Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC <br />
U MÀNG NÃO MỎM YÊN BƯỚM TRƯỚC <br />
Trần Huy Hoàn Bảo* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của u màng não mỏm yên bướm trước. <br />
Phương pháp: Tiền cứu 69 bệnh nhân u màng não mỏm yên bướm trước được phẫu thuật vi phẫu tại Bệnh <br />
viện Chợ Rẫy từ 1/2008 đến 12/2012. <br />
Kết quả: 69 bệnh nhân trong nghiên cứu gồm 18 nam và 51 nữ, tuổi từ 12 đến 71 tuổi ( tuổi trung bình 49 <br />
tuổi). Triệu chứng thường gặp là đau đầu (89,9%), giảm thị lực (42%), động kinh và rối loạn vận động (17,4%). <br />
Kích thước u từ 3 cm đến 8,5 cm, trung bình là 5,5 cm. Trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, phần lớn các u màng <br />
não mỏm yên bướm trước tăng đậm độ so với chất xám 82,6%, bắt cản quang khi bơm thuốc 95,7%, u có nang <br />
5,8% và vôi hoá 8,7%.Trên hình ảnh cộng hưởng từ, 60,9% đồng tín hiệu và 39,1% giảm tín hiệu so với chất <br />
xám trên T1W, 92,8% tăng tín hiệu đồng nhất sau khi tiêm thuốc đối quang từ, 34,8% chèn ép dây thần kinh thị <br />
giác và 40,6% bao bọc động mạch cảnh và các nhánh của nó. Tất cả 69 trường hợp được điều trị phẫu thuật với <br />
63 trường hợp (95,7%) qua đường mổ trán thái dương và 3 trường hợp (4,3%) qua đường trán ổ mắt cung gò <br />
má. Phân loại u màng não mỏm yên bướm trước theo Al – Mefty: 21,7% loại I, 73,9% loại II và 4,4% loại III. Kết <br />
quả mô bệnh học: u màng não dạng thượng mô 84,1%, u màng não dạng tăng sinh mạch 7,2%, u màng não <br />
dạng chuyển tiếp 4,3%, u màng não dạng thể cát 1,6% và 2,9% u màng não ác tính. <br />
Kết luận: U màng não mỏm yên bướm trước đa số là u lành tính, phát triển chậm, khi phát hiện thì kích <br />
thước u khá lớn, xâm lấn và bao bọc các cấu trúc thần kinh mạch máu quan trọng. Hiện nay, với các phương tiện <br />
chẩn đoán hình ảnh học hiện đại giúp chẩn đoán sớm, khảo sát đầy đủ khối u nhiều mặt, phân loại u để lựa chọn <br />
phương pháp phẫu thuật phù hợp nhằm đạt kết quả tốt, giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng. <br />
Từ khóa: U màng não, Mỏm yên bướm trước <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE CLINICAL CHARACTERISTICS, RADIOGRAPHIC OF ANTERIOR CLINOIDAL MENINGIOMAS (ACMS) <br />
Tran Huy Hoan Bao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 229 – 234 <br />
Objective: Studying the clinical features and radiographic presentations of Anterior Clinoidal Meningiomas (ACMs). <br />
Methods: A prospective study on 69 cases with anterior clinoidal meningiomas underwent microsurgical <br />
removal at Cho Ray hospital from 1/1/2008 to 31/12/2012. <br />
Results: Sixty nine patients (18 men and 51 women), from 12 to 72 years old (mean: 49 years). The clinical <br />
features were dominated by: headache 89.9%, decreased visual acuity (42%), seizure and hemiparesis (17.4%). <br />
The tumor were from 3 cm to 8.5 cm (mean: 5.5 cm). On CT scans, hyperdense 82.6%, enhance 95.7%, cystic <br />
areas 5.8% and calcified 8.7%. On MRI scans, isointense 60.9% and hypointense 39.1 with gray matter in T1W, <br />
enhance strongly and uniformly 92.8%, compressed optic nerve 34.8%, encasement ICA and its branches 40.6%. <br />
Sixty nine patients were operated through the frontaltemporal (pterion) approach (n = 63) and orbitozygomatic <br />
approach (n = 3). Al – Mefty’s anterior clinoid meningioma classification: group I (21.7%), group II (73.9%) and <br />
group III (4.4%). Histopothological investigation: meningothelial 84.1%, angiomatous 7.2%, transitional 4.3%, <br />
* Khoa Phẫu Thuật Thần Kinh BV Chợ Rẫy <br />
Tác giả liên lạc: Trần Huy Hoàn Bảo ĐT: 090 3663482; <br />
<br />
Bệnh Lý Sọ Não <br />
<br />
<br />
<br />
Email: drhoanbao@yahoo.com <br />
<br />
229 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
psammomatous 1.6% and malignant 2.9%. <br />
Conclusion: Anterior clinoid meningiomas are benign with silent evolution, these meningiomas can grow to <br />
a large size before causing symptoms, compress and encasement important surrounding structure, optic nerve <br />
and ICAs and their branches. With current modern radiographic techniques, anterior clinoid meningingioms <br />
were diagnosed early, classification of this tumors to choose a suitable operated method, achieved a good result the <br />
results, decreased morbidity and mortality rates. <br />
Keywords: Anterior clinoid meningiomas, microsurgical removal <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ. <br />
U màng não là thương tổn tân sinh, xuất phát <br />
từ tế bào màng nhện. Đây là thương tổn lành tính <br />
chiếm khoảng 20% các u trong sọ, phát triển <br />
chậm và ít xâm lấn vào nhu mô não, vì thế có thể <br />
chữa khỏi bằng phẫu thuật. U màng não cánh <br />
xương bướm chiếm tỉ lệ 11,9% ‐ 17% các loại u <br />
màng não nội sọ(1). U màng não mỏm yên bướm <br />
trước chiếm tỷ lệ gần 50% u màng não cánh nhỏ <br />
xương bướm, đa số là u lành tính thường phát <br />
triển chậm, vì vậy khi có biểu hiện lâm sàng thì <br />
kích thước u khá lớn, nếu được chẩn đoán sớm, <br />
điều trị phẫu thuật triệt để sẽ đạt kết quả tốt và ít <br />
để lại di chứng. Đây là loại u khó điều trị do u có <br />
thể xâm lấn, bao bọc các cấu trúc quan trọng như <br />
động mạch cảnh trong, các dây thần kinh II, III, <br />
IV, V, VI. Do vậy việc phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ <br />
khối u, bảo tồn mạch máu, chức năng các dây <br />
thần kinh sọ là vấn đề hết sức khó khăn và phức <br />
tạp. Để đạt được kết quả phẫu thuật lấy u một <br />
cách triệt để, làm giảm tỷ lệ tử vong, các biến <br />
chứng và tỷ lệ tái phát thấp nhất, cần có sự hiểu <br />
biết kỹ lưỡng về vi giải phẫu của vùng xương <br />
bướm, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của u <br />
màng não mỏm yên bướm trước(3,4). <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Gồm 69 trường hợp nhập Bệnh viện Chợ <br />
Rẫy từ 01/01/2008 đến 31/12/2012 được chẩn <br />
đoán u màng não mỏm yên bướm trước. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
tiến cứu theo phương pháp mô tả 69 bệnh <br />
nhân u màng não mỏm yên bướm trước được <br />
<br />
230<br />
<br />
phẫu thuật vi phẫu từ 01/01/2008 đến 31/12/2012 <br />
tại bệnh viện Chợ Rẫy. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Tuổi và giới <br />
Bao gồm 51 nữ và 18 nam. Tỷ lệ nữ/ nam là <br />
2,83/1. Tuổi nhỏ nhất là 12 tuổi và lớn nhất là 71 <br />
tuổi, tuổi trung bình là 49 ±11,9 tuổi, hai nhóm <br />
tuổi tập trung nhiều nhất từ 40‐49 và 50‐59. <br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng <br />
Thời gian từ lúc khởi bệnh đến khi nhập viện <br />
Bảng 1: Thời gian từ lúc khởi bệnh đến khi nhập viện <br />
Thời gian<br />
< 3 tháng<br />
3 - 12 tháng<br />
12 tháng - 2 năm<br />
> 2 năm<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số trường hợp<br />
14<br />
37<br />
7<br />
11<br />
69<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
20,3<br />
53,7<br />
10,1<br />
15,9<br />
100<br />
<br />
Thời gian từ lúc khởi phát bệnh đến khi <br />
nhập viện được tính bằng tháng. Thời gian khởi <br />
bệnh sớm nhất là 1tháng và lâu nhất là 48 tháng. <br />
Thời gian trung bình là 10,7 tháng với độ lệch <br />
chuẩn 13,1 tháng (trung vị 6 tháng). <br />
<br />
Lý do nhập viện <br />
69 trường hợp nhập viện với các lý do như sau <br />
Bảng 2: Lý do nhập viện <br />
Triệu chứng khởi phát Số trường hợp<br />
Nhức đầu<br />
62<br />
Giảm thị lực<br />
22<br />
Rối loạn vận nhãn<br />
3<br />
Động kinh<br />
11<br />
Rối loạn vận động<br />
9<br />
Rối loạn tri giác<br />
3<br />
Lồi mắt<br />
4<br />
Rối loạn tâm thần<br />
3<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
89,9<br />
31,9<br />
4,3<br />
15,9<br />
13,1<br />
4,3<br />
5,8<br />
4,3<br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Triệu chứng thường gặp của u màng não mỏm <br />
yên bướm trước là đau đầu: 62/69 trường hợp <br />
(89,9%) và giảm thị lực: 22/69 trường hợp (31,9%). <br />
11/69 trường hợp (15,9%) động kinh trong <br />
bệnh sử và cũng là triệu chứng nhập viện của <br />
bệnh nhân. <br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng <br />
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng <br />
Số trường hợp<br />
62<br />
29<br />
6<br />
12<br />
12<br />
4<br />
3<br />
6<br />
3<br />
<br />
‐ Có 15 trường hợp nhập viện với Karnofsky <br />
từ 80‐100 điểm, biểu hiện chủ yếu là nhức đầu <br />
nhưng có thể làm việc được. <br />
<br />
Hình ảnh học <br />
Hình ảnh trên cắt lớp vi tính <br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng 69 trường hợp như sau <br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
Nhức đầu<br />
Giảm thị lực<br />
Rối loạn vận nhãn<br />
Động kinh<br />
Rối loạn vận động<br />
Rối loạn ngôn ngữ<br />
Rối loạn tri giác<br />
Lồi mắt<br />
Rối loạn tâm thần<br />
<br />
trường hợp giảm thị lực nghiêm trọng và 1 trường <br />
hợp rối loạn vận động (yếu nửa người). <br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
89,9<br />
42,0<br />
8,7<br />
17,4<br />
17,4<br />
5,8<br />
4,3<br />
8,7<br />
4,3<br />
<br />
Khảo sát đặc điểm của khối u trên hình ảnh <br />
chụp cắt lớp vi tinh trong nghiên cứu của chúng <br />
tôi như sau. <br />
Bảng 5: Đặc điểm khối u <br />
<br />
Nhận xét <br />
‐ Triệu chứng nhức đầu chiếm tỷ lệ cao nhất <br />
(62/69 trường hợp) 89,9%. <br />
<br />
Đặc điểm của u<br />
U tăng đậm độ so với chất xám<br />
U đồng đậm độ so với chất xám<br />
U giảm đậm độ so với chất xám<br />
U bắt cản quang khi bơm thuốc<br />
U có canxi<br />
U có nang<br />
U có kèm dày xương sọ<br />
U có kèm hủy xương sọ<br />
Phù não quanh u<br />
<br />
Số ca<br />
57<br />
10<br />
2<br />
66<br />
10<br />
4<br />
11<br />
6<br />
57<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
82,6<br />
14,5<br />
2,9<br />
95,7<br />
14,5<br />
5,8<br />
15,9<br />
8,7<br />
82,6<br />
<br />
Nhận xét: <br />
<br />
‐ Triệu chứng giảm thị lực (29/69 trường <br />
hợp) chiếm tỷ lệ 42%, với 21 trường hợp có phù <br />
gai và 5 trường hợp teo gai. <br />
<br />
‐ Phần lớn các u màng não tăng đậm độ so <br />
với chất xám (82,6%), bắt cản quang khi bơm <br />
thuốc (95,7%), phù não quanh u (82,6%). <br />
<br />
‐ Động kinh và rối loạn vận động có tỷ lệ <br />
thấp hơn (12/69 trường hợp) chiếm tỷ lệ 17,4%. <br />
<br />
‐ Chỉ có 4/69 (5,8%) trường hợp u có nang và <br />
6/69 (8,7%) có vôi hóa. <br />
<br />
‐ Các triệu chứng ít gặp hơn như rối loạn <br />
ngôn ngữ (5,8%), rối loạn tri giác (4,3%) và rối <br />
loạn tâm thần (4,3%). <br />
<br />
Hình ảnh trên cộng hưởng từ <br />
<br />
Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện theo thang <br />
điểm Karnofsky <br />
<br />
Tất cả 69 trường hợp đều được chụp cộng <br />
hưởng từ không và có bơm thuốc đối quang từ <br />
trước mổ. Đặc điểm khối u trên hình ảnh cộng <br />
hưởng từ như sau: <br />
<br />
Đánh giá 69 trường hợp u màng não mỏm yên <br />
bướm trước theo thang điểm Karnofsky như sau: <br />
<br />
Bảng 6: Đặc điểm khối u và cấu trúc liên quan trên <br />
phim CHT <br />
Đặc điểm<br />
<br />
Bảng 4: Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện <br />
Karnofsky<br />
Từ 0-40<br />
Từ 50-70<br />
Từ 80-100<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số trường hợp<br />
18<br />
36<br />
15<br />
69<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
26,1<br />
52,2<br />
21,7<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: <br />
‐ 18 trường hợp nhập viện với Karnofsky từ 0‐ <br />
40 điểm, trong đó có 3 trường hợp giảm tri giác, 14 <br />
<br />
Bệnh Lý Sọ Não <br />
<br />
<br />
<br />
Đồng tín hiệu so với chất xám trên T1W<br />
Giảm tín hiệu so với chất xám trên T1W<br />
Đồng tín hiệu chất xám trên T2W<br />
Tăng nhẹ tín hiệu chất xám trên T2W<br />
Tăng tín hiệu đồng nhất sau khi tiêm thuốc<br />
tương phản<br />
Bao bọc động mạch<br />
Chèn ép thị thần kinh và giao thoa thị giác<br />
Phù não quanh u<br />
<br />
Số trường Tỉ lệ<br />
hợp<br />
%<br />
42<br />
27<br />
36<br />
27<br />
64<br />
<br />
60,9<br />
39,1<br />
52,2<br />
39,1<br />
92,8<br />
<br />
28<br />
24<br />
63<br />
<br />
40,6<br />
34,8<br />
91,3<br />
<br />
231 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Nhận xét: <br />
<br />
Kết quả mô bệnh học <br />
<br />
‐ Phần lớn các trường hợp đồng (60,9%) hoặc <br />
giảm (39,1%) tín hiệu so với chất xám trên T1W. <br />
<br />
Tất cả 69 trường hợp được phẫu thuật và có <br />
kết quả mô bệnh học như sau: <br />
<br />
‐ 64/69 trường hợp (92,8%) tăng tín hiệu <br />
đồng nhất sau khi tiêm chất đối quang từ, 63/69 <br />
trường hợp (91,3%) kèm phù não quanh u. <br />
<br />
Bảng 9: Kết quả mô bệnh học <br />
<br />
‐ 28/69 trường hợp (34,8%) chèn ép dây thần <br />
kinh thị giác và 28/69 trường hợp (40,6%) trường <br />
hợp bao bọc động mạch cảnh và các nhánh của nó. <br />
<br />
Kích thước khối u <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kích thước <br />
của khối u được phân bố như sau: <br />
Bảng 7: Kích thước khối u <br />
Kích thước khối u<br />
< 4 cm<br />
4 - < 6 cm<br />
≥ 6 cm<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số trường hợp<br />
8<br />
46<br />
15<br />
69<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
11,6<br />
66,7<br />
21,7<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: <br />
‐ U có đường kính nhỏ nhất là 3 cm, lớn nhất <br />
là 8,5 cm, trung bình là 5,5 cm (sd = 1 cm). <br />
‐ Phần lớn bệnh nhân nhập viện với u có <br />
kích thước lớn và khổng lồ, 61/69 (89,4%) trường <br />
hợp u có kích thước lớn hơn 4 cm. <br />
<br />
Phân loại u màng não mỏm yên bướm trước <br />
Áp dụng bảng phân loại u màng não mỏm <br />
yên bướm trước của Al – Mefty, dựa vào hình ảnh <br />
cộng hưởng từ và đánh giá mối liên quan giữa u <br />
và động mạch cảnh trong lúc mổ, 69 trường hợp <br />
trong nghiên cứu này phân bố như sau: <br />
Bảng 8: Phân loại Al‐Mefty <br />
Phân loại Al-Mefty<br />
<br />
Số trường hợp<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Loại I<br />
Loại II<br />
Loại III<br />
Tổng cộng<br />
<br />
15<br />
51<br />
3<br />
69<br />
<br />
21,7<br />
73,9<br />
4,4<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Phần lớn các u màng não mỏm <br />
yên bướm trước có lớp màng nhện ngăn cách <br />
giữa u và mạch máu, có thể bóc tách được trong <br />
quá trình phẫu thuật 51/69 trường hợp (73,9%). <br />
<br />
232<br />
<br />
Mô bệnh học<br />
Số trường hợp Tỉ lệ %<br />
U màng não dạng thượng mô<br />
58<br />
84,1%<br />
U màng não dạng thể cát<br />
1<br />
1,6%<br />
U màng não dạng tăng sinh mạch<br />
5<br />
7,2%<br />
U màng não dạng chuyển tiếp<br />
3<br />
4,3%<br />
U màng não dạng thoái sản<br />
2<br />
2,9%<br />
Tổng cộng<br />
69<br />
100%<br />
<br />
Nhận xét: <br />
Phần lớn u màng não mỏm yên bướm trước <br />
là dạng thượng mô: 59/69 trường hợp (84,1%). <br />
Có 2/69 trường hợp (2,9%) là u màng não ác tính. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Một số đặc điểm lâm sàng u màng não mỏm yên <br />
bướm trước <br />
‐ Trong các thống kê về u màng não, nữ giới <br />
thường chiếm tỷ lệ cao hơn, tỷ lệ nam/nữ từ <br />
1/1,3 đến 1/3. Trong nhóm nghiên cứu của chúng <br />
tôi, tỷ lệ nam/nữ là 1/2,8. So với Samuel Tobias <br />
thì tỷ lệ nam/nữ của chúng tôi cao hơn. Tỷ lệ <br />
nam/nữ từ 1/12 dến 1/2,8 tùy theo từng tác giả(10). <br />
U màng não thường phát triển âm thầm, <br />
chậm trước khi có biểu hiện lâm. Theo bảng 5, <br />
phần lớn bệnh nhân (84%) có thời gian từ khi có <br />
triệu chứng đến khi được chẩn đoán dưới 12 <br />
tháng, có 11/69 trường hợp (16%) các triệu chứng <br />
kéo dài trên 2 năm. <br />
Theo bảng 6, phần lớn bệnh nhân (89,9%) <br />
nhập viện vì đau đầu, cùng các triệu chứng khác <br />
như ói, động kinh, giảm thị lực, tổn thương dây <br />
thần kinh vận nhãn. Nhức đầu và giảm thị lực là <br />
hai triệu chứng khởi phát sớm và chiếm tỷ lệ cao <br />
trong loại u này, nhưng cũng dễ chẩn đoán <br />
nhầm do nghĩ đến các bệnh về xoang hay mắt. <br />
Vì vậy, để phát hiện sớm u khi bệnh nhân đến <br />
khám vì các triệu chứng trên, đồng thời với sự <br />
phổ cập các phương tiện chẩn đoán hiện nay thì <br />
chỉ định chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ <br />
cho bệnh nhân là điều cần thiết. <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng u màng não mỏm yên <br />
bướm trước khá mờ nhạt. Theo bảng 7, hầu hết <br />
các u màng não mỏm yên bướm trước có biểu <br />
hiện của tăng áp lực nội sọ (89,9%), các triệu <br />
chứng thường gặp khác như giảm thị lực (42%), <br />
động kinh (17,4%) và rối loạn vận động (17,4%). <br />
Nhức đầu luôn là triệu chứng thường gặp ở <br />
bệnh nhân u màng não mỏm yên bướm trước, <br />
của nghiên cứu hiện tại là 89,9%, cũng tương tự <br />
các tác giả khác như Nakamura (82,7%), Ringel <br />
(88%) (5,8). Giảm thị lực chiếm tỷ lệ cao ở nghiên <br />
cứu này 42%, cũng tương đương với nghiên cứu <br />
của Ringel (44,4%) và có thấp hơn Nakamura <br />
60,9% và Tobias (53,9%). Ngoài ra các triệu <br />
chứng khác trong nghiên cứu này; rối loạn tri <br />
giác (4,3%), rối loạn vận nhãn (8,7%), lồi mắt <br />
(8,7%) cũng có tỷ lệ tương tự như của Tobias, <br />
Ringel, Nakamura(5,8,10). <br />
<br />
Phần lớn bệnh nhân u màng não mỏm yên <br />
bướm trước nhập viện trong nghiên cứu này với <br />
kích thước u lớn hơn so với các tác giả Al – <br />
Mefty (4,2 cm), Tobias (3,7 cm), Russell (4,5 <br />
cm)(1,9,10). <br />
Trong nghiên cứu này, 66/69 trường hợp <br />
(95,7%) u bắt cản quang khi bơm thuốc, cũng <br />
tương đương với các tác giả khác như Greenberg <br />
95% và Osborn là trên 90%. Cũng theo <br />
Greenberg và Osborn, tỷ lệ u màng não có canxi <br />
hóa là 15 – 27% và 20 – 25%. Theo các tác giả thì <br />
sự canxi hóa có liên quan đến u màng não dạng <br />
thể cát(7,6). Trong nghiên cứu của chúng tôi u có <br />
canxi chiếm tỷ lệ 14%, tuy nhiên chỉ có 1 trường <br />
hợp u màng não dạng thể cát (1,6%). <br />
<br />
Qua bảng 7, phần lớn bệnh nhân không thể <br />
tiếp tục được công việc, phải đến khám và nhập <br />
viện điều trị (78,3%), trong đó 18/69 bệnh nhân <br />
cần phải có sự chăm sóc và điều trị tích cực do <br />
rối loạn tri giác hoặc liệt vận động có sự giúp đỡ <br />
trong sinh hoạt hàng ngày hoặc rối loạn tri giác, <br />
chỉ có 15/69 bệnh nhân (21,7% ) chỉ có có triệu <br />
chứng đau đầu nhẹ, vẫn còn tiếp tục công việc. <br />
<br />
Trong nghiên cứu này 92,8% u tăng tín hiệu <br />
đồng nhất sau khi bơm thuốc đối quang từ, tỷ lệ <br />
này cũng tương đương với Osborn (90%) và <br />
Zimmerman (92%). Bao bọc động mạch cảnh <br />
trong và phù não quanh u trong nghiên cứu của <br />
chúng tôi chiếm tỷ lệ 40,6% và 91,3% cũng <br />
không khác biệt so với Nakamura 44,5% và <br />
85,2%(5). Theo Al – Mefty, liên quan giữa u và <br />
động mạch cảnh là yếu tố quan trọng để lựa <br />
chọn phương pháp phẫu thuật và tiên lượng <br />
cuộc phẫu thuật(1). <br />
<br />
Hình ảnh học <br />
<br />
Phân loại u <br />
<br />
69 trường hợp được chẩn đoán ban đầu với <br />
chụp cắt lớp vi tính. Tất cả 69 trường hợp đều <br />
được chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc đối <br />
quang từ. Theo chúng tôi, chụp cắt lớp vi tính có <br />
cản quang có thể cho biết những thông tin cần <br />
thiết để chẩn đoán, tuy nhiên với vị trí đặc biệt <br />
này cần chụp thêm cộng hưởng từ để khảo sát <br />
thêm các mối liên quan với những cấu trúc quan <br />
trọng quanh u để phẫu thuật viên hoạch định và <br />
tiên lượng tốt cuộc phẫu thuật. Trong nghiên <br />
cứu này, có 5 trường hợp được chụp mạch máu <br />
với cộng hưởng từ, có 3 trường hợp được chụp <br />
khảo sát mạch máu xóa nền và thuyên tắc mạch <br />
trước phẫu thuật. <br />
<br />
Ngày nay phân loại u màng não mỏm yên <br />
bướm trước theo Al – Mefty liên quan đến việc <br />
lựa chọn phương pháp phẫu thuật và được <br />
nhiều tác giả chấp nhận. Theo nhiều tác giả, việc <br />
cố gắng bóc tách lấy toàn bộ u màng não mỏm <br />
yên bướm trước nhóm I tăng nguy cơ tổn <br />
thương động mạch, tăng tỷ lệ tử vong và tổn <br />
thương động mạch sau mổ. <br />
<br />
Đường kính của khối u lớn hơn 4 cm trong <br />
nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 88,4%. <br />
<br />
Bệnh Lý Sọ Não <br />
<br />
<br />
<br />
Mô bệnh học <br />
Tỷ lệ u màng não dạng thượng mô và dạng <br />
tăng sinh mạch trong nghiên cứu của chúng tôi <br />
cao hơn Nakamura (78,7% và 1%) và Bassiouni <br />
(60,4% và 2,8%)(2,5). <br />
Theo Akagami, Mc Carthy, Black, mô học <br />
của u màng não là một yếu tố tiên lượng thời <br />
<br />
233 <br />
<br />