intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của trẻ sinh ngạt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ từ mẹ và thai đến ngạt sơ sinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh - chứng gồm 61 trẻ sơ sinh ngạt ở nhóm bệnh và 122 trẻ sơ sinh không ngạt ở nhóm chứng, điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Nhi sơ sinh, Trung tâm Nhi khoa và Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Huế, thời gian từ tháng 2/2022 đến tháng 7/2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của trẻ sinh ngạt

  1. N.T.T. Bình et al / Journal of Community Medicine,Medicine,Special Issue 7, 95-101 7, 95-101 Vietnam Vietnam Journal of Community Vol. 65, Vol. 65, Special Issue RESEARCH ON CLINICAL, PARA-CLINICAL CHARACTERISTICS AND RISK FACTORS OF BIRTH ASPHYXIA Nguyen Thi Thanh Binh1, Mai Dieu Linh1, Nguyen Thi Thao Trinh2 1. University of Medicine and Pharmacy, Hue University – 6 Ngo Quyen, Vinh Ninh, Hue city, Thua Thien Hue, Vietnam 2. Hue Central Hospital – 16 Le Loi, Vinh Ninh, Hue city, Thua Thien Hue, Vietnam Received: 12/06/2024 Reviced: 27/06/2024; Accepted: 12/07/2024 ABSTRACT Objective: To describe the clinical, paraclinical characteristics and to identify risk factors of birth asphyxia. Subject and methods: The case-control study included 61 asphyxiated newborns in the case group and 122 non-asphyxiated newborns in the control group, treated at the Department of Intensive Care - Neonatal Intensive Care, Pediatric Center, and Obstetrics Department of Hue Central Hospital. The study was conducted from February 2022 to July 2023. Results: The most common clinical symptoms are hypothermia (21.3%), coma (6.6%), lethargy/lack of flexibility (42.6%), and tachycardia (16.4%). The rates of increased SGOT, increased SGPT and increased blood creatinine were 27.9%, 11.5% and 4.9%, respectively. Multivariate analysis showed that maternal general anesthesia [OR = 16,1 (95% CI: 1,7-149,8)], placental abruption and/or placenta previa [OR = 14,8 (95% CI: 1,5-151,9)], prolonged rupture of membranes [OR = 14,0 (95% CI: 3,4-57,2)], fetal distress [OR = 3,3 (95% CI: 1,3-8,5)] and intrauterine growth retardation [OR = 2,7 (95% CI: 1,1-6,3)] are independent factors increasing the risk of neonatal asphyxia (p < 0.05). Conclusion: Mothers should be screened for risk factors for birth asphyxia to reduce the rate of newborn asphyxia. Keywords: Risk factor, birth asphyxia. Crressponding author Email address: nttbinh.a@huemed-univ.edu.vn Phone number: (+84) 961424769 https://doi.org/10.52163/yhc.v65iCD7.1308 95
  2. N.T.T. Bình et al / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 65, Special Issue 7, 95-101 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA TRẺ SINH NGẠT Nguyễn Thị Thanh Bình1, Mai Diệu Linh1, Nguyễn Thị Thảo Trinh2 1. Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế - Số 6 Ngô Quyền, Vĩnh Ninh, TP Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam 2. Bệnh viện Trung ương Huế - Số 16 Lê Lợi,, Vĩnh Ninh, TP Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Ngày nhận bài: 12/06/2024 Ngày chỉnh sửa: 27/06/2024; Ngày duyệt đăng: 12/07/2024 TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ từ mẹ và thai đến ngạt sơ sinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh - chứng gồm 61 trẻ sơ sinh ngạt ở nhóm bệnh và 122 trẻ sơ sinh không ngạt ở nhóm chứng, điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Nhi sơ sinh, Trung tâm Nhi khoa và Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Huế, thời gian từ tháng 2/2022 đến tháng 7/2023. Kết quả: Tổng 61 trẻ được chẩn đoán ngạt lúc sinh, mức độ ngạt nặng chiếm 37,7%, ngạt nhẹ - trung bình chiếm 62,3%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là suy hô hấp cần thở máy xâm nhập (44,3%), hạ thân nhiệt (21,3%), li bì/kém linh hoạt (42,6%), giảm trương lực cơ (27,8%) co giật (11,5%), tần số tim nhanh (83,6%). Tỷ lệ tăng SGOT, tăng SGPT và tăng creatinine máu lần lượt là 27,9%, 11,5% và 4,9%. Phân tích đa biến cho thấy mẹ gây mê toàn thân [OR = 16,1 (95% CI: 1,7-149,8)], nhau bong non và/hoặc nhau tiền đạo [OR = 14,8 (95% CI: 1,5-151,9)], ối vỡ kéo dài [OR = 14,0 (95% CI: 3,4-57,2)], thai suy [OR = 3,3 (95% CI: 1,3-8,5)] và thai chậm tăng trưởng trong tử cung [OR = 2,7 (95% CI: 1,1-6,3)] là những yếu tố độc lập tăng nguy cơ ngạt sơ sinh (p < 0,05). Kết luận: Nên tầm soát các yếu tố nguy cơ ngạt sơ sinh từ bà mẹ và thai trước sinh và lúc sinh nhằm giảm tỷ lệ trẻ sinh ngạt. Từ khóa: Nguy cơ, ngạt sơ sinh. Tác giả liên hệ Email: nttbinh.a@huemed-univ.edu.vn Điện thoại: (+84) 961424769 https://doi.org/10.52163/yhc.v65iCD7.1308 96
  3. N.T.T. Bình et al / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 65, Special Issue 7, 95-101 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.5. Biến số đo lường Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe bà - Đánh giá chỉ số Apgar dựa trên 5 đấu hiệu gồm: nhịp mẹ và trẻ em đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là các chương tim, nhịp thở, trương lực cơ, đáp ứng với kích thích, trình chăm sóc tiền sản và hồi sức sơ sinh tại phòng sinh màu da tại thời điểm 1 phút và 5 phút sau sinh. đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ ngạt ở trẻ sơ sinh. Mặc dù - Phân độ ngạt theo Tổ chức Y tế thế giới, ở trẻ sơ sinh: vậy, ngạt vẫn là một trong những bệnh lý hàng đầu trong mô hình bệnh tật sơ sinh, có tỷ lệ tử vong cao và + Ngạt nhẹ - trung bình: Apgar tại thời điểm 1 phút để lại hậu quả nặng nề, lâu dài ở trẻ sơ sinh hiện nay. sau sinh từ 4-7 điểm. Tại Việt Nam, ngạt sơ sinh vẫn là một trong những + Ngạt nặng: Apgar tại thời điểm 1 phút sau sinh từ bệnh lý phổ biến trong mô hình bệnh tật với tỷ lệ ngạt 0-3 điểm [3]. sơ sinh dao động từ 3-10,2% [1], [2]. Do đó, công tác - Biến số khác: kiểm soát các yếu tố nguy cơ cũng như ảnh hưởng của ngạt lên các trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết. Mục tiêu + Đặc điểm trẻ sơ sinh: tuổi thai, cân nặng, giới tính, của nghiên cứu này nhằm mô tả các đặc điểm lâm sàng, địa dư. cận lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ từ mẹ + Đặc điểm lâm sàng của trẻ sinh ngạt: điểm Apgar và con của ngạt sơ sinh. 1 phút và 5 phút, thân nhiệt, da và niêm mạc, thần kinh, 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, nước tiểu. CỨU + Đặc điểm cận lâm sàng: thiếu máu khi Hgb < 13 2.1. Thiết kế nghiên cứu g/dl, SGOT và SGPT tăng khi > 100 U/L, creatinine Nghiên cứu bệnh - chứng. máu tăng khi > 133 µmol/l. Natri máu < 135 mmol/L, kali máu > 5 mmol/L và canxi máu với canxi ion < 1,0 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu mmol/l ở trẻ đẻ non và < 1,1 mmol/l ở trẻ đủ tháng được Nghiên cứu thực hiện tại Khoa Sản và Khoa Hồi sức định nghĩa là hạ natri máu, tăng kali máu và hạ canxi tích cực - Nhi sơ sinh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện máu. Toan chuyển hóa khi pH < 7,2 và BE < -12 Trung ương Huế từ tháng 2/2022 đến tháng 7/2023. mmol/L ở mẫu máu động mạch trong giờ đầu sau sinh 2.3. Đối tượng nghiên cứu [4,5,6]. Nhóm bệnh: 61 trẻ sơ sinh được chẩn đoán ngạt theo + Các yếu tố nguy cơ từ phía mẹ, thai và nhau thai tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới với Apgar 1 phút và quá trình chuyển dạ [7]. ≤ 7 điểm [3], điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Nhi sơ 2.6. Xử lý và phân tích số liệu sinh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế. Xử lý số liệu theo phần mềm thống kê y học SPSS Nhóm chứng: chọn ngẫu nhiên nhóm chứng theo tỷ lệ 20.05. Phân tích hồi quy logistics đơn biến, đa biến để nhóm bệnh/nhóm chứng là 1/2, gồm 122 trẻ sơ sinh tìm hiểu mối liên quan giữa các biến độc lập với ngạt không ngạt với Apgar 1 phút > 7 điểm tại Khoa Sản và sơ sinh. Kết luận theo giá trị p, OR và khoảng tin cậy Khoa Hồi sức tích cực - Nhi sơ sinh, Trung tâm Nhi 95%. Các phân tích kiểm định chọn giá trị p < 0,05 làm khoa, Bệnh viện Trung ương Huế. ngưỡng xác định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tiêu chuẩn loại trừ: trẻ sơ sinh có dị tật bẩm sinh nặng. 2.7. Đạo đức nghiên cứu 2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu Nghiên cứu được thông qua Hội đồng Y đức của Cỡ mẫu thuận tiện, gồm 61 trẻ sơ sinh được chẩn đoán Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế (số H2022/086, ngạt trong nhóm bệnh; và 122 trẻ sơ sinh không ngạt ngày 6/6/2022). Có sự đồng ý tham gia nghiên cứu từ trong nhóm chứng. bố mẹ của trẻ trước khi thực hiện. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Nhóm bệnh (n = 61) Nhóm chứng (n = 122) Đặc điểm chung p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) < 34 17 27,9 34 27,9 Tuổi thai 34 đến dưới 37 16 26,2 28 23,0 > 0,05 (tuần) ≥ 37 28 45,9 60 49,2 ̅ ± SD X 35,5 ± 3,4 35,7 ± 3,4 97
  4. N.T.T. Bình et al / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 65, Special Issue 7, 95-101 Nhóm bệnh (n = 61) Nhóm chứng (n = 122) Đặc điểm chung p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) < 2500 33 54,1 60 49,2 Cân nặng 2500 đến dưới 4000 26 42,6 60 49,2 > 0,05 (gam) ≥ 4000 2 3,3 2 1,6 ̅ X ± SD 2320,5 ± 848,3 2527,1 ± 864,3 Nam 38 62,3 60 49,2 Giới tính > 0,05 Nữ 23 37,7 62 50,8 Hình thức Sinh mổ 42 68,9 91 74,6 > 0,05 sinh Sinh thường 19 31,1 31 25,4 0-3 23 37,7 0 0,0 Điểm Apgar 4-7 38 62,3 0 0,0 - tại 1 phút >7 0 0,0 122 100,0 0-3 1 1,6 0 0,0 Điểm Apgar 4-7 51 83,6 0 0,0 - tại 5 phút >7 9 14,8 122 100,0 Bảng 1 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh và nhóm chứng về tuổi thai, cân nặng, giới tính và hình thức sinh (p > 0,05). Trong 61 trẻ sinh ngạt, trẻ sơ sinh 0,05 Da tím/nổi vân 3 13,0 3 7,9 6 9,8 Màu sắc da < 0,05 Nhợt 10 43,5 6 15,8 16 26,2 Xuất huyết da 5 21,7 1 2,6 6 9,8 < 0,05 Kích thích 1 4,3 2 5,3 3 4,9 Tri giác Li bì 16 69,6 10 26,3 26 42,6 < 0,05 Hôn mê 3 13,0 1 2,6 4 6,6 Giảm trương lực cơ 11 47,8 5 13,2 17 27,8 < 0,05 Co giật 6 26,1 1 2,6 7 11,5 < 0,05 Suy hô hấp nặng cần thở máy 20 87,0 7 18,4 27 44,3 < 0,05 Tần số tim nhanh 19 82,6 32 84,2 51 83,6 > 0,05 Thời gian đầy mao mạch kéo dài 4 17,4 2 5,3 6 9,8 > 0,05 Xuất huyết tiêu hóa 2 8,7 3 7,9 5 8,2 > 0,05 Thiểu niệu/vô niệu 3 13,0 0 0,0 3 4,9 < 0,05 Các triệu chứng lâm sàng phổ biến của ngạt sơ sinh là hạ thân nhiệt (21,3%), li bì (42,6%), giảm trương lực cơ (27,8%), tần số tim nhanh (83,6%). Tỷ lệ trẻ ngạt nặng có thay đổi tri giác, giảm trương lực cơ, co giật, suy hô hấp nặng cần thở máy và thiểu niệu/vô niệu cao hơn nhóm ngạt nhẹ - trung bình có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 98
  5. N.T.T. Bình et al / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 65, Special Issue 7, 95-101 Bảng 3: Đặc điểm cận lâm sàng trẻ ngạt sơ sinh Ngạt nặng Ngạt nhẹ - trung bình Tổng Đặc điểm cận lâm sàng (n = 23) (n = 38) (n = 61) p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Thiếu máu 6 26,1 2 5,3 8 13,1 < 0,05 Giảm tỷ lệ prothrombin 9 39,1 16 42,1 27 44,3 > 0,05 SGOT > 100 U/l 9 39,1 8 21,1 17 27,9 > 0,05 SGPT > 100 U/l 4 17,4 3 7,9 7 11,5 > 0,05 Creatinine > 133 umol/L 0 0,0 3 7,9 3 4,9 > 0,05 Hạ natri máu 7 30,4 11 28,9 18 29,5 > 0,05 Tăng kali máu 2 8,7 8 21,1 12 19,7 < 0,05 Hạ canxi máu 5 21,7 10 26,3 15 24,6 > 0,05 Toan chuyển hóa 6 31,6 1 5,6 7 18,9 < 0,05 Tỷ lệ trẻ có tăng SGOT, SGPT, hạ natri và toan chuyển hóa ở nhóm ngạt nặng cao hơn nhóm ngạt nhẹ - trung bình. Bảng 4: Liên quan giữa yếu tố nguy cơ từ phía mẹ, thai và nhau thai với ngạt sơ sinh Nhóm bệnh (n = 61) Nhóm chứng (n = 122) OR Yếu tố nguy cơ p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) (95% Cl) Có 18 29,5 19 15,6 2,3 Mẹ trên 35 tuổi < 0,05 Không 43 70,5 103 84,4 (1,1-4,7) Có 10 16,4 3 2,5 7,8 Mẹ tiền sản giật < 0,01 Không 51 83,6 119 97,5 (2,1-29,4) Yếu tố Có 1 1,6 3 2,5 0,7 nguy cơ từ Mẹ đái tháo đường > 0,05 phía mẹ Không 60 98,4 119 97,5 (0,07-6,5) Mẹ gây mê toàn Có 15 24,6 1 0,8 39,5 < thân Không 46 75,4 121 99,2 (5,1-307,3) 0,001 Mẹ sốt trước/trong Có 4 6,6 3 2,5 2,8 > 0,05 khi sinh Không 57 93,4 119 97,5 (0,6-12,9) Thai chậm tăng Có 24 39,3 22 18 2,9 < 0,01 trưởng trong tử cung Không 37 60,7 100 82 (1,5-5,9) Có 8 13,1 11 9,0 1,5 Ngôi bất thường > 0,05 Không 53 86,9 111 91,0 (0,6-4,0) Yếu tố Nhau bong non và/ Có 8 13,1 1 0,8 18,3 < nguy cơ từ hoặc nhau tiền đạo Không 53 86,9 121 99,2 (2,2-149,7) 0,001 phía thai và nhau Có 2 3,3 1 0,8 4,1 Sa dây rốn > 0,05 thai Không 59 96,7 121 99,2 (0,4-46,2) Có 26 42,6 53 43,4 1,0 Con so > 0,05 Không 35 57,4 69 56,6 (0,5-1,8) Có 5 8,2 13 10,7 0,7 Đa thai > 0,05 Không 56 91,8 109 89,3 (0,3-2,2) 99
  6. N.T.T. Bình et al / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 65, Special Issue 7, 95-101 Phân tích đơn biến cho kết quả các yếu tố nguy cơ của ngạt sơ sinh gồm mẹ trên 35 tuổi, mẹ tiền sản giật, mẹ gây mê toàn thân, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhau bong non và/hoặc nhau tiền đạo với p < 0,05. Bảng 5: Liên quan giữa quá trình chuyển dạ với ngạt sơ sinh Nhóm ngạt (n = 61) Nhóm chứng (n = 122) OR Yếu tố nguy cơ p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) (95% Cl) Có 42 68,9 91 74,6 1,3 Sinh mổ > 0,05 Không 19 31,1 31 25,4 (0,7-2,6) Chuyển dạ Có 4 6,6 5 4,1 1,6 > 0,05 đình trệ Không 57 93,4 117 95,9 (0,4-6,3) Có 12 19,7 3 2,5 9,7 Ối vỡ kéo dài < 0,001 Không 49 80,3 119 97,5 (2,6-35,9) Có 23 37,7 13 10,7 5,1 Thai suy < 0,001 Không 38 62,3 109 89,3 (2,3-11,0) Có 4 6,6 4 3,3 2,1 Thiểu ối > 0,05 Không 57 93,4 118 96,7 (0,5-8,6) Phân tích đơn biến cho kết quả các yếu tố nguy cơ của ngạt sơ sinh trong quá trình chuyển dạ gồm ối vỡ kéo dài và thai suy với p < 0,05. Bảng 6: Các yếu tố nguy cơ của ngạt sơ sinh trong mô hình hồi quy logistic đa biến Yếu tố nguy cơ OR đa biến 95% CI p Mẹ tiền sản giật 2,7 0,5-13,8 > 0,05 Mẹ trên 35 tuổi 1,6 0,6-4,1 > 0,05 Mẹ gây mê toàn thân 16,1 1,7-149,8 < 0,05 Nhau bong non và/hoặc nhau tiền đạo 14,8 1,5-151,9 < 0,05 Ối vỡ kéo dài 14,0 3,4-57,2 < 0,001 Thai suy 3,3 1,3-8,5 < 0,05 Thai chậm tăng trưởng trong tử cung 2,7 1,1- 6,3 < 0,001 Trong mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy mẹ gây với nhóm ngạt nhẹ - trung bình có ý nghĩa thống kê (p mê toàn thân, nhau bong non và/hoặc nhau tiền đạo, ối < 0,05). Điều này phù hợp tình trạng thiếu oxy kéo dài vỡ kéo dài, thai suy và thai chậm tăng trưởng trong tử và nặng nề hơn ở trẻ ngạt nặng, hậu quả là sự toan hóa cung là những yếu tố độc lập tăng nguy cơ ngạt sơ sinh máu nặng nề hơn do tình trạng tăng tích tụ các axit (p < 0,05). máu kéo dài [6]. 4. BÀN LUẬN Phân tích các yếu tố nguy cơ của ngạt sơ sinh, chúng Nghiên cứu ở 61 trẻ sơ sinh ngạt, có 37,7% trẻ ngạt tôi tiến hành phân tích đơn biến và đa biến giữa nhóm nặng theo đánh giá chỉ số Apgar tại thời điểm 1 phút ngạt và nhóm không ngạt. Kết quả bảng 4 cho thấy mẹ sau sinh. Tỷ lệ trẻ sơ sinh ở nhóm ngạt nặng có biểu trên 35 tuổi làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh ngạt gấp 2,3 hiện co giật, xuất huyết da và niêm mạc, suy hô hấp lần. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Aslam nặng cần thở máy và thiểu niệu/vô niệu cao hơn nhóm (2012), mẹ lớn tuổi làm tăng đáng kể nguy cơ ngạt sơ ngạt nhẹ - trung bình có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). sinh (p < 0,05) [8]. Bảng 4 cho thấy mẹ tiền sản giật Trường hợp ngạt nặng thường liên quan với mức độ làm tăng nguy cơ ngạt gấp 7,8 lần cho trẻ sơ sinh so với thiếu oxy ở các cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, mẹ không tiền sản giật (p < 0,01). Kết quả này tương hệ hô hấp, tim mạch, thận, tiêu hóa hay chức năng tự với nghiên cứu của Aslam (2012), mẹ tiền sản giật đông máu. Khi tình trạng thiếu oxy kéo dài và nghiêm làm tăng đáng kể nguy cơ ngạt sơ sinh (p < 0,01) [8]. trọng thì có thể dẫn đến tình trạng suy chức năng các Tiền sản giật dẫn đến giảm lượng máu qua nhau thai, cơ quan này [6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ nhau bong non làm lượng máu đến thai nhi không đủ lệ trẻ toan chuyển hóa ở nhóm ngạt nặng cao hơn so gây nên thai chậm tăng trưởng trong tử cung và ngạt sơ 100
  7. N.T.T. Bình et al / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 65, Special Issue 7, 95-101 sinh [6]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy mẹ yếu tố nguy cơ và chuẩn bị tốt các phương tiện hồi sức gây mê toàn thân làm con có nguy cơ ngạt gấp 39,5 lần sơ sinh và nâng cao khả năng hồi sức sơ sinh tại phòng so với mẹ không gây mê toàn thân (p < 0,001). Các sinh để giảm tỷ lệ ngạt sơ sinh cũng như giảm tỷ lệ trẻ thuốc gây mê cho mẹ có thể nhanh chóng khuếch tán sơ sinh bị ngạt nặng. qua nhau thai và ức chế trung tâm hô hấp của trẻ ngay TÀI LIỆU THAM KHẢO sau sinh, dẫn đến việc trẻ không thể khởi phát được nhịp thở đầu tiên khi sinh ra. Vì vậy, cần tiên lượng khả [1] Khu Thị Khánh Dung, Đinh Phương Hòa, Lê Thị năng ngạt của trẻ ở những trường hợp mẹ có gây mê để Hà & cs, Thực trạng cấp cứu sơ sinh và mô hình có kế hoạch hỗ trợ và can thiệp kịp thời ở trẻ nếu cần bệnh tật cấp cứu sơ sinh tại các tuyến bệnh viện hồi sức ngay sau sinh. tỉnh Hòa Bình, Tạp chí Nhi khoa, 2021, 14 (1). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thai chậm tăng [2] Phạm Minh Pha, Dương Phúc Lam, Mô hình trưởng trong tử cung làm trẻ tăng nguy cơ ngạt lên 2,9 bệnh tật và tử vong cấp cứu sơ sinh tại các bệnh lần (p < 0,01). Có thể giải thích rằng tốc độ tăng viện trong tỉnh Cà Mau năm 2017, Tạp chí Y trưởng của thai nhi giảm liên quan đến thai hoặc thai Dược học Cần Thơ, 2018, 1-9. kỳ có thể dẫn đến những thay đổi trong quá trình trao [3] World Health Organization, South East Asia đổi chất và phát triển thai, gây ra tình trạng thiếu oxy Region, South East Asia Regional Neonatal- từ trong tử cung và do đó trẻ dễ bị ngạt hơn. Bảng 4 Perinatal Database, 2010, SEAR-NPD, 2007- cho thấy nhau bong non và/hoặc nhau tiền đạo làm 2008. tăng nguy cơ ngạt lên 18,3 lần với p < 0,001. Chảy [4] Pattar RS, Incidence of multiorgan dysfunction máu trước sinh có thể dẫn đến sự giảm lưu lượng máu in perinatal asphyxia, International Journal of từ mẹ đến nhau thai và sau đó là tình trạng thiếu oxy Contemporary Pediatrics, 2015, 2, 428-432. đến thai nhi [9], [10]. Vì vậy cần nâng cao chất lượng chăm sóc thai sản và tầm soát sớm để có sự chuẩn bị [5] Nguyễn Thị Thanh Bình, Đặc điểm trẻ sơ sinh tốt để giảm tỷ lệ sinh ngạt từ những sản phụ có yếu tố đủ tháng và trẻ đẻ non, Nhà xuất bản Đại học nguy cơ này. Huế, 2022, Huế, tr. 147-158. Bảng 5 cho thấy những trường hợp thai suy có nguy cơ [6] Rainaldi MA, Perlman JM, Pathophysiology of sinh ngạt gấp 5,1 lần và ối vỡ kéo dài làm tăng nguy cơ birth asphyxia, Clinics in perinatology, 2016, 43 sinh ngạt gấp 9,7 lần (p < 0,05). Tùy theo nguyên nhân (3), 409-422. gây suy thai mà thái độ xử trí khác nhau, đặc biệt trong [7] Bệnh viện Từ Dũ, Phác đồ điều trị sản phụ khoa, các trường hợp cấp tính như nhau bong non, cơn co Nhà xuất bản Thanh niên, 2019, tr. 56-58, 59, 60- cường tính thì cần cân nhắc chấm dứt chuyển dạ ngay 67, 73-76, 104-109, 110-112,113-116, 126-130. bằng phương pháp sinh mổ [9], [10]. Do đó, bên cạnh [8] Aslam H.M et al, Risk factors of birth asphyxia, việc theo dõi tim thai để phát hiện sớm tình trạng suy Ital J. Pediatr, 2014, 40: 94. thai, cần xác định đúng nguyên nhân gây suy thai để có hướng xử trí phù hợp. Ối vỡ kéo dài có thể do quá trình [9] Wubet AB, Getachew YY, Yared AA et al, chuyển dạ diễn ra không thuận lợi và có thể dẫn đến Prevalence and associated factors of birth thai suy, cũng là một trong những yếu tố nguy cơ làm asphyxia among live births at Debre Tabor tăng đáng kể ngạt sơ sinh [10]. General Hospital, North Central Ethiopia, BMC Pregnancy Childbirth, 2020, 20 (1), 653. 5. KẾT LUẬN [10] Seifu AM, Girum ST, Tewodros T et al, Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến ngạt sơ sinh là: mẹ Perinatal asphyxia and associated factors among trên 35 tuổi, mẹ tiền sản giật, mẹ gây mê toàn thân, thai neonates admitted to a specialized public chậm tăng trưởng trong tử cung, nhau bong non hospital in South Central Ethiopia: A và/hoặc nhau tiền đạo, ối vỡ kéo dài và thai suy. retrospective cross-sectional study, PLOS ONE, Cần có chiến lược chăm sóc trước sinh, tầm soát các 2022, 17 (1). 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2