NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH HÀ TĨNH VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ NHÓM ĐẤT NÀY
lượt xem 42
download
Đất cát biển là một trong những nhóm đất chiếm diện tích khá lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hà Tỉnh (36.237 ha). Tuy nhiên hiệu quả sử dụng nhóm đất này là chưa cao.Đề tài này sẽ đi vào nghiên cứu đặc điểm của nhóm đất cát biển tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất những biện pháp sử dụng hợp lí nhóm đất này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH HÀ TĨNH VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ NHÓM ĐẤT NÀY
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH HÀ TĨNH VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ NHÓM ĐẤT NÀY RESEARCHING CHARACTERISTICS OF SANDY BEACH OF HA TINH PROVINCE AND PROPOSE REASONABLE SOLUTIONS TO USE THIS GROUP LAND SVTH : Nguyễn Thị Hằng Lớp 07 SDL, khoa Địa Lý, Trường Đại học sư phạm GVHD : TS. Đậu Thị Hoà Khoa: Địa lý, Trường Đại học sư phạm TÓM TẮT Đất cát biển là một trong những nhóm đất chiếm diện tích khá lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hà Tỉnh (36.237 ha). Tuy nhiên hiệu quả sử dụng nhóm đất này là chưa cao.Đề tài này sẽ đi vào nghiên cứu đặc điểm của nhóm đất cát biển tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất những biện pháp sử dụng hợp lí nhóm đất này. ABSTRACT Sandy beach is one of the group fairly large area of land occupied in th e total natural land area of Ha Tinh Province (36.237 ha). However, effective using this group land is not high.This theme will research into the characteristics of group sandy beach of Ha Tinh province to propose reasonable solutions to use this group la nd. 1. Mở đầu Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất là vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ quyết định trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà còn đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính t rị của quốc gia và khu vực đó. Tài nguyên đất đai được con người khai thác và sử dụng từ rất sớm gắn liền với nền sản xuất nông, lâm nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Mỗi loại đất khác nhau sẽ có những định hướng phát triển riêng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong quá trình khai thác và sử dụng đất. Tỉnh Hà Tĩnh là một trong những vùng đất có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho quá trình sản xuất và hoạt động sống của con người. Tài nguyên đất Hà Tĩnh tuy đa dạng phong phú song tính chất phức tạp nghèo dinh dưỡng. Trong các loại đất ở đây, nhóm đất cát ven biển của tỉnh hiện là một trong những nhóm đất chiếm diện tích khá lớn, tuy nhiên vấn đề khai thác và sử dụng loại đất này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ thực tiễn của quê hương mình, tôi đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm của nhóm đất cát biển tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất những biện pháp sử dụng hợp lý nhóm đất này”. 2. Nội dung Chương 1 : Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh Ở chương này đề tài sẽ đi vào khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của 234
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 tỉnh Hà Tĩnh như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu , thuỷ văn , thổ nhưỡng sinh vật , khoáng sản và các điều kiện dân cư, lao động xã hội cũng như hệ thống cỏ sở vật chất kĩ thuật của tỉnh. Để đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế ở nơi đây. Chương 2 : Đặc điểm của đất cát biển tỉnh Hà Tĩnh 2.1. Tổng quan chung về tài nguyên đất 2.1.1. Khái niệm tài nguyên đất 2.1.2. Phân loại tài nguyên đất 2.2. Tổng quan chung về nhóm đất cát biển Việt Nam (Arenosols) 2.3. Đặc điểm của nhóm đất cát biển tỉnh Hà Tĩnh 2.3.1. Đặc điểm của tài nguyên đất tỉnh Hà Tĩnh 2.3.2. Nhóm đất cát biển tỉnh Hà Tĩnh a. Khái niệm chung - Cồn cát và đất cát biển kí hiệu là : ( AR ), theo FAO - UNESCO loại đất này có tên là Arenosol. - Loại đất này thường được hình thành tại các khu vực ven biển chịu tác động mạnh mẽ của sóng biển và thuỷ triều. - Nhóm đất cát biển tỉnh Hà Tĩnh có diện tích 36.237 ha chiếm 5.98 % diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh - Phân bố : tại các khu vực có độ dốc từ 00 đến 30, trên 30 loại đất này hoàn toàn vắng mặt , tập trung tại 5 huyện ven biển: Thạch Hà, Nghi xuân , Can Lộc, Cẩm Xuyên và Kì Anh. b. Quá trình hình thành và đặc trưng Nhóm đất cát biển ở tỉnh Hà Tĩnh có tuổi rất trẻ đó là tuổi Đệ Tứ gắn liền với hoạt động kiến được hình thành do sự bồi lắng, chủ yếu từ sản phẩm granit của dải Trường Sơn và núi Hồng Lĩnh với sự hoạt động đặc thù của hệ thống ven biển. Tuy nhiên ở huyện Thạch Hà một số cồn cát nằm sâu trong vị trí nội đồng lại được hình thành sớm hơn và gắn liền với quá trình biển tiến c. Đặc điểm vật lý, hóa học của đất cát biển Đất cát biển thường có những đặc điểm, tính chất chủ yếu như mất nhiệt nhiều hơn các nhóm đất khác, cường độ bốc hơi mạnh nhất là vào những tháng khô, có gió Tây Nam hoạt động mạnh. Lượng nước ngầm phong phú và ở gần bề mặt cao từ 50-180 cm dao động phụ thuộc vào lượng mưa, càng xa biển thì mực nước ngầm càng sâu hơn Thành phần cơ giới : nhẹ từ trên mặt xuống tầng giới phẩu diện, về cơ bản là cát trong đó cát mịn là thành phần chiếm ưu thế nhất (71-94%). limon và sét chiếm dưới 30 % phân lớp rõ có nơi còn lẫn vỏ sò, hến… Đối với đất cồn cát thường thô và nghèo dinh dưỡng hơn so với các loại đất cát khác, tỷ lệ cát thô từ 33-34 %,sét vật lý từ 4-5 %, Sự thay đổi các cấp hạt trong đất cát phụ thuộc vào vị trí của chúng so với biển - Tỷ trọng của đất cát là 2,6 - 2,7 235
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 - Độ xốp khoảng 35-40 % - Đất thường phản ứng chua đến ít chua PHkcl1.0 chứng tỏ canxi trao đổi chất kém hơn so với magie. - Dung tích hấp thu (CEC) thấp : 3.05 meq/100g đất ở tầng mặt, chất hữu cơ phân giải mạnh (C/N
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 2.5.2. Đề xuất những biện pháp sử dụng nhóm đất cát biển a. Những đề xuất chung Sử dụng hợp lý đất cát biển - Xây dựng một cơ cấu cây trồng hợp lý Cần phải căn cứ vào đặc điểm của nhóm đất cát biển và đặc điểm sinh thái cây trồng để xây dựng một cơ cấu cây trồng phù hợp trên từng loại đất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Đối với vùng đất cát ven biển như tại các cồn cát và các bãi cát nên trồng các cây khác với các cây trồng ở vùng đồng bằng đất cát nằm sâu trong nội đồng để cây trồng đạt năng suất cao nhất . Trong quá trình sử dụng nên phối hợp linh hoạt mô hình nông lâm kết hợp để đạt nhiều hiệu quả cùng một lúc . - Tận dụng diện tích đất cát biển để phát triển các ngành kinh tế khác Hướng cải tạo đất cát biển - Phủ xanh đất trống đồi trọc tạo hệ sinh thái bền vững , hạn chế xói mòn lũ lụt bảo vệ tài nguyên đất trên toàn vùng - Cần phải tăng cường đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi - Cải tạo đất bằng cách tận dụng các phụ phẩm của trồng trọt như : thân rễ của các loại cây như lạc, ngô, đậu… để tăng lượng chất lượng hữu cơ trong đất vừa có tác dụng góp phần bảo vệ môi trường. - Bón vôi để cải tạo độ chua trong đất, bón bùn ao để tăng lượng mùn cho đất, cải tạo thành phần cơ giới của đất. b. Đối với từng nhóm đất cụ thể trong hoạt động nông, lâm nghiệp Nắm vững đặc điểm từng loại đất cụ thể như đất cồn cát, đất cát biển chua, đất cát biển glay trên cơ sở đó đề xuất các loại cây trồng thích hợp 3. Kết luận Như vậy qua thời gian điều tra, thu thập tài liệu, nghiên cứu về đặc điểm nhóm đất cát biển của tỉnh Hà Tĩnh đã phần nào cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn và sâu sắc hơn về nhóm đất này. Đất cát biển ở tỉnh Hà Tĩnh là nhóm đất chiếm diện tích khá lớn tính chất đa dạng phức tạp với nhiều loại đất khác nhau, nhưng lại có giá trị phát triển đối với một số ngành kinh tế nhất định như : nông nghiệp-lâm nghiệp, công nghiệp và một số ngành khác. Đặc biệt là nông nghiệp như trồng các cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu, cây ăn quả …. Tuy nhiên vấn đề khai thác và sử dụng nhóm đất này vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trên cơ sở nắm vững về những giá trị của nhóm đất cát biển của tỉnh Hà Tĩnh đối với sự phát triển kinh tế, tôi mong muốn đề ra được những biện pháp sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhằm nâng cao hơn nữa giá trị của nhóm đất cát biển vào sự phát triển kinh tế của quê hương. Và sau đây tôi xin đưa ra một vài kiến nghị sau : 237
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 - Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về đất quản lý đất nắm rõ đặc điểm phân bố và hiện trạng sử dụng từng loại đất cụ thể. Hướng dẫn bà con các biện pháp cải tạo sử dụng hợp lý. - Tỉnh cần phối hợp với các Sở khoa học và công nghệ, Sở nông nghiệp và nông thôn…xây dựng bản đồ đất theo tỷ lệ :1/10000, 1/25000 giúp cho công tác chỉ đạo sản xuất và thâm canh tăng vụ tốt hơn. - Đối với nhóm đất cát biển phải xây dựng được một bản đồ phân bố rõ ràng ở từng địa điểm nắm vững giá trị của từng loại đất đó. - Tỉnh cần đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời về giống cây trồng, cho vay vốn sản xuất, có định hướng phát triển vùng chuyên canh như : vùng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, vùng chuyên canh rau dưa, hoa màu hay lúa trên đất cát biển và trên các loại đất khác . Một số diện tích đất cát thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phải sử dụng hợp lý tránh ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất nhất là mô hình nuôi tôm trên cát. - Hình thành các đoàn thể để bà con nông dân có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và học tập các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế để áp dụng tại địa phương mình một cách phù hợp. - Các ngành kinh tế khác tiến hành trên nhóm đất cát biển như công nghiệp khai thác cát làm vật liệu xây dựng , công nghiệp khai thác quặng titan cần phải có biện pháp khai thác hợp lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Duy Lợi (chủ biên ) (2005), Địa lý tự nhiên Việt Nam 1, NXB ĐHSP [2] Đậu Thị Hòa, Đề cương bài giảng Địa lý tự nhiên Việt Nam ( Khái quát ) [3] Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hà Tĩnh và Hội đất Việt Nam (2000) “ Tài nguyên đất Hà Tĩnh”, [4] Vũ Tự Lập (chủ biên ) (2007) , Địa lý tự nhiên VIệt Nam, NXB ĐHSP Hà Nội [5] Nguyễn Ngọc Lâm lớp 04CDL, ĐHSP Đà Nẵng, “Tìm hiểu đặc điểm cấu trúc dải cát ven biển Quảng Bình và ảnh hưởng của nó đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của ngưới dân” [6] Nguồn : Chi cục thống kê Tỉnh Hà Tĩnh, Niên giám thống kê năm 2005 [7] Nguồn : Trung tâm dự báo KT-TV Hà Tĩnh [8] Nguồn : Sở Thương Mại và du lịch Hà Tĩnh năm 2007 [9] Trang web: http:// www.Google.com.vn http:///www.Dântri.com.vn http:///www.Người Hà Tĩnh.com.vn 238
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng - co giật và kết quả điều trị trầm cảm bằng Fluoxetin
227 p | 47 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định mối liên quan của một số điểm đa hình gen AGT với bệnh thận đái tháo đường
178 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư biểu mô tiết niệu
170 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu nụ cười và xây dựng một số tiêu chuẩn đánh giá nụ cười hài hoà cho người Kinh độ tuổi 18 – 25
180 p | 41 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở người Kinh 18-25 tuổi để ứng dụng trong Y học
165 p | 41 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu hóa thạch thuộc nhóm pteridophyta và cycadophyta trong trầm tích chứa than của hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg), tỉnh Quảng Ninh
84 p | 27 | 6
-
Báo cáo " Nghiên cứu phản ứng của 8-axetyl-7-hidroxi-4-metyulcumarin với các anđêhit thơm "
4 p | 62 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng tại Bệnh viện K
55 p | 55 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng nấm sợi gây hại trên thấu kính ống nhòm tại Việt Nam
216 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định mối liên quan của một số điểm đa hình gen AGT với bệnh thận đái tháo đường
27 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư biểu mô tiết niệu
27 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc và sự tăng trưởng đầu mặt ở trẻ em người Kinh từ 7 đến 9 tuổi
188 p | 14 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sự tăng trưởng cung răng, khuôn mặt của một nhóm trẻ em người Mường từ 12 đến 14 tuổi
180 p | 23 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn II, III
187 p | 14 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống cói tại Nga Tân - Nga Sơn - Thanh Hóa
8 p | 59 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Thuỷ bồn thảo (Sedum sarmentosum Bunge), Crassulaceae
172 p | 2 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý và điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất bằng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter ở người cao tuổi
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn