Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG <br />
CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ <br />
TẠI PHÒNG KHÁM NỘI THẬN BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2012 <br />
Nguyễn Thị Kim Liên*, Nguyễn Đỗ Nguyên**, Tô Minh Ngọc*** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: Tại Việt Nam, ảnh hưởng của suy thận mạn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang điều <br />
trị bảo tồn bằng thuốc là vấn đề cần được làm sáng tỏ hơn nữa. Nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu chất <br />
lượng cuộc sống của nhóm bệnh nhân này và các yếu tố liên quan khác. <br />
Mục tiêu: Xác định điểm trung bình về chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh nhân suy <br />
thận mạn đang điều trị bảo tồn ngoại trú tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2012. <br />
Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 319 đối tượng được chọn ngẫu nhiên hệ thống <br />
tại bệnh viện Chợ Rẫy. <br />
Kết quả: Điểm trung bình về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được đánh giá qua thang đo SF36 là <br />
42,5; trong đó điểm sức khỏe thế chất là 46,4 và điểm sức khỏe tinh thần là 38,7. Điểm sức khỏe thể chất có mối <br />
tương quan với thời gian chẩn đoán, chỉ số BUN và creatinin. Điểm sức khỏe tinh thần có mối liên quan với tuổi, <br />
nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp và độ lọc cầu thận ước đoán eGFR; có mối tương quan với thời gian <br />
chẩn đoán đến điều trị. <br />
Kết luận: Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố: thời gian chẩn đoán, <br />
tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, eGFR, chỉ số BUN và creatinin. <br />
Từ khóa: chất lượng cuộc sống, SF‐36, suy thận mạn. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
STUDY ON THE QUALITY OF LIFE OF CHRONIC RENAL FAILURE PATIENTS AT RENAL <br />
ENDOCRINE CLINIC‐CHO RAY HOSPITAL, 2012 <br />
Nguyen Thi Kim Lien, Nguyen Do Nguyen, To Minh Ngoc <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 474 – 480 <br />
Background: In Vietnam, effects of chronic renal failure on quality of life of patients who were in a <br />
conservative care with drugs need to be considered significantly. This study was undertaken to examine quality of <br />
life this patient group and related factors. <br />
Objectives: To determine the average score of quality of life and related factors among chronic renal failure <br />
out‐patients who were in a conservative care with drugs at Cho Ray Hospital in 2012. <br />
Methods: A cross‐sectional study was conducted with 319 participants who were chosen by a systematic <br />
random sampling method at Cho Ray Hospital. <br />
Result: The average score of SF36 was 42.5; physical health score was 46.4; mental health score was 38.7. <br />
The physical health score was correlated with patient’s diagnosing time, BUN and creatinin index. The mental <br />
health score was associated with patient’s age, residence, marital status, occupation, eGFR, and diagnosing time. <br />
