
↑ 5,03%<br />
<br />
p<br />
<br />
p1-2,3 > 0,05; p2-3 > 0,05<br />
<br />
Ở thời điểm sau 42 ngày cho chuột thí nghiệm uống bogamin liên tục ở<br />
hai mức liều 450 mg/kg và 675 mg/kg thể trọng, nồng độ MDA gan chuột<br />
của các nhóm nghiên cứu thay đổi nhẹ tăng lần lượt 9,01% và 5,03% so với<br />
nhóm chứng sinh học. Tuy nhiên, sự thay đổi này chưa có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05).<br />
50<br />
<br />