Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CARCINÔM TẾ BÀO GAI<br />
THANH QUẢN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Trần Minh Thông*, Trần Phan Chung Thủy**, Huỳnh Kim Hồng Văn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng carcinôm tế bào gai thanh quản.<br />
Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả hàng loạt ca, 211 bệnh nhân carcinôm tế bào gai thanh quản<br />
được phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/ 2008 đến tháng 02/ 2012.<br />
Kết quả và bàn luận: Đa số gặp ở nam giới 95,73%, nữ giới 4,27%. Ba triệu chứng thường gặp nhất<br />
là khàn tiếng 93,36%, khó thở 44,55%, rối loạn nuốt 18,48%. Khàn tiếng xuất hiện ở giai đoạn sớm, các<br />
triệu chứng khác ở giai đoạn trễ hơn. Đa số bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn muộn khi triệu chứng đã kéo<br />
dài. Vị trí xuất phát của u từ thanh môn 81,04%, thượng thanh môn 18,01%, hạ thanh môn 0,95%.<br />
Carcinôm tại thanh môn thì lan tràn đến các tầng thanh quản khác trước khi xâm lấn cấu trúc xung quanh<br />
thanh quản và di căn hạch. Carcinôm tại thượng thanh môn, hạ thanh môn có tỉ lệ xâm lấn cấu trúc xung<br />
quanh thanh quản và di căn hạch cao.<br />
Từ khoá: Carcinôm tế bào gai thanh quản, đặc điểm lâm sàng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
A STUDY OF CLINICAL FEATURES OF SQUAMOUS CELL CARCINOMA OF LARYNX<br />
AT CHO RAY HOSPITAL<br />
Tran Minh Thong, Tran Phan Chung Thuy, Huynh Kim Hong Van<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 452-457<br />
Objective: To evaluate the clinical feature of squamous cell carcinoma of larynx.<br />
Material and methods: Descriptive cross section study, 211 patients of squamous cell carcinoma of larynx<br />
which were operated at Cho Ray Hospital from January 2008 to February 2012.<br />
Result and discussion: The percentage of male patients (95.73%) was much more than female patients<br />
(4.27%). The three most common symptoms were hoarseness (93.36%), dyspnea (44.55%) and dysphagia<br />
(18.48%). Hoarseness appeared at early stage. The other symptoms appeared at later stage. Most of the patients<br />
were treated at late stage when the symptom appeared for a long time. The tumors located glottis (81.04%),<br />
supraglottis (18.01%) and infraglottis (0.95%). Carcinoma of glottis diffusely invaded other sites of larynx before<br />
tumor cells infiltrated peri-larynx and metastasized lymph nodes. Carcinoma of supraglottis and infraglottis<br />
invaded peri-larynx and metastasized lymph nodes with high frequency.<br />
Key words: Squamous cell carcinoma, clinical feature.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trên thế giới carcinôm thanh quản chiếm<br />
25% trong ung thư đầu mặt cổ và chiếm 1%<br />
trong tất cả các loại ung thư, trong đó carcinôm<br />
tế bào gai chiếm 95% carcinôm tại thanh quản.<br />
<br />
Có một phần ba bệnh nhân tử vong vì bệnh phát<br />
hiện ở giai đoạn trễ. Đa số gặp ở giới nam và tỉ lệ<br />
nữ giới mắc bệnh ngày càng tăng do thói quen<br />
hút thuốc tăng ở giới nữ (4). Tại Việt Nam<br />
carcinôm thanh quản đứng hàng thứ 10 trong tất<br />
cả những loại ung thư ác tính (8).<br />
<br />
* Khoa Giải phẫu bệnh, BV Chợ Rẫy<br />
** Khoa Tai Mũi Họng, BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Trần Minh Thông, ĐT: 0918202941; Email: tranmthong2003@yahoo.com<br />
<br />
452<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
211 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư<br />
thanh quản và có kết quả giải phẫu bệnh là<br />
carcinôm tế bào gai thanh quản tại bệnh viện<br />
Chợ Rẫy từ 01/2008-2/2012.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm dịch tể<br />
Đa số gặp ở giới nam chiếm 95,73%, nữ giới<br />
4,27%, tỉ số nam:nữ là 22,4:1. Tuổi trung bình:<br />
61,9 ± 11,2, tuổi nhỏ nhất: 37 tuổi, tuổi lớn nhất:<br />
88 tuổi, phần lớn carcinôm tế bào gai thanh quản<br />
xuất hiện từ 50 trở lên chiếm 87,2%.<br />
<br />
Triệu chứng cơ năng<br />
Bệnh nhân có các triệu chứng sau: khàn tiếng<br />
93,36%, khó thở 44,55%, rối loạn nuốt 18,48%, ho<br />
ra máu 3,32%, đau họng 3,79%, đau tai 0,47%, ho<br />
9,95%, khò khè 1,9%, sụt cân 2,84%, sốt 0,95%.<br />
Khàn tiếng kéo dài, tăng dần 36,04%, không<br />
tăng dần ở 63,96% trường hợp, thời gian ngắn<br />
nhất 1 tuần, dài nhất 7 năm, có thể xuất hiện ở<br />
giai đoạn I.<br />
Khó thở với tính chất khó thở thanh quản,<br />
tăng dần gặp ở 43,62% trường hợp, khó thở có<br />
thể rất nhẹ và kín đáo, thời gian ngắn nhất 1<br />
ngày, dài nhất 1 năm, xuất hiện ở giai đoạn II, III,<br />
IV nhưng đa số ở giai đoạn III, IV.<br />
Rối loạn nuốt gồm nuốt vướng và nuốt đau,<br />
thường gặp là nuốt vướng kèm nuốt đau ở<br />
87,18% trường hợp, chỉ có 12,82% nuốt vướng<br />
đơn độc, thời gian ngắn nhất 1 tuần, dài nhất 2<br />
năm, xuất hiện ở giai đoạn II, III, IV nhưng đa số<br />
ở giai đoạn III, IV.<br />
<br />
2,84% , sưng vùng cổ 1,42%, biến dạng sụn giáp<br />
0,47%, mất lọc cọc thanh quản 1,9%.<br />
Xuất hiện ở giai đoạn III, IV. Có trường hợp 1<br />
khám thấy hạch viêm ở giai đoạn II.<br />
<br />
Giai đoạn ung thư<br />
Đa số bệnh nhân được chẩn đoán ở giai<br />
đoạn trễ giai đoạn I là 0,95%, giai đoạn II là<br />
15,17%, giai đoạn III là 54,03%, giai đoạn IV là<br />
29,86%.<br />
<br />
Vị trí xuất phát và sự xâm lấn các tầng của<br />
carcinôm tế bào gai thanh quản<br />
Carcinôm tế bào gai thanh quản đa số xuất<br />
phát từ thanh môn 81,04%, thượng thanh môn<br />
chiếm 18,01%, hạ thanh môn chiếm tỉ lệ ít 0,95%.<br />
Tỉ lệ thanh môn xâm lấn các tầng thanh quản<br />
cao 60,82%, thượng thanh môn 47,37%. Hạ thanh<br />
môn không xâm lấn các tầng khác tại thanh<br />
quản, đa số carcinôm tại hạ thanh môn đều do<br />
thượng thanh môn hoặc thanh môn xâm lấn đến.<br />
U khu trú một tầng thanh quản chiếm<br />
42,18%, u lan tràn nhiều tầng thanh quản chiếm<br />
57,82%.<br />
<br />
Xâm lấn cấu trúc xung quanh thanh quản<br />
Tỉ lệ carcinôm tế bào gai tại thượng thanh<br />
môn xâm lấn cấu trúc xung quanh thanh quản<br />
cao 68,42%, hạ thanh môn là 50%, thấp nhất là<br />
thanh môn chỉ 24,56%.<br />
<br />
Di căn hạch<br />
Tỉ lệ di căn hạch của carcinôm tại hạ thanh<br />
môn 50%, thượng thanh môn 44,74%, thanh môn<br />
17,54%.<br />
<br />
Kết quả giải phẫu bệnh<br />
Xâm lấn: 69 trường hợp xâm lấn xung quanh<br />
thanh quản.<br />
Di căn hạch: 48 trường hợp.<br />
<br />
Đau tai là do nuốt vướng đau lan lên tai.<br />
<br />
Triệu chứng thực thể<br />
Khám thấy hạch chiếm 7,06% gồm hạch cổ,<br />
hạch dưới hàm, hạch thượng đòn, u vùng cổ<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mức độ biệt hóa:<br />
-Carcinôm tế bào gai biệt hóa cao: 100 trường<br />
hợp.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
453<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Hình 4: H-E×200: Tế bào gai tân sinh khuynh<br />
hướng tạo cầu sừng.<br />
<br />
Hình 1: H-E×200: Tế bào gai tân sản chất sừng.<br />
<br />
Chẩn đoán giải phẫu bệnh: Carcinôm tế bào<br />
gai biệt hóa trung bình, xếp độ II mô học.<br />
Nguồn: Khoa GPB–BV Chợ Rẫy (Mã số<br />
G9534).<br />
-Carcinôm tế bào gai biệt hóa kém: 10 trường<br />
hợp.<br />
<br />
Hình 2: H-E×200: Tế bào gai tân sản khuynh<br />
hướng tạo cầu sừng.<br />
Chẩn đoán giải phẫu bệnh: Carcinôm tế bào<br />
gai biệt hóa cao (rõ) niêm mạc gai thanh quản,<br />
xếp độ I mô học.<br />
Nguồn: Khoa GPB–BV Chợ Rẫy (Mã số<br />
G9283).<br />
-Carcinôm tế bào gai biệt hóa trung bình: 101<br />
số trường hợp.<br />
<br />
Hình 3: H-E×200: Tân sản tế bào gai niêm mạc.<br />
<br />
454<br />
<br />
Hình 5: H-E×200: Tân sản tế bào gai niêm mạc<br />
thanh quản có dạng hợp bào.<br />
<br />
Hình 6: H-E×200: Tế bào tân sản có nhân chia và<br />
tế bào có hạt nhân to rõ. Không tạo chất sừng<br />
nhiều.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
Chẩn đoán giải phẫu bệnh: Carcinôm tế<br />
bào gai kém biệt hóa ở thanh quản, xếp độ III<br />
mô học.<br />
Nguồn: Khoa GPB–BV Chợ Rẫy (Mã số<br />
G4873).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
Giới: tỉ số nam:nữ là 22,4:1. Theo nghiên<br />
cứu của Seigel R (10) là 3,9:1 Kitcher ED (6) là<br />
12:1, Muhammad R (7) là không có nữ, Đàm<br />
Trọng Nghĩa (3) là 18,38: 1 Phạm Tuấn Cảnh (9)<br />
là 32,3:1. Nhìn chung tỉ số nam:nữ trong<br />
nghiên cứu so với các tác giả Việt Nam và các<br />
tác giả Pakistan như Muhammad R và tác giả<br />
châu Phi Kitcher ED là tương đương nam<br />
chiếm đa số, khác biệt tác giả Hoa Kì Seigel R<br />
thì tỉ số nam:nữ thấp hơn nhiều, sự khác biệt<br />
này có thể do dân số nghiên cứu của tác giả có<br />
thói quen hút thuốc và uống rượu là những<br />
yếu tố nguy cơ, trong khi dân số nữ của chúng<br />
tôi không ghi nhận có thói quen này.<br />
Tuổi trung bình: 61,9 ± 11,2, từ 50 tuổi trở<br />
lên chiếm 87,2%. Phù hợp với tuổi trung bình<br />
của các tác giả Barnes L (1) là 60 ± 10, Kitcher<br />
ED (6) 55,5 ± 10,7 và Đàm Trọng Nghĩa (3) trên<br />
50 tuổi chiếm 83%. Vậy tuổi trung bình trong<br />
nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của các<br />
tác giả, độ tuổi xuất hiện bệnh trễ trong độ<br />
tuổi từ 50 đến 70.<br />
<br />
Triệu chứng cơ năng<br />
Nghiên cứu ghi nhận khàn tiếng 93,36%, khó<br />
thở 44,55%, rối loạn nuốt 18,48%, ho ra máu<br />
3,32%, đau họng 3,79%, đau tai 0,47%, ho 9,95%,<br />
khò khè 1,9%, sụt cân 2,84%, sốt 0,95%. Phù hợp<br />
với nghiên cứu của các tác giả Muhammad R (7),<br />
Kitcher ED (6), Phạm Tuấn Cảnh (9) và ghi nhận<br />
thêm triệu chứng sốt. Triệu chứng khàn tiếng<br />
luôn trên 90% ở các nghiên cứu và khó thở, nuốt<br />
vướng đau luôn chiếm tỉ lệ cao. Sốt trong nghiên<br />
cứu là 1 trường hợp là do áp xe vùng cổ, 1<br />
trường hợp còn lại có thể là do hội chứng cận u<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
gây sốt nhẹ. Triệu chứng đau tai trong nghiên<br />
cứu là do nuốt vướng đau lan lên tai.<br />
Tính chất của triệu chứng khàn tiếng, khó<br />
thở, rối loạn nuốt phù hợp với tác giả Phạm<br />
Tuấn Cảnh nhưng ghi nhận thêm tính chất<br />
khàn tiếng tăng dần ở 36,04% trường hợp có<br />
khàn tiếng có thể giải thích do tổn thương tiến<br />
triển gây tăng dần triệu chứng, phân biệt với<br />
viêm thanh quản mạn do hút thuốc kéo dài thì<br />
có triệu chứng khàn tiếng kéo dài và lúc tăng<br />
lúc giảm.<br />
<br />
Triệu chứng thực thể<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận khám<br />
thấy hạch chiếm 7,06% gồm khám thấy hạch cổ,<br />
hạch dưới hàm, hạch thượng đòn, u vùng cổ<br />
2,84%, sưng vùng cổ 1,42%, biến dạng sụn giáp<br />
0,47%, mất lọc cọc thanh quản 1,9%. Không nghi<br />
nhận kết quả nghiên cứu của các tác giả khác về<br />
triệu chứng thực thể chỉ có triệu chứng sưng<br />
vùng cổ. Vậy nghiên cứu ghi nhận được nhiều<br />
hơn có được khi thăm khám, triệu chứng tập<br />
trung ở vùng cổ nhưng không nên bỏ sót vùng<br />
hạch ở thượng đòn và dưới hàm.<br />
<br />
Giai đoạn ung thư<br />
Chúng tôi ghi nhận giai đoạn I là 0,95%, giai<br />
đoạn II là 15,17%, giai đoạn III là 54,03%, giai<br />
đoạn IV là 29,86%. Theo Hamid AS (5), giai đoạn I<br />
là 8,8%, giai đoạn II là 11,8%, giai đoạn III là<br />
41,2%, giai đoạn IV là 38,2%. Như vậy nghiên<br />
cứu phù hợp với tác giả là đa số bệnh nhân đều<br />
đến ở giai đoạn trễ, điều này có thể giải thích là<br />
do đa số bệnh nhân để triệu chứng kéo dài mới<br />
đi khám và triệu chứng ban đầu xuất hiện khá<br />
kín đáo đặc biệt là khàn tiếng cũng trùng lắp với<br />
dấu hiệu khàn tiếng ở những bệnh nhân hút<br />
thuốc nhiều.<br />
<br />
Vị trí xuất phát của carcinôm tế bào gai và<br />
sự xâm lấn các tầng thanh quản<br />
Chúng tôi ghi nhận vị trí xuất phát tại thanh<br />
môn là cao nhất chiếm 81,04% sau đó là thượng<br />
thanh môn 18,01%, hạ thanh môn chiếm tỉ lệ rất<br />
thấp 0,95%. Sự lan tràn ung thư đến các tầng<br />
thanh quản khác chiếm tỉ lệ cao nhất là thanh<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
455<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
môn, sau đó là thượng thanh môn, hạ thanh môn<br />
không ghi nhận. Carcinôm khu trú một tầng<br />
thanh quản chiếm 42,18%, nhiều tầng thanh<br />
quản chiếm 57,82%. Hình thức lan tràn nhiều<br />
nhất là carcinôm tại dây thanh lan đến mép<br />
trước, dây thanh đối diện, lan lên buồng thanh<br />
thất, băng thanh thất, thanh thiệt, xâm lấn sụn<br />
phễu và lan xuống hạ thanh môn. Carcinôm tại<br />
thượng thanh môn xâm lấn sụn phễu, lan tràn<br />
đến thanh môn, sau đó đến cả 3 tầng thanh<br />
quản. Theo Phạm Tuấn Cảnh (9) trí xuất phát tại<br />
thanh môn là 80%, thượng thanh môn 17%, hạ<br />
thanh môn 3%; carcinôm khu trú một tầng thanh<br />
quản chiếm ⅓ trường hợp; hình thức lan tràn<br />
nhiều nhất là từ dây thanh lan ra toàn bộ dây<br />
thanh, xâm lấn mép trước, sụn phễu và buồng<br />
thanh thất sau đó lan lên tầng trên thanh môn,<br />
lan xuống hạ thanh môn. Theo Kitcher ED (6) thì<br />
carcinôm nhiều tầng thanh quản là 65,6%, trong<br />
carcinôm khu trú một tầng thanh quản thì thanh<br />
môn là 27,5%, thượng thanh môn là 5,2%, hạ<br />
thanh môn là 1,7%. Nhìn chung vị trí xuất phát<br />
tại thanh môn là cao nhất, và khi phát hiện bệnh<br />
thì đã lan tràn ra các tầng thanh quản.<br />
<br />
Xâm lấn cấu trúc xung quanh thanh quản<br />
Nghiên cứu ghi nhận sự xâm lấn cấu trúc<br />
xung quanh thanh quản thì thượng thanh môn<br />
68,42%, hạ thanh môn 50%, thanh môn 24,56%,.<br />
Hình thức xâm lấn thường gặp là đến xoang lê,<br />
sụn giáp, phá vỡ sụn giáp xâm lấn mô mềm<br />
trước sụn giáp, sụn nhẫn, cơ ức đòn chũm, động<br />
mạch và tĩnh mạch cảnh trong, tuyến giáp, đáy<br />
lưỡi, cơ lưỡi, amidan, thành họng, xâm lấn<br />
xuống thực quản, khí quản. Chen SA (2) ghi nhận<br />
xâm lấn sụn giáp, xoang lê, tuyến giáp, màng<br />
giáp móng, đáy lưỡi. Sun DI (11) ghi nhận sự xâm<br />
lấn mép trước thanh môn, sụn giáp, xoang lê,<br />
vùng cạnh thanh môn và hạ thanh môn. Nhìn<br />
chung tỉ lệ carcinôm tại thượng thanh môn, hạ<br />
thanh môn xâm lấn cấu trúc xung quanh thanh<br />
quản là cao, carcinôm tại thanh môn thì ít hơn so<br />
với các vị trí khác.<br />
<br />
456<br />
<br />
Di căn hạch<br />
Nghiên cứu ghi nhận di căn hạch ở hạ thanh<br />
môn 50%, thượng thanh môn 44,74%, thanh môn<br />
là 17,54%. Trường hợp di căn hạch của hạ thanh<br />
môn là di căn hạch 2 bên, thượng thanh môn và<br />
thanh môn đa số là di căn hạch một bên. Theo<br />
Barnes L (1) tỉ lệ di căn hạch thượng thanh môn là<br />
30 - 40%, thanh môn là 2% nếu carcinôm chỉ khu<br />
trú ở thanh môn và là 25% nếu đã lan lên thượng<br />
thanh môn, hạ thanh môn là 15 - 25%. Nhìn<br />
chung tỉ lệ di căn hạch ở thượng thanh môn và<br />
thanh môn là phù hợp với tác giả, tại hạ thanh<br />
môn thì cao hơn có thể là do nghiên cứu chỉ có 2<br />
ca xuất phát tại hạ thanh môn nên chưa đánh giá<br />
được đầy đủ. Carcinôm xuất phát từ hạ thanh<br />
môn, thượng thanh môn thì có tỉ lệ di căn hạch<br />
cao hơn so với thanh môn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Carcinôm tế bào gai thanh quản thường gặp<br />
ở giới nam, tuổi thường gặp là 50 - 70. Triệu<br />
chứng lâm sàng đa dạng, khàn tiếng là triệu<br />
chứng sớm và thường gặp nhất, tính chất tăng<br />
dần. Các triệu chứng khác thường gặp ở giai<br />
đoạn trễ. Khó thở nhẹ, kín đáo và tăng dần ở giai<br />
đoạn tiến xa. Nuốt vướng đi kèm đau. Đa số<br />
bệnh nhân đến khám khi triệu chứng đã kéo dài<br />
và tiến triển đến giai đoạn III, IV. Carcinôm tế<br />
bào gai thanh quản đa số xuất phát từ thanh<br />
môn; hạ thanh môn chiếm tỉ lệ ít, đa số carcinôm<br />
tại hạ thanh môn đều do carcinôm từ thượng<br />
thanh môn hoặc thanh môn xâm lấn đến.<br />
Carcinôm tại thanh môn thì lan tràn đến các tầng<br />
thanh quản khác trước khi xâm lấn cấu trúc<br />
xung quanh thanh quản và di căn hạch.<br />
Carcinôm tại thượng thanh môn, hạ thanh môn<br />
có tỉ lệ xâm lấn cấu trúc xung quanh thanh quản<br />
và di căn hạch cao. Hình thức lan tràn của<br />
carcinôm tại thanh môn là từ dây thanh lan đến<br />
mép trước, dây thanh đối diện, lan lên buồng<br />
thanh thất, băng thanh thất, thanh thiệt, xâm lấn<br />
sụn phễu và lan xuống hạ thanh môn. Hình thức<br />
xâm lấn cấu trúc xung quanh thanh quản thường<br />
gặp là đến xoang lê, sụn giáp, phá vỡ sụn giáp<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />