intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

65
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu sử dụng báo cáo tài chính theo quý của 26 doanh nghiệp ngành thép trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2016 đến 2020, nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của ngành này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam

  1. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 ID: YSC3F.304 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP TẠI VIỆT NAM LẠI CAO MAI PHƯƠNG1, PHẠM THỊ PHƯƠNG UYÊN1, ĐẶNG THỊ LỆ THI1, DƯƠNG HOÀNG HỒNG HÂN1 1 Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh laicaomaiphuong@iuh.edu.vn, puyen318huu@gmail.com, dangthilethi757@gmail.com, duonghoanghonghan@gmail.com Tóm tắt. Nghiên cứu sử dụng báo cáo tài chính theo quý của 26 doanh nghiệp ngành thép trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2016 đến 2020, nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của ngành này. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình tác động ngẫu nhiên REM là phù hợp nhất các yếu tố gồm: chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), quy mô doanh nghiệp (SIZE), hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (PE) đều có tác động tích cực đến với giá cổ phiếu ngành thép. Dựa trên kết quả này, bài viết đưa ra một số đề xuất đối với các nhà đầu tư và các nhà quản lý liên quan đến ngành này. Từ khóa. Ngành thép, CPI, EPS, quy mô, PE THE FACTORS AFFECTING STOCK PRICE OF STEEL INDUSTRY Abstract. The study uses quarterly financial statements of 26 steel companies on Vietnam's stock market in the period 2016 to 2020, to examine the factors that influence the stock price of this industry. The test results show that the random effect model REM is the most suitable for factors including: consumer price index (CPI), earnings per share (EPS), firm size (SIZE), system Price per share (PE) has a positive impact on steel industry's stock price. Based on this result, the article gives some suggestions for investors and managers related to this industry. Keywords. Steel industry, CPI, EPS, size, PE 1 GIỚI THIỆU Trong xu hướng hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu. Thị trường chứng khoán được xem là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không ngoại lệ, đây là một thị trường chứng khoán mới nổi cần có những nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao để góp phần thúc đẩy sự phát triển làm cho nó có thể hoạt động hiệu quả trong môi trường chứng khoán cạnh tranh khắc nghiệt. Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán mang lại kết quả to lớn là đưa ra được các nhận định và kiến nghị kịp thời cho các tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Các nghiên cứu trước đây, thực hiện trên toàn thị trường chứng khoán của từng quốc gia đã chỉ ra các yếu tố điển hình như: chỉ số giá tiêu dùng CPI (Tamimi & ctg, 2011); tốc độ tăng trưởng GDP (Kiều & Nhiên, 2020); thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS (Nautiyal & Kavidayal, 2018); quy mô doanh nghiệp (Sharif & Pillai, 2015); tỷ lệ chi trả cổ tức (Mạnh, 2017); hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu PE (Thức & ctg, 2018). Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, ngành thép là một ngành quan trọng bởi vì tính ứng dụng của thép trong sản xuất, kinh doanh và xây dựng là rất lớn, vì vậy nó có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách mạnh mẽ. Hiện tại, giá cổ phiếu ngành thép đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ đây chính là tín hiệu tốt cho nền kinh tế và được các tổ chức và nhà đầu tư cá nhân rất quan tâm. Tuy nhiên giá cổ phiếu của ngành thép vẫn chịu sự phân hóa bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô lẫn vi mô. Hiện nay, có rất ít những bài viết nghiên cứu cụ thể về ngành thép đơn cử như nghiên cứu của My (2015) chỉ nghiên cứu trên 5 cổ phiếu điển hình của ngành thép trong giai đoạn năm 2009 đến 2014, sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xác định được các nhân tố tác động đến giá cổ phiểu và loại bỏ những nhân tố không phù hợp. Bài viết của My (2015) chỉ sử dụng 5 doanh nghiệp không đủ khái quát về toàn bộ ngành thép, và nghiên cứu dữ liệu trong năm 2009 đến năm 2014 đã không còn phù hợp đối với thị trường cổ phiếu ngành thép ở thời điểm hiện 32 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 nay. Với mong muốn được đóng góp bổ sung cho khung lí thuyết, và đưa các kiến nghị phù hợp đối với các nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai gần. Nhóm tác giả xin chọn đề tài “nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá cổ phiểu của các doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam” để thực hiện. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 Cơ sở lý thuyết Theo Fama (1970) sử dụng dữ liệu về 261 công ty lớn về các ngành nghề thiết yếu tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1946-1966. Lý thuyết thị trường hiệu quả nói rằng thị trường hoạt động hiệu quả thì giá của cổ phiếu chịu sự tác động của các nhân tố vĩ mô và vi mô. Có thể nói rằng các yếu tố vĩ mô và vi mô có tác động trực tiếp và gián tiếp đến thị trường cổ phiếu đặc biệt là giá của cổ phiếu. Tuy nhiên, có những thị trường hoặc những nhóm ngành không hiệu quả khi không chịu sự tác động của những yếu tố kinh tế. Lý thuyết của Fisher về lãi suất rất cần thiết cho khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Học thuyết là cơ sở cho ý tưởng rằng chính sách tiền tệ chủ yếu nên tập trung vào việc quản lý các kỳ vọng về lạm phát nhằm cố gắng giữ lãi suất thực ổn định. Điều này nhằm mục đích thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư. Khái niệm có quan trọng trong lý thuyết về sự quan tâm của Fisher (1930). Do đó, với tỷ lệ thực yêu cầu, bất kỳ sự gia tăng (hoặc giảm) dự kiến nào trong tỷ lệ lạm phát sẽ dẫn đến tăng (hoặc giảm) lãi suất danh nghĩa thông qua trọng tài giữa tổng tương lai và hiện tại thu nhập. Giá thị trường của cổ phiếu được đo lường một cách hoàn toàn khác so với giá trị sổ sách được ghi nhận trên bảng cân đối của công ty. Giá trị sổ sách bằng vốn chủ sở hữu trừ đi cổ phiếu ưu đãi. Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu tương đương với giá trị sổ sách chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá trị sổ sách và giá trị thị trường hiếm khi song hành cùng nhau bởi vì giá trị sổ sách dựa trên số liệu kế toán và không dự tính được thu nhập tiềm năng của công ty trong tương lai. 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước Nghiên cứu của Tamimi & ctg (2011) thực hiện trên 17 công ty tại thị trường chứng khoán UAE trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2005. Đã chỉ ra các yếu tố có tác động đến giá chứng khoán ở thị trường UAE như: thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS, cung tiền, tổng sản phẩm quốc nội GDP, chỉ số giá tiêu dùng CPI, lạm phát, lãi suất. Trong đó, thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS có tác động mạnh mẽ nhất, với mức ý nghĩa thống kê 1% thì yếu tố này có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu. Các yếu tố còn lại chia làm hai nhóm, nhóm thứ nhất bao gồm cung tiền, GDP có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu. Mặc khác nhóm thứ hai bao gồm chỉ số giá tiêu dùng CPI, lạm phát và lãi suất có tác động ngược chiều. Song nghiên cứu này vẫn còn hạn chế cần đi sâu nghiên cứu về thị trường UAE bao gồm hiệu quả thị trường, phản ứng với thông báo về các sự kiện, tỷ lệ P/E và lợi nhuận thị trường chứng khoán, và tác động đến giá thị trường chứng khoán UAE trong khu vực. Nghiên cứu của Lộc (2014) thực hiện trên 20 mã cổ phiếu ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2012. Bài viết này đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh lời của cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy EPS và tỷ giá USD/VND có tương quan tỷ lệ thuận với tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu. Ngược lại, biến động của giá vàng và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan nghịch với tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu niêm yết trên HOSE. Điểm hạn chế trong nghiên cứu này là về phần số liệu chưa hoàn chỉnh, chưa đưa ra được đầy đủ các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu. Nghiên cứu của Sharif (2015) thực hiện nghiên cứu với 41 công ty tại sàn giao dịch chứng khoán Bahrain của thị trường chứng khoán UAE trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010. Các phát hiện thực nghiệm cho thấy mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa ROE, giá trị sổ sách cổ hiếu BVS, cổ tức trên mỗi cổ phiếu DPS, giá thu nhập PE và quy mô doanh nghiệp Log MCAP gợi ý rằng những yếu tố này đóng vai trò là những yếu tố quyết định tích cực trong việc định hình giá thị trường của cổ phiếu. Tuy nhiên mối quan hệ tiêu cực đáng kể đã được tìm thấy giữa lợi suất cổ tức (DY) và MPS. Nghiên cứu đóng vai trò như một hướng dẫn cho các nhà đầu tư tiềm năng ở Bahrain tập trung vào các yếu tố đã thảo luận trước khi thực hiện quyết định đầu tư. Khuyến nghị các nhà đầu tư theo dõi tỷ lệ P/E, chính sách cổ tức (DPS và DY), BVS, Log MCAP và ROE trước khi họ mở rộng danh mục đầu tư. © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 33
  3. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Nghiên cứu của Thùy & Dương (2015) sử dụng dữ liệu là các chỉ số thị trường như: VN-Index, VN30- Index, VNMidcap-Index, VN100-Index, VNSmallcap_x005fIndex, VNAllshare-Index, trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014. Bài viết đã chỉ ra được các yếu tố như: lạm phát, cung tiền, tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá trị sản lượng công nghiệp đều có tác động tích cực đến các chỉ số thị trường. Nghiên cứu của Kiều & Nhiên (2020) bài viết sử dụng dữ liệu của 09 ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá cổ phiếu (P) bị tác động bởi các yếu tố thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ số P/E, tỷ số B/M, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất (INT) và quy mô của ngân hàng (SIZE). Trong đó EPS, P/E, GDP, SIZE có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa với giá cổ phiếu điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu đã được đưa ra. Trong khi đó kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ số B/M và INT có mối quan hệ ngược chiều đáng kể và có ý nghĩa với giá cổ phiếu. Nghiên cứu của Thức & ctg (2018) sử dụng dữ liệu 200 doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2013 đến năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá cổ phiếu (P) bị tác động bởi các yếu tố sau: thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và quy mô của DN (SIZE) có tác động cùng chiều. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp (DA) lại có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu. Nghiên cứu của Mạnh (2017) sử dụng dữ liệu của 359 công ty tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. Từ kết quả mô hình hồi quy Mạnh (2017) đã chỉ ra có 5 trong 9 biến đưa vào có ý nghĩa thống kê (P
  4. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 thể hiện mức độ phát triển về quy mô thị trường của công ty. Việc tăng trưởng doanh thu phản ảnh năng suất hoạt động sẵn sàng của công ty, khả năng tiêu thụ của thị trường và năng lực cạnh tranh của công ty. Theo nghiên cứu của Thiện (2020), dựa vào báo cáo ngành thép cho thấy tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp đầu ngành vượt trội hơn so với các năm trước, kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của giá cổ phiếu của các doanh nghiệp như HSG, NKG, HPG từ 20% đến 188%. Từ đó xây dựng giả thuyết như sau: Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp tác động tích cực đến giá cổ phiếu ngành thép trong giai đoạn 2016- 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2020 việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư của các địa phương đã thúc đẩy sản lượng tiêu thụ của toàn ngành thép trong bối cảnh thị trường ảm đạm vì dịch bệnh. Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2020 sản xuất thép các loại đạt 23,3 triệu tấn, tăng 1% so với cùng kỳ 2019. Với sự phục hồi rõ rệt của ngành thép trong năm 2020, giới phân tích còn dự báo ngành thép sẽ còn có triển vọng tích cực trong năm 2021 bởi sẽ có làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng. Cùng với kỳ vọng chung của ngành, các nhà quản lý cũng đưa ra triển vọng tươi sáng cho nhóm cổ phiếu ngành thép trên thị trường chứng khoán. Từ đó xây dựng giả thuyết như sau: Giả thuyết H2: Tăng trưởng GDP tác động tích cực đến giá cổ phiếu ngành thép trong giai đoạn 2016- 2020. Hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu Theo Kiều (2010) cho rằng để quyết định có nên đầu tư vào các cổ phiếu ngành thép, nhà đầu tư nên xem xét P/E của từng cổ phiếu so với trung bình ngành, và xem xét mức hấp dẫn của ngành thông qua mối tương quan giữa P/E trung bình ngành với toàn thị trường. Trong nghiên cứu của Thiện (2020), việc các cổ phiếu ngành thép tăng nhanh trong giai đoạn từ giữa 2020 đến nay đã khiến mặt bằng định giá của các cổ phiếu ngành thép của Việt Nam nâng lên mức hợp lý, tương đương với mức P/E 9.8x theo định giá trung bình của ngành thép khu vực Châu Á đang được giao dịch ở mức P/E 10x và gần như không có sự chênh lệch với mức định giá của ngành này trong nước. Điều đó cho thấy cổ phiếu ngành thép có P/E vẫn đang ở mức hấp dẫn thu hút nhà đầu tư cao. Từ đó xây dựng giả thuyết như sau: Giả thuyết H3: Hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu tác động tích cực đến giá cổ phiếu ngành thép trong giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ chi trả cổ tức Theo khảo sát của Kiều (2010), nhóm cổ phiếu ngành thép trả cổ tức cho cổ đông ở mức cũng khá hấp dẫn và ổn định, thì trong số 12 doanh nghiệp nghiên cứu của bài viết công bố tỷ lệ trả cổ tức cho cổ đông, chỉ có 1 doanh nghiệp có tỷ lệ trả cổ tức dưới 10%, và đa số trả cổ tức trên 20%. Khảo sát cho thấy được nhóm cổ phiếu ngành thép có tỷ lệ trả cổ tức cao sẽ thu hút được nhà đầu tư lớn. Từ đó xây dựng giả thuyết như sau: Giả thuyết H4: Tỷ lệ chi trả cổ tức tác động tích cực đến giá cổ phiếu ngành thép trong giai đoạn 2016- 2020. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) Dựa vào nghiên cứu của Thiện (2010), qua việc phân tích chỉ số EPS của 3 công ty đầu ngành là HPG, NKG, HSG có mức tăng trưởng từ 30,3% đến 434% so với năm trước đồng thời sự thay đổi của giá cổ phiếu 3 công ty có giá trị tương đối từ 89% đến 160% trong vòng 12 tháng. Thấy được việc tăng trưởng EPS có tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Từ đó xây dựng giả thuyết như sau: Giả thuyết H5: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tác động tích cực đến giá cổ phiếu ngành thép trong giai đoạn 2016-2020. Chỉ số giá tiêu dùng Theo Tổng cục thống kê Việt Nam (2020), cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019. Dựa vào nghiên cứu của Kiều (2010) cho rằng ngành thép và tôn mạ có rủi ro lớn do chi phí nguyên liệu chiếm 65-75% giá thành sản xuất. Ngoài ảnh hưởng của giá phôi thép nhập khẩu, giá thép còn chịu ảnh hưởng bởi giá các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 35
  5. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 như: giá điện, than, dầu dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Vì vậy việc tăng CPI ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu trong ngành. Từ đó xây dựng giả thuyết như sau: Giả thuyết H6: Chỉ số giá tiêu dùng tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu ngành thép trong giai đoạn 2016- 2020. 3.3 Mô hình nghiên cứu: Mô hình ước lượng của nghiên cứu có dạng như sau: Yt = β0 + β1 EPSt + β2 CPIt+ β3 GDPt+ β4 SIZEt + β5 COTUCt + β6 PEt +ut Trong đó: Yt (biến phụ thuộc) là sự thay đổi giá (tỷ suất sinh lời) của các cổ phiếu trong danh mục và được tính như sau: Yt = Rt = ln(pt) - ln(pt-1) = ln (pt/pt-1) Pt: Chỉ số giá của danh mục ở quý thứ t Pt-1: Chỉ số giá của danh mục ở quý thứ t-1 Từ cơ sở lý thuyết, tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu. Trong đó các biến được diễn giải và đo lường được trình bày ở Bảng 1 Bảng 1: Diễn giải các biến và đo lường Tên biến Ký hiệu Phương pháp Dấu Tác giả nghiên cứu tính tác động Biến phụ thuộc Giá cổ phiếu GIACP Ln (Pt / Pt-1) Biến độc lập Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ln (CPIt/ CPIt- - Thùy & Dương (2015), 1) + Mạnh (2017) Tốc độ tăng trưởng GDP GDP Số liệu tổng + Kiều & Nhiên (2020); Mạnh (2017); cục thống kê Tamimi &ctg (2011) Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS Ln (EPSt/ EPS + Mạnh (2017); Thức&ctg (2018); Kiều t-1) &Nhiên (2020) Quy mô doanh nghiệp SIZE Ln (DTTt/ + Sharif & ctg (2015); Kiều & Nhiên (2020) DTTt-1) Tỷ lệ chi trả cổ tức COTUC Báo cáo + Mạnh (2017) thường niên Hệ số giá trên lợi nhuận PE Ln (PEt/ PEt-1) + Sharif &ctg (2015); Kiều & Nhiên (2020); một cổ phiếu Thức& ctg (2018); Mạnh (2017) Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thống kê mô tả: Bảng 2: Thống kê mô tả Tên biến Số quan sát Giá trị trung Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ Giá trị lớn nhất bình nhất GIACP 520 0,0001748 0,0040402 -0,0158198 0,0148849 CPI 520 0,0008175 0,005395 -0,006 0,0185373 GDP 520 0,0375 0,029052 -0,0025 0,07 EPS 520 -0,0182572 0,6300998 -4,927556 5,245378 SIZE 520 0,005163 0,6047947 -7,114501 2,947499 COTUC 520 0,0175327 0,0274779 0,00 0,20 PE 520 0,0162957 0,6208066 -5,245576 5,190988 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả. 36 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  6. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Dựa vào bảng trên, ta có thể nhận xét các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chưa đồng đều nhau, thể hiện qua sự chênh lệch giá trị giữa quan sát lớn nhất và quan sát nhỏ nhất. Quan sát kết quả thống kê mô tả trên bảng, ta thấy các biến đều xuất hiện giá trị âm. Điều này hợp lý và phản ảnh phần nào kết quả kinh doanh của các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Bộ các biến trên âm thể hiện tính logic trong tập dữ liệu nghiên cứu khi công ty có sự sụt giảm doanh thu (doanh thu năm sau thấp hơn doanh thu năm trước) nên dẫn đến quy mô doanh nghiệp mang dấu âm (-); điều này kéo theo thu nhập trên mỗi cổ phiếu và hệ số PE giảm nên dẫn đến giá cổ phiếu là âm (-). 4.2 Phân tích tương quan: Bảng 3: Ma trận tương quan các biến GIACP CPI GDP EPS SIZE COTUC PE GIACP 1 CPI 0,1698 1 GDP 0,0108 -0,3197 1 EPS 0,0985 0,0506 0,0185 1 SIZE 0,1243 0,1004 0,019 -0,0883 1 COTUC 0,0448 -0,0659 0,1356 0,0108 0,0191 1 PE 0,1435 -0,0114 -0,0257 -0,7312 0,0278 0,0048 1 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả. Theo Anderson và cộng sự (1990), bất kì hệ số tương quan nào giữa các cặp biến độc lập lớn hơn 0,7 sẽ được xem là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mô hình. Các hệ số tương quan cặp giữa các biến giải thích là dấu hiệu của cộng tuyến. Các biến độc lập có tương quan rất mạnh với nhau sẽ khiến nhiều chỉ số bị sai lệch dẫn đến kết quả việc phân tích định lượng không còn đáng tin cậy do các hệ số hồi quy không chính xác, các kiểm định t và F không còn hiệu quả. Bảng 2 cho thấy các cặp hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0,7 thuộc phạm vi cho phép nên sẽ không gây ra hiện tượng hồi quy giả mạo. Tuy nhiên, cặp hệ số tương quan giữa PE và EPS là tương quan nghịch với giá trị tuyệt đối 0,7312 lớn hơn 0,7 vì vậy hai biến trên được hồi quy riêng theo hai mô hình để tránh hiện tượng này. 4.3 Phân tích kết quả hồi quy: Bảng 4a: Kết quả hồi quy với biến độc lập là CPI GDP EPS SIZE COTUC Biến VIF Biến phụ thuộc GIACP POLS FEM REM CPI 1,13 0,131*** 0,132*** 0,131*** GDP 1,13 0,00846 0,0073 0,00846 EPS 1,01 0,0000629** 0,000632** 0,000629** SIZE 1,02 0,000758*** 0,000714** 0,000758*** COTUC 1,02 0,00669 0,0156 0,00669 Cons -0,000359 -0,000473 -0,000359 N 520 520 520 Kiểm định F 0,0000 0,0000 0,0000 Kiểm định White Prob > chi2 = 0,0007 Kiểm định Hausman Prob > chi2 = 0,8889 Kiểm định Wald Prob > chi2 = 0,0000 Kiểm định Breusch &Pagan Prob > chibar2 = 1,0000 Lagrange Kiểm định Wooldridge Prob > F = 0,6438 Chú thích: * p
  7. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Bảng 4b: Kết quả hồi quy với biến độc lập là CPI GDP SIZE COTUC PE Biến phụ thuộc GIACP Biến VIF POLS FEM REM CPI 1,13 0,139*** 0,149*** 0,139*** GDP 1,13 0,00987 0,00893 0,00987 SIZE 1,02 0,000665** 0,000632** 0,000665** COTUC 1,01 0,00669 0,0143 0,00669 PE 1,00 0,00094*** 0,00302*** 0,00094*** cons -0,000445 -0,000054 -0,00045 N 520 520 520 Kiểm định F 0,0000 0,0000 0,0000 Kiểm định White Prob>chi2 = 0,064 Kiểm định Hausman Prob>chi2 = 0,09354 Kiểm định Wald Prob>chi2 = 0,0000 Kiểm định Breusch & Pagan Lagrange Prob>chibar2= 1 Kiểm định Wooldridge prob>F= 0,9691 Chú thích: * p
  8. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 phiếu nhưng không có ý nghĩa thống kê. Do đó, chưa đủ cơ sở để sử dụng các yếu tố này trong việc đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu. 5 KẾT LUẬN Nghiên cứu 26 công ty ngành thép được niêm yết trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020, kết quả các kiểm định đã chỉ ra rằng mô hình REM là phù hợp nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ngành thép bao gồm thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), quy mô doanh nghiệp (SIZE), hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (PE) đều có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu. Mặt khác chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu là khác so với kết quả nghiên cứu của Thùy & Dương (2015) cho rằng có tác động ngược chiều lên giá cổ phiếu trên sàn HOSE. Nhà đầu tư nên dựa vào các yếu tố trên khi đưa ra quyết định cho mình. Dựa trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số kiến nghị cho nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách. Đối với nhà đầu tư Thứ nhất, giá cổ phiếu ngành thép chịu ảnh hưởng của các nhân tố như thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), quy mô doanh nghiệp (SIZE), hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (PE), chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Do đó khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần chú trọng đến sự thay đổi của những yếu tố này. Ngoài ra, nhà đầu tư nên xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp khi ra quyết định đầu tư vì có một số doanh nghiệp ít chịu tác động của môi trường bên ngoài. Thứ hai, cổ phiếu ngành thép chịu tác động thuận từ chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nhưng chỉ số này cao sẽ làm gia tăng tình trạng lạm phát trong nước nên nhà đầu tư cần thận trọng khi sử dụng yếu tố này khi đưa ra quyết định. Thứ ba, nhà đầu tư nên quan tâm đến các thông tin mở rộng hay thu hẹp quy mô doanh nghiệp trong ngành đặc biệt là các công ty đầu ngành, vì khi các yếu tố khác là như nhau thì giá cổ phiếu ngành thép có xu hướng tăng giá đối với những công ty có quy mô lớn hơn. Thứ tư, doanh nghiệp có kết quả kinh doanh hiệu quả đồng nghĩa với việc chỉ số EPS của công ty tăng. Đây là yếu tố quan trọng để cân nhắc trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư. Thứ năm, các doanh nghiệp lớn thường được định giá cao làm cho hệ số PE sẽ cao hơn mức trung bình ngành. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp qua nghiên cứu cho thấy yếu tố thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu. Điều đó có nghĩa rằng các nhà quản trị doanh nghiệp cần gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí để để EPS tăng trưởng ổn định. Chính yếu tố này sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư và tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Quyết định tài chính bằng yếu tố trên để giúp công ty hướng tới mục tiêu tăng giá cổ phiếu trên thị trường. Đối với các nhà hoạch định chính sách Kết quả phân tích cho thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI có tác động đến chỉ số giá chứng khoán. Chính vì vậy, để chỉ số chứng khoán ổn định và phát triển thì cần phải duy trì một mức chỉ số giá tiêu dùng ổn định hoặc ở mức vừa phải, tạo điều kiện phát triển kinh tế nhanh và vững chắc. Đứng ở góc độ vĩ mô và bình ổn thị trường chứng khoán để nghiên cứu, nhà nước cần chú trọng đến bình ổn chỉ số giá tiêu dùng vừa để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển ổn định, vừa tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, một kênh thu hút vốn quan trọng của doanh nghiệp trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Al-Tamimi, H. A. H., Alwan, A. A., & Abdel Rahman, A. A. (2011), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ở UAE’, Journal of Transnational, 1-18. [2] Anderson, & Narus, (1990), ‘A model of distributor firm and manufacturer firm working partnerships’, Journal of marketing, 42-58. [3] Fisher, I. (1930). Theory of interest: as determined by impatience to spend income and opportunity to invest it. Augustusm Kelly Publishers, Clifton. © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 39
  9. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 [4] Malkiel, B. G., & Fama, E. F. (1970), “Efficient capital markets: A review of theory and empirical work”. The journal of Finance, 25(2), 383-417. [5] Nautiyal, N., & Kavidayal, P. C. (2018), ‘Phân tích các yếu tố thể chế ảnh hưởng đến giá cổ phiếu: Trường hợp của Sở giao dịch chứng khoán quốc gia’, Global Business Review,1-15. [6] Nguyễn Đăng Thiện (2020), ‘Báo cáo ngành thép 2021’, MiRae Asset Securities, truy cập tại masvn.com/api/attachment/file/1608626216695-VN-Steel- Industry_Update_Overweight_MAS_20201222VN.pdf) [7] Nguyễn Minh Kiều & Lê Thị Thùy Nhiên, (2020), ‘Các yếu tố tác động đến giá trị thị trường cổ phiếu ngân hàng thương mại ở Việt Nam’, Tạp chí ngân hàng. [8] Nguyễn Ngọc Thức, Bùi Ngọc Toản & Hoàng Như Anh (2018), ‘Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí Tài chính Online. [9] Nguyễn Thị Kiều (2010), ‘Khảo sát cổ phiếu ngành thép’, Hoa Binh Securities, truy cập tại Nganh+thep_07072010_HBSE.pdf. [10] Phạm Tiến Mạnh (2017), ‘Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (hnx)’, Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số đặc biệt, 66-70. [11] Phan Ngọc Trung (2019), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán tại thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)’, Tạp chí khoa học công nghệ và thực phẩm, 114-123. [12] Sharif, T., Purohit, H., & Pillai, R. (2015). ‘Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu: Trường hợp của Sở giao dịch chứng khoán Bahrain’. International Journal of Economics and Finance, 207-216. [13] Thân Thị Thu Thủy & Võ Thị Thùy Dương (2015), ‘Sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE’, Phát triển và hội nhập, 59 - 67. [14] Tổng cục thống kê (2020), Tình hình kinh tế xã hội năm 2020, Việt Nam. [15] Trương Đông Lộc (2014), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá của cổ phiếu: Các bằng chứng từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh’, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 72 – 78. 40 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2