Trần Thị Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 95 - 99<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU<br />
TRỊ ĐỢT BÙNG PHÁT BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN<br />
ĐA KHOA BẮC KẠN<br />
Trần Thị Hằng1, Hoàng Hà2*<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sử dụng phương pháp mô tả, tiến cứu trên 55 bệnh nhân đợt bùng phát của BPTNMT điều trị tại<br />
Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn. Các tác giả đưa ra nhận xét sau: Bệnh nhân đợt bùng phát của<br />
BPTNMT thường gặp ở nhóm 70 - 79 tuổi; nam giới chiếm tỷ lệ cao (73,6%); bệnh nhân có tiền<br />
sử hút thuốc lá, thuốc lào là 69,1%; bệnh hay gặp ở giai đoạn III và có các triệu chứng ho, khó thở,<br />
RRFN giảm, phổi có ran; bệnh nhân điều trị ổn định đợt bùng phát là 98,2%, tử vong 1,8%; ngày<br />
điều trị trung bình là 10,5 ± 2,7 ngày. Khuyến nghị: Y tế Bắc Kạn cần sớm có chương trình quản<br />
lý, điều trị và dự phòng BPTNMT.<br />
Từ khóa: BPTNMT, đợt bùng phát.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT)<br />
ngày càng gia tăng và có tỷ lệ vong cao. Theo<br />
Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), đến năm<br />
2020 số người mắc BPTNMT tăng lên 3 - 4<br />
lần và là căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ<br />
3 trên thế giới [2], [7], [8]. Đây là một bệnh<br />
hô hấp diễn biến mạn tính và cấp tính gây ảnh<br />
hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc<br />
sống con người, làm tăng gánh nặng hệ thống<br />
chăm sóc sức khỏe của toàn xã hội [6].<br />
Nghiên cứu và thực hành quản lý và điều trị<br />
BPTNMT tại Bắc Kạn còn rất mới mẻ. Gần<br />
đây tỷ lệ chẩn đoán và điều trị BPTNMT tại<br />
Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn ngày càng tăng.<br />
Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, nâng<br />
cao chất lượng trong công tác chẩn đoán điều<br />
trị BPTNMT chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
này nhằm mục tiêu:<br />
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br />
của đợt bùng phát BPTNMT.<br />
2. Đánh giá kết quả điều trị đợt bùng phát<br />
BPTNMT tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên<br />
cứu: Gồm 55 bệnh nhân (BN) được chẩn<br />
đoán lâm sàng là đợt bùng phát (ĐBP)<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912211826<br />
<br />
BPTNMT điều trị tại khoa Cấp cứu và khoa<br />
Nội Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn từ 1/2011<br />
đến 8/2011.<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br />
* Chẩn đoán BPTNMT theo GOLD 2009 [8]:<br />
- Bệnh nhân trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc<br />
lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc với khói bụi.<br />
- Có tiền sử ho, khạc đờm 3 tháng trong một<br />
năm và trong 2 năm liên tiếp hoặc hơn.<br />
- Khó thở thường xuyên, tăng dần và nặng lên<br />
trong đợt bùng phát.<br />
- Nghe phổi: RRFN giảm, có thể có ran rít,<br />
ran ngáy, ran ẩm, ran nổ.<br />
- Xquang phổi: có hình ảnh “phổi bẩn’’ hoặc<br />
hình ảnh khí phế thũng.<br />
- Đo thông khí phổi: FEV1< 80%; FEV1/<br />
FVC< 70%; test phục hồi phế quản âm tính.<br />
* Chẩn đoán ĐBP [8]:<br />
- Bệnh nhân ho khạc đờm tăng lên, đờm<br />
chuyển thành đờm mủ.<br />
- Khó thở nặng lên, co kéo các cơ hô hấp phụ.<br />
- Có thể có sốt.<br />
- Xquang phổi: có hình ảnh thâm nhiễm mới.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Bệnh nhân BPTNMT có kèm theo: viêm<br />
phổi cấp tính, tăng HA, suy tim, suy thận,<br />
suy kiệt cơ thể, lao phổi, ung thư phổi,<br />
giãn phế quản.<br />
95<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Thị Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Bệnh nhân hen phế quản.<br />
- Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu, bỏ<br />
điều trị, chuyển viện.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu: mô tả, tiến hành tiến<br />
cứu, chọn mẫu toàn bộ<br />
.<br />
Thu thập số liệu:<br />
- Tất cả bệnh nhân nghiên cứu được khám<br />
lâm sàng, làm các xét nghiệm, tiến hành điều<br />
trị. Dữ liệu được ghi vào bệnh án nghiên cứu.<br />
- Điều trị theo phác đồ của GOLD với các<br />
mức độ khác nhau [8].<br />
+ Chống nhiễm khuẩn phổi phế quản bằng<br />
kháng sinh:<br />
Cephotaxim 1g x 2 lọ/ ngày<br />
Ciplox 200mg x 4 chai/ ngày<br />
+ Thuốc giãn phế quản:<br />
ĐBP mức độ nhẹ và trung bình: khí dung<br />
bằng Ventolin hoặc Berodual 3-4 lần/ngày<br />
ĐBP mức độ nặng: Diaphylin tiêm tĩnh mạch<br />
hoặc truyền tĩnh mạch<br />
+ Dùng corticoid:<br />
ĐBP mức độ nhẹ: Prednisolon 5mg x 4<br />
viên/ngày<br />
ĐBP độ trung bình và nặng: Solumedrol<br />
40mg x 2 lọ/ ngày<br />
+ Dùng thuốc long đờm: N- axetylcystein gói<br />
200mg x 3 gói / ngày<br />
+ Thở oxy qua mũi với lưu lượng 2 lít/ phút<br />
thời gian 3 - 5 ngày<br />
+ Kết hợp biện pháp vận động trị liệu: tập<br />
thở, vỗ rung lồng ngực<br />
- Tất cả các bệnh nhân được điều trị và theo<br />
dõi nội trú tại bệnh viện.<br />
- Khi bệnh nhân ngưng điều trị đợt cấp (ngày<br />
thứ 5 hoặc 7 hoặc 10 ...), chúng tôi chẩn đoán<br />
phân loại giai đoạn bệnh theo tiêu chuẩn<br />
GOLD [7].<br />
Chỉ tiêu nghiên cứu<br />
- Chỉ tiêu về đặc điểm chung: tuổi, giới, yếu<br />
tố liên quan, thể lâm sàng, giai đoạn bệnh,<br />
mức độ đợt bùng phát.<br />
<br />
89(01/2): 95 - 99<br />
<br />
- Chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng: Ho, khó thở,<br />
sốt, co rút cơ hô hấp phụ, các ran ở phổi, rì<br />
rào phế nang, phù, tím môi.<br />
- Chỉ tiêu về đặc điểm cận lâm sàng: công<br />
thức máu, chụp Xquang phổi chuẩn, chỉ tiêu<br />
thông khí phổi (VC, FEV1, FEV1/VC). Kết<br />
quả đo được các chỉ tiêu thông khí phổi sẽ<br />
đối chiếu với số lý thuyết theo phương trình<br />
hồi quy áp dụng cho người Việt Nam theo mô<br />
hình thống nhất quốc tế của Nguyễn Đình<br />
Hường (1996) [5].<br />
Xử lý số liệu: trên phần mềm EPI INFO 6.04.<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm bệnh nhân đợt bùng phát của<br />
BPTNMT<br />
* Tuổi và giới<br />
Bảng 1. Tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính<br />
Giới<br />
Tuổi<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
46 - 49<br />
50 - 59<br />
60 - 69<br />
70 - 79<br />
80 - 84<br />
Tổng<br />
<br />
4(7,3)<br />
5(9,1)<br />
8(14,5)<br />
16(29,1)<br />
9(16,4)<br />
42(76,4)<br />
<br />
1(1,8)<br />
2(3,6)<br />
3(5,5)<br />
6(10,9)<br />
1(1,8)<br />
13(23,6)<br />
<br />
5(9,1)<br />
7(12,7)<br />
11(20,0)<br />
22(40,0)<br />
10(18,2)<br />
55(100)<br />
<br />
Tuổi trung bình (X ± SD): 69,4 ± 10,8<br />
<br />
Bệnh nhân ĐBP của BPTNMT nam giới<br />
chiếm tỷ lệ 73,6% cao hơn so với nữ giới<br />
(26,4%). Bệnh nhân có độ tuổi từ 70 - 79<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất 40,0%. Tuổi trung bình<br />
của bệnh nhân là 69,4 ± 10,8.<br />
Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài<br />
cho thấy độ tuổi hay gặp là trên 65 tuổi chiếm<br />
khoảng 65%. Theo kết quả nghiên cứu của<br />
Lương Thị Kiều Diễm (2008) độ tuổi mắc<br />
bệnh 70 - 79 chiếm 44,3% [3]. Như vậy kết<br />
quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết<br />
quả nghiên cứu của các tác giả trong và nước.<br />
* Tiền sử bệnh<br />
Kết quả bảng 2 cho thấy 38 bệnh nhân có tiền<br />
sử hút thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
69,1%, có 6 bệnh nhân tiếp xúc khói bụi<br />
chiếm 10,9%, 7 bệnh nhân có tiền sử hen phế<br />
<br />
96<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Thị Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
quản nhiều năm chiếm 12,7%. Ngoài ra có 4<br />
bệnh nhân không rõ tiền sử bệnh chiếm<br />
16,7%. Hút thuốc lá, thuốc lào yếu tố nguy cơ<br />
hàng đầu đã được các tác giả trong nước và<br />
trên thế giới đề cập nhiều nhất, đây là yếu tố<br />
trực tiếp dẫn tới sự phát triển BPTNM. Theo<br />
nghiên cứu của Ngô Qúy Châu và cộng sự<br />
(2006), đối tượng hút thuốc lá có nguy cơ<br />
mắc BPTNMT gấp 3,5 lần [1]. Như vậy kết<br />
quả của chúng tôi phù hợp với y văn đã nêu<br />
cũng như kết quả của các tác giả trong và<br />
ngoài nước [2], [7].<br />
Bảng 2: Đặc điểm tiền sử bệnh của bệnh nhân<br />
Bệnh nhân<br />
Tiền sử<br />
Hút thuốc lá, thuốc lào<br />
Tiếp xúc khói bụi<br />
Hen phế quản<br />
Không rõ tiền sử<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
38<br />
6<br />
7<br />
4<br />
55<br />
<br />
69,1<br />
10,9<br />
12,7<br />
7,3<br />
100<br />
<br />
* Phân loại giai đoạn bệnh<br />
Bảng 3: Đặc điểm giai đoạn BPTNMT<br />
Bệnh nhân<br />
Giai đoạn<br />
I<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
0<br />
10<br />
36<br />
9<br />
55<br />
<br />
0<br />
18,2<br />
65,4<br />
16,4<br />
100<br />
<br />
Tiêu chuẩn phân loại giai đoạn bệnh theo<br />
GOLD (2006) cơ bản dựa vào giá trị FEV1,<br />
FEV1/FVC và test phục hồi phế quản được lấy<br />
khi người bệnh đã ngừng điều trị đợt cấp [7].<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy<br />
bệnh nhân BPTNMT đến điều trị đều ở giai<br />
đoạn II, III, IV trong đó giai đoạn III chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất 65,4%, không gặp bệnh nhân nào<br />
ở giai đoạn I. Theo nghiên cứu của Phạm<br />
Thái Dũng (2005) cho thấy bệnh nhân<br />
BPTNMT trong ĐBP gặp giai đoạn III<br />
(66,7%), không có bệnh nhân nào ở giai đoạn<br />
I [4]. Theo GOLD (2006) nhận thấy bệnh<br />
nhân BPTNMT phải nhập viện thường ở giai<br />
đoạn III, giai đoạn IV vì ở giai đoạn này các<br />
triệu chứng rõ dần điển hình là khó thở khi<br />
gắng sức hoặc khi có đợt bùng phát [7].<br />
<br />
89(01/2): 95 - 99<br />
<br />
Một số kết quả điều trị<br />
Trước điều trị các triệu chứng khó thở, RRFN<br />
giảm, ran ở phổi gặp 55/55 bệnh nhân chiếm<br />
100%, ho khạc đờm gặp 46/55 chiếm 83,6%.<br />
Đây là những triệu chứng chính khiến người<br />
bệnh đến viện. Ngoài ra triệu chứng sốt chiếm<br />
21,8%, đây là yếu tố giúp chẩn đoán đợt bùng<br />
phát của BPTNMT, tuy nhiên có bệnh nhân<br />
không sốt có thể do bệnh nhân suy kiệt, súc<br />
đề kháng giảm, phản ứng cơ thể không đáp<br />
ứng lại được với tình trạng của bệnh. Triệu<br />
chứng phù chiếm 25,5%, sự xuất hiện phù gợi<br />
ý bênh nhân có suy tim phải hoặc phù do<br />
