Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KHẢO SÁT<br />
NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DƯỚI<br />
Nguyễn Khoa Hùng*, Nguyễn Vĩnh Lạc*, Lê Đình Khánh*, Lê Đình Đạm*, Nguyễn Xuân Mỹ*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khảo sát nguyên nhân của các triệu<br />
chứng đường tiết niệu dưới.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng gồm 102 bệnh nhân có biểu hiện của LUTS (theo định<br />
nghĩa ICS) đến khám tại phòng khám ngoại tiết niệu bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ 08/2017 đến<br />
04/2018. Nghiên cứu cắt ngang mô tả không đối chứng.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình là 64,8 ± 16,6 (15-92). Nhóm tuổi từ 60 trở lên gặp nhiều nhất (76,5%). 72,5%<br />
bệnh nhân có biểu hiện ở cả 3 nhóm triệu chứng chính. Các triệu chứng tỉ lệ cao: Cảm giác tiểu không hết<br />
(82,4%), dòng tiểu yếu (79,4%), tiểu đêm (75,5%). 92,1% số bệnh nhân có IPSS mức độ vừa và nặng, 71,6%<br />
đánh giá QoL từ 3-4. Nguyên nhân hàng đầu gây LUTS bao gồm tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (79,4%) và<br />
nhiễm khuẩn đường tiết niệu (7,8%).<br />
Kết luận: LUTS hiện diện khá phổ biến trên bệnh nhân cao tuổi. Triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác tiểu<br />
không hết (82,4%). Nguyên nhân gây LUTS thường gặp nhất là tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (79,4%).<br />
Bệnh nhân đến khám khi các triệu chứng của LUTS đã trở nên nặng nề và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.<br />
Từ khóa: triệu chứng đường tiết niệu dưới, LUTS.<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL, LABORATORY FEATURES AND CAUSES OF LOWER URINARY TRACT SYMPTOMS<br />
Nguyen Khoa Hung, Nguyen Vinh Lac, Le Dinh Khanh, Le Dinh Dam, Nguyen Xuan My.<br />
* Ho Chi Minh City Journal Of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 157 – 163.<br />
<br />
Objectives: To study the clinical features and evaluate causes of lower urinary tract symptoms.<br />
Materials and methods: This study included 102 patients of LUTS (ICS definition) attended the clinic of<br />
Urology in Hue University Hospital from 08/2017 to 04/2017. Descriptive cross-sectional study.<br />
Results: Average age was 64.8 ± 16.6 (15-92). The age group with most patients (76.5%) was from 60 years<br />
and above. 72.5% of the patients had symptoms of 3 main groups at the same time. Most prevalent symptoms:<br />
Incomplete emptying (82.4%), slow stream (79.4%) and nocturia (75.5%). 92.1% of the patients had moderate<br />
and severe IPSS, 71.6% evaluated QoL from 3-4. Top causes of LUTS were Benign prostatic hyperplasia (79.4%)<br />
and urinary tract infection (7.8%).<br />
Conclusion: LUTS were frequent in aged people. The most prevelent symptoms was imcomplete emptying<br />
(82.4%). Top cause of LUTS: Benign prostatic hyperplasia (79.4%). Patients attended the clinic when they had<br />
had severe LUTS and that had been affecting their health negatively.<br />
Keywords: lower urinary tract symptoms, LUTS.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ dưới (Lower Urinary Tract Symptoms - LUTS)<br />
được giới thiệu đầu tiên vào năm 1994(2), để phân<br />
Thuật ngữ các triệu chứng đường tiết niệu<br />
biệt các triệu chứng tiết niệu ở những bệnh nhân<br />
<br />
* Trường Đại học Y Dược Huế<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Khoa Hùng, Điện thoại: 0914019218 Email: ngkhhung@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu 159<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018<br />
<br />
nam với những bệnh cảnh cụ thể khác, như là Phương pháp nghiên cứu<br />
bệnh lý tiền liệt tuyến (Tăng sinh lành tính tiền Nghiên cứu cắt ngang, mô tả lâm sàng<br />
liệt tuyến là một trong những nguyên nhân hàng không đối chứng.<br />
đầu gây ra các triệu chứng đường tiểu dưới ở<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
nam giới. Nó phổ biến đến mức trước đây người<br />
ta gọi LUTS bằng thuật ngữ “hội chứng tiền liệt Đặc điểm chung của đối tượng<br />
tuyến” (“prostatism”)(4,5). Sau đó thuật ngữ này Bao gồm các đặc điểm về tuổi, giới.<br />
được mở rộng ra, không giới hạn về giới tính Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng<br />
hay cơ quan cụ thể, đôi khi liên quan đến tuổi và Theo ICS, LUTS được chia thành 3 nhóm:<br />
có tính chất tiến triển(7).Năm 2002, Hiệp hội Tiểu nhóm triệu chứng liên quan đến lưu trữ nước<br />
không tự chủ thế giới (International Continence tiểu (storage symptoms), nhóm triệu chứng tắc<br />
Society - ICS) cập nhật định nghĩa mới nhất về nghẽn (voiding symptoms) và nhóm triệu chứng<br />
LUTS(3), kể từ đó, nhiều nghiên cứu sử dụng các sau đi tiểu (post-micturition symptoms)(3,5,15).<br />
định nghĩa này theo ICS như một chuẩn mực để Trong nghiên cứu này chúng tôi kí hiệu các<br />
báo cáo trên toàn thế giới. nhóm như sau: Nhóm 1 (Nhóm triệu chứng liên<br />
LUTS xuất hiện chung trên cả nam lẫn nữ, quan đến lưu trữ nước tiểu): Tiểu nhiều lần; tiểu<br />
đặc biệt ở người già. LUTS ảnh hưởng tiêu cực đêm; tiểu gấp; tiểu không tự chủ (bao gồm tiểu<br />
đến chất lượng sức khỏe cuộc sống của bệnh không tự chủ do gắng sức, tiểu không tự chủ<br />
nhân và gây tốn kém trong điều trị(5). Dự đoán kèm tiểu gấp, tiểu không tự chủ hỗn hợp, đái<br />
đến năm 2018, sẽ có khoảng 2,3 tỉ người trên dầm, tiểu không tự chủ liên tục và các loại tiểu<br />
thế giới mắc ít nhất 1 triệu chứng của LUTS. không tự chủ khác). Nhóm 2 (Nhóm triệu chứng<br />
Hiện nay, LUTS là một trong những lí do đến tắc nghẽn): Dòng tiểu yếu, dòng tiểu bị chia tách,<br />
khám phổ biến tại phòng khám ngoại tiết niệu tiểu ngắt quãng, khó khi bắt đầu tiểu, phải rặn<br />
bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Tuy khi đi tiểu, nước tiểu nhỏ giọt vào cuối pha đi<br />
nhiên, tại đây chưa có nghiên cứu tổng thể về tỉ tiểu. Nhóm 3 (Nhóm triệu chứng sau đi tiểu):<br />
lệ các nhóm triệu chứng và từ đó góp phần định Cảm giác tiểu không hết, són nước tiểu sau khi<br />
hướng chẩn đoán nguyên nhân của LUTS. Báo vừa tiểu xong. Sử dụng thang điểm IPSS đánh<br />
cáo này đề cập khái quát đến tình trạng biểu giá mức độ của triệu chứng đường tiểu dưới,<br />
hiện LUTS trên lâm sàng và khảo sát nguyên được công nhận và khuyến cáo cho các bệnh<br />
nhân gây LUTS trên những bệnh nhân đến nhân có biểu hiện LUTS, kể cả bệnh nhân là nữ<br />
khám tại đây. giới(5,14). Khám lâm sàng: Khám cầu bàng quang,<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU khám cơ quan sinh dục, khám trực tràng.<br />
Chỉ định cận lâm sàng<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tùy theo tình trạng bệnh nhân và hướng<br />
102 bệnh nhân đến khám tại phòng khám<br />
chẩn đoán của bác sĩ mà đưa ra những chỉ định<br />
ngoại tiết niệu bệnh viện trường Đại học Y cận lâm sàng thích hợp, trong khuôn khổ nghiên<br />
Dược Huế từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 4 cứu này, chúng tôi đưa vào các kết quả cận lâm<br />
