intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa Olmesartan bằng phương pháp tạo hệ phân tán rắn kết hợp chất hấp phụ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Olmesartan medoxomil (OM) là hoạt chất dùng trong điều trị tim mạch. Do tính tan kém trong nước, sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa còn thấp. Nghiên cứu nhằm cải thiện độ tan của OM bằng cách tạo hệ phân tán rắn kết hợp chất hấp phụ (SDA) và bào chế viên nén có độ hòa tan đạt theo USP 44.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa Olmesartan bằng phương pháp tạo hệ phân tán rắn kết hợp chất hấp phụ

  1. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2* 2024 NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN CHỨA OLMESARTAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HỆ PHÂN TÁN RẮN KẾT HỢP CHẤT HẤP PHỤ Phan Anh Tú1, Nguyễn Văn Hà2, Phan Thanh Dũng2, Trần Văn Thành2, Lê Minh Quân2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Olmesartan medoxomil (OM) là hoạt chất dùng trong điều trị tim mạch. Do tính tan kém trong nước, sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa còn thấp. Nghiên cứu nhằm cải thiện độ tan của OM bằng cách tạo hệ phân tán rắn kết hợp chất hấp phụ (SDA) và bào chế viên nén có độ hòa tan đạt theo USP 44. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hệ SDA được điều chế dựa trên sàng lọc polymer phù hợp làm chất mang và lựa chọn chất hấp phụ. Độ tan của OM trong hệ SDA được so sánh với độ tan của OM nguyên liệu. Bào chế viên nén chứa SDA (tương đương OM 20 mg) bằng phương pháp dập thẳng. Cấu trúc hóa lý SDA được phân tích bằng quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR), nhiệt quét vi sai (DSC), nhiễu xạ tia X (XRD) và kính hiển vi điện tử quét (SEM). Kết quả: SDA giúp tăng độ tan OM so với nguyên liệu. Công thức SDA phù hợp gồm OM, poloxamer 407 và lactose monohydrat (1:0,5:7, kl/kl/kl). Độ hòa tan trong môi trường pH 6.8 của viên nén chứa SDA phù hợp đạt 92,5% sau 30 phút. Phân tích FT-IR, DSC, XRD và SEM cho thấy OM tồn tại trong hệ phân tán rắn ở dạng vô định hình và tương tác với poloxamer 407 trên chất hấp phụ (lactose monohydrat) để tạo cấu trúc xốp. Kết luận: Kỹ thuật tạo SDA đã cải thiện thành công độ tan của OM và đã chứng minh được cấu trúc vật lý của HPTR tạo thành. Viên nén olmesartan medoxomil 20 mg có độ hoà tan cao (trên 85%) sau 30 phút thử nghiệm. Dữ liệu nghiên cứu có thể được tham khảo trong nghiên cứu phát triển dược phẩm tại Việt Nam. Từ khóa: hệ phân tắn rắn kết hợp chất hấp phụ, độ tan, độ hoà tan, olmesartan medoxomil ABSTRACT FORMULATION OF OLMESARTAN TABLET USING SOLID DISPERSION WITH ABSORBENT METHOD Phan Anh Tu, Nguyen Van Ha, Phan Thanh Dung, Tran Van Thanh, Le Minh Quan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine - Pharmacy * Vol. 27 - No. 2 - 2024: 24 - 31 Background: Olmesartan medoxomil (OM) is an active pharmaceutical ingredient used in cardiovascular disease treatment. Due to its poor water solubility, drug absorption through the digestive tract is low. The research aims to improve the solubility of OM by formulating a solid dispersion system combined with an adsorbate (SDA) and preparing tablets with dissolution rate complies with USP 44. Methods: The SDAs is formulated based on screening suitable polymers as carriers and selecting adsorbates. The solubility of OM in the SDAs is compared to the solubility of the raw OM. The tablets containing SDA (equivalent to OM 20 mg) were prepared using a direct compression method. The SDAs' physicochemical structure was analyzed using Fourier transform infrared spectroscopy (FT-IR), differential scanning calorimetry (DSC), X-ray diffraction (XRD), and scanning electron microscopy (SEM). Results: SDAs help increase OM solubility compared to raw materials. A suitable SDA formula includes OM, poloxamer 407 and lactose monohydrate (1:0.5:7, kl/kl). The dissolution rate in pH 6.8 medium of the tablet containing suitable SDA achieves 92.5% after 30 mins. FT-IR, DSC, XRD and SEM analysis showed that OM Khoa Dược, Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng 1 Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2 Tác giả liên lạc: TS.DS. Lê Minh Quân ĐT: 0938768646 Email: leminhquan@ump.edu.vn Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(2):24-31. DOI: 10.32895/hcjm.p.2024.02.04 24
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2* 2024 Nghiên cứu existed in the solid dispersion in an amorphous form and interacted with poloxamer 407 on the adsorbate (lactose monohydrate) to create a porous structure. Conclusion: The SDA technique has successfully improved the solubility of OM and demonstrated the physical structure of the resulting solid dispersion. Olmesartan medoxomil 20 mg tablets have a dissolution rate exceeding 85% after 30 minutes. The result can be a reference in pharmaceutical research and development in Vietnam. Keywords: solid dispersion adsorbate, solubility, dissolution, olmesartan medoxomil ĐẶT VẤNĐỀ HPTR kết hợp chất hấp phụ. Hệ phân tán rắn thu được có độ tan của OM tăng so với nguyên Olmesartan medoxomil (OM) là dược chất liệu ban đầu, được chứng minh cấu trúc hoá lý được dùng phổ biến trong điều trị tăng huyết áp và có thể áp dụng trong bào chế viên nén đạt dưới dạng viên nén. Tuy nhiên, viên nén chứa theo tiêu chuẩn của USP 44. OM thường có sinh khả dụng đường uống thấp do dược chất gần như không tan trong nước ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU (BCS nhóm II)(1). Để làm tăng sinh khả dụng của Đối tượng nghiên cứu viên nén chứa OM, các nhà bào chế cần cải thiện Olmesartan medoxomil (OM) (Ấn Độ) có được độ tan của OM, qua đó nâng cao tốc độ hàm lượng 99,86% đạt tiêu chuẩn USP 44. Các tá và/hoặc mức độ giải phóng dược chất. dược dùng trong bào chế gồm poloxamer 407 Hiện nay, có nhiều giải pháp để cải thiện (P407) và poloxamer 188 (P188) (Đức), cellulose được độ tan của dược chất như sử dụng các vi tinh thể (MCC PH101) (Đức), lactose chất diện hoạt, làm giảm kích thước của tiểu monohydrat (Mỹ), cellulose vi tinh thể được silic phân hoặc tạo các hệ phân tán rắn(2)… Trong hoá (SMCC 90) (Đài Loan), PEG 4000 và PEG đó, hệ phân tán rắn (HPTR) là một trong 6000 (Nhật Bản). những kỹ thuật bào chế hiện đại được ứng Phương pháp nghiên cứu dụng rộng rãi trong sản xuất dược phẩm, do Phương pháp xác định đặc tính của nguyên có tính hiệu quả trong cải thiện độ tan đối với liệu và sàng lọc polyme tiềm năng thuốc thuộc nhóm phân loại BCS nhóm II(3). Một trong những khó khăn khi nghiên cứu bào Xác định độ tan của OM và các HPTR chứa OM chế HPTR là khả năng tương thích với hệ Cân lượng mẫu tương đương 100 mg OM thống thiết bị sẵn có tại các nhà máy khi nâng vào bình nón 100 mL, bổ sung 100 mL môi cấp lên quy mô công nghiệp. Để giải quyết vấn trường đánh giá độ tan (thí nghiệm sử dụng đề này, các nhà nghiên cứu đã phát triển kỹ hai môi trường là nước và pH 6,8). Lắc ngang thuật bào chế HPTR có sự kết hợp với chất hấp trong 24 giờ trên thiết bị bể ổn nhiệt lắc ngang phụ (Solid dispersion adsorbate - SDA)(4). 1083 GFL - Đức với tốc độ 75 vòng/phút, sau Trong kỹ thuật này, dược chất được phân tán đó lấy 10 mL dịch trong bình nón ly tâm, lọc vào các polyme tan trong nước bằng cách thức dịch thu được qua màng lọc cellulose acetat phù hợp (đun chảy, dùng đồng dung môi…), 0,45 µm. Độ tan của OM trong mẫu thử là hỗn hợp (dạng bán rắn/lỏng) sau đó được trộn nồng độ dung dịch bão hòa được định lượng đều với chất hấp phụ phù hợp để hóa rắn. SDA giúp việc tạo HPTR có thể triển khai trên bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis ở dây chuyền thiết bị sản xuất viên nén theo bước sóng 257 nm. Thử nghiệm được lặp lại phương pháp tạo hạt ướt. 3 lần, lấy giá trị trung bình. Phương pháp định Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cải lượng UV-Vis được thẩm định và đạt yêu cầu thiện độ tan của OM bằng phương pháp bào chế theo hướng dẫn của ICH-Q2A. 25
  3. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2* 2024 Xác định độ hòa tan của OM và các HPTR hỗn hợp bột ướt. Xát hạt ướt qua rây 1,0 mm, rồi chứa OM sấy hỗn hợp ở 60oC đến độ ẩm < 4%, nghiền Điều kiện thử và sửa hạt qua rây 0,5 mm. Trộn cốm thu được với tá dược rã (crospovidon), tá dược Thiết bị kiểu II (cánh khuấy); tốc độ khuấy độn (MCC PH102) và tá dược trơn bóng (talc, 50 vòng/phút; môi trường hòa tan là 1000 mL dung magnesi stearat) trước khi tiến hành dập viên. dịch đệm phosphat pH 6,8 ở nhiệt độ 37 ± 0,5 oC. Dập viên trên máy xoay tròn với khối lượng viên Tiến hành 200 mg, độ cứng 60 ± 10 N. Cân 20 mg OM nguyên liệu hoặc một mẫu Xác định độ hòa tan của viên thử nghiệm thử nghiệm HPTR với khối lượng được quy Thực hiện theo chuyên luận “viên nén tương đương với 20 mg OM nguyên liệu. Tiến olmesartan medoxomil” của USP 44 (test 1)(5). hành thử nghiệm, tại các thời điểm 5, 15, 30 phút, rút 10 mL môi trường, đồng thời bổ sung 10 mL Đánh giá cấu trúc hoá lý của HPTR môi trường mới. Lọc dịch hòa tan qua màng Ở công thức bào chế được lựa chọn sau cùng, 0,45 µm rồi định lượng OM trong dịch thu được sau khi tạo hạt ướt và kết thúc giai đoạn sấy, hỗn bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis ở hợp hạt khô được lấy mẫu để đánh giá trạng thái bước sóng 257 nm. Mỗi thử nghiệm được tiến tồn tại của OM trong hệ phân tán rắn bằng các kỹ hành lặp lại 3 lần và lấy giá trị trung bình(5). thuật phân tích FT-IR trên thiết bị FT/IR-4600 Sàng lọc các polyme tiềm năng (Jasco, Nhật Bản), phân tích quét nhiệt vi sai (DSC) trên thiết bị (Mettler Toledo, Đức), nhiễu xạ Cân khoảng 2 g OM nguyên liệu và các tia X trên thiết bị D2 Phaser (Bruker, Đức) và polyme (PEG 6000, PEG 4000, P188, P407) với phân tích hình thái tiểu phân dưới kính hiển vi các khối lượng lần lượt là 1g hoặc 2g tương ứng điện tử quét JSM-IT 200 (Jeol, Nhật Bản). với tỷ lệ OM:polyme là 1:0,5 hoặc 1:1 (kl/kl). Hòa tan OM và polyme trong 100 mL dung môi KẾT QUẢ ethanol 96%. Bay hơi dung môi trên bếp cách Đánh giá độ tan và độ hòa tan của olmesartan thủy đến khi thu được khối dẻo, chuyển qua tủ medoxomil nguyên liệu sấy và sấy đến khô (xác định độ ẩm < 10%), Độ tan và độ hòa tan của nguyên liệu OM nghiền mẫu thu được và rây qua rây 0,3 mm; đã được khảo sát. Kết quả cho thấy độ tan của bảo quản trong bình hút ẩm. Tiến hành đánh giá OM trong môi trường nước sau 24 giờ là độ tan của OM trong mẫu thu được để sàng lọc 0,0075 mg/mL tương ứng với nhóm dược chất polyme tiềm năng trong bào chế HPTR. không tan (practically insoluble theo Dược điển Bào chế viên nén olmesartan medoxomil 20 mg Mỹ USP 44(5). Ở môi trường pH 6,8, độ tan của bằng HPTR kết hợp chất hấp phụ OM tuy có cao hơn (0,058 mg/mL) so với môi Sau khi tiến hành sàng lọc polyme, tiến hành trường nước, nhưng vẫn thuộc nhóm không tan khảo sát lựa chọn chất hấp phụ với loại và tỉ lệ và chưa đạt được yêu cầu của “điều kiện sink” để thích hợp. Các chất hấp phụ được khảo sát trở thành nguyên liệu đầu vào bào chế viên nén. gồm: cellulose vi tinh thể được silic hoá Kết quả đánh giá độ hòa tan (Hình 1) cho (SMCC 90), cellulose vi tinh thể (MCC PH101) thấy sau 30 phút thử nghiệm, chỉ 28,6% OM và lactose monohydrat. được hòa tan (thấp hơn rất nhiều so với tiêu Bào chế HPTR kết hợp với chất hấp phụ: chuẩn dược điển là Q = 75% sau 30 phút). Ở nội Hòa tan OM và polyme vào dung môi ethanol dung nghiên cứu tiếp theo, các phương pháp 96% đến khi dược chất và chất mang phân tán tạo hệ phân tán rắn phối hợp với chất hấp phụ đồng nhất vào dung môi. Nhồi trộn đều dung sẽ được áp dụng để cải thiện độ hòa tan của dịch thu được vào chất hấp phụ để thu được dược chất. 26
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2* 2024 Nghiên cứu viên, dính viên, hút ẩm cho quá trình dập viên... Vì vậy, P407 được xác định là tiềm năng và phù hợp để tạo HPTR với OM (tỉ lệ 1:0,5, kl/kl) nhằm bào chế viên nén. Bào chế viên nén olmesartan medoxomil 20 mg chứa HPTR Trong nghiên cứu này, hệ phân tán chứa OM và P407 được hòa tan trong ethanol 96%, trước khi dùng như tá dược dính để tạo hạt với chất hấp phụ là cellulose vi tinh thể, hoặc lactose Hình 1. Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của OM nguyên monohydrat, hoặc cellulose vi tinh thể silic liệu trong môi trường pH 6,8 hóa. Tỉ lệ phối hợp dược chất: polyme: chất Kết quả sàng lọc để lựa chọn các polyme tiềm năng hấp phụ được khảo sát gồm 1:0,5:3, 1:0,5:5 và Bảng 1 trình bày kết quả đánh giá độ tan và 1:0,5:7 (kl/kl/kl) (Bảng 2). độ hòa tan của OM nguyên liệu và hệ phân tán Độ hòa tan của viên nén thu được từ TN10 OM: polyme khảo sát. - TN18 có cải thiện so với viên không chứa hệ Sự phối hợp với polyme để tạo các HPTR phân tán (TN9). Mức độ cải thiện tốt nhất đều cải thiện được độ tan của OM. Trong đó, thuộc về các thử nghiệm có tỉ lệ OM: polyme: TN7 và TN8 (sử dụng P407) giúp cải thiện độ chất hấp phụ là 1:0,5:7 (kl/kl/kl) (tương ứng từ tan đáng kể nhất, tăng xấp xỉ 2,5 lần (môi trường pH 6,8) so với OM nguyên liệu. Về độ hòa tan, TN16 - TN18), đều đạt yêu cầu USP 44. Trong hệ phân tán thu được từ TN1 - TN4 (chất mang đó, TN17 sử dụng lactose monohydrat làm PEG 4000 hoặc PEG 6000) chưa đạt độ hòa tan chất hấp phụ cho kết quả độ hòa tan cải thiện theo yêu cầu USP 44(5). Trong khi hệ phân tán thu nhất (85,2% hòa tan sau 30 phút). So với viên được từ TN5 - TN8 (chất mang là P188 hoặc từ TN9, độ hòa tan ở phút thứ 30 đã tăng xấp P407) đạt yêu cầu, sau 30 phút độ hòa tan lần xỉ 4 lần. lượt là 81,3%; 86,4%; 86,8% và 90,2%. Nhằm chứng minh trạng thái vật lý của P407 cho hiệu quả cải thiện độ hòa tan dược OM trong HPTR, các phép phân tích hoá lý chất cao nhất. Tuy nhiên sự chênh lệch về độ hòa đã được tiến hành trên HPTR được hấp phụ tan là không đáng kể giữa TN7 (tỉ lệ 1:0,5) và thành cốm khô sau khi sấy thu được từ TN8 (tỉ lệ 1:1), đồng thời khi sử dụng poloxamer TN17 và chưa qua giai đoạn trộn hoàn tất để với nồng độ cao có thể làm tăng nguy cơ mềm dập viên. Bảng 1. Kết quả đánh giá độ tan và độ hòa tan Thí nghiệm OM TN1 TN2 TN3 TN4 TN5 TN6 TN7 TN8 Tỷ lệ OM: - OM : PEG OM : PEG OM : PEG OM : PEG OM : P188 OM : P188 OM : P407 OM : P407 Polyme 4000 4000 (1:1) 6000 6000 (1:1) (1:0,5) (1:1) (1:0,5) (1:1) (1:0,5) (1:0,5) Độ tan (mg/mL) pH 6,8 0,058 0,085 0,102 0,096 0,115 0,130 0,144 0,140 0,156 Nước 0,0075 0,0089 0,011 0,0092 0,010 0,015 0,022 0,019 0,026 Độ hòa tan (TB±SD, %, n=6) 5 phút 11,3 ± 0,2 40,2 ± 0,3 43,3 ± 0,4 44,1 ± 0,2 51,6 ± 0,3 44,7 ± 0,2 53,0± 0,4 57,6 ± 0,2 71,7 ± 0,3 15 phút 18,0 ± 0,4 63,8 ± 0,4 65,4 ± 0,3 68,7 ± 0,2 70,1 ± 0,4 74,0 ± 0,3 77,9 ± 0,2 76,9 ± 0,3 87,2 ± 0,3 30 phút 28,6 ± 0,3 68,9 ± 0,2 71,2 ± 0,2 73,2 ± 0,3 73,5 ± 0,2 81,3 ± 0,2 86,4 ± 0,3 86,8 ± 0,2 90,2 ± 0,2 27
  5. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2* 2024 Bảng 2. Công thức bào chế, kết quả đánh giá cốm và viên nén tạo thành từ các thử nghiệm Thành phần (mg) TN9 TN10 TN11 TN12 TN13 TN14 TN15 TN16 TN17 TN18 OM 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 P407 - 10 10 10 10 10 10 10 10 10 MCC PH101 - 60 - - 100 - - 140 - - Lactose monohydrat - - 60 - - 100 - - 140 - SMCC - - - 60 - - 100 - - 140 Crospovidon 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 MCC PH102 169 99 99 99 59 59 59 19 19 19 Talc 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 Magnesi stearat 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 Ethanol 96% - vđ vđ vđ vđ vđ vđ vđ vđ vđ Tổng cộng (mg) 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 Đánh giá cốm trung gian tạo thành Độ ẩm cốm hoàn tất (%) 1,45 2,47 2,55 2,34 1,98 2,10 2,18 1,67 1,55 1,62 Tỉ số Hausner 1,19 1,20 1,19 1,23 1,21 1,17 1,18 1,15 1,12 1,16 Góc nghỉ trung bình (°) 27,5 26,7 27,2 25,3 27,3 27,5 27,1 25,8 24,9 26,5 Lưu tính (theo USP44) Khá Khá Khá Khá Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Đánh giá viên Độ mài mòn (%) 0,4 0,3 0,5 0,3 0,4 0,4 0,3 0,3 0,2 0,3 Độ hòa tan 5 phút 8,5 ± 24,2 ± 28,7 ± 19,6 ± 31,4 ± 32,3 ± 21,5 ± 33,2 ± 41,8 ± 26,6 ± (TB±SD, %, 0,2 0,4 0,3 0,2 0,3 0,4 0,3 0,2 0,2 0,4 n=6) 15 phút 15,1 ± 48,6 ± 50,5 ± 31,4 ± 60,1 ± 65,5 ± 59,4 ± 55,7 ± 72,1 ± 49,6 ± 0,3 0,2 0,3 0,4 0,2 0,3 0,2 0,4 0,3 0,3 30 phút 23,5 ± 65,2 ± 66,6 ± 60,2 ± 68,6 ± 69,1 ± 65,2 ± 80,9 ± 92,5 ± 75,3 ± 0,2 0,3 0,2 0,5 0,2 0,2 0,3 0,3 0,2 0,3 Hình 2. Phổ FT-IR của nguyên liệu OM (A) và HPTR (B) Kết quả đo phổ FT-IR của OM nguyên liệu HPTR. Theo đó, các đỉnh nhiệt đặc trưng của cả và HPTR (TN17) cho thấy các pic đặc trưng của OM (tại 185 oC) và của poloxamer P407 (tại 60 oC) OM tại các số sóng lần lượt là khoảng 3300 - đều không xuất hiện trên phổ đồ DSC của HPTR 3600 cm-1 (O-H); 2931,90 cm-1 (C-H); 1708 cm-1 (so với phổ hỗn hợp trộn vật lý vẫn có tồn tại hai và 1832 cm -1 (C=O); 1600 -1670 cm-1 (C=N) và đỉnh nhiệt này) (Hình 3). 1168,90 cm-1 (C-O); đều có thể hiện trong phổ Trạng thái rắn của OM nguyên liệu và của HPTR. Điều này chứng tỏ khả năng tương HPTR đã được khảo sát bằng XRD. Phổ nhiễu thích giữa OM và polyme; cũng như không có xạ của OM nguyên liệu cho thấy OM có bản sự thay đổi đáng kể về tính toàn vẹn hóa học chất là tinh thể với nhiều đỉnh cực đại. Một số của OM trong hệ (Hình 2). thay đổi về vị trí đỉnh cũng như cường độ cực Kết quả đo phổ DSC giúp xác nhận tương đại có sự suy giảm. Việc mất một số đỉnh đặc tác hoá lý giữa OM và poloxamer P407 trong trưng cũng như giảm tương đối cường độ 28
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2* 2024 Nghiên cứu nhiễu xạ của OM trong HPTR giúp xác nhận tinh thể với bề mặt nhẵn. Tiểu phân thu rằng OM đã chuyển một phần sang trạng thái được của HPTR có dạng gần cầu, tương đối vô định hình hoặc đã chuyển sang dạng tinh đồng nhất và là kết quả của quá trình tạo thể khác (vi tinh thể) (Hình 4). hạt. Bên cạnh đó, không còn phân biệt được Hình ảnh hiển vi điện tử quét giúp xác các tiểu phân dược chất, poloxamer riêng lẻ nhận hình thái của nguyên liệu và tiểu phân trên hình ảnh phân tích bề mặt HPTR tạo hệ phân tán rắn. OM nguyên liệu có dạng thành (Hình 5). Hình 3. Phổ DSC của OM nguyên liệu (A); P407 (B); lactose monohydrat (C); hỗn hợp vật lý (D); hệ phân tán rắn (E) 29
  7. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2* 2024 Hình 4. Phổ XRD của OM nguyên liệu (A) và hệ phân tán rắn (B) Hình 5. Hình ảnh SEM của OM nguyên liệu (A) và hệ phân tán rắn (B) Tóm lại, sự kết hợp giữa OM và hợp cho cả hỗn hợp, đồng thời với đặc tính hòa poloxamer trong một hệ phân tán rắn và kết tan cao của dược chất. hợp với chất hấp phụ để bào chế viên nén độ Poloxamer thường được sử dụng với vai trò hòa tan cao đã được phát triển thành công. là chất mang khi điều chế HPTR chứa các dược HPTR giúp viên đạt độ hòa tan cao. Các chất khó tan hoặc để cải thiện đặc tính hòa tan phép phân tích chứng minh OM đã tồn tại của các dược phẩm dạng viên nén. Nghiên cứu trong HPTR; tương tác với chất mang P407 này đã sử dụng P407 với tỉ lệ dược chất: chất trên nền chất hấp phụ (lactose monohydrat). mang là 1:0,5 để cải thiện độ tan cũng như độ BÀNLUẬN hòa tan của OM, dẫn đến độ hòa tan của HPTR chứa OM đạt 86,8% so với 28,6% của OM Với dược chất kém tan, có nhiều biện pháp nguyên liệu sau 30 phút. Kết quả này tương tự để cải thiện độ tan và độ hòa tan của dược chất với nghiên cứu đã công bố của Eloy JO và cộng đó. Từ những năm 1960, kỹ thuật tạo HPTR đã sự(6) về việc sử dụng P407 trong điều chế HPTR được phát triển và liên tục cải tiến để hướng đến giúp tăng cường khả năng hòa tan và độ hòa tan tăng khả năng áp dụng trong thực tiễn sản xuất của acid ursolic. Một nghiên cứu khác cũng cho dược phẩm. Một trong những kỹ thuật tạo thấy sự hiệu quả của việc sử dụng P407 làm chất HPTR gần đây được nghiên cứu nhiều trong sản mang trong điều chế HPTR đó là nghiên cứu của xuất dược phẩm là kết hợp với chất hấp phụ. Vyas V và cộng sự(7) với HPTR chứa tadalafil và Khi tạo HPTR của dược chất với polyme, chúng P407 với tỉ lệ 1:0,5 cho kết quả tạo ra viên chứa có khả năng tương tác và hấp phụ mạnh hơn tadalafil có độ hoà tan cao. vào bề mặt của chất hấp phụ, tạo ra một hệ Tuy nhiên, việc bào chế HPTR chỉ gồm dược thống ổn định giữa chất hấp phụ và HPTR. Điều chất và chất mang có một số hạn chế nhất định, này có thể giúp tạo được các đặc tính lý hóa phù ví dụ như quá trình sấy kéo dài hơn, thể chất 30
  8. Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2* 2024 Nghiên cứu HPTR dễ bị biến đổi trong quá trình bảo quản. phụ lactose monohydrat. Trạng thái vật lý của Một trong những thách thức của việc bào chế OM trong HPTR cũng đã được chứng minh. viên nén chứa HPTR là làm thế nào để phối hợp Qua đó, cho thấy các kết quả thu được có tiềm HPTR với các thành phần khác trong công thức năng để các nhà bào chế tham khảo trong quá viên nén mà không làm thay đổi đáng kể tính trình nghiên cứu phát triển sản phẩm có độ tan chất của HPTR ban đầu; đồng thời quy trình và độ hòa tan kém như olmesartan medoxomil. phối hợp phải có tính khả thi để triển khai trên TÀI LIỆU THAM KHẢO quy mô lớn. Một trong những giải pháp cho vấn 1. Pandya NT, Jani P, Vanza J, Tandel H (2018). Solid lipid đề này là sử dụng phương pháp tạo HPTR kết nanoparticles as an efficient drug delivery system of hợp chất hấp phụ. Theo đó, hệ phân tán giữa olmesartan medoxomil for the treatment of hypertension. Colloids Surf B Biointerfaces, 165:37-44. dược chất và polyme được phối ở dạng lỏng 2. Rumondor ACF, Dhareshwar SS, Kesisoglou F (2016). (như một tá dược dính) cùng với chất hấp phụ Amorphous solid dispersions or prodrugs: complementary strategies to increase drug absorption. J Pharm Sci, (có vai trò như tá dược độn) để tạo hỗn hợp bột 105(9):2498-2508. ướt và tạo hạt ướt trên thiết bị thông thường 3. Costantino HR, Firouzabadian L, Wu C, et al (2002). Protein (như thiết bị tạo hạt cao tốc hoặc thiết bị tầng spray freeze drying. 2. Effect of formulation variables on particle size and stability. J Pharm Sci, 91(2):388-395. DOI: sôi). Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát kết 10.1002/jps.10059. hợp với các chất hấp phụ SMCC 90, MCC 101, 4. Mahajan A, Surti N, Koladiya P (2018). Solid dispersion lactose monohydrat để qua đó bào chế viên nén adsorbate technique for improved dissolution and flow properties of lurasidone hydrochloride: characterization đạt độ hòa tan theo USP44. Kết quả cho thấy using 32 factorial design. Drug Dev Ind Pharm, 44(3):463-471. rằng sự kết hợp với lactose monohydrat đã DOI: 10.1080/03639045.2017.1397687. 5. US Pharmacopoeia Natural Formulary (2021). Olmesartan mang lại kết quả tốt nhất và phù hợp nhất so với medoxomil tablets. In: USP 44/NF 39. The United States các chất hấp phụ còn lại đã khảo sát trong quá Pharmacopeial Convention, USA. trình bào chế HPTR. Kết quả này củng cố những 6. Eloy OJ, Marchetti MJ (2014). Solid dispersions containing ursolic acid in Poloxamer 407 and PEG 6000: a comparative quan sát đã công bố trong các nghiên cứu trước study of fusion and solvent methods. Powder Technology, đây. Panchal và cộng sự(8) đã dùng phương pháp 253:98-106. DOI: 10.1016/j.powtec.2013.11.017. SDA với lactose monohydrat làm chất hấp phụ 7. Vyas V, Sancheti P, Karekar P, Shah M, Pore Y (2009). Physicochemical characterization of solid dispersion systems để bào chế viên nén chứa Tacrolimus. Deepti và of tadalafil with poloxamer 407. Acta Pharm, 59(4):453-61. cộng sự(9) cũng đã nghiên cứu tương tự trên viên DOI: 10.2478/v10007-009-0037-4. 8. Pranav VP, Shital SP, Tejal AM (2013). Improvement of nén chứa dược chất glibenclamid; hay Hany và dissolution rate of tacrolimus by solid dispersion technique. cộng sự đã bào chế viên nén glyburid với sự hỗ Journal of Pharmaceutical Investigation, 43:45-53. DOI: trợ của lactose monohydrat làm chất hấp phụ 10.1007/s40005-013-0053-8. 9. Deepti, Dureja H, Madan AK (2007). Solid dispersion trong bào chế hệ nano(10). Lactose monohydrat có adsorbates for enhancement of dissolution rates of drugs. ưu điểm giúp sự phân tán HPTR trong toàn khối PDA J Pharm Sci Technol, 61(2):97-101. được hiệu quả và cải thiện khả năng tạo liên kết 10. Ali HSM, Hanafy AF, Alqurshi A (2019). Engineering of solidified glyburide nanocrystals for tablet formulation via trong viên(9). loading of carriers: downstream processing, characterization, and bioavailability. Int J Nanomedicine, 14:1893-1906. DOI: KẾT LUẬN 10.2147/IJN.S194734. Viên nén olmesartan medoxomil 20 mg đã được bào chế có độ hòa tan cao (trên 85%) sau 30 phút thử nghiệm. Sự cải thiện độ hòa tan đạt Ngày nhận bài báo: 19/06/2024 được nhờ tạo được hệ phân tán rắn giữa dược Ngày chấp nhận đăng bài: 24/07/2024 chất và poloxamer P407 kết hợp với chất hấp Ngày đăng bài online: 28/07/2024 31
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2