Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ GÂY MÊ HỒI SỨC<br />
TRONG PHẪU THUẬT CẤP CỨU CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO<br />
Nguyễn Văn Chừng*, Nguyễn Ngọc Anh**, Phạm Văn Hiếu***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị chấn thương sọ não, từ đó xây dựng qui trình điều trị và gây mê hồi<br />
sức trong phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân chấn thương sọ não.<br />
Phương pháp: Tiền cứu, mô tả, cắt ngang.<br />
Kết quả: Nghiên cứu 275 BN được phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ não ở bệnh viện Nhân Dân 115 TP. Hồ Chí<br />
Minh từ tháng 7 năm 2005 đến tháng 3 năm 2006.<br />
thương. Nguyên nhân thường gặp nhất là tai nạn giao thông: 82,18%, tuổi trung bình: 33,32 ±13,01 (từ 7 đến 74), tỉ lệ<br />
nam/nữ = 6/1, chấn thương sọ não nặng: 33,82%, có đặt nội khí quản cấp cứu: 77,41%, truyền dịch trước mổ: 98,81%,<br />
phẫu thuật trong “thời gian vàng”: 49,82%, thở máy sau mổ ≥ 12giờ: 63,64%, dùng Midazolam và Fentanyl để an thần và<br />
giảm đau cho bệnh nhân thở máy: 54,55%, kết quả bất thường với khí máu động mạch lần đầu là 25,81%, với ion đồ là<br />
25,09%, với áp lực tĩnh mạch trung tâm là 83,16% và tỉ lệ tử vong là 9,45%.<br />
Kết luận: Bệnh nhân chấn thương sọ não cần được cấp cứu kịp thời, ổn định hô hấp, tuần hoàn, tránh những tổn<br />
thương não thứ phát, gây mê hồi sức thích hợp, chủ động thở máy sau mổ, cân bằng dịch, điện giải, kiềm - toan … để giảm<br />
tỉ lệ tử vong và hạn chế di chứng.<br />
* Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
** Bệnh viện Nhân Dân 115<br />
*** Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION CLINICAL OF FEATURES AND ANESTHESIA IN ACUTE HEAD INJURY OPERATION<br />
Nguyen Van Chung, Nguyen Ngoc Anh, Pham Van Hieu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 3 – 2008: 166 - 171<br />
Objectives: Assessment the effects of treatment of head injury to establish a protocol for treatment and anesthesia in<br />
emergency neurosurgical head injury patients.<br />
Method: Prospective, descriptive, cross-sectional study.<br />
Results: This prospective, cross-sectional study of 275 patients of emergency neurosurgical head injury at People 115<br />
Hospital in HCM city, from July 2005 to March 2006. All of them were postoperatively confirmed as acute intracranial<br />
hematoma effect in head injury. The most common cause of head injury is traffic accident 82.818%, the mean age is<br />
33,32±13,01 (range 7 to 74), male/female=6/1, severe head injury: 33.82% with emergency endotracheal intubation:<br />
77.41%, 98.18% were infused at preoperation period, operation in “Golden time”: 49.82%, used ventilation post operative<br />
more than 12 hours: 63.64%, Midazolam plus Fentanyl as sedation and analgesia for assisted ventilation patients: 54.55%,<br />
25,81% abnormal first blood gas result, 25,09% ionogram abnormal, 83.16% CVP abnormal and mortality rate: 9.45%.<br />
Conclusions: Patient with brain injury must be immediately manage for stable blood circulation and respiration,<br />
prevent secondary lesions, suitable anesthesia and resuscitation, artificial ventilation at post operation period, balance of<br />
homeostasis, electrolytes and alkaloid - acid,… to reduce the morbidity and mortality rate as well as the sequelae.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam, tai nạn giao<br />
thông (TNGT) đang xếp hàng thứ chín gây ra tử vong<br />
trong dân số cả nước, đa số do chấn thương sọ não<br />
(CTSN). Thống kê của Ủy ban an toàn giao thông<br />
trong những năm gần đây tử vong do TNGT mỗi năm<br />
12.000-14.000 người, trong đó 65-70% là CTSN. Tại<br />
bệnh viện BV. Chợ Rẫy, năm 1995 có 23.737 trường<br />
hợp nhập viện do tai nạn giao thông (TNGT), 91,42%<br />
là chấn thương sọ não. Tỉ lệ tử vong của BN chấn<br />
thương sọ não rất cao ở khoa hồi sức tích cực.<br />
<br />
Hiểu biết về bệnh học của CTSN, sinh lý bệnh của<br />
tăng áp lực nội sọ (ALNS) để đưa ra phương pháp điều<br />
trị tốt nhất đối vớ<br />
nh nhân CTSN nặng vẫn còn là<br />
một thách thức đối với các bác sĩ (BS) gây mê hồi sức<br />
(GMHS) và phẫu thuật viên (PTV) thần kinh từ nhiều<br />
năm nay. Phát hiện và giải quyết sớm các nguyên nhân<br />
n thương thứ phát là một yêu cầu cấp thiết<br />
trong GMHS PT cấp cứu CTSN. Để giải quyết được<br />
các nguyên nhân này cần có một qui trình cấp cứu hồi<br />
sứ<br />
nh nhân ngay sau khi xảy ra chấn thương (CT)<br />
cũng như trước mổ, trong mổ và sau mổ. Chiến lược<br />
<br />
167<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008<br />
hạ thấp tỉ lệ tử vong và di chứng của CTSN là sự thúc<br />
đẩy xây dựng mạng lưới điều trị CTSN ở các địa<br />
phương sao cho thích hợp.<br />
Đối vớ nh nhân CTSN nặng đưa đến phù não tăng<br />
ALNS diễn biến phức tạp, tử vong cao. Trong hoàn cảnh<br />
chưa có phương tiện đo ALNS, Doppler xuyên sọ, đo độ<br />
bão hòa oxy tĩnh mạch trộn (SvO2), thực hiện đặt nội khí<br />
quản (NKQ) hồi sức trước mổ, chống phù não với<br />
Mannitol (M), ổn định hô hấp, tuần hoàn, cân bằng dịch,<br />
điện giải, kiềm-toan trước, trong và sau mổ, thở máy sau<br />
mổ đã đem lại hiệu quả nhất định tại BV. Nhân Dân 115<br />
TP. Hồ Chí Minh. Công tác điều trị này phù hợp với điều<br />
kiện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.<br />
Từ năm 2000, tạ<br />
n đa khoa tỉnh Bến Tre<br />
đã triển khai PT cấp cứu CTSN. Tiến hành nghiên cứu<br />
này chúng tôi muốn góp phần để phục vụ<br />
nh<br />
nhân CTSN tốt hơn trong tương lai.<br />
<br />
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Bệnh nhân<br />
275 trường hợp CTSN có máu tụ cấp tính được<br />
điều trị tại BV Nhân Dân 115 TP. Hồ Chí Minh từ<br />
tháng 7/2005 đến tháng 3/2006. Tất cả đều có chẩn<br />
đoán trước mổ bằng CT scan là có máu tụ trong hộp sọ<br />
và thương tổn phù hợp khi mổ. Máu tụ mãn tính và<br />
máu tụ không do CT không nằm trong nghiên cứu này.<br />
<br />
Phƣơng pháp<br />
Tiền cứu, mô tả, cắt ngang.<br />
<br />
Dữ kiện nghiên cứu<br />
sử CT. Đánh giá lâm sàng, thang điểm hôn mê<br />
Glasgow, tình trạng hô hấp, tuần hoàn, tổn thương não<br />
dựa trên CT scan, từ đó phân loại CTSN. Xử trí trước<br />
mổ như đặt NKQ thở máy, truyền dịch trước mổ,<br />
chống phù não, GM phối hợp cân bằng trong mổ và<br />
hồi sức sau mổ như an thần giảm đau, thở máy sau mổ,<br />
cân bằng dịch, điện giải, kiềm toan, đánh giá kết quả<br />
điều trị.<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm EpiData và Stata8<br />
2003.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Qua 275 trường hợp được phẫu thuật chúng tôi<br />
nhận thấy:<br />
Tuổi trung bình 33,3±13,1; nhỏ nhất 7 tuổi, lớn<br />
nhất 74.<br />
Nam/nữ = 6/1, tai nạn giao thông 82,18%, mổ<br />
trước 4 giờ kể từ khi nhập viện 49,82%.<br />
nh nhân<br />
nh nhân hôn mê khi nhập viện.<br />
12% có huyết áp tâm thu (HATT) 250<br />
Tổng<br />
<br />
Tần suất<br />
51<br />
3<br />
54<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
94,44<br />
5,56<br />
100<br />
<br />
nh nhân sử dụng Fentanyl trong mổ, liều<br />
trung bình: 218,00 ± 70,92 mcg.<br />
Truyền dung dịch HaeSteril 6% chiếm 56%.<br />
Truyền máu chiếm tỉ lệ 32,73%.<br />
Mannitol truyền trước mổ 74,07%, trong mổ<br />
12,96%, sau mổ 12,97%.<br />
Thở máy sau mổ ≥ 12giờ chiếm tỉ lệ 63,64% được<br />
phân bố theo biểu đồ sau<br />
<br />
168<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008<br />
< 12giờ<br />
100<br />
36.36<br />
<br />
Tần suất<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
12 - 100giờ<br />
78<br />
28.36<br />
<br />
> 100giờ<br />
97<br />
35.27<br />
<br />
An thần và giảm đau trong thở máy<br />
Thuốc<br />
Không<br />
Midazolam (Mi)<br />
Mi+Fentanyl<br />
Thuốc khác<br />
Tổng<br />
<br />
Tần suất<br />
7<br />
24<br />
135<br />
9<br />
175<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
4,00<br />
13,71<br />
77,14<br />
5,15<br />
100<br />
<br />
Kết quả khí máu động mạch<br />
Khí máu<br />
Không làm<br />
Bình thường<br />
Nhiễm toan<br />
Nhiễm kiềm<br />
Tổng<br />
<br />
Tần suất<br />
125<br />
79<br />
45<br />
26<br />
275<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
45,45<br />
28,73<br />
16,36<br />
9,45<br />
100<br />
<br />
Kết quả ion đồ<br />
Ion đồ<br />
Không làm<br />
Bình thường<br />
Bất thường<br />
Tổng<br />
<br />
Tần suất<br />
96<br />
110<br />
69<br />
275<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
34,91<br />
40,00<br />
25,09<br />
100<br />
<br />
Kết quả áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP)<br />
CVP (cmH2O)<br />
8<br />
Tổng<br />
<br />
Tần suất<br />
53<br />
16<br />
26<br />
95<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
55,79<br />
16,84<br />
27,37<br />
100<br />
<br />
Tƣơng quan loại CTSN với đặt NKQ<br />
Loại CTSN<br />
<br />
Có<br />
0<br />
10<br />
62<br />
72<br />
<br />
Nhẹ<br />
Vừa<br />
Nặng<br />
Tổng<br />
<br />
Đặt NKQ cấp cứu<br />
Không<br />
55<br />
117<br />
31<br />
203<br />
<br />
P= 0,0001<br />
<br />
Kết quả điều trị<br />
9,45%<br />
26<br />
<br />
90,55%<br />
249<br />
<br />
Ra viện<br />
<br />
Tử vong<br />
<br />
Chấn thương sọ não nặng thì sử dụng Mannitol nhiều<br />
hơn, thuốc co mạch nhiều hơn, mất cân bằng dịch, điện<br />
giải, kiềm toan nhiều hơn, thở máy sau mổ nhiều hơn, tử<br />
vong nhiều hơn với p0,05).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
BÀN LUẬN<br />
Chấn Thương Sọ Não hay gặp ở độ tuổi lao động,<br />
nam nhiều hơn nữ 6 lần, đa phần là do TNGT (82,18%),<br />
(Nguyễn Hữu Hữu 79%(9), Nguyễn Văn Nhiều 93%(11), ở<br />
Australia 31%). CTSN thường đi kèm với đa chấn<br />
thương, đặc biệt là chấn thương cột sống cổ, sốc chấn<br />
thương, sốc mất máu, mất dịch, rối loạn hô hấp tuần<br />
hoàn, đây là những yếu tố sẽ gây ra tổn thương thứ phát<br />
làm nặng hơn tổn thương ở não.<br />
Chúng tôi đánh giá và phân loại bệnh nhân (BN)<br />
ngay khi nhập viện để có kế hoạch điều trị đúng đắn<br />
trước, trong và sau mổ. Có 33,82% nh nhân chấn<br />
thương sọ não (CTSN) nặng, hôn mê khi nhập viện cần<br />
phải đặt nội khí quản (NKQ) cấp cứu và thở máy tại khoa<br />
cấp cứu (77,41%), khi chụp CT scan cho đến lúc chuyển<br />
đến phòng mổ, (80-90% CTSN nặng có phù não, bệnh<br />
nhân uống rượu thì nguy cơ càng cao)(0)<br />
nh<br />
nhân hạ HA trước, trong hoặc sau mổ, trong đó có 6,53%<br />
phải dùng thuốc vận mạch để nâng HA. Dùng thuốc vận<br />
mạch làm co mạch gây thiếu máu não, nhưng theo sinh lý<br />
bệnh học của phù não và tăng ALNS thì hạ HA sẽ có<br />
nguy cơ phù não nặng hơn. Những trường hợp truyền<br />
NaCl 0,9%, cao phân tử, truyền máu mà vẫn không nâng<br />
được HA chúng tôi quyết định dùng thuốc vận mạch (18<br />
BN).<br />
Những trường hợp nh nhân có phù não, CTSN<br />
nặng chúng tôi quyết định tăng thông khí, có thể điều<br />
chỉnh áp lực dương cuối kỳ thở ra (PEEP) đến = 10<br />
cmH2O nhưng không kéo dài và tiến hành phẫu thuật<br />
(PT) giả<br />
do khi PEEP cao sẽ hạn chế tuần hoàn.<br />
Mặt khác tăng thông khí làm giảm PaCO2 và tăng PaO2<br />
gây ra co mạch và thiếu máu não. Thông khí hỗ trợ cho<br />
nh nhân chấn thương sọ não (CTSN) đòi hỏi phải có<br />
kinh nghiệm, linh hoạt và khéo léo cũng như cần các<br />
phương tiện hổ trợ như định lượng khí máu động mạch,<br />
ion đồ,… Chúng tôi thường duy trì áp lực đường thở<br />
trung bình 15,35±1,57 cmH2O. PaO2 trung bình 97<br />
mmHg, PaCO2 trung bình 19 mmHg. Sinh lý bình<br />
thường của PaO2 là 75-100 mmHg, PaCO2 là 35-45<br />
mmHg. Kết quả này cho thấy các nh nhân của chúng<br />
tôi đang trong giai đoạn tăng thông khí, vì đây là kết quả<br />
xét nghiệm khí máu lần đầu, chúng tôi có điều chỉnh<br />
thích hợp sau đó. Vấn đề này cho thấy vai trò của khí<br />
máu động mạch là rất quan trọng.<br />
Trong thở máy chúng tôi luôn luôn phải dùng thuốc<br />
an thần phối hợp thuốc giảm đau, có 77,14% nh nhân<br />
phối hợp Midazolam và Fentanyl(3). Nhiều trường hợp<br />
phải dùng cả thuốc dãn cơ để nh nhân không kháng<br />
máy thở, tránh phù não.<br />
Chúng tôi thận trọng dùng Mannitol chống phù não<br />
(19,64%), liều trung bình 0,25-0,5 g/kg. Dùng nhiều<br />
trước mổ (74,07%) khi có dấu hiệu tăng ALNS, HA ổn<br />
định, trong mổ ít dùng (12,96%) vì có nguy cơ làm hạ<br />
HA, giảm áp lực tưới máu não gây phù não, dùng khối<br />
lượng lớn và kéo dài sẽ làm mất nước tăng ALNS trở lại<br />
do hiện tượng phản ngược của Mannitol.<br />
<br />
169<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008<br />
Có<br />
nh nhân được dẫn mê bằng Thiopental<br />
là thuốc dẫn mê nhanh, có 97,54% nh nhân dùng dãn<br />
cơ Suxamethonium để đặt NKQ nhanh để tránh trào<br />
ngược, có 87,96% nh nhân dùng dãn cơ duy trì là<br />
Vecuronium, duy trì mê với Isofluran: 98,18% là thuốc<br />
mê hô hấp thích hợp cho gây mê mổ sọ não hiện nay. Có<br />
100% nh nhân sử dụng Fentanyl trong mổ, liều trung<br />
bình 218±70 mcg. Đây là phương pháp “gây mê phối<br />
hợp cân bằng” thích hợp trong mổ cấp cứu CTSN. Ở<br />
khoa cấp cứu đặt NKQ với Vecuronium (100%), vì<br />
không khắc phục được các nhược điểm của<br />
Suxamethonium như ở phòng mổ.<br />
Phẫu thuật trong “thời gian vàng” là triển khai mổ<br />
trước 4 giờ sau khi bị chấn thương (CT). Trong nghiên<br />
cứu này chúng tôi không thống kê được thời gian từ lúc<br />
CT đến lúc nhập viện, 49,82% nh nhân được mổ trước<br />
4 giờ kể từ khi nhập viện. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là<br />
làm thế nào triển khai được quy trình hồi sức, cấp cứu,<br />
vận chuyể<br />
nh nhân CTSN ở tuyến trước, để tránh<br />
được các yếu tố tổn thương não thứ phát, không mất<br />
“Thời gian vàng” từ đó có thể hạ thấp được tỉ lệ tử vong<br />
và di chứng.<br />
Tỉ lệ truyền máu trong nhóm nh nhân nghiên cứu<br />
là 32,73%, truyền dịch cao phân tử 56%. Tỉ lệ truyền<br />
máu không cao, ở một số<br />
n khác truyền máu<br />
chiếm tỉ lệ gần 100%. Chúng tôi thực hiện truyền máu<br />
khi Hemoglobine < 90g/L.<br />
(thời<br />
gian thở máy trung bình 136,50±95,82 giờ). Điều<br />
chỉnh các thông số thở thích hợp dựa trên lâm sàng và<br />
cận lâm sàng là một biện pháp chống phù não tích cực.<br />
Kết quả thống kê chứng minh thở máy không tương<br />
quan với tỉ lệ tử vong.<br />
Các kết quả khác như ion đồ 25,09% bất thường<br />
(Nguyễn Văn Nhiều ở BV Chợ Rẫy 22,58%(11)), CVP<br />
16,84% trong giới hạn bình thường, khí máu động mạch<br />
25,81% bất thường. Như vậy ở nh nhân CTSN có sự<br />
mất cân bằng dịch, điện giải, kiềm - toan rất nhiều, cần<br />
phải điều chỉnh, đây là các yếu tố gây ra tổn thương não<br />
thứ phát cũng như rối loạn hô hấp tuần hoàn có thể ngăn<br />
ngừa được. CVP ở nh nhân CTSN được giới hạn từ 68 cmH2O, CVP cao dễ dẫn đến phù não.<br />
Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi là<br />
9,45% cho các loại máu tụ cấp tính là thấp, so với bệnh<br />
viện Bến Tre 11,31% cho máu tụ ngoài màng cứng,<br />
32,5% ở BV Chợ Rẫy cho máu tụ trong não đối bên sau<br />
mổ.<br />
Nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa loại<br />
CTSN và đặt NKQ trước mổ, cũng như CTSN nặng thì<br />
sử dụng Mannitol, thuốc co mạch nhiều hơn, mất cân<br />
bằng dịch, điện giải, kiềm - toan nhiều hơn từ đó tử vong<br />
nhiều hơn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Chấn thương sọ não (CTSN) do tai nạn giao thông<br />
(82,18%) đang là mối quan tâm cho toàn xã hội nước ta<br />
hiện nay, làm thiệt hại rất lớn cho sức khỏe con người và<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
nền kinh tế quốc gia (tuổi trung bình 33,3 ± 13,1), (tử<br />
vong 9,45% chưa cao nhưng còn có khả năng hạ thấp tỉ<br />
lệ này hơn).<br />
<br />
nặng được đặt NKQ cấp cứu 77,41%, hồi sức tuần hoàn,<br />
truyền dị<br />
<br />
(ion đồ<br />
bất thường 29,09%, khí máu động mạch bất thường<br />
25,81%, CVP bất thường 83,16%), Thở máy sau mổ<br />
nhằm chống phù não tích cực (54,55%), dùng an thần<br />
giảm đau trong thở máy (77,14%).<br />
Vấn đề đặt ra cho các cơ sở điều trị là năng lực thầy<br />
thuốc và trang thiết bị phục v<br />
như máy thở nhiều chức năng, máy thở di động, máy đo<br />
khí máu động mạch, thuốc Gây mê Hồi sức (GMHS).<br />
Mặt khác cần triển khai qui trình cấp cứu và điều trị cho<br />
tuyến trước không có phẫu thuật là rất cần thiết để công<br />
tác điều trị ở tuyến sau thành công hơn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
Aitkenhead AR (2002), Neurosurgical Anesthesia, Textbook of<br />
Anesthesia 4th edition, Churchill Livingstone in New York, pp. 688698.<br />
Artru AA (1994), Influence of Anesthetic Agents and Techniques on<br />
Intracranial Hemodynamics and Cerebral Metabolism, Anesthetic<br />
Management of Acute Head Injury, McGraw-Hill, Inc. Health<br />
Profession Divison, pp. 134-179.<br />
Bùi Văn Tuấn (2005), Xử trí kháng máy thở bằng thuốc an thần giảm đau - dãn cơ trong chấn thương sọ no nặng, luận văn thạc sĩ y<br />
học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
Drummond JC, Patel PM (2000), Ronald D. Miller, Neurosurgical<br />
Anesthesia, ANESTHESIA, 5th edition, Churchill Livingstone, pp.<br />
1895-1933.<br />
Greenberg MS (1994), Head Trauma, Handbooks Neurosurgery. 3rd<br />
edition department of Neurosurgery Watson Clinic, Lakeland,<br />
Florida, pp. 521-569.<br />
Larson CP (2002), Neurophysiology and Anesthesia, Clinical<br />
Anesthesiology for Neurosurgery, 3rd edition, Large Medical<br />
Books/MC Craw – Hill Publising Division, pp. 522 – 566.<br />
Lê Hồng Hà, Nguyễn Huỳnh Điệp (2002), Sử dụng máy thở trong<br />
Chấn thương sọ não, những vấn đề thiết yếu trong thông khí cơ học,<br />
NXB Đà Nẵng, tr. 139-144.<br />
Levitt JD (1996), Increased Intracranial Pressure, Complications in<br />
Anesthesiology 2nd edition, Lippincott Raven publishers in PhiladelphiaNew York, pp. 391- 410.<br />
Nguyễn Hữu Hữu (2002), Đánh giá kết quả phẫu thuật máu tụ ngoài<br />
màng cứng tại BV.Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre 8/2000-8/2002, Hội<br />
nghị khoa học lần thứ 9 sở y tế Bến Tre, tr. 93-99.<br />
Nguyễn Văn Chừng (2004), Tăng áp lực nội sọ, phẫu thuật mở sọ,<br />
Hướng dẫn lâm sàng GMHS, Bộ môn Gây mê Hồi sức, Đại Học Y Dược<br />
TP.Hồ Chí Minh, tr. 71-73, tr. 203-206.<br />
Nguyễn Văn Nhiều (2002), Vài nhận xét về hạ Natri máu trong chấn<br />
thương sọ não nặng, luận văn thạc sĩ y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ<br />
Chí Minh.<br />
Rosner MJ, Briant, Andrews, (1993), Pathophysiology and<br />
Management of Intracranial Pressure; the Intensive Care<br />
Management of Patients with Head Injury, Neurosurgical Intensive<br />
Care, San Francisco General Hospital, pp. 57-112; pp. 227-242.<br />
Trần Quốc Đạt (2005), Nghiên cứu lâm sàng, hình ảnh họ<br />
điều<br />
trị máu tụ trong sọ đối bên sau mổ lấy máu tụ cấp tính do chấn<br />
thương, luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Trương Văn Việt, Dương Minh Mẫn, Huỳnh Hồng Châu,<br />
Trần Ngọc Phúc, Võ Tấn Sơn, Trần Quang Vinh (2002),<br />
Cấp cứu chấn thương thần kinh, chuyên đề ngoại thần kinh,<br />
NXB Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 13-220.<br />
<br />
170<br />
<br />