T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở<br />
BỆNH NHÂN BỊ RẮN CẠP NIA CẮN ĐIỀU TRỊ<br />
TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI<br />
Ngô Đức Ngọc*; Phạm Duệ*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân (BN) bị rắn Cạp<br />
nia cắn tại Trung tâm Chống độc Quốc gia trong 8 năm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu<br />
mô tả có phân tích. Hồi cứu 242 bệnh án rắn Cạp nia cắn được chẩn đoán và điều trị tại Trung<br />
tâm Chống độc Bạch Mai. Kết quả: thường để lại vết răng là hai móc độc tại vị trí cắn (82%),<br />
liệt cơ vân (79,5%), sụp mi (90,5%), há miệng hạn chế (82,6%), liệt chi (79,5%) và liệt cơ hô hấp<br />
(71,9%), giãn đồng tử (86,4%), đau họng (86%), giảm phản xạ gân xương (80,7%). Đặc điểm<br />
cận lâm sàng hay gặp là hạ natri máu (67,8%), hạ natri máu tăng lên cao nhất ngày thứ 2, 3, 4<br />
của bệnh, các chỉ số sinh hóa, huyết học, đông máu khác không có nhiều biến đổi. Kết luận:<br />
dấu răng rắn cắn trên da, đặc biệt chỉ như vết kim châm. Liệt cơ toàn thân nặng và kéo dài,<br />
cơ duỗi dài ngón cái liệt cuối cùng. Đau họng, đau bụng và sụp mi là dấu hiệu sớm của liệt cơ.<br />
Hạ natri máu thường gặp, nặng và kéo dài, nếu không điều trị có thể gây tử vong.<br />
* Từ khóa: Rắn cắn; Rắn Cạp nia; Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng; Hạ natri máu; Liệt cơ<br />
toàn thân.<br />
<br />
Study of Clinical, Paraclinical Features of Patients Suffered from<br />
Bungarus Candidus Bite at Poison Control Center of Bachmai Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To describe symptoms and signs of Bungarus candidus bite from January 2005<br />
to August 2013. Subjects and methods: Descriptive analysis study. Review special signs and<br />
symptoms in patients suffer from Bungarus candidus bite in Poison Control Center in 8 years.<br />
Results: There is frequently fangs at bite site (82%), all body muscle paralysis (79.5%), ptosis<br />
(90.5%), restricted mouth open (82.6%), myadrisis (86.4%), sore throat (86%), decreased knee jerk<br />
(80,7%). Hyponatremia (67.8%) mostly severe at second, third and fourth day after hospitalization.<br />
Conclusion: Fang mark like a needle, all muscle were paralysis and lasting for long time, the last<br />
muscle paralysis is toe abduction, early symptoms were sore throat, ptosis, patients need artificial<br />
ventilation soon after biting. Hyponatremia were severe and lasting for long time, need compensation<br />
transfusion as well as oral feeding.<br />
* Key words: Snake bite; Bungarus candidus; Clinical, paraclinical features; Hyponatremia;<br />
Body muscle paralysis.<br />
* Bệnh viện Bạch Mai<br />
Người phản hồi (Corresponding): Ngô Đức Ngọc (ngoducngoc@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 19/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/04/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 10/05/2017<br />
<br />
35<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rắn Cạp nia cắn là cấp cứu thường<br />
gặp tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện<br />
Bạch Mai. BN bị rắn Cạp nia cắn có triệu<br />
chứng đa dạng và diễn biến phức tạp:<br />
tại chỗ thường nhẹ, vết cắn chỉ như kim<br />
châm; toàn thân thường nặng nề và là<br />
hậu quả của độc tố thần kinh; một số triệu<br />
chứng khác khá thường gặp như hạ natri<br />
máu [3, 4], nhiều trường hợp bệnh diễn<br />
biến nặng do biến chứng như: sốc nhiễm<br />
khuẩn, viêm phổi liên quan thở máy, tràn<br />
khí màng phổi, phù não nặng do hạ natri<br />
máu [2]… có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên<br />
cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào đánh<br />
giá một cách toàn diện về triệu chứng lâm<br />
sàng, cận lâm sàng ở BN bị rắn Cạp nia<br />
cắn. Nghiên cứu này được thực hiện với<br />
mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và<br />
cận lâm sàng của BN bị rắn Cạp nia cắn<br />
tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch<br />
Mai trong 8 năm.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
242 BN bị rắn Cạp nia cắn, điều trị tại<br />
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai<br />
từ 1 - 2005 đến 8 - 2013.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
<br />
Toàn thân liệt cơ tăng dần: khởi đầu là<br />
sụp mi, khó há miệng, rồi liệt chi, liệt cơ<br />
hô hấp…<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: liệt cơ các bệnh<br />
lý thần kinh cơ đã được biết trước đó.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
* Các chỉ số nghiên cứu:<br />
- Triệu chứng lâm sàng: đặc điểm vết<br />
cắn, kích thước đồng tử, đặc điểm liệt cơ;<br />
mạch, huyết áp.<br />
- Triệu chứng cận lâm sàng: công thức<br />
máu, đông máu cơ bản, điện giải đồ và điện<br />
giải niệu; ure và creatinin, AST, ALT, CK.<br />
* Xử lý số liệu: bằng các test thống kê<br />
phù hợp. Mức ý nghĩa α = 0,05.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm lâm sàng.<br />
<br />
* Đặc điểm vết răng của rắn cắn trên da:<br />
Không có: 15 BN (6,2%); một móc:<br />
98 BN (40,5%); hai móc: 102 BN (42,1%);<br />
vết xước: 27 BN (11,2%); không rõ: 13 BN<br />
(5,4%); vết cắn ở tay: 138 BN (57,0%);<br />
vết cắn ở chân: 85 BN (35,1%): vết cắn<br />
nơi khác: 6 BN (2,5%).<br />
<br />
- Bị rắn cắn và mang đến: rắn khúc<br />
đen khúc trắng, hoặc BN, người nhà BN<br />
nhìn thấy rắn mô tả lại: rắn khúc đen khúc<br />
trắng và nhận biết rắn qua ảnh mẫu.<br />
<br />
Dấu răng và móc độc là triệu chứng<br />
thường gặp khi bị rắn độc cắn, hầu hết<br />
BN đều có xuất hiện dấu răng tại vị trí cắn<br />
(82%). Đa số BN bị cắn vào tay và chân.<br />
<br />
- Lâm sàng phù hợp với rắn Cạp nia cắn.<br />
<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu<br />
của Hà Trần Hưng [5], Nguyễn Quang Kiếm<br />
[4]. Vết cắn ở tay thường gặp ở người<br />
nuôi rắn và ở chân thường do tai nạn,<br />
<br />
Tại chỗ bị cắn: vết cắn như vết kim châm,<br />
ít hoặc không sưng nề, không hoại tử,<br />
không chảy máu.<br />
36<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
dẫm phải rắn độc. Về triệu chứng tại chỗ,<br />
thường gặp hình thái có 1 - 2 vết răng<br />
(móc răng) giống như như kim châm<br />
(82,6%), hoặc vết xước như gai cào cách<br />
nhau khoảng 0,5 - 1 cm (11,2%), 15 BN<br />
(6,2%) không có triệu chứng tại chỗ.<br />
Đây cũng là một triệu chứng nhận dạng<br />
cực kỳ quan trọng, vết rắn Cạp nia cắn<br />
vô cùng đặc trưng chỉ là vết kim châm.<br />
<br />
Với rắn Hổ mang bành, vết cắn hoại tử<br />
đen, khô, lan rộng rất nhanh, với Hổ<br />
chúa, vết cắn hoại tử kèm phù nề lan<br />
rộng; rắn Lục là hoại tử kết hợp với chảy<br />
máu, phỏng rộp… [1, 5, 6]. Như vậy, khác<br />
biệt hoàn toàn với rắn Cạp nia. Đặc điểm<br />
này giúp ích rất nhiều cho nhân viên y tế<br />
thực hành lâm sàng trong cấp cứu rắn<br />
độc cắn.<br />
<br />
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng BN bị rắn cắn lúc vào viện.<br />
Triệu chứng, dấu hiệu<br />
<br />
Số BN<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
< 13<br />
<br />
3<br />
<br />
1,2<br />
<br />
> 13<br />
<br />
238<br />
<br />
98,8<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
81<br />
<br />
33,5<br />
<br />
Giảm (huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg)<br />
<br />
2<br />
<br />
0,8<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
159<br />
<br />
65,7<br />
<br />
Giãn đồng tử<br />
<br />
209<br />
<br />
86,4<br />
<br />
Há miệng hạn chế<br />
<br />
200<br />
<br />
82,6<br />
<br />
Sụp mi<br />
<br />
219<br />
<br />
90,5<br />
<br />
Liệt chi<br />
<br />
193<br />
<br />
79,5<br />
<br />
Liệt cơ hô hấp<br />
<br />
174<br />
<br />
71,9<br />
<br />
Đau họng<br />
<br />
208<br />
<br />
86<br />
<br />
Giảm phản xạ gân xương<br />
<br />
197<br />
<br />
80,7<br />
<br />
Điểm Glasgow<br />
<br />
Huyết áp<br />
<br />
Phần lớn BN bị rắn Cạp nia cắn có các dấu hiệu liệt thần kinh cơ, hầu hết BN đều<br />
tỉnh vào thời điểm nhập viện.<br />
Rắn Cạp nia cắn không gây rối loạn ý thức (98,8% Glasgow 15 điểm, chỉ có 1,2%<br />
biểu hiện rối loạn ý thức ban đầu do liệt cơ dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não); 33,5%<br />
có biểu hiện tăng huyết áp, tụt huyết áp chỉ có 0,8% và hồi phục ngay sau khi đảm bảo<br />
thông khí bằng đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo.<br />
Đặc điểm liệt cơ của rắn Cạp nia cắn vô cùng đặc biệt: (1) Liệt cơ nhanh, hoàn toàn<br />
và rất nặng; (2) Khởi đầu là đau họng miệng, đau bụng, sụp mi, giãn đồng tử; (3) Liệt<br />
cơ hô hấp nhanh chóng có thể gây tử vong sớm; (4) Cơ duỗi dài ngón cái là cơ liệt<br />
cuối cùng, nhiều trường hợp không liệt.<br />
37<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017<br />
Bảng 2: Thời điểm xuất hiện và thời gian tồn tại triệu chứng lâm sàng.<br />
Dấu hiệu<br />
<br />
n<br />
<br />
Đau họng (giờ xuất hiện)<br />
Há miệng hạn chế<br />
<br />
208<br />
<br />
Thời điểm xuất hiện (giờ)<br />
Thời gian tồn tại (giờ)<br />
Thời điểm xuất hiện (giờ)<br />
<br />
Sụp mi<br />
<br />
Thời gian tồn tại (giờ)<br />
Thời điểm xuất hiện (giờ)<br />
<br />
Liệt chi<br />
<br />
Thời gian tồn tại (giờ)<br />
<br />
Liệt cơ hô hấp<br />
<br />
Thời điểm xuất hiện (giờ)<br />
Thời gian tồn tại (giờ)<br />
<br />
200<br />
<br />
219<br />
<br />
193<br />
<br />
174<br />
<br />
Nhanh nhất Lâu nhất<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
SD<br />
<br />
1<br />
<br />
18<br />
<br />
4,32<br />
<br />
1,94<br />
<br />
2,0<br />
<br />
18,0<br />
<br />
4,39<br />
<br />
1,85<br />
<br />
12,0<br />
<br />
778,0<br />
<br />
161,1<br />
<br />
145,6<br />
<br />
2,0<br />
<br />
18,0<br />
<br />
4,5<br />
<br />
1,9<br />
<br />
5,0<br />
<br />
776,0<br />
<br />
153,4<br />
<br />
142,3<br />
<br />
5,0<br />
<br />
20,0<br />
<br />
7,6<br />
<br />
1,8<br />
<br />
18,0<br />
<br />
840,0<br />
<br />
202,1<br />
<br />
165,3<br />
<br />
3,0<br />
<br />
24,0<br />
<br />
9,6<br />
<br />
2,4<br />
<br />
15,5<br />
<br />
788,0<br />
<br />
209,6<br />
<br />
174,2<br />
<br />
Phần lớn BN có dấu hiệu đau họng, há miệng hạn chế, các dấu hiệu này thường<br />
xuất hiện khá sớm khoảng 1 - 18 giờ, liệt chi và liệt cơ hô hấp xuất hiện muộn hơn,<br />
trung bình khoảng 5 - 24 giờ sau rắn cắn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra thời gian từ khi bị<br />
cắn đến khi liệt càng ngắn thì bệnh càng nặng.<br />
Bảng 3: Mối liên quan giữa tình trạng sụp mi, giãn đồng tử với yêu cầu thở máy.<br />
Dấu hiệu<br />
<br />
Thở máy (n, %)<br />
<br />
Không thở máy (n, %)<br />
<br />
Tổng (n, %)<br />
<br />
Có<br />
<br />
168<br />
(80,4%)<br />
<br />
41<br />
(19,6%)<br />
<br />
209<br />
<br />
Không<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
33<br />
(100%)<br />
<br />
33<br />
<br />
Có<br />
<br />
168<br />
(78,5%)<br />
<br />
46<br />
(21,5%)<br />
<br />
214<br />
<br />
Không<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
28<br />
(100%)<br />
<br />
28<br />
<br />
Sụp mi<br />
<br />
Giãn đồng tử<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Trong số những BN có dấu hiệu sụp mi, 80,4% BN phải thở máy, 100% BN không có<br />
sụp mi không cần thiết phải thở máy. Trong số BN có dấu hiệu giãn đồng tử, 78,5% BN<br />
phải thở máy, 100% BN không có giãn đồng tử không phải thở máy.<br />
Cùng với triệu chứng sụp mi và há miệng hạn chế, các triệu chứng về liệt cơ cũng dần<br />
xuất hiện trên BN bị rắn Cạp nia cắn, với thời gian xuất hiện chậm hơn (khoảng 7,58 giờ<br />
với liệt chi và 9,63 giờ với liệt cơ hô hấp) và kéo dài hơn (khoảng 202 giờ với liệt chi và<br />
209 giờ với liệt cơ hô hấp). Dựa vào các đặc điểm trên, cần có chiến lược đặt nội khí<br />
quản sớm và thông khí nhân tạo sớm, không để đến khi liệt cơ hô hấp mới đặt nội khí<br />
quản. Vì: (1) Nếu có những dấu hiệu sụp mi, đau họng, đau bụng, chắc chắn sẽ có liệt<br />
cơ hô hấp; (2) Đặt nội khí quản muộn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nạn nhân.<br />
38<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
<br />
Biểu đồ 1: Diễn biến của triệu chứng giãn đồng tử.<br />
Phần lớn BN đều có dấu hiệu giãn đồng tử, triệu chứng này tăng dần lên đến ngày thứ 6,<br />
thứ 7, sau đó giảm dần, tuy nhiên thời điểm ra viện vẫn còn có nhiều BN bị giãn đồng tử.<br />
Điều này khác với các loài rắn khác như rắn Hổ phì (Naja kouthia), Hổ chúa<br />
(Ophiophagus hana), tổn thương thường phù nề và hoại tử tại chỗ, nhiều trường hợp<br />
phù nề, hoại tử lan rộng toàn bộ một chi là chính, rất ít khi liệt cơ hoặc liệt cơ nhẹ,<br />
thoáng qua [3]. Mặc dù các triệu chứng xuất hiện sớm ngay sau khi bị rắn cắn, nhưng<br />
thời gian hồi phục hoàn toàn các triệu chứng kéo dài. Trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
trung bình khoảng 7 ngày. Một số trường hợp có triệu chứng giãn đồng tử có thể kéo<br />
dài đến hàng tuần sau khi ra viện.<br />
2. Đặc điểm cận lâm sàng.<br />
Bảng 4: Kết quả xét nghiệm huyết học và sinh hóa thời điểm vào viện.<br />
Chỉ số xét nghiệm<br />
<br />
Trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
<br />
Hồng cầu (T/l)<br />
<br />
4,6 ± 0,5<br />
<br />
Bạch cầu (G/l)<br />
<br />
12,3 ± 4,9<br />
<br />
Tỷ lệ bạch cầu trung tính (%)<br />
<br />
79,1 ± 15,8<br />
<br />
Tiểu cầu (G/l)<br />
<br />
227,2 ± 62,7<br />
<br />
Ure (mmol/l)<br />
<br />
5,1 ± 1,5<br />
<br />
Creatinin (µmol/l)<br />
<br />
73,5 ± 13,8<br />
<br />
AST (U/L)<br />
<br />
30,1 ± 18,3<br />
<br />
ALT (U/L)<br />
<br />
23,1 ± 14,9<br />
<br />
CK (U/L)<br />
<br />
170,9 ± 91,6<br />
<br />
Tỷ lệ prothrombin (%)<br />
<br />
93,5 ± 14,9<br />
<br />
APTT (s)<br />
<br />
26,3 ± 3,3<br />
<br />
Fibrinogen<br />
<br />
2,7 ± 0,7<br />
<br />
39<br />
<br />