Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHỈ ĐỊNH, HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN <br />
CỦA ILOMEDIN TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP PHỔI SAU PHẪU THUẬT TIM <br />
Lê Minh Khôi*, Huỳnh Thị Minh Thuỳ**, Nguyễn Hoàng Định*** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: Tăng áp phổi là biểu hiện đáng lo ngại gặp ở rất nhiều trẻ em và người lớn mắc bệnh tim bẩm <br />
sinh. Điều trị phẫu thuật triệt để các bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi nặng luôn <br />
đặt ra những thách thức liên quan đến chẩn đoán, chỉ định, kỹ thuật cũng như những khó khăn trong hồi sức <br />
sau mổ, đặc biệt là những bệnh nhân có cơn tăng áp phổi hậu phẫu. Ilomedin (Iloprost) là một đồng đẳng của <br />
Prostacyclin đã được sử dụng trong điều trị tăng áp phổi nguyên phát và thứ phát do bệnh tim. <br />
Mục tiêu. Nghiên cứu chỉ định, tính hiệu quả và an toàn của Ilomedin truyền trong điều trị tăng áp phổi <br />
sau phẫu thuật tim. <br />
Đối tượng ‐ Phương pháp nghiên cứu. Bệnh nhân mắc bệnh tim được chẩn đoán tăng áp phổi nặng có <br />
nguy cơ hoặc thực sự có cơn tăng áp phổi hậu phẫu. Ilomedin truyền qua catheter động mạch phổi trong giai <br />
đoạn hậu phẫu. Ghi nhận diễn tiến của áp lực phổi, diễn tiến hồi sức và các tác dụng phụ của liệu pháp. <br />
Kết quả. Có 21 bệnh nhân tăng áp phổi nặng được đưa vào nghiên cứu, chủ yếu là thông liên thất. Có 5 <br />
bệnh nhân áp lực phổi cao hơn huyết áp hệ thống. Có 18 bệnh nhân không có cơn tăng áp phổi sau mổ và 3 bệnh <br />
nhân có cơn tăng áp phổi sau mổ và được kiểm soát tốt nhờ tăng liều Ilomedin và các biện pháp thường quy. <br />
Không có bệnh nhân tử vong. Không ghi nhận tác dụng phụ đáng kể nào. <br />
Kết luận. Ilomedin truyền qua catheter động mạch phổi chứng tỏ tính hiệu quả và an toàn trong điều trị <br />
tăng áp phổi sau phẫu thuật tim. <br />
Từ khoá: tăng áp phổi, tim bẩm sinh, Ilomedin. <br />
ABSTRACT <br />
STUDY ON INDICATIONS, EFFECTIVENESS AND SAFETY OF ILOMEDIN <br />
IN THE MANAGEMENT OF PULMONARY HYPERTENSION IN PATIENTS <br />
UNDERGOING CARDIAC SURGERY <br />
Le Minh Khoi, Huynh Thi Minh Thuy, Nguyen Hoang Dinh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 148 ‐ 153 <br />
<br />
Background: Pulmonary hypertension is of great concern in many children and adults with congenital <br />
heart disease. The surgical correction for these patients with severe pulmonary hypertension always faces the <br />
challenges of diagnosis, indication for, techniques of surgery as well as difficulties emerging in the postoperative <br />
period, especially crises of pulmonary hypertension. Ilomedin, an analogue of Prostacyclin, has been used for the <br />
treatment of primary pulmonary hypertension as well as pulmonary hypertension secondary to variable heart <br />
diseases. <br />
Objectives: The present study was conceived to investigate indications, effectiveness and safety of Ilomedin <br />
infused via a catheter dwelled in the pulmonary artery in the management of pulmonary hypertension after <br />
<br />
* Bộ môn Hồi sức Cấp cứu – Chống độc, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh <br />
** Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM <br />
*** Bộ môn Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch, Đại học Y Dược TPHCM <br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Minh Khôi ĐT: 0945717766 Email: leminnhkhoimd@gail.com <br />
<br />
<br />
Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim – Mạch máu 149<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
cardiac surgery. <br />
Patients and Method: Patients with congenital heart disease complicated by severe pulmonary <br />
hypertension who were at risk or truly developed postoperative pulmonary hypertension crisis were recruited. <br />
Ilomedin was infused postoperatively via a pulmonary artery catheter dwelled during surgery. Pulmonary <br />
pressures were continuously monitored and the intensive care course as well as undesirable reactions attributed <br />
to Ilomedin were documented. <br />
Results: There were 21 patients with severe pulmonary hypertension recruited into the study, most of them <br />
had primary heart disease as ventricular septal defect. Five patients had pulmonary pressure higher than systemic <br />
pressures. Postoperatively, 18 patients shwed no clear clinical manifestations pulmonary hypertensive crisis and <br />
the other 3 had repeated crises which were successfully controlled by increasing Ilomedin infusion rate and other <br />
conventional strategies. There were no death. No significant undisirable effects that might be attributed to <br />
Ilomedin was documented. <br />
Conclusions: Continuous Ilomedin infusion via a catheter dwelled in the pulmonary artery was of high <br />
effectiveness and safety in the management of pulmonary hypertension in patients undegoing cardiac surgery. <br />
Key Words: pulmonary hypertension, congenital heart disease, Ilomedin. <br />
MỞ ĐẦU điện giải, sử dụng các thuốc có tác dụng giãn <br />
mạch phổi như Sildenafil, Milrinone. Gần đây, <br />
Tăng áp phổi là biểu hiện đáng lo ngại gặp ở Prostacyclin hoặc các đồng đẳng của nó được <br />
rất nhiều trẻ em và người lớn mắc bệnh tim bẩm xem là một công cụ chính yếu trong điều trị tăng <br />
sinh (TBS). Tăng áp lực phổi là hậu quả của tăng áp phổi(9). <br />
lưu lượng máu phổi hoặc do tăng áp lực sau <br />
Tăng áp phổi trong bệnh tim bẩm sinh vẫn <br />
mao mạch(3). Tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) <br />
còn là một vấn đề khá thường gặp tại Việt <br />
luôn là một dấu hiệu quan trọng giúp dự đoán <br />
Nam(8). Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật mới <br />
các biến chứng tim mạch quan trọng trước và <br />
cũng như các phương tiện điều trị mới trong xử <br />
sau phẫu thuật tim mạch (PTTM) cũng như <br />
trí tăng áp phổi chu phẫu phù hợp với bối cảnh <br />
phẫu thuật ngoài tim. Mặc dù phẫu thuật sửa <br />
Việt Nam là một yêu cầu xuất phát từ thực tế <br />
chữa một dị tật bẩm sinh hoặc bệnh van tim <br />
lâm sàng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến <br />
thường làm cho áp lực động mạch phổi <br />
hành nghiên cứu tác dụng của Ilomedin <br />
(ALĐMP) giảm rõ rệt nhưng một chiến lược <br />
(Iloprost) là một đồng đẳng của Prostacyclin <br />
điều trị chu phẫu cẩn trọng và bài bản vẫn đóng <br />
trong điều trị tăng áp phổi ở bệnh nhân được <br />
vai trò cốt lõi trong việc cải thiện tiên lượng ở <br />
phẫu thuật tim. <br />
những bệnh nhân này(10). Điều trị phẫu thuật <br />
triệt để các BN mắc bệnh TBS có TAĐMP nặng Mục tiêu <br />
luôn đặt ra những thách thức liên quan đến Nghiên cứu này được tiến hành nhằm: <br />
chẩn đoán, chỉ định, kỹ thuật cũng như những <br />
‐ Khảo sát các chỉ định, liều lượng, thời <br />
khó khăn trong hồi sức sau mổ, đặc biệt là <br />
gian của Ilomedin truyền qua catheter động <br />
những BN có cơn tăng áp phổi hậu phẫu tại <br />
mạch phổi trong điều trị tăng áp phổi sau <br />
những cơ sở chưa có nitric oxide hít(8). Hiện nay, <br />
phẫu thuật tim. <br />
ở các cơ sở chưa có nitric oxide hít, chiến lược <br />
phòng ngừa và điều trị tăng áp phổi sau phẫu ‐ Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của liệu <br />
thuật tim bao gồm đánh giá ALĐMP và các yếu pháp Ilomedin truyền qua catheter động mạch <br />
tố nguy cơ trước mổ, giảm đau và an thần sâu, phổi ở nhóm bệnh nhân này. <br />
tăng thông khí kiểm soát, đảm bảo cân bằng ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
kiềm toan cũng như tối ưu tình trạng dịch và <br />
Đây là nghiên cứu hồi cứu, quan sát mô tả <br />
<br />
<br />
150 Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
loạt ca bệnh. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật riêng ghi nhận các thông tin hành chính, chẩn <br />
tim hở tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố đoán, triệu chứng thực thể và cơ năng trước mổ, <br />
Hồ Chí Minh có tăng áp phổi và được truyền gây mê – phẫu thuật, diễn tiến trong hồi sức. <br />
Ilomedin liên tục qua catheter động mạch phổi Trong phần hồi sức, chúng tôi đặc biệt chú ý đến <br />
từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 10 năm 2013 cơn tăng áp phổi, tắc dụng phụ của Ilomedin <br />
được đưa vào nghiên cứu. Tăng áp phổi được truyền qua catheter ĐMP như giãn mạch, hạ <br />
chẩn đoán khi áp lực phổi trung bình (ALPTB) > huyết áp, dị ứng. <br />
25mmHg, được gọi là tăng áp phổi nhẹ khi Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và <br />
ALPTB từ 25 đến dưới 35mmHg, trung bình khi Graphpad Quickcalcs. Kết quả được trình bày <br />
ALPTB từ 35 đến 45mmHg và nặng khi ALPTB bằng trung bình ± độ lệch chuẩn. Giá trị trung vị <br />
> 45mmHg đo trên thông tim(1). cũng được trình bày trong trường hợp cần thiết. <br />
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán tăng áp KẾT QUẢ <br />
phổi nặng trên siêu âm tim đều được thông tim <br />
đo áp lực và kháng lực phổi cũng như đánh giá Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 10 năm <br />
đáp ứng của mạch máu phổi với ôxy 100%. 2013, chúng tôi thu nhận được 21 bệnh nhân <br />
Trong lúc mổ, sau khi ngừng tuần hoàn ngoài cơ vào nghiên cứu trong đó có 14 nữ và 7 nam (tỉ <br />
thể, áp lực phổi được đo qua catheter ĐMP. Nếu lệ nam:nữ là 1:2). Tuổi trung bình 15,2±16,4 <br />
ALPTB > 45mmHg hoặc áp lực phối tâm thu > tuổi (trung vị 8 tuổi). Có 14 bệnh nhân được <br />
75% so với huyết áp xâm lấn đo đồng thời ở chẩn đoán thông liên thất (66,7%), 5 bệnh nhân <br />
động mạch quay thì tiến hành truyền Ilomedin mắc bệnh van hai lá (23,8%), 1 bệnh nhân <br />
qua catheter ĐM phổi liều bắt đầu từ 0,5 thông liên nhĩ (4,75%) và 1 bệnh nhân cửa sổ <br />
ng/kg/ph. Có thể tăng lên đến tối đa 10 ng/kg/ph phế chủ (4,75%). <br />
nếu tăng áp phổi rất nặng nhằm kiểm soát cơn Siêu âm tim cho kết quả ALĐMP tâm thu là <br />
tăng áp phổi hẫu phẫu. Ngoài Ilomedin, bệnh 86,4±17,6 mmHg và ALĐMP trung bình là <br />
nhân còn được xem xét sử dụng Milrinone TTM 47,2±10,8 mmHg trong khi huyết áp đo cùng lúc <br />
0,25‐0,75 mcg/kg/ph và Sildenafil bơm sonde dạ lần lượt là 88,8±10,4 mmHg (tâm thu) và 65,2±9,8 <br />
dày liều khởi đầu 0,5 mg/kg, tăng liều dần để mmHg (trung bình). Bốn trong số 21 bệnh nhân <br />
đạt được 2mg/kg/6h. Các chiến lược dự phòng có TAP trung bình, còn lại đều tăng áp phổi <br />
cơn tăng áp phổi khác bao gồm: tăng thông khí nặng trên siêu âm tim. Tất cả 13 bệnh nhân được <br />
kiểm soát, an thần sâu, giảm đau kèm giãn cơ thông tim trước mổ đều có tăng áp phổi nặng, <br />
với bệnh nhân TAP nặng, tối ưu hoá thăng bằng trong đó có đến 5 bệnh nhân có áp lực phổi cao <br />
kiềm toan, dịch và điện giải(7). hơn áp lực hệ thống. <br />
Mỗi bệnh nhân có một phiếu thu thập số liệu <br />
Bảng 1: Đặc điểm áp lực và kháng lực phổi ở 13 bệnh nhân thông tim chẩn đoán trước mổ <br />
Thông số khảo sát Ôxy 21% Ôxy 100%<br />
Phổi Hệ thống Phổi Hệ thống<br />
AL tâm thu (mmHg) 100,5±22,1 (70 - 143) 104,4±20,6 (74-131) 99,0±18,7 (71-134) 102,2±18,5 (75-126)<br />
AL tâm trương (mmHg) 50,0±13,7 (31-76) 67,3±17,0 (29-87) 53,2±12,9 (34-71) 64,0±17,9 (29-82)<br />
AL trung bình (mmHg) 71,5±15,8 (49-95) 83,2±16,7 (55-104) 71,4±14,3 (52-92) 80,5±16,0 (54-98)<br />
Lưu lượng (l/m2/phút) 6,9±6,2 (1,6-24,4) 2,1±0,8 (0,9-4,0) 11,4±7,6 (2,3-31,9) 4,2±2,3 (1,2-9,1)<br />
Qp/Qs 3,5±2,9 (1,1-10,1) 6,4±12,0 (1,3-13,0)<br />
Kháng lực (Đơn vị Wood) 12,8±9,2 (2,1-32) 38,2±13,5 (19,5-59,2) 6,1±4,4 (1,7-16,4) 23,0±13,7 (5,3-45,5)<br />
Rp/Rs 0,3±0,2 (0,1-0,8) 0,3±0,2 (0,1-0,8)<br />
Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu thông, thay hoặc sửa van) có sử dụng tuần <br />
đều được phẫu thuật sửa chữa triệt để (vá lỗ hoàn ngoài cơ thể (THNCT). <br />
<br />
<br />
<br />
Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim – Mạch máu 151<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm gây mê phẫu thuật và diễn tiến biến chứng tắc catheter hay chảy máu từ vị trí <br />
chính trong hồi sức đặt catheter trong quá trình truyền cũng như <br />
Đặc điểm Trung bình Ngắn nhất Dài nhất khi rút. <br />
Gây mê (phút) 304,8±82,7 210 510<br />
THNCT (phút) 89,5±37,4 43 182<br />
BÀN LUẬN <br />
Kẹp ĐMC (phút) 56,6±26,3 21 125 Trong khoảng thời gian 3 năm, chúng tôi <br />
Thở máy (giờ) 69,3±92,0 (34) 7 408 thu nhận được 21 bệnh nhân TAP nặng cần <br />
Vận mạch (số loại) 1,8±0,9 (2) 1 4<br />
phải sử dụng Ilomedin trong thời gian hậu <br />
Hồi sức (ngày) 6,6±4,9 (4) 2 21<br />
phẫu. Đa số bệnh nhân là trẻ em (trung vị 8 <br />
Có 14 bệnh nhân được khởi đầu Ilomedin tuổi). Những bệnh nhân người lớn chủ yếu là <br />
ngay trong mổ (chiếm 66,7%), 6 bệnh nhân được do các bệnh van tim hậu thấp. Có đến 76,2% <br />
sử dụng khi bệnh nhân về hồi sức (chiếm 28,5%) bệnh nhân TAĐMP là do bệnh lý tim bẩm sinh <br />
và 1 bệnh nhân được sử dụng vào ngày thứ nhất có luồng thông từ trái qua phải (thông liên <br />
sau mổ (4,8%). thất, thông liên nhĩ, cửa sổ phế chủ). Phần còn <br />
Bảng 3: Tình hình sử dụng Ilomedin truyền qua lại (23,8%), tăng áp phổi là do hậu quả của <br />
catheter động mạch phổi ở 21 bệnh nhân bệnh tim trái, cụ thể là bệnh lý van hai lá hậu <br />
Ilomedin Trung bình Thấp Lớn thấp. Tại các nước phát triển, bệnh van tim do <br />
nhất nhất<br />
thấp rất hiếm gặp còn các bệnh lý tim bẩm <br />
Liều tối đa (ng/kg/phút) 1,8±0,8 0,7 3,2<br />
Thời gian truyền (ngày) 3,3±2,6 1 11<br />
sinh có luồng thông trái phải có nguy cơ gây <br />
Tổng liều (ng/kg) 132,4±155,4 (60) 20 720 tăng áp phổi hầu như điều được phát hiện và <br />
điều trị phẫu thuật trong giai đoạn nhũ nhi(3). <br />
Ngoài ra 100% bệnh nhân được sử dụng <br />
Trong khi đó ở nước ta bệnh van tim hậu thấp <br />
Sildenafil sau mổ và 16 bệnh nhân được sử dụng <br />
vẫn rất thường gặp và thường điều trị muộn <br />
Milrinone (76,2%). <br />
khi bệnh nhân đã có ảnh hưởng đến mạch <br />
máu phổi và tim phải. Hơn nữa, mặc dù có <br />
nhiều tiến bộ trong điều trị tim bẩm sinh, <br />
nhưng do nhiều lý do khác nhau, một số lớn <br />
bệnh nhân vẫn được phát hiện và điều trị <br />
muộn khi đã có biến chứng TAĐMP(8). <br />
Trên siêu âm ở 21 bệnh nhân này, 80% có <br />
tăng áp phổi nặng. Bảng 1 cho thấy ở 13 bệnh <br />
nhân được thông tim thì kháng lực và áp lực <br />
<br />
Hình 1: Thay đổi của áp lực phổi ở 21 bệnh nhân phổi điều tăng rất cao. Có một số bệnh nhân đã <br />
nghiên cứu được chẩn đoán tăng áp phổi nặng và các cơ sở <br />
khác từ chối phẫu thuật. Thông tim cho thấy <br />
Có ba bệnh nhân có cơn tăng áp phổi được <br />
mặc dù tất cả bệnh nhân này đều có tăng áp <br />
chẩn đoán sau mổ và đều được điều trị ổn định <br />
phổi rất nặng, thậm chí cao hơn huyết áp hệ <br />
nhờ tiến hành các biện pháp đồng bộ trong đó <br />
thống cùng với tăng kháng lực phổi nhưng đều <br />
có tăng liều Ilomedin cho đến khi kiểm soát <br />
có đáp ứng với trắc nghiệm giãn mạch phổi. <br />
được cơn. Không có bệnh nhân nào tử vong. <br />
Đây là một trắc nghiệm có ích giúp xác định <br />
Theo dõi ở 21 bệnh nhân được truyền được bệnh nhân nào có khả năng điều trị phẫu <br />
Ilomedin qua catheter ĐMP, chúng tôi không thuật(3). Mặc khác, từ kết quả này chúng ta cũng <br />
phát hiện biểu hiện dị ứng. Cũng không có bất thấy rằng nếu không được điều trị, mạch máu <br />
kỳ phản ứng giãn mạch ngoại biên có thể quy phổi sẽ bị tổn thương nặng nề hơn và sau đó sẽ <br />
kết cho tác nhân này được ghi nhận. Không có không còn khả năng hồi phục. Lúc này, chỉ định <br />
<br />
<br />
152 Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phẫu thuật triệt để sẽ không được đặt ra nữa. bày diễn tiến của áp lực phổi trong nhóm nghiên <br />
Thời gian thở máy, số lượng vận mạch sử cứu mà không thể quy kết đó là chỉ nhờ vào <br />
dụng, thời gian nằm hồi sức của nhóm bệnh Ilomedin hay còn nhờ các điều trị khác như <br />
nhân có tăng áp phổi này đều kéo dài hơn so với Milrinone, Sildenafil. <br />
trung bình chung của đơn vị chúng tôi. Với Hình 1 cho thấy ngay sau phẫu thuật, áp <br />
những bệnh nhân thông liên thất và thông liên lực phổi tâm thu giảm rõ rệt còn áp lực phổi <br />
nhĩ chưa có tăng áp phổi, chúng tôi thường rút <br />
trung bình giảm ít hơn và cả hai đều ổn định <br />
nội khí quản sớm, ít có trường hợp nào phải thở <br />
sau đó. Điều này chứng tỏ áp lực tâm thu phụ <br />
máy đến quá một ngày. Như vậy, tăng áp phổi <br />
rõ ràng là một yếu tố làm tăng thời gian hồi sức. thuộc lưu lượng nhiều hơn so với áp lực phổi <br />
Việc quyết định truyền Ilomedin qua trung bình. Như vậy có thể xem ALĐMP trung <br />
catheter ĐMP hay không phụ thuộc vào kết quả bình tiền phẫu tiên đoán tốt hơn tình trạng <br />
siêu âm tim, đặc biệt là thông tim trước mổ và mạch máu phổi sau phẫu thuật so với ALĐMP <br />
đo trực tiếp trong phòng mổ, ngay sau phẫu tâm thu. Chính vì lý do này mà trong thực <br />
thuật đóng lỗ thông hay sửa hoặc thay van. Có hành chúng tôi luôn cố gắng tìm luồng hở <br />
đến 66,7% bệnh nhân được truyền Ilomedin <br />
phổi để đánh giá áp lực phổi trung bình. <br />
ngay trong lúc mổ và hầu hết bệnh nhân đều <br />
được tiến hành truyền ngay trong ngày phẫu Khuyến cáo mới về đánh giá tăng áp phổi <br />
thuật. Việc đánh giá TAP trước mổ đóng vai trò cũng nhấn mạnh đến vai trò của ALĐMP <br />
quan trọng vì nó giúp quyết định đặt catheter trung bình chứ không phải dựa vào ALĐMP <br />
ĐMP để theo dõi áp lực phổi. Trong lúc mổ, có tâm thu(1). <br />
thể do tác động của thuốc gây mê nên áp lực Từ những nghiên cứu đầu tiên, iloprost <br />
phổi không quá cao nhưng tại hồi sức, khi bệnh truyền đã chứng tỏ hiệu quả và tính an toàn <br />
nhân bắt đầu tỉnh mê, áp lực phổi có thể tăng trong tăng áp phổi tiên phát(5) lẫn tăng áp phổi <br />
cao cần phải truyền Ilomedin. do bệnh tim(2). Trong nghiên cứu của chúng <br />
Iloprost là một đồng đẳng tổng hợp của tôi, truyền Ilomedin đã giúp kiểm soát được <br />
prostacyclin được cấp phép năm 2004 sử dụng cơn tăng áp phổi sau mổ. Chỉ có ba bệnh nhân <br />
trong điều trị tăng áp động mạch phổi với phân có cơn tăng áp phổi sau mổ và không có bệnh <br />
độ chức năng III/IV. Iloprost có tác dụng làm nhân nào tử vong. Chúng tôi không ghi nhận <br />
giãn giường mạch phổi và mạch hệ thống(4). biến chứng nào đi kèm với liệu pháp Ilomedin <br />
Baysal nhận thấy Ilomedin liều truyền từ 1,25 truyền qua catheter ĐMP. <br />
đến 2,5ng/kg/phút làm giảm rõ rệt áp lực cũng <br />
KẾT LUẬN <br />
như kháng lực phổi và làm tăng cung lượng <br />
tim(2). Nhóm bệnh nhân của chúng tôi có Nghiên cứu trên 21 bệnh nhân có tăng áp <br />
ALĐMP cao hơn nhiều do đó cần phải tăng liều phổi sau phẫu thuật tim cho thấy cùng với chiến <br />
dần để đạt hiệu quả. Liều cao nhất chúng tôi sử lược an thần sâu, giảm đau mạnh, tăng thông <br />
dụng là 3,2ng/kg/phút. Theo khuyến cáo của <br />
khí kiểm soát, sử dụng Milrinone và Sildenafil <br />
nhà sản xuất liều liều khuyến cáo là 0,5 đến <br />
thì Ilomedin truyền qua catheter động mạch <br />
2ng/kg/phút và có thể tăng dần đến <br />
8ng/kg/phút. Như vậy liều sử dụng của chúng phổi giúp phòng ngừa và kiểm soát tốt cơn tăng <br />
tôi trong nghiên cứu này chưa phải là quá cao. áp phổi hậu phẫu. Nghiên cứu cũng chứng <br />
Vì không thể thiết kế một nghiên cứu ngẫu minh tính an toàn cao của liệu pháp này. <br />
nhiên có đối chứng giữa hai nhóm có và không TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
có truyền Ilomedin nên chúng tôi chỉ có thể trình 1. ACCF/AHA (2009). ACCF/AHA 2009 Expert Consensus <br />
<br />
<br />
<br />
Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim – Mạch máu 153<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Document on Pulmonary Hypertension. A Report of the 7. Humpl T and Schulze‐Neick I (2010). Pulmonary Vascular <br />
American College of Cardiology Foundation Task Force on Disease. In Paediatric Cardiology. Editors: Anderson R.H, <br />
Expert Consensus Documents and the American Heart Baker E.J, Penny D.J. Redington A.N, Rigby M.L, Wernovsky <br />
Association. JACC, 53:1573–619. G. 3rd Edition: 1147‐61. <br />
2. Baysal A, Bilsel S, Bulbul OG et al (2006). Comparison of the 8. Phan Vũ Anh Minh, Nguyễn Hoàng Định, Lê Minh Khôi <br />
usage of intravenous iloprost and nitroglycerin for (2013). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị tăng áp động mạch <br />
pulmonary hypertension during valvular heart surgery. phổi nặng ở bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh có luồng <br />
Heart Surg Forum, 9: E536‐42. thông trái phải. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17(1): 237‐44. <br />
3. Beghetti M and Tissot C (2010). Pulmonary Hypertension in 9. Reichenberger F, Mainwood A, Morrell NW et al (2011). <br />
Congenital Shunts. Rev Esp Cardiol, 63: 1179‐93. Intravenous epoprostenol versus highdose inhaled iloprost <br />
4. Benedict N, Seybert A and Mathier MA (2007). Evidence‐ for long‐term treatment of pulmonary hypertension. <br />
Based Pharmacologic Management of Pulmonary Arterial Pulmonary Pharmacology & Therapeutics, 24: 169‐73. <br />
Hypertension. Clinical Therapeutics, 29: 2134‐53. 10. Tempe DK (2010). Perioperative management of pulmonary <br />
5. Higenbottama T, Buttb AY, McMahonb A et al (1998). Long hypertension. Annals of cardiac Anaesthesia, 13: 89‐91. <br />
term intravenous prostaglandin (epoprostenol or iloprost) for <br />
treatment of severe pulmonary hypertension. Heart, 80: 151‐<br />
155. Ngày nhận bài báo: 27/11/2013 <br />
6. Hill NS, Roberts KR, and Preston IR (2009). Postoperative <br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013 <br />
Pulmonary Hypertension: Etiology and Treatment of a <br />
Dangerous Complication. Respir Care, 54: 958‐68. Ngày bài báo được đăng 05/012014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
154 Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />