Nghiên cứu câu chữ “被” trong tiếng Hán hiện đại (so sánh với câu chữ “bị” trong tiếng Việt)
lượt xem 15
download
Bài viết Nghiên cứu câu chữ “被” trong tiếng Hán hiện đại (so sánh với câu chữ “bị” trong tiếng Việt) trình bày khái niệm câu chữ “被” trong tiếng Hán; Khái niệm chữ “bei”; Khái niệm câu chữ “bị” trong tiếng Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu câu chữ “被” trong tiếng Hán hiện đại (so sánh với câu chữ “bị” trong tiếng Việt)
- NGHIÊN CỨU CÂU CHỮ “被” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI (SO SÁNH VỚI CÂU CHỮ “BỊ” TRONG TIẾNG VIỆT) Đại Gia Hân, Nguyễn Thị Ngọc, Lê Thị Anh Thư, Nguyễn Thị Như Ý Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Thúy TÓM TẮT Khi học tiếng Trung chúng ta thường nhầm lẫn giữa tiếng Trung và tiếng Việt và gặp trỡ khi dịch câu chữ 被 từ Trung sang Việt hoặc ngược lại. Nắm vững câu 被 sẽ giúp câu văn của bạn phong phú hơn và hay hơn. Chính vì điều đó mà nhóm chúng tôi phân tích chi tiết hơn trong tiếng Trung và cả tiếng Việt. Từ khóa: Câu bị động tiếng Việt, câu chữ 被 trong tiếng trung, câu chữ 被, ngữ pháp,cách dùng. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm câu chữ “被” trong tiếng Hán 1. Sự xuất khiện của chữ “bei” trong tiếng Hán: 被(phiên âm: bei, pi)Từ này xuất hiện lần đầu tiên vào thời Chiến Quốc, các ký tự cổ là từ quần áo và âm da, “皮” còn bao hàm ý nghĩa là lớp da gắn bên ngoài. Nghĩa gốc của “被” là “chăn bông dùng để che cơ thể khi ngủ”, chăn bông. Trong tiếng Trung hiện đại, nó vẫn tiếp tục sử dụng nghĩa gốc của nó. Một chiếc chăn bông che phủ một người, và nói rộng ra, nó có những ý nghĩa như bề mặt, bao bọc, áp dụng và đau khổ. Nghĩa của từ bị mờ, từ “bei” cũng có nghĩa là bị động, có nghĩa là “kêu, cho”, ví như tờ giấy bị gió thổi bay và bị bắt. “被” cũng có nghĩa là “披” trong thời cổ đại, và sau đó được viết là “披”. 2. Khái niệm chữ “bei”: Câu chữ 被 là câu vị ngữ động từ mà dùng giới từ 被 và tân ngữ làm trạng ngữ, biểu thị người hoặc sự vật nào đó thu nhận được một kết quả nào đó do ảnh hướng của động tác khác.Ngoài ra Tổ hợp giới “被、叫 、让、给” từ đều dùng để dẫn ra đối tượng thực hiện động tác, biểu thị ý nghĩa bị động. 1. Cấu trúc chung của chữ “bei” Câu chủ động: S+V+O Chuyển sang câu bị động: S+被+O+V+Thành phần khác. Chủ ngữ chịu tác động + 被/ 叫/ 让 + đối tượng tác động + động từ + thành phần khác: Ví dụ: 这部书被(叫,让)人借走了一本。 3539
- Bộ sách này đã bị người ta mượn mất đi một quyển rồi. 2. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng câu chữ “bei” 1. Khi không cần nhất mạnh chủ thể thì có thể lượt bỏ tân ngữ của chữ “bei” Ví dụ: 我的钱包被偷了。 Ví tiền của tôi bị cướp mất rồi. 2. Chủ ngữ trong câu bị động phải được xác định Ví dụ: 这本书被他借走了。 Cuốn sách này bị anh ta mượn mất rồi. Không thể nói:一本书被他借走了。( 1 cuốn sách là tân ngữ chưa xác định) 3. Trạng ngữ: Phó từ phủ định 没, 不 trạng ngữ chỉ thời gian, động từ năng nguyện 能, 应该…, phó từ 一 直, 已经…đều đặt trước 被 Ví dụ: 那个房间已经被打扫干净了。 4. Vị ngữ: Sau động từ vị ngữ phải thêm các thành phần khác như: trợ từ động thái 了, 过(nhưng không thêm 着), bổ ngữ (nhưng không dùng bổ ngữ khả năng) Ví dụ: 弟弟被同学叫出去了。 5. 被, 给, 叫, 让 đều biểu thị bị động. Khi dùng 被, 给 tân ngữ của nó có thể lược bỏ. Khi dùng 叫, 让 tân ngữ của nó nhất định không thể lược bỏ Ví dụ: 自行车被 (人) 偷走了。 自行车给 (人) 偷走了。 6. Cấu trúc “为 + danh từ 所 + động từ” cùng biểu thị ý nghĩa bị động, thường dùng trong văn viết Ví dụ: 我们都为她的话所感动。 2. Khái niệm câu chữ “bị” trong tiếng Việt 1. Sự xuất hiện của câu bị động “Bị” là một từ Hán Việt được du nhập từ tiếng Hán, nhưng mức độ ngữ pháp của “bị” trong tiếng Việt hiện đại đã có phần khác biệt rõ rệt với tiếng Hán. Hiện nay, chưa rõ dữ liệu để xác định được du nhập vào tiếng 3540