Conclusion: The quality of life of chronic renal failure out‐patients was related to factors: patient’s <br />
**Khoa Y tế Công cộng Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh <br />
Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Chợ Rẫy <br />
***Ban phát triển dự án nghiên cứu khoa học, Leafshield Group <br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Kim Liên ĐT: 0916912717 <br />
Email: kimlien.choray@gmail.com<br />
*<br />
<br />
474<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
diagnosing time, age, residence, marital status, occupation, eGFR, BUN and creatinin index. <br />
Key words: quality of life, SF‐36, chronic renal failure. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Suy thận mạn (STM) là một trong những vấn <br />
đề y học được nhiều người quan tâm vì nó dễ <br />
dàng dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác, <br />
hoặc thậm chí tử vong. Suy thận mạn không chỉ <br />
ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác <br />
động đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân và <br />
do đó làm giảm chất lượng cuộc sống (CLCS) <br />
của họ. Những yếu tố nguy cơ được quan tâm là <br />
tuổi, giới, chủng tộc(1,2,8,10,4). Theo một nghiên cứu <br />
tại Hà Nội cho thấy 75,9% bệnh nhân chạy thận <br />
nhân tạo chu kỳ có CLCS thấp (điểm SF36 ≤50), <br />
trong khi đó chỉ 5,35% bệnh nhân có CLSC khá <br />
tốt (SF36 >75 điểm); và các yếu tố ảnh hưởng đến <br />
CLCS bao gồm: nồng độ hemoglobin, chất lượng <br />
cuộc lọc máu, nồng độ albumin máu và CRP <br />
huyết thanh(7). Tại bệnh viện Chợ Rẫy, điểm <br />
CLCS của bệnh nhân sau chạy thận tăng lên 41,3 <br />
điểm so với trước chạy thận là 12,1 điểm(5). Mỗi <br />
năm, khoa Nội Thận ‐ bệnh viện Chợ Rẫy tiếp <br />
nhận gần 4000 ca bệnh nội trú và 38.000 ca điều <br />
trị ngoại trú, số lượng bệnh nhân có xu hướng <br />
tăng qua các năm(5). Tuy nhiên bệnh nhân đang <br />
điều trị suy thận mạn bảo tồn bằng thuốc lại ít <br />
được chú ý đến so với bệnh nhân đang áp dụng <br />
phương pháp điều trị thay thế.Nghiên cứu này <br />
nhằm xác định điểm trung bình về chất lượng <br />
cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn giai <br />
đoạn điều trị bảo tồn bằng thuốc ở độ tuổi <br />
trưởng thành đang điều trị ngoại trú tại phòng <br />
khám nội thận bệnh viện Chợ Rẫy năm 2012 và <br />
mối liên quan của điểm chất lượng cuộc sống <br />
với các đặc tính của mẫu nghiên cứu và các chỉ <br />
số xét nghiệm. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân suy <br />
thận mạn giai đoạn điều trị bảo tồn bằng thuốc ở <br />
độ tuổi trưởng thành, đang điều trị ngoại trú tại <br />
phòng khám nội thận ‐ bệnh viện Chợ Rẫy năm <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
2012. Loại trừ các bệnh nhân không muốn tham <br />
gia nghiên cứu, không thể trả lời phỏng vấn, <br />
bệnh nhân nặng đang bị suy hô hấp và bệnh <br />
nhân kèm theo bệnh lý ung thư. <br />
<br />
Cỡ mẫu nghiên cứu <br />
Cỡ mẫu được tính theo phương pháp dành <br />
cho nghiên cứu cắt ngang mô tả: <br />
N=[<br />
<br />
σ2]/d2<br />
<br />
Giả định giá trị σ được ước lượng dựa theo <br />
nghiên cứu của Lê Việt Thắng trên 112 bệnh <br />
nhân suy thận mạn tính được chạy thận nhân <br />
tạo chu kỳ, với điểm trung bình chất lượng cuộc <br />
sống SF‐36 là 40,78 ± 19,37(7). Độ chính xác mong <br />
muốn là 2,5 với mức ý nghĩa thống kê 0,05 và dự <br />
trù 25% mất dữ liệu BUN và creatinin, do đó, cỡ <br />
mẫu tối thiểu là 308 bệnh nhân. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả với phương <br />
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với khoảng <br />
cách mẫu k=200:10=20. Một số ngẫu nhiên I ≤ 20 <br />
sẽ được chọn mỗi ngày. Phỏng vấn trực tiếp <br />
bệnh nhân dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn soạn <br />
sẵn và thu thập kết quả xét nghiệm cận lâm <br />
sàng. Dữ liệu thu thập được nhập bằng phần <br />
mềm EpiData 3.1và phân tích bằng phần mềm <br />
Stata 11.0. <br />
<br />
Liệt kê và định nghĩa biến số <br />
Điểm sức khỏe thể chất <br />
Là trung bình cộng điểm của 5 lĩnh vực: sức <br />
khỏe liên quan hoạt động chức năng, giới hạn <br />
hoạt động do khiếm khuyết chức năng, sức khỏe <br />
liên quan cảm nhận đau đớn, sức khỏe tổng quát, <br />
sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống. <br />
<br />
Điểm sức khỏe tinh thần <br />
Là trung bình cộng điểm của 5 lĩnh vực: sức <br />
khỏe tổng quát, sức khỏe liên quan đến cảm <br />
nhận cuộc sống, sức khỏe liên quan đến hoạt <br />
động xã hội, giới hạn hoạt động do khiếm <br />
khuyết tâm lý, sức khỏe tinh thần tổng quát. <br />
<br />
475<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Tổng điểm chung của thang đo SF36 được <br />
tính bằng trung bình cộng điểm sức khỏe thể <br />
chất và điểm sức khỏe tinh thần. <br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN <br />
<br />
đối tượng nghiên cứu có thời gian chẩn đoán <br />
đến điều trị xấp xỉ trên dưới 5 tháng. Vì vậy, đây <br />
cũng là một trong những nguyên nhân góp phần <br />
lý giải cho các kết quả về sau. <br />
<br />
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng <br />
<br />
Nghiên cứu được thực hiện trên 319 đối <br />
tượng hội đủ các tiêu chí chọn mẫu. Độ tuổi <br />
trung bình là 48 ± 12 tuổi, kết quả này phù hợp <br />
với nghiên cứu của tác giả Lê Việt Thắng (48 ± 13 <br />
tuổi); và cao hơn so với nghiên cứu tại Ấn Độ (42 <br />
± 13 tuổi)(7); sự khác biệt về tuổi trung bình mắc <br />
STM có sự chênh lệch nhất định ở các quốc gia <br />
khác nhau. Tỷ lệ nam xấp xỉ nữ, 47% và 53%; tỷ <br />
lệ bệnh nhân đến từ các tỉnh khác (67%) cao gấp <br />
đôi so với tỷ lệ bệnh nhân đến từ TP.Hồ Chí <br />
Minh (33%), các kết quả này đều phù hợp <br />
nghiên cứu của Lâm Nguyễn Nhã Trúc tại bệnh <br />
viện Chợ Rẫy năm 2007(6).Về tình trạng hôn <br />
nhân: 75% đối tượng có gia đình, 25% đối tượng <br />
độc thân, điều này được giải thích vì đối tượng <br />
tham gia nghiên cứu là người trưởng thành. Về <br />
nghề nghiệp của đối tượng: 19% lao động trí óc, <br />
45% lao động chân tay. Về cách chi trả viện phí: <br />
78% đối tượng tự chi trả, 22% đối tượng được <br />
người thân chi trả. 90% tổng số đối tượng tham <br />
gia có bảo hiểm y tế, tỉ lệ này được lý giải bởi <br />
việc đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế nhằm cho <br />
việc điều trị STM trong một thời gian dài. <br />
<br />
Bảng 2: Kết quả các chỉ số xét nghiệm của đối tượng <br />
nghiên cứu <br />
<br />
Bảng 1: Thời gian chẩn đoán bệnh đến điều trị của <br />
bệnh nhân <br />
Đặc tính (n=319) Trung bình Trung vị GTNN GTLN<br />
Thời gian chẩn<br />
đoán đến điều trị<br />
22,5<br />
5<br />
0,5<br />
120<br />
(tháng)<br />
<br />
Thời gian từ lúc chẩn đoán đến điều trị bệnh <br />
của đối tượng trung bình là 22,5 tháng, dao động <br />
từ 2 đến 48 tháng. Đối tượng điều trị sớm nhất là <br />
sau 0,5 tháng sau khi được chẩn đoán STM và <br />
chậm nhất là sau 120 tháng. Do tỷ lệ bệnh nhân <br />
ngoại tỉnh cao và đối tượng thường chỉ đến tái <br />
khám và điều trị khi nhận thấy những dấu hiệu <br />
bệnh rõ ràng nên thời gian chẩn đoán bệnh đến <br />
điều trị có sự chênh lệch rất lớn, có khoảng 50% <br />
<br />
476<br />
<br />
Chỉ số<br />
n<br />
TB<br />
BUN (mg/dl)<br />
319 68,3<br />
Creatinin (mg/dl) 319 7,3<br />
Hb (g/dl)<br />
143 10,4<br />
<br />
Độ lệch chuẩn Trung vị<br />
28,8<br />
65,0<br />
4,9<br />
6,7<br />
17,68<br />
10,6<br />
<br />
Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số BUN đạt <br />
trung bình 68,3 mg/dl với độ lệch chuẩn 28,8 <br />
mg/dl (nhỏ nhất: 10,0, cao nhất: 107,0 mg/dl). <br />
Nồng độ creatinin trong máu trung bình là 7,3 ± <br />
4,9 mg/dl (nhỏ nhất: 1,1 mg/dl, cao nhất: 22,0 <br />
mg/dl). Nồng độ hemoglobin trong máu trung <br />
bình là 10,4 ± 17,68 g/dl nhưng do xét nghiệm Hb <br />
bị mất mẫu > 50% nên không đưa vào phân tích. <br />
Do có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh STM <br />
nên các chỉ số xét nghiệm đóng vai trò quan <br />
trọng và hữu ích để tiên lượng tình trạng bệnh <br />
và chỉ ra hướng điều trị thích hợp cho mỗi bệnh <br />
nhân. Các chỉ số xét nghiệm trong nghiên cứu <br />
này cho thấy bệnh nhân suy thận ở mức từ trung <br />
bình – nặng (độ II, III). Chỉ số BUN và creatinin <br />
trung bình cao hơn nhiều so với trị số ở người <br />
bình thường (0,5 – 1,3 mg%). Chỉ số Hemoglobin <br />
là 10,4 thấp hơn so với giá trị tham khảo (đối với <br />
phụ nữ là 12 – 16 g/dL và nam là 13 – 18 g/dL) <br />
do người bệnh suy thận không tạo đủ nội tiết tố, <br />
kích thích tủy xương tạo hồng cầu. Vì vậy, trước <br />
đây một trong những giải pháp điều trị suy thận <br />
mạn là truyền máu(4). <br />
Bảng 3: Phân loại chức năng thận theo eGFR <br />
Độ lọc cầu thận từ Creatinin huyết<br />
2<br />
thanh (eGFR) (ml/phút/1,73m )<br />
Giai đoạn II (60 – 89)<br />
Giai đoạn III (30 – 59)<br />
Giai đoạn IV (15 – 29)<br />
Giai đoạn V (≤15)<br />
<br />
Tần số<br />
(n)<br />
12<br />
37<br />
50<br />
218<br />
<br />
Tỉ lệ%<br />
(4)<br />
(12)<br />
(16)<br />
(68)<br />
<br />
Chức năng thận có thể được phân loại <br />
thành các giai đoạn dựa vào độ lọc cầu thận <br />