năm 2018. Bệnh nhân có ít nhất 1 biểu hiện của sàng để báo cáo bao gồm xét nghiệm nước tiểu,<br />
LUTS phù hợp với định nghĩa của ICS năm siêu âm bụng, niệu dòng đồ, thể tích nước tiểu<br />
2002(3), các triệu chứng xuất hiện đầu tiên, tồn dư sau tiểu. Đối với niệu dòng đồ, chúng tôi<br />
khảo sát các thông số bao gồm tốc độ dòng chảy<br />
xuyên suốt ít nhất 1 tháng trước ngày khám.<br />
tối đa (Qmax), tốc độ dòng chảy trung bình<br />
Loại trừ bệnh nhân không có năng lực nhận<br />
(Qave) và các dạng niệu dòng đồ (có thể được<br />
thức và hành vi. chia thành 5 dạng(8) là dạng 1: niệu dòng đồ bình<br />
<br />
<br />
160 Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thường, có dạng hình chuông; dạng 2: niệu dòng nhân có LUTS ở cả 3 nhóm triệu chứng chính<br />
đồ tuyến tiền liệt, đồ thị biểu hiện một sự tắc (72,5%). Không có bệnh nhân nào có triệu chứng<br />
nghẽn kéo dài do tuyến tiền liệt với giảm Qmax, thuộc nhóm triệu chứng sau tiểu biểu hiện đơn<br />
giảm Qave; dạng 3: niệu dòng đồ biến động, đồ độc (0%).<br />
thị biểu hiện sự tắc nghẽn nặng mà nguyên nhân Bảng 1. Tỉ lệ phân bố trên các nhóm triệu chứng<br />
có thể là do sự lồi quá mức của thuỳ giữa tuyến chính<br />
tiền liệt vào lòng bàng quang, hẹp niệu đạo hoặc Triệu chứng xuất hiện ở Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
hẹp nặng miệng sáo; dạng 4: niệu dòng đồ gián Chỉ N1 3 2,9<br />
đoạn, đồ thị này điển hình ở người bị rối loạn cơ Chỉ N2 2 2<br />
vòng bàng quang do chấn thương tuỷ, sự lên Chỉ N3 0 0<br />
Chỉ N1 và N2 11 10,8<br />
xuống của đồ thị cho thấy sự co hay giãn của cơ<br />
Chỉ N1 và N3 7 6,9<br />
thắt vân trên nền sự co cơ bàng quang; dạng 5: Chỉ N2 và N3 5 4,9<br />
niệu dòng đồ cao nguyên, đồ thị chỉ ra có 1 sự Cả N1, N2 và N3 74 72,5<br />
tắc nghẽn liên tục, nó thể hiện tình trạng hẹp của Bất kì có N1 95 93,1<br />
niệu đạo). Bất kì có N2 92 90,2<br />
Bất kì có N3 86 84,3<br />
Khảo sát nguyên nhân gây LUTS.<br />
Trong nhóm các triệu chứng liên quan đến<br />
Sau khi thu thập số liệu, các nội dung phân<br />
quá trình tồn trữ nước tiểu: Tiểu đêm có tỉ lệ cao<br />
tích của chúng tôi bao gồm: Đặc điểm chung của<br />
nhất (75,5%), tiếp đến là tiểu nhiều lần (57,8%),<br />
đối tượng: Các tỉ lệ về tuổi, giới. Đặc điểm lâm<br />
tiểu gấp (29,4%), thấp nhất là tiểu không tự chủ<br />
sàng: Tỉ lệ 3 nhóm triệu chứng chính, tỉ lệ các<br />
(21,6%).<br />
triệu chứng riêng lẻ, tỉ lệ các mức độ IPSS, QoL<br />
Bảng 2. Các triệu chứng liên quan tiểu không tự chủ<br />
được đánh giá, các tỉ lệ bất thường trên thăm<br />
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
khám lâm sàng. Đặc điểm cận lâm sàng: Các kết<br />
Tiểu không tự chủ gắng sức 18 17,6<br />
quả bình thường, bất thường trên cận lâm sàng. Tiểu không tự chủ kèm tiểu gấp 8 7,8<br />
Khảo sát các nguyên nhân gây LUTS: Thống kê Tiểu không tự chủ hỗn hợp 4 3,9<br />
các nguyên nhân gây LUTS trong nghiên cứu Đái dầm 2 2<br />
này và tỉ lệ các nguyên nhân đó. So sánh số liệu Tiểu không tự chủ liên tục 5 4,9<br />
của nghiên cứu này với các nghiên cứu về LUTS Tỉ lệ tiểu không tự chủ gắng sức cao nhất<br />
trước đó. (17,6%), đái dầm có tỉ lệ thấp nhất (2%).<br />
KẾT QUẢ Trong nhóm các triệu chứng tắc nghẽn:<br />
79,4% bệnh nhân có dòng tiểu yếu, chiếm tỉ lệ<br />
Đặc điểm chung của đối tượng<br />
cao nhất.t Nước tiểu nhỏ giọt vào cuối pha đi<br />
102 bệnh nhân bao gồm 89 nam (87,3%) và 13 tiểu thấp nhất, chiếm tỉ lệ 36,3%.<br />
nữ (12,7%). Tuổi trung bình 64,8 ± 16,6. Bệnh<br />
Trong nhóm các triệu chứng sau đi tiểu: Chủ<br />
nhân tuổi cao nhất 92 tuổi, bệnh nhân thấp tuổi<br />
yếu bệnh nhân có cảm giác tiểu không hết chiếm<br />
nhất 15 tuổi. Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm<br />
82,4%, chỉ có 22,5% bệnh nhân són nước tiểu<br />
tỉ lệ xuất hiện triệu chứng cao nhất (76,5%). Tỉ lệ<br />
ngay sau đi tiểu.<br />
xuất hiện LUTS ở thành phố là 37,3%, ngoại<br />
thành là 62,7%. Đánh giá mức độ nặng của triệu chứng bằng<br />
thang điểm IPSS-QoL: Điểm IPSS tập trung chủ<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
yếu ở mức độ vừa (49%) và mức độ nặng<br />
Tổng quan 3 nhóm triệu chứng chính (43,1%). IPSS mức độ nhẹ chiếm 7,9%. IPSS trung<br />
Các nhóm triệu chứng chính ít xuất hiện đơn bình 18,1 ± 7,7, biên độ 3 - 34. Điểm QoL: Các tỉ lệ<br />
độc mà xuất hiện phối hợp nhau, tỉ lệ lớn bệnh cao nhất là khó khăn (4 điểm) 41,2%, tạm được (3<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu 161<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018<br />
<br />
điểm) 30,4%. QoL trung bình 3,3 ± 1,0, biên độ 1 - 6. còn ghi nhận thêm 3 trường hợp (2,9%) chẩn<br />
Bảng 3. Tỉ lệ các triệu chứng tắc nghẽn đoán LUTS do nguyên nhân phối hợp.<br />
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỉ lệ % BÀN LUẬN<br />
Dòng tiểu yếu 81 79,4<br />
Dòng tiểu bị chia tách 43 42,2 Về đặc điểm chung của đối tượng<br />
Tiểu ngắt quãng 48 47,1 Nghiên cứu của chúng tôi có tuổi trung bình<br />
Khó khi bắt đầu tiểu 52 51<br />
là 64,8 ± 16,6 (15-92). Tỉ lệ xuất hiện triệu chứng<br />
Phải rặn khi đi tiểu 70 68,6<br />
tăng dần theo nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm tuổi<br />
Nước tiểu nhỏ giọt vào<br />
37 36,3 ≥60 (76,5%). Theo Nguyễn Khoa Hùng(11), 72,79%<br />
cuối pha đi tiểu<br />
Đặc điểm cận lâm sàng những bệnh nhân rối loạn tiểu tiện có độ tuổi từ<br />
50 trở lên, tuổi trung bình là 59,18 ± 17,68 tuổi.<br />
Xét nghiệm nước tiểu<br />
Theo Irwin(9), độ phổ biến của LUTS tăng đáng<br />
34 bệnh nhân, bình thường 23,5%, bất kể theo độ tuổi, tỉ lệ LUTS cao đặc biệt ở độ tuổi<br />
thường liên quan đến sự thay đổi các chỉ số LEU ≥ 60. Chúng tôi thấy có sự tương đồng giữa các<br />
và/hoặc NIT 58,8%, bất thường không liên quan nghiên cứu. Về giới tính, trong nghiên cứ của<br />
đến LEU hay NIT 17,6%. chúng tôi tỉ lệ nam/nữ là 6,8/1. Theo Nguyễn<br />
Siêu âm bụng Khoa Hùng(11), tỉ lệ nam/nữ là 4.9/1. Chúng tôi<br />
45 bệnh nhân, 100% nữ giới không phát hiện thấy điểm chung nam cao gấp nhiều lần nữ, có<br />
bất thường. Ở nam giới: Thể tích tiền liệt tuyến thể do sự tương đồng khi chọn lấy mẫu ở phòng<br />
trung bình là 29,9 ± 10,8 ml (biên độ 15 - 58 ml). khám ngoại tiết niệu.<br />
Niệu dòng đồ Về đặc điểm lâm sang<br />
67 bệnh nhân, 65,7% có thể tích nước tiểu ≥ Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối với ba<br />
150 ml. Qmax = 17,7 ± 7,8 ml/s (5,7 - 48,4), Qave = nhóm triệu chứng chính, bệnh nhân không biểu<br />
7,9 ± 3,2 ml/s (3,1 - 16,3), niệu dòng đồ chủ yếu ở hiện LUTS đơn độc (tỉ lệ này chỉ có 4,9%) mà<br />
dạng 2 (40,9%) và dạng 4 (36,4%). phối hợp các nhóm với nhau, đáng chú ý một tỉ<br />
Thể tích nước tiểu tồn dư sau tiểu trung bình lệ cao là 72,5% số bệnh nhân có biểu hiện LUTS ở<br />
là 88,8 ± 82,8 ml (biên độ 0 - 360 ml). cả ba nhóm triệu chứng chính.<br />
Các triệu chứng liên quan đến quá trình<br />
Khảo sát các nguyên nhân gây LUTS<br />
lưu trữ nước tiểu: Nghiên cứu của chúng tôi<br />
Bảng 4. Tỉ lệ các nguyên nhân gây LUTS<br />
đưa ra kết quả: Tiểu đêm có tỉ lệ cao nhất<br />
Nguyên nhân Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
Tăng sinh lành tính tiền liệt<br />
(75,5%), tiếp đến là tiểu nhiều lần (57,8%).<br />
tuyến 81 79,4 Theo Nguyễn Khoa Hùng(11), tỉ lệ tiểu đêm là<br />
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 8 7,8 60,16%, tiểu nhiều lần 60,98%. Theo<br />
Không rõ nguyên nhân 7 6,9 Chapple(6): Tiểu đêm có tỉ lệ cao nhất 36%.<br />
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu<br />
/ Hẹp niệu đạo 2 2 Tiểu nhiều lần 28%. Tiểu gấp 20%. Tiểu không<br />
Ung thư tiền liệt tuyến 1 1 tự chủ 14%. Chúng tôi nhận thấy có sự tương<br />
Viêm bàng quang 1 1 đương rằng trong nhóm các triệu chứng liên<br />
Tăng sinh lành tính tiền liệt quan đến lưu trữ nước tiểu thì tiểu đêm là một<br />
tuyến / Hẹp niệu đạo 1 1<br />
Ung thư dương vật 1 1<br />
triệu chứng phổ biến, có tỉ lệ cao. Xếp sau đó<br />
Tổng 102 100 là tiểu nhiều, tiểu gấp và tiểu không tự chủ có<br />
Nguyên nhân đơn độc phổ biến nhất là tăng tần suất xuất hiện giảm dần tương ứng.<br />
sinh lành tính tiền liệt tuyến (79,4%), thứ hai là Các triệu chứng tắc nghẽn: Trong nghiên<br />
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (7,8%). Kết quả cứu của chúng tôi các triệu chứng tắc nghẽn xuất<br />
hiện với tần suất giảm dần như sau: dòng tiểu<br />
<br />
<br />
162 Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
yếu 79,4%, phải rặn khi tiểu 68,6%, khó khi bắt một thời gian, chỉ chấp nhận đi khám lúc triệu<br />
đầu tiểu 51%, tiểu ngắt quãng 47,1% dòng tiểu bị chứng đã tiến triển nặng nề. So sánh với nghiên<br />
chia tách 42,2% và nước tiểu nhỏ giọt vào cuối cứu của Rao(13), chúng tôi thấy được sự tương<br />
pha đi tiểu 36,3%. Theo Nguyễn Khoa Hùng(11), ở đồng qua thang điểm IPSS với mức độ nhẹ<br />
bệnh nhân đến khám lần đầu, tiểu yếu có tỉ lệ chiếm tỉ lệ thấp, dao dộng từ 5,1% - 14,2% ở các<br />
57,72%; ở bệnh nhân tái khám, tiểu yếu chiếm tỉ nhóm tuổi, tỉ lệ này ở nghiên cứu của chúng tôi<br />
lệ 58,33%. Theo Nguyễn Trường An(12), tiểu ngắt là 7,9%.<br />
quãng chiếm tỉ lệ 86,1%. Theo Chapple(6): Dòng Về đặc điểm cận lâm sàng<br />
tiểu yếu chiếm tỉ lệ 22%, dòng tiểu bị chia tách<br />
Xét nghiệm nước tiểu<br />
22%, tiểu ngắt quãng 21%, khó khi bắt đầu tiểu<br />
18%, phải rặn khi tiểu 18% và nước tiểu nhỏ giọt Kết hợp với triệu chứng lâm sàng, các kết<br />
cuối pha chiếm 26%. Ở nhóm triệu chứng tắc quả xét nghiệm nước tiểu hỗ trợ cho chúng tôi<br />
nghẽn này, ngoài một số triệu chứng có tỉ lệ chẩn đoán nguyên nhân gây LUTS, chủ yếu là<br />
tương đương nhau, chúng tôi chưa nhận thấy Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.<br />
một sự tương đồng nào trong các nghiên cứu. Chúng tôi khảo sát thể tích tiền liệt tuyến của<br />
Các triệu chứng sau tiểu: Kết quả nghiên cứu 37 bệnh nhân nam thu được kết quả thể tích<br />
của chúng tôi: Cảm giác tiểu không hết chiếm bình thường (< 30 ml) chiếm 56,7%. Trên lâm<br />
82,4%, són nước tiểu sau đi tiểu chiếm tỉ lệ 22,5%. sàng những bệnh nhân này vẫn có biểu hiện của<br />
Theo Nguyễn Trường An(12), cảm giác tiểu không LUTS, đây có thể là kết quả của tuyến tiền liệt<br />
hết chiếm 88,9%. Theo Chapple(6), có 26% cảm tăng sinh vào vùng trung tâm hoặc lấn vào vùng<br />
giác tiểu không hết và 7% són nước tiểu sau tiểu. quanh niệu đạo tuyến làm các triệu chứng xuất<br />
Chúng tôi nhận thấy rằng cảm giác tiểu không hiện rõ và trầm trọng hơn. Kết quả của chúng<br />
hết là một triệu chứng có tỉ lệ cao, gấp nhiều lần tôi: Thể tích tiền liệt tuyến trung bình là 29,9 ±<br />
so với són nước tiểu sau tiểu. Đa số các nghiên 10,8 ml (15-58ml). So sánh với nghiên cứu của<br />
cứu trên cũng báo cáo kết quả phù hợp với kết Nguyễn Đặng Đình Thi(10), thể tích tiền liệt tuyến<br />
quả của chúng tôi. trước mổ trung bình là 47,2 ± 18,1 ml (17 ml - 102<br />
ml). Dễ nhận thấy kết quả của chúng tôi có giá trị<br />
Tổng kết ở cả ba nhóm triệu chứng chính,<br />
nhỏ hơn khá nhiều, chủ yếu là do đối tượng<br />
chúng tôi đưa ra kết quả các triệu chứng có tỉ trong nghiên cứu của Nguyễn Đặng Đình Thi là<br />
lệ phổ biến nhất giảm dần như sau: Cảm giác những bệnh nhân được chỉ định mổ cắt tiền liệt<br />
tiểu không hết (82,4%), dòng tiểu yếu (79,4%), tuyến nội soi qua niệu đạo, Qmax < 12 ml/s, IPSS<br />
tiểu đêm (75,5%), phải rặn khi tiểu (68,6%) và > 12, QoL > 3; đó là những bệnh nhân có triệu<br />
tiểu nhiều lần (57,8%). So sánh với nghiên cứu chứng nặng nề.<br />
của Irwin(9), tiểu đêm là triệu chứng phổ biến<br />
Niệu dòng đồ<br />
nhất. Theo Chapple(6), các triệu chứng phổ<br />
44/67 bệnh nhân (65,7%) có thể tích nước<br />
biến nhất bao gồm tiểu đêm, tiểu nhiều lần,<br />
tiểu ≥ 150 ml và 23/67 (34,3%) có thể tích nước<br />
cảm giác tiểu không hết và nước tiểu nhỏ giọt cuối<br />
tiểu < 150 ml. Theo Nguyễn Khoa Hùng(11), có<br />
pha. Chúng tôi thấy có những sự tương đồng.<br />
71,43% bệnh nhân được chỉ định đo niệu dòng<br />
Đánh giá mức độ nặng của triệu chứng bằng đồ có thể tích nước tiểu tiểu được khi đo ≥<br />
thang điểm IPSS-QoL: Chúng tôi có nhận xét 150ml. Kết quả trên có thể là do nhiều bệnh<br />
rằng trong nghiên cứu của chúng tôi điểm IPSS nhân không thể nhịn tiểu được hay bệnh nhân<br />
tập trung hầu như ở mức vừa và nặng, điểm có tắc nghẽn nặng với thể tích nước tiểu tồn<br />
QoL tập trung chủ yếu ở điểm 4 và 3, điều này lưu cao. Ngoài ra việc không sử dụng thuốc an<br />
có thể lí giải rằng bệnh nhân chịu đựng trong thần, thuốc steroid ba ngày trước khi làm niệu<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu 163<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018<br />
<br />
dòng đồ vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. là: Tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (79,4%),<br />
Theo yêu cầu của phép đo niệu dòng đồ, thể Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (7,8%), nguyên<br />
tích nước tiểu phải 150 ml thì phép đo mới có nhân không rõ (6,9%). Chúng tôi nhận thấy<br />
giá trị. Do đó chúng tôi chỉ đánh giá những kết trong 3 trường hợp chẩn đoán nguyên nhân phối<br />
quả có thể tích nước tiểu ≥ 150 ml. Trong hợp thì cả 3 trường hợp đều có bệnh kèm là hẹp<br />
nghiên cứu của chúng tôi, trung bình Qmax có niệu đạo (3,9%). Về nguyên nhân tăng sinh lành<br />
giá trị 17,7 ± 7,8 ml/s, đây là giá trị nằm giữa tính tiền liệt tuyến, nếu tính thêm 1 trường hợp<br />
được xem không có tắc nghẽn và nghi ngờ có phối hợp thì có tỉ lệ 80,4% trong tổng số 102 bệnh<br />
tắc nghẽn. Giá trị trung bình Qave bằng 7,9 ± nhân và chiếm đến 92,1% nếu tính riêng trên<br />
3,2 ml/s. Theo Nguyễn Trường An trung bình tổng số 89 bệnh nhân nam. Theo Rao và cs.(13),<br />
Qave sau mổ là 9,42 ± 1,85 ml/s(12). Kết quả của trong 1329 bệnh nhân nam đến phòng khám vì<br />
chúng tôi thấp hơn, có lẽ là do đối tượng LUTS, có 480 bệnh nhân (36%) được xác định<br />
nghiên cứu của chúng tôi gồm những đối nguyên nhân cụ thể, trong đó bao gồm: hẹp niệu<br />
tượng đến khám lần đầu và những đối tượng đạo 43%, tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến 40%,<br />
đang điều trị nội khoa, trong khi đối tượng bệnh lí bàng quang thần kinh 8,8%, các bệnh lí<br />
nghiên cứu của Nguyễn Trường An đều là khác 8,2%. 849 bệnh nhân còn lại không tìm ra<br />
những bệnh đã phẫu thuật. nguyên nhân.<br />
Thể tích nước tiểu tồn dư sau tiểu Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên LUTS<br />
Ở nghiên cứu của chúng tôi, có 9/29 bệnh như bất thường về cấu trúc hay chức năng của<br />
nhân (31%) có lượng thể tích < 50 ml, 20/29 (69%) tiền liệt tuyến (nam giới), niệu đạo, bàng quang<br />
có lượng thể tích ≥ 50 ml. Như vậy thấy được số hoặc cơ vòng. Ở nam giới, nguyên nhân phổ<br />
bệnh nhân nguy cơ cao triệu chứng tiến triển biến nhất là tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến.<br />
xấu chiếm đa số, với tỉ lệ hơn 2/3. Kết quả nghiên Các nguyên nhân khác có thể là bàng quang tăng<br />
cứu của chúng tôi trung bình là 88,8 ± 82,8 (ml) hoạt, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tiền<br />
(0-360 ml). Theo Nguyễn Trường An(12), chỉ số liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến, u bàng quang,<br />
PVR của bệnh nhân trước mổ có giá trị trung các bệnh lí thần kinh, yếu cơ hoạt cơ tăng hoạt<br />
bình là 53,59 ± 38,56 (ml) (10 ml - 250 ml). Chúng động…(8,1). Ở phụ nữ từ tuổi trung niên, nguyên<br />
tôi nhận thấy có sự chênh lệch rất lớn. Để giải nhân gây LUTS còn có liên quan đến độ tuổi,<br />
thích cho điều này thứ nhất là sự khác nhau về thai nghén, sinh nở, sa sinh dục, bệnh lý thần<br />
đối tượng nghiên cứu, các đối tượng nghiên cứu kinh, và mãn kinh (sự suy giảm estrogen)(14). Có<br />
của chúng tôi là các bệnh nhân thuộc hai giới có thể chia các nguyên nhân gây LUTS thành hai<br />
LUTS đến khám, còn nghiên cứu của Nguyễn nhóm, nhóm nguyên nhân gây triệu chứng lưu<br />
Trường An có đối tượng là các bệnh nhân tăng trữ (storage symptoms) và nhóm nguyên nhân<br />
sinh lành tính tiền liệt tuyến có biến chứng. Thứ gây triệu chứng tắc nghẽn (voiding symptoms).<br />
hai là kỹ thuật đo, chỉ số PVR ở các bệnh nhân KẾT LUẬN<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi được đo sau khi<br />
Qua nghiên cứu 102 bệnh nhân có các biểu<br />
bệnh nhân tiểu khi đo niệu dòng đồ, một số<br />
hiện của các triệu chứng đường tiết niệu dưới<br />
bệnh nhân báo cáo rằng không thể tiểu hết vì<br />
phù hợp với định nghĩa của ICS 2002 đến khám<br />
cảm thấy không thoải mái do có bác sĩ giám sát<br />
tại phòng khám ngoại tiết niệu bệnh viện trường<br />
lúc tiểu, dẫn đến lượng nước tiểu tồn dư nhiều.<br />
Đại học Y Dược Huế từ tháng 8/2017 đến tháng<br />
Về các nguyên nhân gây LUTS 4/2018, chúng tôi thấy rằng: Tỉ lệ xuất hiện triệu<br />
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, các chứng tăng dần theo nhóm tuổi, cao nhất ở<br />
nguyên nhân được chẩn đoán với tỉ lệ cao nhất nhóm tuổi ≥ 60 (76,5%). Tỉ lệ nam cao gấp gần 7<br />
<br />
<br />
<br />
164 Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lần nữ. Biểu hiện chủ yếu của LUTS là phối hợp 8. Gravas S et al. (2014), “Guidelines on the Management of Non-<br />
Neurogenic Male Lower Urinary Tract Symptoms (LUTS), incl.<br />
các nhóm với nhau, phổ biến nhất là ở cả ba Benign Prostatic Obstruction (BPO)”, European Association of<br />
nhóm (72,5%). Triệu chứng có tỉ lệ phổ biến nhất Urology,<br />
https://pdfs.semanticscholar.org/3835/7a068f6994f622f88f411d99<br />
là cảm giác tiểu không hết (82,4%). Bệnh nhân<br />
8211b44c12ec.pdf<br />
đến khám khi các triệu chứng của LUTS đã trở 9. Irwin DE. et al. (2006), “Population-Based Survey of Urinary<br />
nên nặng nề và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc Incontinence, Overactive Bladder, and Other Lower Urinary<br />
Tract Symptoms in Five Countries: Results of the EPIC Study”,<br />
sống. Nguyên nhân hàng đầu của LUTS là tăng European Association of Urology, 50(6):1306-14<br />
sinh lành tính tiền liệt tuyến (79,4%). Có đến gần 10. Nguyễn Đặng Đình Thi, Nguyễn Trường An, Lê Đình Khánh,<br />
7% không xác định được nguyên nhân. Hoàng Văn Tùng và cs. (2011), "Khảo sát mối tương quan giữa<br />
khối lượng mô tuyến cắt được và kết quả điều trị phì đại lành<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO tính tuyến tiền liệt bằng nội soi qua niệu đạo thông qua IPSS,<br />
QoL, Uroflowmetry", Tạp chí Y học thực hành - Số 769+770, tr.<br />
1. “Lower urinary tract symptoms in men: management”, NICE<br />
196-205.<br />
guideline. https://www.nice.org.uk/guidance.<br />
11. Nguyễn Khoa Hùng, Lê Đình Khánh, Võ Minh Nhật (2015),<br />
2. Abrams P (1994), “New words for old: lower urinary tract<br />
"Nghiên cứu chỉ định và kết quả đo niệu dòng đồ tại phòng<br />
symptoms for “prostatism””, BMJ, vol. 308, 9 April 1994.<br />
khám ngoại tiết niệu", Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 19, số 4,<br />
3. Abrams P et al. (2002), “The standardisation of terminology in<br />
tr. 302-308, 2015.<br />
lower urinary tract function: Report from the standardisation<br />
12. Nguyễn Trường An (2008), “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt u<br />
sub-committee of the International Continence Society”,<br />
lành tính tuyến tiền liệt bằng nội soi qua niệu đạo”, Y học TP. Hồ<br />
Neurourol.Urodyn, 21(2):167-178 (2002 Wiley) Urology, 61: 37-49,<br />
Chí Minh, 12(4), tr.187-189.<br />
(2003 Elsevier).<br />
13. Rao CN, Singh MK, Shekhar T, Venugopal K, Prasad MR,<br />
4. Berman David M, Rodriguez R, Veltri RW (2012),<br />
Saleem KL, Satyanarayana U (2004), “Causes of lower urinary<br />
“Development, Molecular Biology, and Physiology of the<br />
tract symptoms (LUTS) in adult Indian males”, Indian J Urol,<br />
Prostate”, Campbell Walsh urolog, pp. 2535-2568.<br />
20:95-100.<br />
5. Chapple C and Abrams P (2012), “Male Lower Urinary Tract<br />
14. Takahashi S et al. (2016), “Clinical Guideline for Female Lower<br />
Symptoms (LUTS)”, Société Internationale d’Urologie (SIU).<br />
Urinary Tract Symptoms”, LUTS, 8, 5-29.<br />
https://www.siu-urology.org/themes/web/assets/files/ICUD/pdf.<br />
15. Yamanishi T (2004), “Lower Urinary Tract Symptoms (LUTS) in<br />
6. Chapple C et al. (2017), “Prevalence of Lower Urinary Tract<br />
Middle-Aged and Elderly Men”, JMAJ, 47(12): 543–548.<br />
Symptoms in China, Taiwan, and South Korea: Results from a<br />
Cross-Sectional, Population-Based Study”, Adv Ther, 34:1953-<br />
1965. Ngày nhận bài báo: 10/05/2017<br />
7. Chapple CR, Wein AJ, Abrams P et al. (2008), “Lower Urinary<br />
Tract Symptoms Revisited: A Broader Clinical Perspective”, Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2018<br />
European Association of Urology, 54(3):563-9, Ngày bài báo được đăng: 20/07/2018<br />
doi:10.1016/.eururo.2008.03.109.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu 165<br />