- Việt từ bao giờ. Nhưng theo sự khảo sát của ông Nguyễn Kim Thản trong hai câu thơ sau trong Quốc Âm Thi Tập của nhà thơ Nguyễn Trãi: “Trời đã cỏ kho vô tận, Dành để nhi tôn khỏi bị vay.” Có thể nói đây là một trong câu cổ nhất xuất hiện dưới hình thức chữ Nôm và hai câu thơ trong tập thơ Lục Vân Tiên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu: “Trịnh Hâm bị cá nuốt rày, Thiệt trời rất báo ứng lẽ này rất ưng.” Là những câu thơ mà chúng ta gặp được trong các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam có xuất hiện cấu trúc bị động. 2. Tổng quan câu bị động trong tiếng Việt 1. Khái niệm Câu bị động trong tiếng Việt là câu có chủ ngữ chỉ người hoặc vật được hoạt động của người hoặc vật khác hướng vào; câu bị động trong tiếng Việt thường thêm “bị, được, do, bởi, mắc phải” nhưng thông dụng nhất là từ “bị/được” được thêm vào trước động từ chính. Ví dụ: Tôi bị phạt. Anh trai bị té xe. CN1 (bị động) Trợ động từ bị động: bị, được Vị tố 1 (câu bị bao) Tác tố tạo câu bị động CN2 (chủ động) Vị tố (động từ tuyển tác) Bỗ ngữ (tân ngữ) Bảng 18. Cấu trúc chung của câu bị động 2. Cấu trúc chung của câu bị động Ví dụ: Hoa bị mẹ mắng. Sân nhà được chủ nhà trang trí đầy hoa. 1. Khi không muốn nhắc đến hoặc không rõ chủ thể Ví dụ: Điện thoại bị cướp Trong trường hợp này, người nói không rõ chủ thể của hành động “cướp” là ai câu được dùng ở thể bị động. 3541
- 2. Khi muốn nhấn mạnh kết quả của hành động Như chúng ta đã biết, động từ trong tiếng Việt không chịu tác động của các yếu tố xung quanh nên dạng thức động từ của nó không thay đổi trong mọi trường hợp. Chính vì vậy, để diễn đạt nghĩa bị động, tiếng Việt thường có các từ “bị, được” đặt trước động từ. Có các cấu trúc bị động sau trong tiếng Việt: 3. CN + bị/ được + ĐT Ví dụ: Ấm trà bị bể 4. CN + bị/ được + chủ thể + ĐT Ví dụ: Tên trộm bị cảnh sát bắt hôm qua 5. CN + bị/ được + ĐT + bởi + tác nhân Ví dụ: Bức tranh này được vẽ bởi một họa sĩ nổi tiếng. 6. “bị/ được” được thay thế bằng “do” Ví dụ: Tập thơ “Nhật kí trong tù” do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác. 3. ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG, ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG HÁN VÀ CÂU CHỮ “BỊ” TRONG TIẾNG VIỆT 1. Điểm tương đồng giữa chữ “被” (bei) trong tiếng Trung với chữ “bị” trong tiếng Việt Giống nhau về cấu trúc ngữ pháp cơ bản của “被” trong tiếng Hán và “bị” trong tiếng Việt 1. Trong chữ Hán: NP + 被 NP +VP, trong câu bị động sau “被” là tân ngữ Ví dụ: 伙房的小黑猫被它的妈妈大黑猫领着 我钱包被小偷偷走了 2. Trong tiếng Việt: NP + bị + VP Ví dụ: Anh nhân viên bị sếp la mắng Tiền của tôi bị tên trộm lấy mất rồi 3. Trong tiếng Hán: NP + 被 + VP, sau 被 không có tân ngữ Ví dụ: 真烦那年她和乡长一起被枪毙了 3542
- 4. Trong tiếng Việt: NP + bị + VP Ví dụ: Tivi nhà tôi bị lấy cắp rồi Hai cấu trúc trên trong tiếng Trung và tiếng Việt đều đại diện cơ bản cho cấu trúc của câu bị động, nhưng xét cho cùng chúng vẫn là hai ngôn ngữ khác nhau, câu “bị” trong tiếng Việt có đặc điểm hoàn khác với tiếng Trung. 2. Điểm khác biệt giữa chữ “被” (bei) trong tiếng Trung với chữ “bị” trong tiếng Việt Sự khác biệt chức năng ngữ nghĩa Thông thường người ta cho rằng câu chữ 被 trong tiếng Hán thể hiện nghĩa bị động và được coi như một đại diện điển hình của bị động trong tiếng Hán hiện đại. Do từ “被” trong quá khứ có nghĩa thực tế, tức là có nguồn gốc từ động từ 被, nên từ 被 trong quá khứ hầu như luôn diễn đạt những điều không vừa ý. Theo một số nghiên cứu của ông Lý Lâm Đinh ( 李临定 1980) đã từng thống kê trong cuốn 《骆驼祥子》cho thấy trong số 102 từ “被” , thì có 81 từ biểu thị ý nghĩa không như ý, 21 là trung lập và không có từ nào mang ý nghĩa tích cực. Loại đặc thù ngữ nghĩa này khiến cho câu bị động tiếng Hán bị tách rời khỏi nghĩa bị động, đồng thời có một lớp màu sắc ngữ nghĩa không tốt, không như ý, tiêu cực. Tuy nhiên hiện nay nhiều câu chữ “被“ mang ý nghĩa trung lập, tích cực biểu thị sự bị động và không chỉ mang những sắc thái không như ý như ngày xưa. Ví dụ: 他被大家推选为董事长 他被大会授子一枚金质奖章 Trong tiếng Việt từ “bị” chủ yếu mang nghĩa xấu, không may mắn, không thuận lợi đối với chủ thể. Khác với chữ “被” trong tiếng Hán, vì chữ “被” còn mang nghĩa tích cực hoặc trung lập trong khi ngữ nghĩa của chữ “ bị” hoàn toàn mang sắc thái không tốt, tiêu cực. Khi để biểu đạt câu chữ “被” trong tiếng Hán sang ý nghĩa tích cực thường sẽ được dịch thành chữ “ được” trong tiếng Việt giống với “得到” vậy. Ví dụ: 他被大家推选为董事长 Ông ta được mọi người bầu làm chủ tịch hội đồng Ví dụ: câu chữ “bị”: Anh ta bị xe đụng trúng rồi. 4. KẾT LUẬN Như vậy, qua phần nghiên cứu này, chúng ta đã có cái nhìn sâu sắc hơn về khái niệm cũng như là cấu trúc ngữ pháp của câu bị động trong tiếng Việt và cách dùng cụ thể của thể bị động, để từ đó có cơ sở so sánh 3543
- câu chữ bị trong tiếng Việt và câu chữ “被” trong tiếng Hán. Để người học sẽ hiểu rõ bản chất của hai loại câu này và tránh được các lỗi sai thường gặp để sử dụng câu chữ “被” trong tiếng Hán hiệu quả hơn. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] CÂU CHỮ 被(“被”字句) [2] Câu Bị Động: Câu Chữ “被 /bèi/” trong tiếng Trung [3] Bị và câu bị động trong tiếng việt | Xemtailieu [4] Luận văn Nghiên cứu câu chữ BEI trong tiếng Hán hiện đại (so sánh với câu chữ bị trong tiếng Việt) (123docz.net) [5] 越南语“bi”与汉语“被”的比较 - 百度文库 (baidu.com) [6] 汉语“被”字句与越南语“bi”字句的对比研究.pdf_淘豆网 (taodocs.com) 3544
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình tiếng Tây Ban Nha part 10
32 p | 302 | 146
-
Luyện tập và chữa các câu về sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ trong đề thi đại học ( đáp án bài tập tự luyện)
0 p | 227 | 51
-
Bài giảng Bài 0: Bảng chữ cái - Bảng chữ Katakana
18 p | 460 | 50
-
Sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ (Đáp án bài tập tự luyện)
0 p | 183 | 39
-
Ngữ pháp tiếng Anh (English grammar review)
126 p | 91 | 30
-
Cách sử dụng câu chủ động và câu bị động trong tiếng Anh
7 p | 180 | 18
-
Tình hình nghiên cứu các kiểu câu đặc biệt trong tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc
9 p | 85 | 14
-
Cụm tính từ thông dụng nhất trong tiếng Anh giao tiếp và Toeic bắt đầu với chữ A
6 p | 140 | 13
-
Những lưu ý cho thí sinh khi thực hiện bài thi nói trong kỳ thi VSTEP - kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
4 p | 93 | 12
-
Đối chiếu từ đa nghĩa ‘ăn’ trong tiếng Việt và ‘먹다’ (Mok-ta) trong tiếng Hàn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận
9 p | 85 | 10
-
Khảo sát việc sử dụng kết cấu chữ "在" của sinh viên trường đại học hùng vương và biện pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy
4 p | 36 | 7
-
Đối chiếu câu bị động trong tiếng Hàn và tiếng Việt
9 p | 86 | 7
-
Hư từ 以 dĩ trong tiếng Hán hiện đại và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt
6 p | 70 | 6
-
Nhu cầu trong học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
11 p | 13 | 4
-
Phân tích kết cấu ngữ nghĩa của phương vị từ “nei” trong tiếng Trung Quốc
8 p | 9 | 3
-
Khảo sát vai trò của kỹ năng nói trong quá trình học tiếng Anh của sinh viên năm thứ 2 tại Học viện Quân y
7 p | 117 | 3
-
Phân tích nhận thức và thái độ của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp đối với phương pháp sư phạm dựa trên thể loại được phát triển trong bài viết thuyết phục góc nhìn ngôn ngữ học chức năng hệ thống
8 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn