TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 205-211<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHUYỂN GEN KHÁNG SÂU cryIAb VÀO CÂY CÀ CHUA<br />
(Lycopersicon esculentum Mill.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VI KHUẨN<br />
Agrobacterium tumefaciens<br />
Lê Tấn Đức1*, Phạm Đức Trí1, Nguyễn Hữu Hổ1, Hà Trần Minh Dũng1, Dương Thị Ngọc Thi2<br />
(1)<br />
<br />
Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)tanduc2007@gmail.com<br />
(2)<br />
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao tp Hồ Chí Minh<br />
<br />
TÓM TẮT: Mục đích của nghiên cứu này là chuyển gen kháng sâu cryIAb vào cây cà chua (Lycopersicon<br />
esculentum Mill.) bằng phương pháp sử dụng vi khuẩn Agrobacterium. Kháng sinh Kanamycin được dùng<br />
như một chất chọn lọc. Chủng Agrobacterium tumefaciens EHA105 mang plasmid CAMBIA2301cryIAb<br />
chứa gen kháng kanamycin (nptII), gen GusA và gen kháng sâu cryIAb. Chúng tôi nghiên cứu một vài yếu<br />
tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển gen cà chua như nồng độ của vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và<br />
nồng độ acetosyringone trong quá trình xâm nhiễm. Để phục vụ cho việc chuyển gen, lá mầm 10 ngày tuổi<br />
được dùng làm nguyên liệu. Sau 2 ngày xử lí chuyển gen lá mầm được rửa và cấy trên môi trường tái sinh<br />
MS có chứa chất sinh trưởng IAA (0,5 mg/l), BA (2 mg/l), chất chọn lọc kanamycin (100 mg/l) và 500<br />
mg/l kháng sinh cefotaxime để diệt vi khuẩn. Sau vài tuần chọn lọc trong môi trường trên, các chồi kháng<br />
chất chọn lọc kanamycin sẽ được chuyển sang môi trường MS để phát triển và tạo rễ. Sự biểu hiện của<br />
gen GusA được kiểm tra bởi chất chỉ thị X-Glu. Sự hiện diện của gen nptII và gen cryIAb trong cây cà<br />
chua giả định chuyển gen đã được khẳng định bằng kỹ thuật PCR. Sự biểu hiện của độc tố tạo bởi gen<br />
kháng sâu cryIAb trong lá cây cà chua giả định chuyển gen đã được kiểm tra bởi Kit Quickstix strip của<br />
công ty Envirologix (Mỹ).<br />
Từ khóa: Agrobacterium tumefaciens, Lycopersicon esculentum, chuyển gen, plasmid, lá mầm, gen cryIA,<br />
PCR.<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Cà chua là một loại rau ăn quả được trồng<br />
rất phổ biến ở nhiều nước. Đây là loại rau quả<br />
được ưa thích vì phẩm chất ngon và dễ chế biến.<br />
Tính đa dụng và nhu cầu tiêu thụ cà chua tươi<br />
ngày càng lớn đã thúc đẩy sự phát triển cây cà<br />
chua như một trong những loại cây trồng chính.<br />
Ngoài ra, trồng cà chua đã mang lại hiệu quả<br />
kinh tế khá cao.<br />
Ở Việt Nam, việc phát triển trồng cà chua<br />
còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh,<br />
tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích,<br />
do đó cà chua là loại rau quả được khuyến khích<br />
phát triển. Tuy nhiên, cà chua thường bị hại bởi<br />
sâu ăn lá, đục quả (Heliothis armigera và<br />
Spodoptera litura). Một số loại thuốc hóa học<br />
bảo vệ thực vật được áp dụng vào các giai đoạn<br />
khác nhau của cà chua để bảo vệ cây trồng<br />
chống lại dịch hại. Tuy nhiên, dư lượng chất<br />
hóa học của các loại thuốc này có thể tác hại<br />
đến người tiêu dùng.<br />
Có nhiều báo cáo về nghiên cứu chuyển<br />
gen trên cây cà chua như các tác giả Cortina et<br />
al. (2004) [2], Park et al. (2003) [11], Sarker et<br />
<br />
al. (2009) [12]. Trong những nghiên cứu này, lá<br />
mầm và lá thật được dùng làm nguyên liệu cho<br />
việc chuyển gen cà chua thông qua vi khuẩn<br />
Agrobacterium tumefaciens. Theo hướng nghiên<br />
cứu này, chúng tôi tiến hành chuyển gen kháng<br />
sâu cryIAb vào cây cà chua (Lycopersicon<br />
esculentum Mill.) với hy vọng sự biểu hiện của<br />
gen chuyển cryIA sẽ có tác dụng góp phần làm<br />
giảm tác hại của sâu hại cà chua.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Vật liệu<br />
Sử dụng giống cà chua vô hạn TN386,<br />
TN148 của Công ty Trang Nông và giống Hồng<br />
Châu của Công ty Sygenta.<br />
Phương pháp<br />
Môi trường nuôi cấy mô và điều kiện nuôi cấy<br />
Môi trường gieo hạt là 1/2MS [10] không<br />
chất điều hòa sinh trưởng.<br />
Môi trường tiền tái sinh là MS với vitamin<br />
B5 [7] có các chất điều hòa sinh trưởng 0,1 mg/l<br />
NAA, 1 mg/l BA.<br />
Môi trường tái sinh chồi từ lá mầm là MS với<br />
205<br />
<br />
Le Tan Duc, Pham Duc Tri, Nguyen Huu Ho, Ha Tran Minh Dung, Duong Thi Ngoc Thi<br />
<br />
vitamin B5 có bổ sung các chất điều hòa sinh<br />
trưởng 1 mg/l IAA, 2 mg/l BA.<br />
Môi trường chọn lọc như môi trường tái<br />
sinh có 100 mg/L kanamycin và 500 mg/l<br />
cefotaxime.<br />
Môi trường ra rễ là MS.<br />
Điều kiện nuôi cấy trong 9 giờ chiếu<br />
sáng/ngày, nhiệt độ 25-28oC.<br />
Dòng vi khuẩn, môi trường và điều kiện<br />
nuôi cấy<br />
Sử dụng dòng vi khuẩn Agrobacterium<br />
tumefaciens EHA 105 mang plasmid<br />
pCAMBIA2301 chứa gen cryIAb, gen gusA (có<br />
intron, promoter CaMV35S) và gen nptII (kháng<br />
kanamycin) với promoter CaMV35S. Môi trường<br />
giữ giống vi khuẩn là môi trường LB có 50 mg/l<br />
kanamycin. Để nhân giống cho nghiên cứu<br />
chuyển gen, vi khuẩn được nuôi lắc qua đêm<br />
trong môi trường AB [3] cũng có nồng độ<br />
kanamycin như trên và 50 mg/l rifamycin. Nhiệt<br />
độ nuôi cấy ở 28oC.<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch nuôi vi khuẩn<br />
Agrobacterium tumefaciens với các nồng độ<br />
khác nhau đến khả năng chuyển gen<br />
Sử dụng dịch vi khuẩn Agrobacterium<br />
tumefaciens với nồng độ OD ở bước sóng 600<br />
nm là 0,5; 1 và 1,5 trong quá trình chuyển gen<br />
với giống cà chua TN386. Sau 4 ngày xử lí<br />
chuyển gen, các mẫu lá mầm được nhuộm với<br />
dung dịch X-Gluc để kiểm tra khả năng chuyển<br />
gen thông qua biểu hiện của gen gusA.<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ<br />
acetosyringone trong dịch nuôi vi khuẩn<br />
Agrobacterium tumefaciens đến khả năng<br />
chuyển gen<br />
Để nâng cao tần số chuyển gen<br />
acetosyringone được sử dụng với các nồng độ 50,<br />
100 và 150 µM trong quá trình chuyển gen với<br />
giống cà chua TN386. Sau 4 ngày xử lí chuyển<br />
gen các mẫu lá mầm được nhuộm với dung dịch<br />
X-Gluc để kiểm tra khả năng chuyển gen.<br />
Quy trình chuyển gen<br />
Các mẫu lá mầm 10 ngày tuổi từ cây in vitro<br />
được sử dụng làm vật liệu chuyển gen.<br />
Các bước chuyển gen: 1. Nuôi cấy lá mầm<br />
trên môi trường MS có 0,1 mg/l NAA và 1 mg/l<br />
206<br />
<br />
BA trong thời gian 2 ngày; 2. Gây nhiễm các<br />
mẫu lá mầm với vi khuẩn trong thời gian 20<br />
phút; vớt mẫu ra, thấm bớt dịch vi khuẩn thừa<br />
bằng giấy lọc; 3. Nuôi chung mẫu lá mầm với vi<br />
khuẩn trong 2 ngày; sử dụng môi trường như<br />
trên nhưng có 100 µM acetosyringone; 4. Rửa<br />
thật sạch vi khuẩn bằng nước cất và dung dịch<br />
kháng sinh 500 mg/l cefotaxime (kết hợp lắc<br />
nhẹ); 5. Vớt mẫu ra, thấm ráo nước và cấy các<br />
mẫu lá mầm trên môi trường tái sinh có chọn<br />
lọc. Thời gian nuôi 15 ngày/chu kỳ chọn lọc; 6.<br />
Khi xuất hiện chồi tái sinh (cao khoảng 1-2 cm)<br />
cấy truyền sang môi trường MS không chất sinh<br />
trưởng đến khi vươn chồi tạo cây, thời gian nuôi<br />
khoảng 1 tháng.<br />
Kiểm tra cây chuyển gen<br />
Thử GUS [6]: Dùng để kiểm tra sự biểu<br />
hiện của gen chỉ thị gusA mã hóa enzyme βglucoronidase trong mô tế bào thực vật chuyển<br />
gen. Lá mầm sau khi chuyển gen 4 ngày và chồi<br />
con tái sinh được ngâm trong dung dịch X-Gluc<br />
(5-bromo-4-cloro-3-indolyl-β-D-glucuronide) ở<br />
nhiệt độ 37oC trong 20 giờ thì loại bỏ dung dịch<br />
và thay bằng cồn 70% cho đến khi các điểm<br />
xanh xuất hiện rõ ràng.<br />
Phân tích bằng phương pháp sinh học phân<br />
tử PCR: Cây con sau khi tái sinh chọn lọc được<br />
tách chiết DNA nhiễm sắc thể từ lá theo phương<br />
pháp của Dellaporta et al. (1983) [4].<br />
Sự hiện diện của gen nptII và gen cryIAb<br />
được kiểm tra dùng các cặp mồi đặc hiệu. Gen<br />
nptII: Mồi 1 (F): 5’-GCACA ACAGA CAATC 3’, Mồi 2 (R): 5’-CCGCC AAGCT CTTCA - 3’;<br />
chương trình nhiệt: 94C: 5 phút; 35 chu kỳ<br />
(94C: 1 phút, 58C: 1 phút, 72C: 1 phút); 72C:<br />
5 phút; khuếch đại đoạn DNA 600 bp. Gen<br />
cryIA(b) : Mồi 1 (F): 5’ - TTC CT T GGA CGA<br />
AAT CCC ACC - 3’, Mồi 2 (R): 5’ - GCC AGA<br />
ATT GAA CAC ATG AGC GC - 3’; chương<br />
trình nhiệt: 94C: 4 phút; 35 chu kỳ (94C: 30<br />
giây, 54C: 60 giây, 72C: 1 phút 30 giây); 72C:<br />
10 phút; khuếch đại đoạn DNA 559 bp.<br />
Kiểm tra biểu hiện của gen cryIAb: Kit của<br />
Công ty Envirologix Quickstix (Hoa Kỳ) được<br />
sử dụng để phát hiện protein độc tố tạo ra bởi<br />
gen cry1Ab trong lá của cây cà chua chuyển<br />
gen. Lá tươi của cây cà chua được nghiền trong<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 205-211<br />
<br />
tube<br />
1,5 ml đến khi lá bị vỡ nát cho thêm dung dịch<br />
tách chiết protein được cung cấp bởi công ty.<br />
Tiếp tục nghiền. Que thử được nhúng vào trong<br />
tube khoảng 5 phút sẽ cho kết quả nếu có mặt<br />
của độc tố tạo bởi gen cryIAb sẽ xuất hiện hai<br />
vạch (dương tính) trên que thử nếu chỉ có môt<br />
vạch là âm tính.<br />
Các thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn<br />
ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Phần mềm MSTAT-C<br />
được dùng để phân tích kết quả thí nghiệm.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Giống cà chua TN 386 được dùng trong thí<br />
nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng<br />
chuyển gen. Theo tác giả Abida Yasmeen et al.<br />
(2009) [1] nếu trước khi chuyển gen đặt lá mầm<br />
vào môi trường MS có 0,1 mg/l NAA và 1 mg/l<br />
BA trong thời gian 2 ngày sẽ giúp tăng khả<br />
năng tái sinh và tần số chuyển gen nên trước khi<br />
cho xử lí chuyển gen chúng tôi đặt lá mầm 10<br />
ngày tuổi được dùng làm nguyên liệu và nuôi<br />
cấy trong môi trường này. Lá mầm đã được cắt<br />
ở phần đầu lá và phần cuống lá để tạo vết<br />
thương giúp vi khuẩn Agrobacterium<br />
tumefaciens dễ dàng xâm nhiễm. Khoảng 80%<br />
<br />
lá mầm có phát triển bằng cách phình to ra sau 2<br />
ngày, các lá mầm này được sử dụng làm nguyên<br />
liệu chuyển gen.<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng OD600nm của dịch nuôi<br />
vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens đến khả<br />
năng chuyển gen<br />
Sau khi lá mầm giống cà chua TN 386<br />
được tạo vết thương và xâm nhiễm bởi vi khuẩn<br />
Agrobacterium<br />
tumefaciens<br />
mang<br />
plasmidCAMBIA2301cryIAb và plasmid này<br />
có mang gen gusA (gen chỉ thị) nên chúng tôi<br />
sử dụng biểu hiện của gen này để đánh giá kết<br />
quả chuyển gen của thí nghiệm. Kết quả sau khi<br />
chuyển gen 4 ngày chúng tôi nhuộm các lá mần<br />
để xem biểu hiện của gen GusA cho thấy mức<br />
độ chuyển gen thông qua biểu hiện của gen<br />
gusA gia tăng hay giảm tùy thuộc nồng độ của<br />
dịch nuôi vi khuẩn phù hợp với miêu tả trước<br />
đây của tác giả Fillatti et al (1987) [5]. Biểu<br />
hiện tạm thời cao nhất của gen gusA (hình 1)<br />
khi OD600nm là 1,0 với tần suất là 40,55%, khi<br />
OD600nm là 0,5 thì biểu hiện của gen gusA cũng<br />
giảm và khi OD600nm tăng là 1,5 thì biểu hiện<br />
của gen gusA cũng không tăng theo chỉ số OD<br />
(bảng 1).<br />
<br />
Hình 1. Biểu hiện của gen gusA trên lá mầm<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của dịch nuôi vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens đến khả năng biểu hiện tạm<br />
thời của gen gusA<br />
Số lượng lá mầm xử lí<br />
Số lượng lá mầm biểu<br />
% lá mầm biểu hiện<br />
OD600nm<br />
chuyển gen<br />
hiện gen gusA<br />
gen gusA<br />
b*<br />
0,5<br />
30<br />
6<br />
19,17 6,29<br />
a<br />
1,0<br />
30<br />
12<br />
40,56 10,05<br />
1,5<br />
<br />
30<br />
<br />
8<br />
<br />
26,67 2,89<br />
<br />
ab<br />
<br />
207<br />
<br />
Le Tan Duc, Pham Duc Tri, Nguyen Huu Ho, Ha Tran Minh Dung, Duong Thi Ngoc Thi<br />
* Các số trung bình trong các cột với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có nghĩa với p = 0,05.<br />
<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ<br />
acetosyringone trong dịch nuôi vi khuẩn<br />
Agrobacterium tumefaciens đến khả năng<br />
chuyển gen<br />
Sự có mặt của acetosyringone làm tăng khả<br />
năng chuyển gen trên nhiều loại cây trồng trong<br />
đó có cà chua. Vì vậy, acetosyringone đã được<br />
<br />
cho vào trong giai đoạn xử lý ngâm dung dịch<br />
vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens với lá<br />
mầm của giống cà chua TN386 ở các nồng độ<br />
50, 100 và 150 µM. Kết quả cho thấy khi nồng<br />
độ acetosyringone 100 µM sẽ cho tần số chuyển<br />
gen cao nhất và khi tăng lên 150 µM sẽ làm<br />
giảm tần số chuyển gen (bảng 2).<br />
<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ acetosyringone đến khả năng biểu hiện tạm thời của gen gusA<br />
<br />
50<br />
<br />
Số lượng lá mầm<br />
xử lí chuyển gen<br />
25<br />
<br />
Số lượng lá mầm biểu<br />
hiện gen gusA<br />
6<br />
<br />
% lá mầm biểu<br />
hiện gen gusA<br />
b*<br />
24,07 1,61<br />
<br />
100<br />
<br />
25<br />
<br />
9<br />
<br />
36,11 2,41<br />
<br />
150<br />
<br />
25<br />
<br />
4<br />
<br />
15,74 5,61<br />
<br />
Nồng độ Acetosyringone<br />
<br />
a<br />
<br />
b<br />
<br />
* Các số trung bình trong các cột với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có nghĩa với p = 0,01.<br />
<br />
Hình 2. Biểu hiện của gen gusA<br />
trên chồi cà chua<br />
Nghiên cứu chuyển gen<br />
Lá mầm của các giống cà chua TN 386,<br />
148 và Hồng Châu sau khi xử lí chuyển gen<br />
được đặt vào môi trường tái sinh chồi có bổ<br />
sung chất chọn lọc 100 mg/l kanamycin, kết quả<br />
sau hai tuần một số lá mầm có mô sẹo phát triển<br />
và tái sinh chồi sau 4-6 tuần trong khi các lá<br />
mầm đối chứng (không xử lí chuyển gen) hoàn<br />
toàn không phát triển mô sẹo và chồi sau 4 tuần<br />
trong môi trường chọn lọc. Các chồi đã tái sinh<br />
trên môi trường chọn lọc được chọn ngẫu nhiên<br />
để kiểm tra biểu hiện của gen gusA đồng thời<br />
quan sát trên chồi không chuyển gen. Kết quả<br />
<br />
208<br />
<br />
Hình 3. Tái sinh chồi cà chua<br />
trên môi trường chọn lọc<br />
cho thấy, khoảng 60% mẫu chồi giả định<br />
chuyển gen được kiểm tra gen gusA có những<br />
đốm xanh chàm ở những mức độ đậm nhạt khác<br />
nhau cho thấy, việc biểu hiện của gen gusA<br />
(hình 2) không đồng nhất trong các chồi chuyển<br />
gen, trong khi đó, các mẫu không chuyển gen<br />
thì không có vệt xanh nào. Đồng thời, tần số<br />
chuyển gen dựa trên khả năng tái sinh trong môi<br />
trường chọn lọc 100 mg/l kanamycin cho thấy<br />
rất phụ thuộc vào giống, các giống TN 386 và<br />
TN148 khả năng tái sinh chồi tạo dòng kháng<br />
kanamycin (hình 3) là 5,22% và 4,11% theo thứ<br />
tự, riêng với Hồng Châu, tỷ lệ tái sinh khá thấp<br />
2,45% (bảng 3). Các chồi kháng kanamycin và<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 205-211<br />
<br />
có biểu hiện gen gusA được cấy chuyền vào môi trường MS để chồi phát triển thành cây và ra rễ.<br />
Bảng 3. Tần số chuyển gen của lá mầm thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens ở một số<br />
giống cà chua<br />
Giống<br />
cà chua<br />
TN 386<br />
<br />
Số lượng lá mầm<br />
xử lí chuyển gen<br />
350<br />
<br />
Số lượng chồi tái sinh<br />
trên môi trường chọn lọc<br />
18<br />
<br />
Phần trăm chồi tái sinh trên<br />
môi trường chọn lọc (%)<br />
a*<br />
5,22 0,69<br />
<br />
TN148<br />
<br />
350<br />
<br />
14<br />
<br />
4,11 0,84<br />
<br />
ab<br />
<br />
b<br />
Hồng Châu<br />
250<br />
6<br />
2,45 0,43<br />
* Các số trung bình trong các cột với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có nghĩa với p = 0,01.<br />
<br />
Phân tích PCR các gen nptII và cryIAb<br />
Các dòng chồi tái sinh và phát triển tốt trên<br />
môi trường tái sinh có chất chọn lọc kanamycin<br />
được tách chiết nhiễm sắc thể để kiểm tra sự<br />
hiện diện của gen chuyển bằng phản ứng PCR.<br />
<br />
Hình 4. PCR gen cryIAb dương tính với băng<br />
DNA 559 bp. M. Thang DNA chuẩn 1 kb; PC.<br />
ĐC dương (plasmid); 3. NC âm (cây không<br />
chuyển gen); 1, 2, 3, 4, 5. Cây chuyển gen.<br />
Kiểm tra biểu hiện của gen cryIAb<br />
Chọn một ít dòng cây cà chua giả định<br />
chuyển gen phát triển tốt trên môi trường chọn<br />
lọc 100 mg/l kanamycin để kiểm tra biểu hiện<br />
của gen cryIAb thông qua bộ Kit của Công ty<br />
Envirologix Quickstix (Mỹ) bằng cách phát<br />
hiện protein độc tố tạo ra bởi gen cry1Ab trong<br />
lá của cây cà chua chuyển gen. Lá của cây giả<br />
định chuyển gen và đối chứng được nghiền<br />
trong dung dịch tách chiết protein, que thử được<br />
nhúng vào trong tube khoảng 5 phút cho kết quả<br />
sự có mặt của độc tố Bt (Bacillus thuringiensis)<br />
đã được khẳng định bằng sự xuất hiện hai vạch<br />
(dương tính) trên que thử cây cà chua chuyển<br />
<br />
Kết quả PCR các gen cryIAb và nptII với các<br />
cặp mồi đặc hiệu cho thấy có sự hiện diện của<br />
các băng DNA được khuếch đại tương ứng là<br />
559 bp (hình 4) và 600 bp (hình 5) trong các<br />
dòng cà chua giả định chuyển gen.<br />
<br />
Hình 5. PCR gen nptII dương tính với băng DNA<br />
600 bp. M. Thang DNA chuẩn 1 kb; PC. Đối<br />
chứng dương (plasmid); 3. NC âm (cây không<br />
chuyển gen); 1, 2, 3, 4, 5: Cây chuyển gen.<br />
gen<br />
<br />
trong<br />
<br />
khi<br />
<br />
mẫu<br />
<br />
đối<br />
<br />
chứng<br />
<br />
chỉ<br />
<br />
209<br />
<br />