ước đoán (eGFR). Chỉ số eGFR được ước tính <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
dựa trên tuổi, giới tính và chỉ số xét nghiệm <br />
creatinin huyết thanh của một người, nghĩa là <br />
độ lọc cầu thận càng cao thì thận làm việc càng <br />
tốt. Kết quả phân tích cho thấy tất cả bệnh <br />
nhân trong nghiên cứu đều có eGFR từ <br />
89ml/phút/1,73 m2 trở xuống, trong đó phần <br />
lớn bệnh nhân tham gia nghiên cứu có eGFR ≤ <br />
15ml/phút/1,73 m2 (68%) tương ứng chức năng <br />
thận giai đoạn V. Vì giai đoạn V là suy thận <br />
giai đoạn cuối với đầy đủ các biểu hiện của <br />
STM, do đó mà số lượng bệnh nhân trong <br />
nghiên cứu cũng tăng dần theo từng chức <br />
năng thận. Chỉ có một số bệnh nhân (4%) có <br />
eGFR nằm trong khoảng 60‐89 ml/phút/1,73 <br />
m2, nghĩa là chức năng thận ở giai đoạn II‐thận <br />
bị tổn thương trung bình. <br />
<br />
Điểm trung bình về chất lượng cuộc sống <br />
<br />
tật bởi những biểu hiện của bệnh trên chính cơ <br />
thể của họ và thời gian điều trị lâu dài đòi hỏi <br />
kiên trì nên dẫn đến tinh thần bệnh nhân giảm <br />
sút; bên cạnh đó, những áp lực từ công việc, <br />
gánh nặng chi phí điều trị và nhịp sống bận <br />
rộn làm giảm sự quan tâm chăm sóc giữa các <br />
thành viên gia đình và người bệnh, đặc biệt là <br />
về mặt tinh thần; đồng thời, quan niệm về <br />
bệnh mạn tính có thể cũng là một nguyên <br />
nhân. Do đó, điểm sức khỏe tinh thần của <br />
bệnh nhân thấp hơn điểm sức khỏe thể chất, <br />
kết quả này phù hợp với kết quả trên nhóm <br />
bệnh nhân điều trị giai đoạn bảo tồn trong <br />
nghiên cứu của Hoàng Bùi Bảo thực hiện tại <br />
bệnh viện Trung ương Huế và cũng tương <br />
đương với nghiên cứu trên bệnh nhân suy <br />
thận giai đoạn cuối ở Hàn Quốc(3,9). <br />
<br />
Bảng 4: Điểm số sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh <br />
thần SF36 (n=319) <br />
<br />
Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc <br />
sống với các đặc tính mẫu <br />
<br />
Chất lượng cuộc sống<br />
Sức khỏe thể chất<br />
Sức khỏe tinh thần<br />
Tổng điểm SF36<br />
<br />
Trung bình<br />
46,4<br />
38,7<br />
42,5<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
7,8<br />
11,2<br />
8,1<br />
<br />
Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về <br />
sức khỏe thể chất (SKTC) là 46,4 ± 7,8 điểm <br />
(nhỏ nhất: 21,3 điểm, lớn nhất: 75,0 điểm). <br />
Điểm trung bình của chất lượng cuộc sống về <br />
sức khỏe tinh thần (SKTT) là 38,7 ± 11,2 điểm <br />
(khoảng dao động 23,7 – 73,0 điểm). Điểm <br />
trung bình của thang đo SF‐36 là 42,5 ± 8,1 với <br />
điểm số cao nhất là 63,5 và thấp nhất là 29,9 <br />
(chiếm 0,94% và 2,82%) trong khi đó tiêu <br />
chuẩn CLCS cho một bệnh nhân mắc bệnh <br />
mạn tính cần điều trị lâu dài là SF36 trên 75 <br />
điểm(8). Kết quả này cao hơn hẳn so với nghiên <br />
cứu của Lâm Nguyễn Nhã Trúc có điểm CLCS <br />
ở bệnh nhân trước và sau chạy thận lần lượt là <br />
12 điểm và 41 điểm và nghiên cứu của Lê Việt <br />
Thắng có đểm CLCS ở nhóm bệnh nhân <br />
nghiên cứu là 40,78 điểm(6,7). Điểm sức khỏe <br />
tinh thần của bệnh nhân tham gia nghiên cứu <br />
thấp hơn 7,7 điểm so với điểm sức khỏe thể <br />
chất, điều này được lý giải bởi một số nguyên <br />
nhân sau đây: trước tiên là cảm giác lo sợ bệnh <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Bảng 5: Mối liên quan giữa điểm sức khỏe thể chất <br />
với đặc tính mẫu <br />
Đặc tính<br />
Nhóm tuổi*<br />
20 – 29<br />
30 – 39<br />
40 – 49<br />
50 – 59<br />
60 – 81<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
Sống một mình<br />
Sống chung<br />
Phân loại eGFR<br />
(ml/phút/1,73m2)<br />
Giai đoạn II (60-89)<br />
Giai đoạn III(30-59)<br />
Giai đoạn IV(15- 29)<br />
Giai đoạn V (≤15)<br />
<br />
Sức khỏe thể chất<br />
n<br />
TB<br />
ĐLC<br />
27<br />
46<br />
98<br />
109<br />
39<br />
<br />
49,5<br />
45,8<br />
46,4<br />
36,2<br />
37,9<br />
<br />
6,9<br />
5,4<br />
9,2<br />
7,7<br />
6,8<br />
<br />
78<br />
241<br />
<br />
47,7<br />
46,0<br />
<br />
8,4<br />
7,6<br />
<br />
12<br />
37<br />
50<br />
218<br />
<br />
48,2<br />
48,9<br />
46,4<br />
45,8<br />
<br />
9,7<br />
7,6<br />
8,2<br />
7,6<br />
<br />
p<br />
<br />
0,07<br />
<br />
0,09<br />
<br />
0,14<br />
<br />
Có sự khác biệt giữa các đối tượng ở các <br />
nhóm tuổi khác nhau, tình trạng hôn nhân và <br />
phân loại bệnh theo eGFR, tuy nhiên sự khác <br />
biệt không có ý nghĩa thống kê. Có thể do cỡ <br />
mẫu chưa đủ lớn để khẳng định các mối liên <br />
quan này. <br />
<br />
477<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Bảng 6: Mối liên quan giữa điểm sức khỏe tinh thần <br />
với đặc tính mẫu và eGFR <br />
Đặc tính<br />
Nhóm tuổi*<br />
20 – 29<br />
30 – 39<br />
40 – 49<br />
50 – 59<br />
60 – 81<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
Sống một mình<br />
Sống chung<br />
Nơi cư trú<br />
Tỉnh<br />
Thành phố<br />
Nghề nghiệp*<br />
Lao động trí óc<br />
Lao động tay chân<br />
Khác (hưu/già)<br />
Phân loại<br />
2<br />
eGFR(ml/ph/1,73m )<br />
Giai đoạn II (60-89)<br />
Giai đoạn III(30-59)<br />
Giai đoạn IV(15- 29)<br />
Giai đoạn V (≤15)<br />
<br />
Sức khỏe tinh thần<br />
TB<br />
ĐLC<br />
p<br />
<br />
27<br />
46<br />
98<br />
109<br />
39<br />
<br />
42,4<br />
38,8<br />
40,7<br />
36,2<br />
37,9<br />
<br />
10,1<br />
10,1<br />
12,5<br />
10,7<br />
9,6<br />
<br />
0,02<br />
<br />
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm <br />
SKTT ở những đối tượng có nghề nghiệp khác <br />
nhau (p = 0,004). Đối tượng lao động trí óc và lao <br />
động chân tay có điểm SKTT cao hơn những <br />
người đã về hưu/già. Mối liên quan này có thể bị <br />
ảnh hưởng bởi tuổi của đối tượng. <br />
<br />
78<br />
241<br />
<br />
43,7<br />
37,1<br />
<br />
11,1<br />
10,7<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Nhóm bệnh nhân giai đoạn II có điểm SKTT <br />
thấp hơn so với nhóm có giai đoạn III, IV hoặc V <br />
và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = <br />
0,03). <br />
<br />
215<br />
104<br />
<br />
37,7<br />
40,7<br />
<br />
10,1<br />
12,9<br />
<br />
0,04<br />
<br />
59<br />
145<br />
115<br />
<br />
41,4<br />
40,1<br />
35,5<br />
<br />
12,5<br />
11,6<br />
9,1<br />
<br />
0,004<br />
<br />
12<br />
37<br />
50<br />
218<br />
<br />
30,7<br />
40,3<br />
40,8<br />
38,4<br />
<br />
2,5<br />
10,7<br />
12,7<br />
11,0<br />
<br />
n<br />
<br />
Mối tương quan giữa điểm chất lượng cuộc <br />
sống với thời gian chẩn đoán bệnh đến điều <br />
trị và các chỉ số xét nghiệm <br />
Bảng 7: Tương quan giữa điểm trung bình sức khoẻ <br />
thể chất với thời gian chẩn đoán bệnh đến điều trị và <br />
các chỉ số xét nghiệm <br />
<br />
0,03<br />
<br />
Bệnh nhân tham gia nghiên cứu càng lớn tuổi <br />
thì điểm SKTT càng giảm, sự khác biệt này có ý <br />
nghĩa thống kê với p = 0,02. Có thể do các bệnh <br />
nhân lớn tuổi có sức khỏe thể chất kém hơn và họ <br />
đồng thời nhận biết được điều này, ngoài ra việc <br />
tạo ra gánh nặng tài chính cho con cháu cũng có <br />
thể là nguyên nhân khiến đối tượng thuộc nhóm <br />
lớn tuổi hơn dễ bị sa sút về mặt tinh thần. <br />
Điểm SKTT trung bình ở người độc thân (43,7 <br />
± 11,1) cũng cao hơn những người đã có gia đình <br />
(37,1 ± 10,7) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống <br />
kê với p= 0,001. Có thể do những áp lực tâm lý và <br />
vật chất đã gây ảnh hưởng lên chất lượng cuộc <br />
sống của đối tượng này về mặt tinh thần. <br />
Những bệnh nhân ở tỉnh có điểm sức khỏe <br />
tinh thần (37,7 ± 10,1) thấp hơn những người ở <br />
thành phố Hồ Chí Minh (40,7 ± 12,9) và sự khác <br />
biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,04. Kết quả <br />
này phù hợp với hoàn cảnh thực tế, do việc điều <br />
trị xa nhà sẽ gây tốn kém về thời gian, chi phí, <br />
đồng thời những bất an khi phải rời khỏi nơi ở <br />
<br />
478<br />
<br />
trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến cả sức <br />
khỏe tinh thần và thể chất của đối tượng. <br />
<br />
Các yếu tố<br />
Thời gian chẩn đoán (tháng)<br />
BUN (mg/dl)<br />
Creatinin (mg/dl)<br />
<br />
Hệ số<br />
KTC 95%<br />
p<br />
-0,04 -0,066 – -0,006 0,02<br />
-0,03 -0,064 – -0,005 0,02<br />
-0,19 -0,367 – -0,022 0,03<br />
<br />
Kết quả cho thấy mối tương quan có ý nghĩa <br />
thống kê giữa điểm sức khỏe thể chất với thời <br />
gian chẩn đoán bệnh đến điều trị (p=0,02) và các <br />
chỉ số xét nghiệm: BUN (p=0,02) và Creatinin (p <br />
= 0,03).Khi thời gian chẩn đoán bệnh đến điều trị <br />
tăng lên một tháng thì điểm sức khỏe thể chất <br />
giảm 0,04 điểm. Khi chỉ số xét nghiệm BUN tăng <br />
lên một đơn vị thì điểm sức khỏe thể chất giảm <br />
0,03 điểm. Khi chỉ số xét nghiệm creatinin tăng <br />
lên một đơn vị thì điểm sức khỏe thể chất giảm <br />
0,19 điểm. <br />
Bảng 8: Tương quan giữa điểm trung bình sức khoẻ <br />
tinh thần với thời gian chẩn đoán bệnh đến điều trị và <br />
các chỉ số xét nghiệm <br />
Yếu tố<br />
Thời gian chẩn<br />
đoán (tháng)<br />
BUN (mg/dl)<br />
Creatinin<br />
(mg/dl)<br />
<br />
Hệ số<br />
<br />