intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hs-CRP, procalcitonin, interleukine-6 trong viêm phổi nặng do virut đồng nhiễm ở trẻ em dưới 5 tuổi

Chia sẻ: ViWashington2711 ViWashington2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc mô tả đặc điểm lâm sàng và hs-CRP, procalcitonin, interleukine-6 của viêm phổi nặng do virut đồng nhiễm vi khuẩn hoặc/và virut khác ở trẻ em < 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1 - 2015 đến 3 - 2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hs-CRP, procalcitonin, interleukine-6 trong viêm phổi nặng do virut đồng nhiễm ở trẻ em dưới 5 tuổi

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ hs-CRP,<br /> PROCALCITONIN, INTERLEUKINE-6 TRONG VIÊM PHỔI NẶNG<br /> DO VIRUT ĐỒNG NHIỄM Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI<br /> Nguyễn Thị Ngọc Trân1; Đỗ Quyết2; Đào Minh Tuấn1<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và hs-CRP, procalcitonin, interleukine-6 của viêm<br /> phổi nặng do virut đồng nhiễm vi khuẩn hoặc/và virut khác ở trẻ em < 5 tuổi tại Bệnh viện<br /> Nhi Trung ương từ tháng 1 - 2015 đến 3 - 2017. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô<br /> tả cắt ngang, tiến cứu 53 bệnh nhi < 5 tuổi được chẩn đoán xác định viêm phổi nặng do virut có<br /> đồng nhiễm. Kết quả: viêm phổi do virut hô hấp hợp bào có đồng nhiễm 14 trẻ (26,4%), do cúm<br /> A 13 trẻ (24,5%), nhóm Adenovirus 12 trẻ (22,6%), nhóm Rhinovirus 10 trẻ (18,9%) và nhóm<br /> cúm B 4 trẻ (7,6%). Trẻ có thể đồng nhiễm thêm virut khác hoặc/và vi khuẩn. Tỷ lệ đồng nhiễm<br /> vi khuẩn Haemophilus influenza cao nhất (19 bệnh nhân = 45,2%), Klebsiella pneumoniae và<br /> Pseudomonas aeruginosa (đều 8 bệnh nhi = 19,1%), thấp nhất là Burkholderia cepacia và<br /> Staphylococcus aureus (trên cùng 1 bệnh nhi = 2,4%). Trong nhóm chỉ đồng nhiễm vi khuẩn,<br /> tỷ lệ tím tái thấp nhất (7 bệnh nhi = 20,6%); cao nhất ở nhóm đồng nhiễm vi khuẩn và virut<br /> (100,0%). Khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Không có khác biệt về đặc<br /> điểm lâm sàng khác và hs-CRP, procalcitonin, interleukine-6 giữa ba nhóm (p > 0,05). Kết luận:<br /> trẻ bị viêm phổi có đồng nhiễm trong nhóm virut hô hấp hợp bào cao nhất. Trẻ có thể đồng<br /> nhiễm thêm virut khác hoặc/và vi khuẩn. Đồng nhiễm Haemophilus influenza có tỷ lệ cao nhất.<br /> Khác biệt giữa ba nhóm về triệu chứng tím tái có ý nghĩa thống kê. Không có khác biệt về các<br /> đặc điểm lâm sàng khác và hs-CRP, procalcitonin, interleukine-6 giữa ba nhóm.<br /> * Từ khóa: Viêm phổi; Đồng nhiễm; hs-CRP; Procalcitonin; Interleukine-6; Trẻ em dưới 5 tuổi.<br /> <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ hay gặp là virut hô hấp hợp bào (RSV),<br /> cúm, Rhinovirus, Adenovirus [5]. Hơn<br /> Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm trẻ 1/3 số trường hợp đồng nhiễm virut và<br /> mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ 3 - 5 lần, vi khuẩn làm cho tình trạng bệnh nặng<br /> trong đó 1 - 2 lần là viêm phổi (VP) [1]. thêm [6, 7].<br /> Số trẻ VP chiếm 30 - 40% trường hợp Hiện nay, phương pháp chẩn đoán<br /> khám và điều trị tại các bệnh viện. Tử virut có nhiều tiến bộ, giúp xác định<br /> vong do VP chiếm 75% tử vong do các nguyên nhân nhanh chóng và chính xác<br /> bệnh hô hấp và 30 - 35% tử vong chung như test nhanh tìm kháng nguyên virut,<br /> ở trẻ em [1]. Tỷ lệ mắc VP virut khá cao, real-time PCR và PCR đa mồi có độ<br /> chiếm 60 - 70% [1]. Những virut gây VP nhạy và độ đặc hiệu cao.<br /> <br /> 1. Bệnh viện Nhi Trung ương<br /> 2. Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Ngọc Trân (dr.ngoctran259@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 04/09/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/10/2019<br /> Ngày bài báo được đăng: 11/10/2019<br /> <br /> 61<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019<br /> <br /> Nghiên cứu các yếu tố đánh giá tình * Chẩn đoán VP nặng do virut đồng nhiễm:<br /> trạng nặng như CRP (cũng như hs-CRP), - Chẩn đoán VP: BN được chẩn đoán<br /> procalcitonin (PCT) và các cytokine VP theo tiêu chuẩn của WHO (2013): ho<br /> (như interleukine-1 (IL-1), IL-6, IL-8, IL-10 hoặc khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng<br /> và HMGB-1) giúp chẩn đoán, chẩn đoán ngực, nghe phổi có ran nổ, ran ẩm nhỏ<br /> phân biệt (nhiễm virut, vi khuẩn), tiên lượng hạt, X quang có hình ảnh thâm nhiễm nhu<br /> và điều trị phù hợp, tránh sử dụng kháng mô phổi [4].<br /> sinh tràn lan. Đặc biệt, IL-6 biểu hiện<br /> - Chẩn đoán VP nặng: trẻ có ho hoặc<br /> tình trạng viêm cấp tính rất đặc hiệu.<br /> khó thở cộng với ít nhất một trong các<br /> Đến nay, các nghiên cứu về VP virut triệu chứng chính sau: tím tái hoặc SpO2<br /> đồng nhiễm và yếu tố phản ánh tình<br /> < 90%, suy hô hấp nặng (thở rên và rút<br /> trạng viêm trong VP do virut đồng nhiễm<br /> lõm lồng ngực nặng). Dấu hiệu của VP<br /> vi khuẩn, virut khác ở trẻ em Việt Nam<br /> với dấu hiệu nặng chung như không uống<br /> chưa có nhiều.<br /> được hoặc bỏ bú hoặc nôn ra tất cả mọi<br /> Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này thứ, hôn mê hoặc không tỉnh, co giật.<br /> nhằm: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hs-CRP,<br /> - Chẩn đoán VP virut có đồng nhiễm:<br /> PCT, IL-6 của VP nặng do virut đồng<br /> BN VP có 2 hoặc nhiều hơn các xét nghiệm<br /> nhiễm vi khuẩn, virut khác ở trẻ em dưới<br /> sau đây dương tính: xét nghiệm dịch tỵ<br /> 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.<br /> hầu, test nhanh cúm A, B, RSV, RT-PCR<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP cúm A, B, RSV, Adenovirus, Rhinovirus<br /> NGHIÊN CỨU và cấy vi khuẩn dương tính.<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu. * Nội dung nghiên cứu:<br /> 53 bệnh nhi < 5 tuổi được chẩn đoán - Lâm sàng:<br /> xác định VP nặng do virut đồng nhiễm vi + Triệu chứng toàn thân: nhiệt độ, nhịp<br /> khuẩn, virut khác điều trị tại Bệnh viện Nhi thở, nhịp tim, cân nặng, SpO2.<br /> Trung ương từ tháng 1 - 2015 đến 3 - 2017. + Triệu chứng cơ năng: ho, khò khè,<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: chảy nước mũi, nôn, co giật.<br /> - Trẻ < 1 tháng tuổi và > 5 tuổi. + Khám triệu chứng thực thể hô hấp:<br /> - Bệnh nhân (BN) VP không do căn khó thở, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập<br /> nguyên virut (VP sau đuối nước, sặc dầu, phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, co kéo<br /> VP hít…). cơ liên sườn, rút lõm hõm ức, ran ở phổi.<br /> - BN mắc các bệnh mạn tính, bẩm sinh + Triệu chứng khác ngoài phổi: ban ở da,<br /> kèm theo (dị dạng đường thở, bệnh phổi viêm kết mạc, gan to, nôn, tiêu chảy.<br /> bẩm sinh, suy gan, suy thận…). - Cận lâm sàng:<br /> - BN đủ tiêu chuẩn nhưng gia đình không + Chỉ số: hs-CRP, PCT, IL-6, PaO2.<br /> đồng ý tham gia.<br /> + Test nhanh cúm A, B, RSV; RT- PCR<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu. Adenovirus, Rhinovirus.<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. + Nuôi cấy định danh vi khuẩn bằng<br /> Cỡ mẫu: 53 BN. phương pháp cấy đếm.<br /> <br /> 62<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019<br /> <br /> * Tiêu chuẩn đánh giá áp dụng trong - IL-6: đơn vị pg/ml (đang nghiên cứu).<br /> nghiên cứu: - PaO2: bình thường 70 - 99 mmHg<br /> - hs-CRP: bình thường: ≤ 0,5 mg/dl. - Xét nghiệm vi sinh: âm tính hoặc<br /> dương tính.<br /> - PCT: tăng: > 0,05 ng/ml; bình thường: * Phân tích dữ tiệu: bằng phần mềm<br /> ≤ 0,05 ng/ml. STATA 14.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1 - 2015 đến 3 - 2017, 53 BN bị VP do virut có<br /> đồng nhiễm vi khuẩn hoặc virut.<br /> Bảng 1: Đặc điểm đồng nhiễm (n = 53).<br /> 1 2 3 1 virut 1 vi khuẩn + 1 vi khuẩn +<br /> Virut mắc vi khuẩn vi khuẩn vi khuẩn 1 virut 2 virut<br /> Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng<br /> RSV (n = 14) 8 2 1 2 1 0<br /> Cúm A (n = 13) 5 0 0 6 0 2<br /> Adenovirus (n = 12) 6 0 1 3 2 0<br /> Rhinovirus (n = 10) 7 0 0 0 3 0<br /> Cúm B (n = 4) 4 0 0 0 0 0<br /> <br /> <br /> Trong 14 trẻ mắc RSV có đồng nhiễm, 8 trường hợp chỉ mắc đồng nhiễm 1 vi khuẩn.<br /> Trong 13 trẻ mắc cúm A có đồng nhiễm, 6 trẻ mắc đồng nhiễm 1 virut. Ở nhóm trẻ mắc<br /> Adenovirus, Rhinovirus và cúm B, phần lớn trẻ đều chỉ đồng nhiễm 1 vi khuẩn.<br /> Bảng 2: Đặc điểm vi khuẩn đồng nhiễm (n* = 42).<br /> Số BN mắc từng loại Tỷ lệ trong nhóm BN Tỷ lệ trong toàn bộ<br /> Đồng nhiễm vi khuẩn<br /> vi khuẩn (n = 48) đồng nhiễm (%) bệnh nhi (%)<br /> Haemophilus influenza 19 45,2 9,4<br /> Klebsiella pneumoniae 8 19,1 4,0<br /> Pseudomonas aeruginosa 8 19,1 4,0<br /> Streptococcus pneumoniae 7 16,7 3,5<br /> Acinetobacter baumannii 4 9,5 2,0<br /> Burkholderia cepacia 1 2,4 0,5<br /> Staphylococcus aureus 1 2,4 0,5<br /> <br /> (*n: số BN VP nặng do virut có đồng nhiễm)<br /> Tỷ lệ mắc đồng nhiễm vi khuẩn Haemophilus influenza cao nhất (45,2%), tiếp theo<br /> là Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa, thấp nhất là Burkholderia<br /> cepacia và Staphylococcus aureus.<br /> <br /> 63<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019<br /> <br /> Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng bệnh nhi đồng nhiễm virut, vi khuẩn (n = 53).<br /> Đồng nhiễm<br /> Vi khuẩn Virut Vi khuẩn + virut<br /> Triệu chứng p<br /> (n = 34) (n = 11) (n = 8)<br /> n % n % n %<br /> Toàn Sốt 30 88,2 10 90,9 6 75 0,51**<br /> thân Nhịp tim nhanh 20 58,8 10 90,9 4 50,0 0,10**<br /> Chảy nước mũi 14 41,2 4 36,4 1 12,5 0,38*<br /> Hô hấp Khò khè 29 85,3 9 81,8 6 75,0 0,76*<br /> Thở rên 1 2,9 2 18,2 2 25,0 0,06*<br /> Bú kém 23 67,6 10 90,9 8 100,0 0,08*<br /> Bỏ bú 2 5,9 1 9,1 1 12,5 0,78*<br /> Không uống được 2 5,9 1 9,1 1 12,5 0,78*<br /> Kích thích quấy khóc 11 32,4 1 9,1 4 50,0 0,17*<br /> Ngoài<br /> Co giật 0 0,0 1 9,1 1 12,5 0,12*<br /> phổi<br /> Tím tái 7 20,6 5 45,5 8 100,0 0,05).<br /> Bảng 4: Đặc điểm tình trạng suy hô hấp ở bệnh nhi đồng nhiễm vi khuẩn, virut (n = 53).<br /> Đồng nhiễm<br /> Vi khuẩn Virut Vi khuẩn +<br /> Đặc điểm p<br /> (n = 34) (n = 11) virut (n = 8)<br /> n % n % n %<br /> Độ 1 (SpO2 90 - 95%) 22 64,7 5 45,5 3 37,5<br /> 0,23*<br /> SpO2 Độ 2 (SpO2 85 - 90%) 9 26,5 3 27,3 2 25,0<br /> Độ 3 (SpO2 < 85%) 3 8,8 3 27,3 3 37,5<br /> Bình thường 11 32,4 3 27,3 4 50,0<br /> Suy hô hấp độ nhẹ 14 41,2 3 27,3 3 37,5<br /> PaO2 0,61*<br /> Suy hô hấp độ vừa 6 17,6 2 18,2 0 0,0<br /> Suy hô hấp độ nặng 3 8,8 3 27,3 1 12,5<br /> <br /> (*: Kiểm định Fisher’s exact test)<br /> Không có khác biệt về tình trạng suy hô hấp giữa ba nhóm (p > 0,05).<br /> <br /> 64<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019<br /> <br /> Bảng 5: Đặc điểm các chỉ số xét nghiệm ở bệnh nhi đồng nhiễm vi khuẩn, virut (n = 53).<br /> <br /> Đồng nhiễm<br /> <br /> Chỉ số Vi khuẩn (n = 34) Virut (n = 11) Vi khuẩn + virut (n = 8) p<br /> th th th th th th<br /> Trung bình 25 - 75 Trung bình 25 - 75 Trung bình 25 - 75<br /> <br /> hs-CRP (mg/dl) 12,7 2,4; 50,2 4,1 0,3; 8,2 4,0 2,1;17,9 0,13*<br /> <br /> PCT (ng/ml) 2,3 0,2; 4 0,4 0,2; 1 1,0 0,4; 3,6 0,19*<br /> <br /> IL-6 (pg/ml) 5,4 3,4; 16,3 10,6 5,2; 21,1 24,8 7,7; 91,1 0,39*<br /> <br /> (*: Kiểm định Kruska-Wallis test)<br /> hs-CRP tăng cao nhất ở nhóm chỉ đồng nhiễm vi khuẩn (trung bình = 12,7), tiếp theo<br /> là nhóm chỉ đồng nhiễm virut (trung bình = 4,1), nhóm đồng nhiễm virut và vi khuẩn<br /> (trung bình = 4,0). Tương tự, PCT tăng cao nhất ở nhóm chỉ đồng nhiễm vi khuẩn<br /> (trung bình = 2,3), tiếp theo là nhóm đồng nhiễm virut và vi khuẩn (trung bình = 1,0),<br /> thấp nhất là nhóm chỉ đồng nhiễm virut (trung bình = 0,4). IL-6 tăng cao nhất ở nhóm<br /> đồng nhiễm cả virut và vi khuẩn (trung bình = 24,8), tiếp theo là nhóm chỉ đồng nhiễm<br /> virut (trung bình = 10,6), thấp nhất là nhóm đồng nhiễm vi khuẩn (trung bình = 5,4).<br /> Tuy nhiên, tất cả khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> <br /> BÀN LUẬN lớn trẻ đều chỉ mắc đồng nhiễm 1 vi khuẩn.<br /> Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ<br /> 1. Đặc điểm nhiễm virut và vi khuẩn. mắc đồng nhiễm vi khuẩn Haemophilus<br /> Đồng nhiễm virut và vi khuẩn là tình influenza cao nhất (45,2%), tiếp đến là<br /> trạng phổ biến trong VP nặng ở trẻ em. Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas<br /> Một nghiên cứu của O'Brien và CS thực aeruginosa (cùng 19,1%), thấp nhất là<br /> hiện cho thấy, virut cúm (H1N1) là nguyên Burkholderia cepacia và Staphylococcus<br /> nhân của bệnh VP do phế cầu phổi nặng aureus (1 trường hợp = 2,4%). Ngoài ra,<br /> ở trẻ em ở Iowa vào giữa những năm nghiên cứu cho thấy, ở nhóm RSV,<br /> 1990 [8]. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra, 3 trường hợp mắc đồng nhiễm ≥ 2 loại<br /> gần 1/3 số trẻ em bị VP cộng đồng bị vi khuẩn và 1 trường hợp mắc đồng nhiễm<br /> nhiễm vi khuẩn và virut [9]. 1 loại virut và 1 loại vi khuẩn. Trong khi đó,<br /> Trong nghiên cứu này, trong 14 trẻ ở nhóm Adenovirus, số lượng trẻ mắc<br /> mắc RSV có đồng nhiễm, 8 trường hợp chỉ tương ứng là 1 ca và 2 ca.<br /> mắc đồng nhiễm 1 vi khuẩn. Trong 13 trẻ Nghiên cứu Andrew T Pavia (2011)<br /> mắc cúm A có đồng nhiễm, 6 trẻ mắc cho thấy, trong 58 BN xác định được căn<br /> đồng nhiễm 1 virut. Ở các nhóm trẻ mắc nguyên gây VP, 65% BN nhiễm > 1 loại<br /> Adenovirus, Rhinovirus và cúm B, phần virut, đồng nhiễm vi khuẩn 35% [10].<br /> <br /> 65<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019<br /> <br /> Nghiên cứu của Nascimento và CS hợp nhiễm Moracela catarhalis. 28,0% bệnh<br /> (2013) trên 25 trẻ em VP có tràn dịch nhi đồng nhiễm virut: chủ yếu là Rhinovirus<br /> màng phổi thấy 22% số ca đồng nhiễm vi (25,0%), RSV (4,0%) và cúm A/B (2,0%) [3].<br /> khuẩn và virut, trong đó đồng nhiễm virut Nhìn chung, tỷ lệ mắc đồng nhiễm<br /> Parainfluenza 1/3 + virut cúm A và virut chung vi khuẩn và/hoặc virut cao nhất ở<br /> RSV + cúm A phổ biến [11]. nhóm RSV, thấp nhất ở nhóm cúm B và<br /> Nghiên cứu ở Phần Lan của Juvén T, nhóm Rhinovirus.<br /> khoảng 30% trường hợp kết hợp nhiễm<br /> 2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.<br /> virut và vi khuẩn [9]. Cũng theo nghiên cứu<br /> Nghiên cứu cho thấy, phần lớn triệu<br /> của Olli Ruuskanen (2011), 49% trường<br /> hợp VP trong nhóm nghiên cứu nhiễm chứng lâm sàng và cận lâm sàng dường<br /> virut, trong đó số trẻ nhiễm Rhinovirus như không đặc hiệu giữa các nhóm đồng<br /> cao nhất (18%), tiếp theo là RSV 16%, nhiễm (bao gồm đồng nhiễm vi khuẩn,<br /> cúm A 9%, cúm B và Adenovirus 8% [6]. đồng nhiễm virut và đồng nhiễm kết hợp<br /> vi khuẩn và virut). Trong khi các triệu chứng<br /> Li Li và CS (2016) nghiên cứu tại<br /> như sốt, nhịp tim nhanh, chảy nước mũi<br /> Trung Quốc trên 1.702 trẻ bị nhiễm trùng<br /> có sự khác biệt giữa nhóm trẻ nhiễm virut<br /> đường hô hấp dưới cho thấy, tỷ lệ đồng<br /> nhiễm trong nhóm Rhinovirus týp C là 61% đơn thuần, các triệu chứng này không<br /> [12]. Nghiên cứu của Đào Minh Tuấn và khác biệt giữa các nhóm đồng nhiễm, trừ<br /> Nguyễn Thị Ngọc Trân trên 56 trẻ VP do triệu chứng tím tái. Trong nhóm chỉ đồng<br /> Adenovirus cho thấy bệnh nhi có thể đồng nhiễm vi khuẩn, tỷ lệ tím tái thấp nhất<br /> nhiễm trên 1 loại virut, vi khuẩn khác (20,6%); cao nhất ở nhóm đồng nhiễm vi<br /> (16/56 trẻ nhiễm Rhinovirus, 14 nhiễm CMV, khuẩn và virut (100,0%), khác biệt giữa<br /> 2 nhiễm RSV, 2 nhiễm cúm A, cúm B, 10 hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> nhiễm vi khuẩn, 3 nhiễm Mycoplasma) [2]. Kết quả phân tích đặc điểm cận lâm<br /> Bệnh nhi mắc viêm phế quản phổi sàng cũng cho thấy không có sự khác<br /> nhiễm Adenovirus có tỷ lệ đồng nhiễm biệt nào đáng kể giữa ba nhóm trên về<br /> cao. Cao nhất là đồng nhiễm Rhinovirus, đặc điểm X quang phổi, các chỉ tiêu cận<br /> thứ hai là đồng nhiễm CMV, thứ ba là lâm sàng như Hb, hs-CRP, PCT hay IL-6.<br /> đồng nhiễm vi khuẩn. Điều này cho thấy Nhóm chỉ đồng nhiễm vi khuẩn có số<br /> tầm quan trọng của việc cách ly bệnh nhi, lượng bạch cầu cao hơn nhóm chỉ đồng<br /> không chỉ tránh lây Adenovirus cho bệnh nhiễm virut.<br /> nhi khác mà còn giúp bệnh nhi không nhiễm Pia Toikka chỉ ra PCT, CRP và IL-6<br /> thêm bệnh mới [2]. huyết thanh tăng có rất ít giá trị trong<br /> Nghiên cứu của Trần Thị Thủy cho thấy, phân biệt VP do vi khuẩn và virut ở trẻ em.<br /> bệnh nhi VP do Adenovirus có 9,0% đồng Tuy nhiên, ở một số BN có PCT, CRP hoặc<br /> nhiễm vi khuẩn: 3 trường hợp nhiễm IL-6 huyết thanh rất cao, VP do vi khuẩn<br /> phế cầu, 2 trường hợp nhiễm HI, 1 trường có thể xảy ra [13].<br /> <br /> 66<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019<br /> <br /> KẾT LUẬN 6. Ruuskanen O et al. Viral pneumonia.<br /> The Lancet. 2011, 377 (9773), pp.1264-1275.<br /> Trẻ bị VP có đồng nhiễm trong nhóm 7. Pavia A.T. Viral infections of the lower<br /> RSV cao nhất. Trẻ có thể đồng nhiễm respiratory tract: Old viruses, new viruses,<br /> thêm virut khác hoặc/và vi khuẩn. Đồng and the role of diagnosis. Clin Infect Dis.<br /> nhiễm Haemophilus influenza có tỷ lệ cao 2011, 52, pp.S284-S289.<br /> nhất. Sự khác biệt giữa ba nhóm về triệu<br /> 8. O'Brien K.L et al. Severe pneumococcal<br /> chứng tím tái có ý nghĩa thống kê. Không<br /> pneumonia in previously healthy children:<br /> có khác biệt về các đặc điểm lâm sàng<br /> The role of preceding influenza infection.<br /> khác và hs-CPR, PCT, IL-6 giữa ba nhóm.<br /> Clin Infect Dis. 2000, 30 (5), pp.784-789.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO 9. Juven T et al. Etiology of community-<br /> acquired pneumonia in 254 hospitalized<br /> 1. T Quỵ, T.T.H Vân. Viêm phế quản phổi. children. Pediatr Infect Dis J. 2000, 19 (4),<br /> Hô hấp, Bài giảng Nhi khoa. Tập 1. Nhà xuất pp.293-298.<br /> bản Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2013.<br /> 10. Pavia A.T. Viral infections of the lower<br /> 2. Nguyễn Thị Ngọc Trân, Đào Minh Tuấn.<br /> respiratory tract: Old viruses, new viruses,<br /> Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm<br /> sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử and the role of diagnosis. Clin Infect Dis.<br /> vong ở bệnh nhi viêm phế quản phổi do 2011, 52 (Suppl 4), pp.S284-289.<br /> Adenovirus tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 11. Nascimento-Carvalho C.M et al.<br /> Tạp chí Y học Việt Nam. 2017, 461 (2), Respiratory viral infections among children<br /> tr.120-123. with community-acquired pneumonia and<br /> 3. Trần Thị Thủy. Nghiên cứu đặc điểm pleural effusion. Scandinavian Journal of<br /> dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng VP có Infectious Diseases. 2013, 45 (6), pp.478-483.<br /> nhiễm Adenovirus ở trẻ em từ 2 tháng đến<br /> 12. Li L et al. An epidemiological study on<br /> dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.<br /> human rhinovirus C in hospitalized children<br /> Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học<br /> Y Dược Hải Phòng. 2018. with respiratory tract infections. Zhongguo<br /> Dang Dai Er Ke Za Zhi. 2016, 18 (11),<br /> 4. WHO. Guidelines for the management<br /> nd pp.1094-1099.<br /> of common childhood illnesses. 2 edition.<br /> Cough or Difficulty in Breathing. 2013. 13. Toikka P et al. Serum procalcitonin,<br /> 5. Bezerra P.G et al. Viral and atypical C-reactive protein and interleukin-6 for<br /> bacterial detection in acute respiratory infection distinguishing bacterial and viral pneumonia<br /> in children under five years. PLoS One. 2011, in children. The Pediatric Infectious Disease<br /> 6 (4), p.e18928. Journal. 2000, 19 (7), pp.598-602.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 67<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2