thiểu dưỡng. Dấu hiệu co kéo cơ hô hấp gặp<br />
42/55 bệnh nhân chiếm 76,4%.<br />
Bảng 4. Triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị<br />
Bệnh nhân Trướcđiều<br />
trị<br />
Lâm sàng<br />
n (%)<br />
Ho khạc đờm 46(83,6)<br />
Khó thở<br />
55(100)<br />
Co kéo cơ HH 42(76,4)<br />
Sốt<br />
12(21,8)<br />
RRFN giảm<br />
55(100)<br />
Ran ở phổi<br />
55(100)<br />
Phù<br />
14(25,5)<br />
<br />
Sau điều<br />
trị<br />
n (%)<br />
21(38,2)<br />
19(34,5)<br />
0<br />
0<br />
55(100)<br />
12(21,8)<br />
2(3,6)<br />
<br />
p<br />
< 0,05<br />
< 0,05<br />
> 0,05<br />
< 0,05<br />
< 0,05<br />
<br />
Sau điều trị 100% bệnh nhân hết sốt và không<br />
còn dấu hiệu co kéo cơ hô hấp, các triệu<br />
chứng khác giảm rõ rệt, ho khạc đờm gặp<br />
21/55 bệnh nhân chiếm 38,2%, chủ yếu bệnh<br />
nhân còn khạc đờm trong. Khó thở gặp 19/55<br />
bệnh nhân chiếm 34,5%, các bệnh nhân chỉ<br />
còn khó thở nhẹ, 2/55 bệnh nhân phù chiếm<br />
3,8%, 12/55 bệnh nhân còn ran ở phổi<br />
chiếm 21,8%.<br />
Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng này có ý<br />
nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
Bảng 5. Triệu chứng cận lâm sàng trước và sau<br />
điều trị<br />
Bệnh nhân Trước điều Sau điều trị<br />
p<br />
trị<br />
CLS<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
BC>10G/l<br />
42(76,4)<br />
5(9,1)<br />
< 0,05<br />
Phổi ứ khí<br />
38(69,1)<br />
16(29,1)<br />
> 0,05<br />
SPO2 10G/l gặp 42/55<br />
bệnh nhân (chiếm 76,4%). Hình ảnh Xquang<br />
phổi ứ khí gặp 38/55 (69,1%). Độ bão hòa<br />
oxy trong máu < 90% gặp 47/55 bệnh nhân<br />
(85,4%). Sau điều trị chỉ còn 5 bệnh nhân có<br />
số lượng BC > 10G/l chiếm 9,1%, không còn<br />
bệnh nhân nào có độ bão hòa oxy máu < 90%,<br />
tuy nhiên hình ảnh Xquang phổi ứ khí sau<br />
điều trị còn chiếm 29,1%. Sự khác biệt này<br />
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
Bảng 6. Kết quả điều trị và ngày điều trị trung bình<br />
Bệnh nhân<br />
Kết quả<br />
Điều trị ổn định<br />
Tử vong<br />
Ngày điều trị trung bình<br />
<br />
89(01/2): 95 - 99<br />
<br />
- Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng điều trị ổn định đạt<br />
98,2%.<br />
- Số ngày điều trị trung bình là 10,5 ± 2,7.<br />
- Tỷ lệ bệnh nhân tử vong 1,8 % (1 cas).<br />
KHUYẾN NGHỊ<br />
Ngành Y tế Bắc Kạn cần xây dựng mô hình<br />
quản lý BPTNMT để chẩn đoán bệnh sớm và<br />
điều trị đúng theo phác đồ của GOLD 2009<br />
nhằm hạn chế biến chứng của bệnh, giảm tỷ<br />
lệ bệnh nhân nhập viện.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
55<br />
98,2%<br />
1<br />
1,8%<br />
10,5 ± 2,7<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu ở bảng 6 cho thấy số<br />
bệnh nhân điều trị ĐBP ổn định chiếm tỷ lệ<br />
cao 98,2%, điều này chứng tỏ phác đồ điều trị<br />
ĐBP hiện đang sử dụng là có hiệu quả, chỉ có<br />
1 bệnh nhân (1,8%) tử vong do bệnh ở giai<br />
đoạn nặng, tuổi cao, không đáp ứng với điều<br />
trị. Ngày điều trị trung bình trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi là 10,5 ± 2,7.<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu 55 bệnh nhân ĐBP của BPTNMT<br />
điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, chúng<br />
tôi rút ra một số kết luận sau:<br />
- Đợt bùng phát của BPTNMT thường gặp ở<br />
nhóm 70 -79 tuổi (40,0%); Bệnh gặp chủ yếu<br />
gặp ở nam giới với tỷ lệ 73,6%.<br />
- Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào<br />
chiếm tỷ lệ 69,1%.<br />
- Bệnh nhân nhập viện thường ở giai đoạn III<br />
(65,4%).<br />
- Các triệu chứng lâm sàng nổi bật là ho, khó<br />
thở, RRFN giảm, ran ở phổi đều gặp 100%<br />
- Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng<br />
giảm rõ rệt sau điều trị (p < 0,05).<br />
<br />
[1]. Ngô Qúy Châu (2006), “Nghiên cứu dịch tễ<br />
học bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở một số tỉnh,<br />
thành phố khu vực phía bắc Việt Nam’’, Đề tài<br />
nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ y tế.<br />
[2]. Phan Thu Phương (2006),“Nghiên cứu dịch tễ<br />
học bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong dân cư<br />
huyện Lạng Giang, Bắc Giang”, Đề tài nghiên<br />
cứu khoa học cấp Bộ y tế.<br />
[3]. Lương Thị Kiều Diễm (2008), “Nghiên cứu<br />
đặc điểm lâm sàng, xquang phổi chuẩn trước và<br />
sau điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn<br />
mạn tính’’, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện<br />
Quân Y.<br />
[4]. Phạm Thái Dũng (2005), “Đánh giá vai trò<br />
điều trị oxy cao áp trong đợt bùng phát của bệnh<br />
phổi tắc nghẽn mạn tính”, Luận văn thạc sỹ y học,<br />
Học viện Quân Y.<br />
[5]. Nguyễn Đình Hường, Trịnh Bỉnh Duy, Trần<br />
thị Dung (1996), “Tổng kết 25 năm nghiên cứu<br />
thông khí phổi, xây dựng số lý thuyết chức năng<br />
phổi người Việt Nam theo mô hình quốc tế”, Viện<br />
Lao và bệnh phổi Hà Nội.<br />
[6]. Trần Hoàng Thành (2006), Bệnh phổi tắc<br />
nghẽn mạn tính, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.<br />
[7]. GOLD (2006), “COPD prevalence in 12 Asia<br />
- Pacific countries and regions; projections based<br />
on the COPD prevalence estimation model”.<br />
Regional COPD working group. Respirology<br />
2003; 8: p.192 - 8.<br />
[8]. GOLD (2009), “Global strategy for diagnosis,<br />
management and prevention of chronic obstructive<br />
pulmonary disease”. MCR Vision Inc, pp. 1 - 88.<br />
<br />
98<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Thị Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 95 - 99<br />
<br />
SUMMARY<br />
RESEARCH ON CLINICAL FEATURES, GENERAL TESTS AND TREATMENT<br />
OUTCOMES THE OUTBREAK OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY<br />
DISEASE IN BAC KAN GENERAL HOSPITAL<br />
Tran Thi Hang1, Hoang Ha2*<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Bac Kan general Hospital<br />
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy<br />
<br />
Using the method described, studies on 55 patients admitted for acute exacerbation of COPD at<br />
Bac Kan hospital. The authors make the following remarks: The patien with acute exacerbation of<br />
COPD is common in group 70 - 79 years old, a high proportion of men (73.6%) with a history of<br />
smoking, tobacco is 69,1%; disease common in stage III and have increased cough and sputum<br />
production, increased breathlessness; proportion of cured patients was 98,2 %, mortality was 1,8%,<br />
time treatment averaged was 10.5 ± 2,7 days. Recommendation: Health Bac Kan is necessary to<br />
have management programs, treatment and prevention COPD.<br />
Key words: COPD, clinical featrure, general tests, treatment, outbreak.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912211826<br />
<br />
99<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />