t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ<br />
SẢNG RƯỢU BẰNG DIAZEPAM<br />
Bùi Quang Huy*; Nguyễn Trọng Đạo*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị sảng rượu bằng diazepam. Đối<br />
tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang kết hợp tiến cứu 32 bệnh nhân (BN) sảng rượu<br />
được điều trị bằng diazepam với liều 20 mg/ngày, chia làm 2 lần tiêm bắp. Kết quả và kết luận:<br />
triệu chứng run tay gặp 100% BN, 37,5% BN có hoang tưởng, 100% BN có ảo thị giác, trong đó<br />
28,1% BN vừa có ảo thị và ảo thanh; triệu chứng mất ngủ hết hoàn toàn ở ngày thứ 4, lo âu hết<br />
ở ngày thứ 7, hoang tưởng, ảo giác, rối loạn ý thức hết ở ngày thứ 4, các triệu chứng tự động<br />
như nôn, buồn nôn hết ở ngày thứ 4, mạch nhanh hết ở ngày thứ 5 và triệu chứng vã mồ hôi<br />
hết ở ngày thứ 7.<br />
* Từ khóa: Sảng rượu; Diazepam; Đặc điểm lâm sàng.<br />
<br />
Study of the Clinical Characteristics and Treatment Outcomes of<br />
Alcohol Delirium with Diazepam<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate some clinical characteristics and to determine the efficacy of<br />
diazepam on treatment of patients with alcohol withdrawal delirium. Subjects and methods:<br />
Retrospectively reviewed data of 32 patients with alcohol withdrawal delirium. All patients<br />
received 20 mg diazepam intramuscularly two times daily for 7 days. Results and conclusion:<br />
The clinical features of alcohol withdrawal were expressed by 100% of patients had tremors,<br />
37.5% of patients had delusion, 100% of patients had visual hallucination, including visual and<br />
auditory hallucinations (28.1%). Insomnia improved on 4th day; anxiety improved on 7th day;<br />
th<br />
delusion, hallucination, conscious dysfunction improved on 4 day; autonomic hyperactivity,<br />
th<br />
such as nausea and vomiting improved on 4 day, pulse rate greater than 100 improved on 5th<br />
day and sweating improved on 7th day.<br />
* Key words: Alcohol withdrawal delirium; Diazepam; Clinical features.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sảng rượu là một cấp cứu tâm thần tối<br />
khẩn cấp. Theo Sadock BJ (2007), nếu<br />
không được điều trị kịp thời và đúng<br />
cánh, tỷ lệ tử vong của sảng rượu có thể<br />
lên đến 33%.<br />
Theo DSM IV (1994), triệu chứng lâm<br />
sàng của sảng rượu rất đa dạng và<br />
phong phú, nhưng nổi bật là tam chứng<br />
<br />
mất ngủ hoàn toàn, rối loạn định hướng<br />
không gian, thời gian và hoang tưởng, ảo<br />
giác rầm rộ, điều trị sảng rượu gặp nhiều<br />
khó khăn.<br />
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm:<br />
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh<br />
giá kết quả điều trị sảng rượu bằng<br />
diazepam.<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Quang Huy (bshuy103@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 05/05/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/06/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 06/07/2016<br />
<br />
160<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
32 BN được chẩn đoán xác định sảng<br />
rượu, điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần,<br />
Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01 - 2015<br />
đến 01 - 2016.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu:<br />
Sử dụng phương pháp tiến cứu, mô tả<br />
lâm sàng cắt ngang cụ thể từng trường<br />
hợp. Đánh giá triệu chứng qua các ngày<br />
N1, N2, N3, N4, N5, N6, N7.<br />
* Phác đồ điều trị:<br />
Chúng tôi dùng phác đồ điều trị theo<br />
đề xuất của Bùi Quang Huy (2010), được<br />
Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 phê<br />
duyệt. Cụ thể:<br />
- Seduxen 10 mg x 2 ống/ngày, tiêm<br />
bắp.<br />
- Vitamin B1 liều 200 mg/ngày, tiêm<br />
bắp.<br />
- Ringerlactat 500 ml x 2 chai/truyền<br />
tĩnh mạch.<br />
Tất cả BN đều được dùng thuốc như<br />
trên trong 7 ngày. Ngoài ra, không dùng<br />
thêm bất kỳ một thuốc gì khác.<br />
* Phương pháp xử lý số liệu:<br />
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống<br />
kê y học, sử dụng chương trình Epi.info<br />
7.1.5.2 của Tổ chức Y tế Thế giới.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
1. Các triệu chứng của sảng rượu.<br />
* Rối loạn thần kinh thực vật:<br />
Các triệu chứng run tay và vã nhiều<br />
mồ hôi gặp ở tất cả BN sảng rượu (32 BN<br />
<br />
= 100%), triệu chứng nôn, buồn nôn chỉ<br />
gặp 40,6% BN (13 BN). Kết quả này phù<br />
hợp với Kaplan HI (1994), Gelder G<br />
(2011). Các tác giả này đều cho rằng triệu<br />
chứng run tay và vã mồ hôi gặp ở tất cả<br />
BN sảng rượu. Vì vậy, sảng rượu còn<br />
được gọi là sảng run [2, 3].<br />
<br />
Bảng 1: Các hoang tưởng gặp trên<br />
BN sảng rượu.<br />
Hoang<br />
tưởng<br />
<br />
Số lượng<br />
(n = 32)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Bị theo dõi<br />
<br />
4<br />
<br />
12,5<br />
<br />
Bị hại<br />
<br />
4<br />
<br />
12,5<br />
<br />
Ghen tuông<br />
<br />
4<br />
<br />
12,5<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
12<br />
<br />
37,5<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Trong nghiên cứu, 12 BN (37,5%) có<br />
hoang tưởng, mỗi BN chỉ có 1 loại hoang<br />
tưởng. Sự khác biệt về tỷ lệ giữa các loại<br />
hoang tưởng không có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05).<br />
Kết quả này phù hợp với Lorentzen K<br />
(2014), tác giả cho rằng hoang tưởng chỉ<br />
gặp ở 40,2% BN sảng rượu, thường gặp<br />
là hoang tưởng ghen tuông và hoang<br />
tưởng bị hại [4].<br />
<br />
Bảng 2: Số lượng ảo giác trên 1 BN.<br />
Số lượng<br />
(n = 32)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
1 loại ảo giác<br />
<br />
19<br />
<br />
59,4<br />
<br />
2 loại ảo giác<br />
<br />
13<br />
<br />
40,6<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
32<br />
<br />
100<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Sự khác biệt về tỷ lệ số lượng ảo giác<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết<br />
quả của chúng tôi phù hợp với Soyka M<br />
(2013): khoảng 1/3 số BN có 2 loại ảo<br />
giác, còn lại chỉ có 1 loại ảo giác.<br />
161<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
Bảng 3: Các loại ảo giác.<br />
Ảo giác<br />
<br />
Số lượng (n = 32)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Ảo thanh<br />
<br />
9<br />
<br />
28,12<br />
<br />
Ảo thị<br />
<br />
32<br />
<br />
100<br />
<br />
Ảo xúc giác<br />
<br />
4<br />
<br />
12,50<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả BN đều có ảo thị, trong đó 9 BN (28,12%)<br />
vừa có ảo thị và ảo thanh, 4 BN (12,5%) vừa có ảo thị và ảo xúc giác. Sự khác biệt<br />
giữa ảo thị và ảo giác khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br />
Kết quả này phù hợp với nhận xét của Sadock BJ (2007), ảo thị là triệu chứng rất<br />
đặc trưng cho sảng rượu và xuất hiện ở tất cả BN có sảng rượu [5].<br />
2. Diễn biến của triệu chứng theo thời gian điều trị.<br />
Bảng 4: Diễn biến của triệu chứng mất ngủ và lo âu.<br />
N1<br />
<br />
Biểu hiện<br />
<br />
N2<br />
<br />
N3<br />
<br />
N4<br />
<br />
N5<br />
<br />
N6<br />
<br />
N7<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Mất ngủ hoàn<br />
toàn<br />
<br />
32<br />
<br />
100<br />
<br />
24<br />
<br />
75<br />
<br />
12<br />
<br />
37,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Lo âu<br />
<br />
32<br />
<br />
100<br />
<br />
32<br />
<br />
100<br />
<br />
21<br />
<br />
65,6<br />
<br />
7<br />
<br />
21,8<br />
<br />
5<br />
<br />
15,6<br />
<br />
2<br />
<br />
6,25<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Triệu chứng mất ngủ hoàn toàn mạnh mẽ nhất ở ngày N1 (100% BN), giảm dần<br />
theo thời gian và hết ở ngày N4. Triệu chứng lo âu thuyên giảm chậm hơn, còn rất rõ<br />
rệt ở ngày N3 (65,6%) và chỉ hết ở ngày N7.<br />
Kết quả này phù hợp với Cao Tiến Đức (2008): mất ngủ hoàn toàn sẽ hết sau 3 - 4<br />
ngày điều trị, còn triệu chứng lo âu quá mức tồn tại đến hết tuần đầu điều trị [1].<br />
Bảng 5: Diễn biến của triệu chứng hoang tưởng, ảo giác.<br />
N1<br />
<br />
Biểu hiện<br />
<br />
N2<br />
<br />
N3<br />
<br />
N4<br />
<br />
N5<br />
<br />
N6<br />
<br />
N7<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Hoang tưởng<br />
<br />
12<br />
<br />
37,5<br />
<br />
4<br />
<br />
12,5<br />
<br />
3<br />
<br />
9,4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Ảo giác<br />
<br />
32<br />
<br />
100<br />
<br />
24<br />
<br />
75,0<br />
<br />
12<br />
<br />
37,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Các triệu chứng hoang tưởng rõ nhất ở ngày N1 (37,5%), chỉ còn tỷ lệ thấp ở ngày<br />
N3 (9,4%) và hết ở ngày N4. Ở ngày N1, tất cả BN đều có ảo giác. Triệu chứng này<br />
còn chiếm tỷ lệ rất cao ở ngày N2 (75,0%), nhưng giảm nhanh ở ngày N3 (37,5%) và<br />
hết ở ngày N4.<br />
162<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Gelder M (2011) cho rằng hoang tưởng và<br />
ảo giác trong sảng rượu thường hết sau 3 ngày điều trị [2].<br />
Bảng 6: Diễn biến của triệu chứng rối loạn ý thức.<br />
N1<br />
<br />
Biểu hiện<br />
<br />
N2<br />
<br />
N3<br />
<br />
N4<br />
<br />
N5<br />
<br />
N6<br />
<br />
N7<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Rối loạn định hướng<br />
không gian<br />
<br />
32<br />
<br />
100<br />
<br />
23<br />
<br />
71,9<br />
<br />
10<br />
<br />
31,2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Rối loạn định hướng<br />
thời gian<br />
<br />
32<br />
<br />
100<br />
<br />
24<br />
<br />
75<br />
<br />
12<br />
<br />
37,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Tình trạng rối loạn ý thức của BN hồi phục tương đối nhanh, đến ngày N4, không<br />
BN nào bị rối loạn ý thức nữa. Theo Sadock BJ, rối loạn ý thức của BN sảng rượu hết<br />
ở ngày thứ 4 [5].<br />
Bảng 7: Diễn biến của triệu chứng tự động.<br />
N1<br />
<br />
Biểu hiện<br />
<br />
N2<br />
<br />
N3<br />
<br />
N4<br />
<br />
N5<br />
<br />
N6<br />
<br />
N7<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Vã mồ hôi<br />
<br />
32<br />
<br />
100<br />
<br />
32<br />
<br />
100<br />
<br />
24<br />
<br />
75<br />
<br />
12<br />
<br />
37,5<br />
<br />
7<br />
<br />
21,9<br />
<br />
3<br />
<br />
9,4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Mạch nhanh<br />
<br />
32<br />
<br />
100<br />
<br />
32<br />
<br />
100<br />
<br />
24<br />
<br />
75<br />
<br />
13<br />
<br />
40,6<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Buồn nôn, nôn<br />
<br />
13<br />
<br />
40,6<br />
<br />
4<br />
<br />
12,5<br />
<br />
3<br />
<br />
9,3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Các triệu chứng vã mồ hôi, mạch nhanh và nôn, buồn nôn rất phổ biến ở BN sảng<br />
rượu ngày N1, các triệu chứng này tuy thuyên giảm dưới tác dụng của điều trị, nhưng<br />
không đồng đều. Triệu chứng nôn, buồn nôn hết ở ngày N4, mạch nhanh hết ở ngày<br />
N5, còn triệu chứng vã mồ hôi phải đến ngày N7 mới hết. Theo Kaplan HI (1994), các<br />
triệu chứng tự động của BN sảng rượu sau 1 tuần điều trị mới giải quyết được [3].<br />
KẾT LUẬN<br />
* Đặc điểm lâm sàng của sảng rượu:<br />
- Triệu chứng rối loạn thần kinh thực<br />
vật: run tay và vã nhiều mồ hôi gặp ở<br />
100% BN sảng rượu.<br />
- 37,5% BN có hoang tưởng, đó là hoang<br />
tưởng ghen tuông, bị theo dõi và bị hại.<br />
- Tất cả BN đều có ảo giác, trong đó<br />
59,6% có 1 loại ảo giác, 40,6% BN có 2<br />
loại ảo giác.<br />
<br />
- Ảo thị gặp ở 100% BN, BN vừa có ảo<br />
thị và ảo thanh 28,12% và 12,5% BN vừa<br />
có ảo thị và ảo xúc giác.<br />
* Kết quả điều trị sảng rượu bằng<br />
seduxen:<br />
- Triệu chứng mất ngủ hoàn toàn giảm<br />
dần theo thời gian và hết ở ngày N4.<br />
- Triệu chứng lo âu thuyên giảm chậm<br />
hơn, chỉ hết ở ngày N7.<br />
163<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
- Hoang tưởng và ảo giác ở BN sảng<br />
rượu đều hết nhanh dưới tác động của<br />
điều trị, hết ở ngày N4.<br />
- Tình trạng rối loạn ý thức của BN hồi<br />
phục tương đối nhanh, hết ở ngày N4.<br />
- Các triệu chứng tự động như vã mồ<br />
hôi, mạch nhanh và nôn, buồn nôn thuyên<br />
giảm không đồng đều. Triệu chứng nôn,<br />
buồn nôn hết ở ngày N4, mạch nhanh hết<br />
ở ngày N5, còn triệu chứng vã mồ hôi<br />
phải đến ngày N7 mới hết.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Cao Tiến Đức. Sảng rượu. Tạp chí<br />
Thông tin Y-Dược. 2008, số 1, tr.13-15.<br />
<br />
164<br />
<br />
2. Gelder M, Gath D, Mayou R. Oxford<br />
Textbook of Psychiatry. Second edition.<br />
Oxford University Press. 2011, pp.507-537.<br />
3. Kaplan HI, Sadock BJ, Grebb JA.<br />
Synopsis of Psychiatry. Seventh edition.<br />
Wasington DC. 1994, pp.396-410.<br />
4. Lorentzen K, Lauritsen AO, Bendtsen<br />
AO. Use of propofol infusion in alcohol<br />
withdrawal-induced.refractory delirium.treatment.<br />
Dan Med J. 2014, May, 61 (5), A4807.<br />
5. Sadock BJ, Sadock VA. Kaplan and<br />
Sadock’s. Synopsis of Psychiatry. Tenth edition.<br />
William and Wilkins. 2007, pp.189-217.<br />
6. Soyka M, Helten B, Cleves M et al. High<br />
rehospitalization<br />
rate<br />
in alcohol-induced<br />
psychotic disorder. Eur Arch Psychiatry Clin<br />
Neurosci. 2013, Jun, 263 (4), pp.309-313. doi:<br />
10.1007/s00406-012-0374-z. Epub 2012 Nov 1.<br />
<br />