TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ<br />
LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN GIÁM ĐỊNH SỨC KHỎE TÂM THẦN<br />
TẠI HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH SỨC KHỎE TÂM THẦN<br />
BỘ QUỐC PHÒNG NĂM 2013<br />
Cao Tiến Đức*; Đinh Việt Hùng*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu 65 bệnh nhân (BN) được giám định tại Hội đồng Giám định Sức khỏe tâm thần<br />
Bộ Quốc phòng năm 2013. Kết quả: tuổi từ 18 - 25 chiếm 70,76%. Tâm thần phân liệt chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất (70,76%), trầm cảm: 23,08%. Đặc điểm lâm sàng: khí sắc giảm, mất ngủ, vận động<br />
tâm thần chậm chạp và chán ăn: 100%, mệt mỏi: 93,33%, mất hứng thú: 86,67%, hoang tưởng<br />
bị hại: 69,56%, hoang tưởng bị theo dõi: 65%, ảo thanh bình phẩm: 52,17% và cảm xúc cùn<br />
mòn, mất ý chí: 30,43%. 21,53% BN có thời gian mang bệnh > 3 năm, thời gian điều trị nội trú<br />
dài chiếm 20%. Tỷ lệ mất sức 61% là 41,54%.<br />
* Từ khóa: Giám định sức khỏe; Tâm thần; Yếu tố liên quan.<br />
<br />
CLINICAL CHARACTERISTICS AND RELATED FACTORS<br />
OF PATIENTS WITH PSYCHIATRIC EXAMINATION AT<br />
BOARD OF MENTAL HEALTH DEPARTMENT IN 2013<br />
SUMMARY<br />
The study was carried out on 65 patients at the Board of the Mental Health Department of<br />
Defence in 2013. Results: 18 - 25 years old accounted for 70,76%. The rate of schizophrenia<br />
occupied the highest percentage with 70,76%, rate of depression accounted for 23.08%.<br />
Clinical characteristics: decreased mood, insomnia, slow movement and mental anorexia to<br />
100%, fatigue 93,33%, loss of interest 86.67%, harmed paranoia 69.56%, noticed paranoia<br />
65%, virtual audio commentary and blunt feelings 52,17%, loss of memory 30.43%. Time with<br />
disease 3 years is 21.53%, while long-time inpatient treatment accounted for 20%. Capacity<br />
loss rate of 61% is 41.54%.<br />
* Key words: Psychiatric examination; Mental health; Related factors.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sức khỏe tâm thần cho mọi người là<br />
mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược của Tổ<br />
chức Y tế Thế giới, cũng như của nhiều<br />
quốc gia phát triển và cả Ngành Y tế<br />
<br />
nước ta. Nó là thước đo chung cho mọi<br />
xã hội văn minh, vì sức khỏe tâm thần có<br />
vai trò quan trọng trong chăm sóc sức<br />
khỏe con người, đặc biệt trong môi<br />
trường quân đội, lực lượng chủ lực bảo<br />
vệ tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia,<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Cao Tiến Đức (aducct@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 13/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 02/04/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 29/04/2014<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
đồng thời là lực lượng thường xuyên tiếp<br />
xúc với vũ khí, trang thiết bị có khả năng<br />
sát thương cao nên sức khỏe tâm thần<br />
càng được coi trọng.<br />
Phát hiện và điều trị kịp thời, đồng thời<br />
giám định giải quyết chế độ cho quân<br />
nhân bị bệnh tâm thần có vai trò hết sức<br />
quan trọng đối với bác sỹ tâm thần, đặc<br />
biệt là bác sỹ trong Hội đồng Giám định<br />
Sức khỏe tâm thần Bộ Quốc phòng để nâng<br />
cao sức mạnh chiến đấu của quân đội ta.<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này<br />
nhằm:<br />
- Tìm hiểu cơ cấu, đặc điểm lâm sàng<br />
bệnh tâm thần trong giám định tâm thần.<br />
- Các yếu tố liên quan đến bệnh tâm<br />
thần trong quân đội.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
65 BN (64 nam, 1 nữ) được giám định<br />
sức khỏe tâm thần tại Khoa Tâm thần từ<br />
1 - 2013 đến 12 - 2013. Tất cả BN được<br />
điều trị, chẩn đoán xác định bằng lâm sàng.<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD 10-1992.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp tiến cứu, cắt ngang có<br />
phân tích đánh giá từng trường hợp.<br />
Khám và thống kê tư liệu lâm sàng, sau<br />
đó, xử lý kết quả nghiên cứu bằng thuật<br />
toán thống kê y - sinh học.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên<br />
cứu.<br />
* Phân bố giới tính:<br />
Nam: 98,46% BN, nữ: 1,54% BN, phù<br />
hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác<br />
giả với 98% là nam quân nhân. Đây là lực<br />
lượng chính của quân đội. Số lượng nữ<br />
chiếm tỷ lệ thấp.<br />
<br />
* Phân bố về tuổi:<br />
Nghiên cứu của chúng tôi gặp chủ yếu<br />
nhóm tuổi 18 - 25 (46 BN = 70,76%). Đây<br />
là tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tiếp<br />
đến là nhóm 25 - 35 tuổi (15 BN =<br />
23,08%), 35 - 50 tuổi có 4 BN (6,15%).<br />
Đặc điểm này xuất phát từ nhiệm vụ<br />
chính của Hội đồng Giám định Bệnh Tâm<br />
thần Bộ Quốc Phòng là giám định và chăm<br />
sóc sức khỏe tâm thần cho quân nhân.<br />
* Phân bố tuổi quân:<br />
< 2 tuổi: 41 BN (63,08%); 2 - 5 tuổi:<br />
13 BN (20%); 5 - 10 tuổi: 7 BN (10,77%);<br />
> 10 tuổi: 4 BN (6,15%).<br />
Nhóm BN < 2 tuổi quân chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất (41 BN = 63,08%). Điều này cho<br />
thấy hiểu biết về bệnh tâm thần của quân<br />
nhân đã được nâng cao. Các đơn vị đã<br />
chủ động phát hiện triệu chứng kịp thời<br />
và gửi BN về tuyến cuối điều trị, hạn chế<br />
tỷ lệ mắc bệnh.<br />
* Tiền sử gia đình có người bị bệnh:<br />
8 BN có tiền sử gia đình bị bệnh, trong<br />
đó, 5 BN bị tâm thần phân liệt (7,69%),<br />
2 BN bị trầm cảm (3,08%) và 1 BN bị rối<br />
loạn cảm xúc lưỡng cực.<br />
* Trình độ học vấn:<br />
BN bị bệnh chủ yếu có trình độ học hết<br />
phổ thông trung học (50,77%), tiếp đó BN<br />
đã và đang là sinh viên của các trường sĩ<br />
quan trong quân đội (26,15%). BN được<br />
đào tạo tại các trường trung cấp: 18,46%,<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
đặc biệt chỉ có 4,62% BN mới tốt nghiệp<br />
phổ thông cơ sở.<br />
* Tình trạng hôn nhân:<br />
Tình trạng độc thân chiếm tỷ lệ cao<br />
(47 BN = 72,31%), 18 BN (27,69%) đã<br />
kết hôn. Điều này khiến công tác điều trị<br />
gặp nhiều khó khăn vì tỷ lệ độc thân<br />
thuộc nhóm có tiên lượng xấu. Hơn nữa,<br />
những người này thường khó khăn trong<br />
quản lý và điều trị sau này.<br />
* Các đơn vị có quân nhân giám định<br />
(n = 65):<br />
Quân đoàn 1: 15 BN (23,08%); Quân<br />
chủng Phòng không - Không quân: 11 BN<br />
(16,92%); Trường Sỹ quan Pháo binh: 2 BN<br />
(3,08%); Trường Sỹ quan Lục quân 1:<br />
7 BN (10,77%); Bộ Tư lệnh Thủ đô: 3 BN<br />
(4,62%); Hải quân: 4 BN (6,15%); Biên<br />
phòng: 2 BN (3,08%); Quân khu 1: 2 BN<br />
(3,08%); Quân khu 2: 2 BN (3,08%);<br />
Quân khu 3: 5 BN (7,69%); Quân khu 4:<br />
5 BN (7,69%); Học viện Quân y: 1 BN<br />
(1,54%); Học viện Kỹ thuật Quân sự:<br />
6 BN (9,23%).<br />
Đa số BN được giám định thuộc Quân<br />
đoàn 1, Quân chủng Phòng không - Không<br />
quân, Trường Sỹ quân Lục quân 1. Đây<br />
là những đơn vị chủ động phát hiện và<br />
đưa các quân nhân có triệu chứng tâm<br />
thần về hội đồng khám và giám định.<br />
* Các địa phương có quân nhân giám<br />
định (n = 65):<br />
Hà Nội: 5 BN (7,69%); Nam Định: 15<br />
BN (23,08); Thanh Hóa: 9 BN (13,85%);<br />
<br />
Nghệ An: 6 BN (9,23%); Ninh Bình: 9 BN<br />
(13,85%); Hải Phòng: 3 BN (4,62%);<br />
Hưng Yên: 5 BN (7,69%); Hải Dương:<br />
4 BN (6,15%); Hà Nam: 5 BN (7,69%);<br />
Phú Thọ: 4 BN (6,15%).<br />
Quân nhân được giám định tập trung ở<br />
Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa. Như<br />
vậy, công tác khám sức khỏe cho quân<br />
nhân trước nhập ngũ còn nhiều thiếu sót<br />
dẫn đến một lượng lớn BN tâm thần làm<br />
nghĩa vụ quân sự.<br />
2. Đặc điểm lâm sàng.<br />
* Thời gian mang bệnh:<br />
< 1 năm: 2 BN (3,08%); 1 - 3 năm:<br />
49 BN (75,39%); 3 - 5 năm: 5 BN (7,69%);<br />
5 - 10 năm: 6 BN (9,22%); > 10 năm: 3 BN<br />
(4,62%).<br />
Quân nhân mang bệnh > 3 năm chiếm<br />
tỷ lệ không nhỏ (14 BN = 21,53%). Đa số<br />
mắc bệnh từ 1 - 3 năm (49 BN = 75,39%).<br />
12 BN mắc bệnh tâm thần trước khi vào<br />
bộ đội, đây là điểm yếu trong công tác<br />
tuyển quân ở các địa phương.<br />
* Thời gian khởi phát bệnh sau nhập<br />
ngũ:<br />
< 1 năm: 28 BN (43,08%); 1 - 2 năm:<br />
22 BN (33,85%); 2 - 5 năm: 6 BN (9,22%);<br />
5 - 10 năm: 7 BN (10,77%); > 10 năm:<br />
2 BN (3,08%).<br />
Sau 2 năm nhập ngũ, tỷ lệ khởi phát<br />
bệnh cao (50 BN = 77,93%).<br />
* Thời gian nằm điều trị nội trú:<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
< 60 ngày: 14 BN (21,54%); 60 - 120<br />
ngày: 38 BN (58,46%); 120 - 240 ngày:<br />
7 BN (10,77%); 240 - 360 ngày: 4 BN<br />
(6,15%); > 360 ngày: 2 BN (3,08%).<br />
Đa phần BN có thời gian điều trị nội trú<br />
lớn, 13 BN (20%) nằm viện nhiều từ<br />
tuyến Quân khu, Quân đoàn trở lên với<br />
thời gian nằm viện ≥ 120 ngày. Hầu hết<br />
BN sau điều trị ở tuyến trên đều về nằm<br />
tại bệnh xá đơn vị, không thể tiếp tục làm<br />
nhiệm vụ gây thiệt hại kinh tế và sức<br />
người cho quân đội.<br />
* Cơ cấu bệnh:<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Thể paranoid<br />
<br />
32<br />
<br />
49,22<br />
<br />
Thể di chứng<br />
<br />
14<br />
<br />
21,54<br />
<br />
Trầm cảm<br />
<br />
15<br />
<br />
23,08<br />
<br />
Động kinh<br />
<br />
1<br />
<br />
1,54<br />
<br />
Rối loạn Giai đoạn hưng cảm<br />
cảm xúc<br />
lưỡng cực Giai đoạn trầm cảm<br />
<br />
3<br />
<br />
4,62<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
65<br />
<br />
100%<br />
<br />
Tâm thần<br />
phân liệt<br />
<br />
Hầu hết các trường hợp bị bệnh thể<br />
paranoid đều có cả hoang tưởng và ảo<br />
giác, một số trường hợp thể di chứng vẫn<br />
còn hoang tưởng và ảo giác mờ nhạt, với<br />
thể di chứng, BN hầu như có đủ triệu<br />
chứng cùn mòn cảm xúc, mất ý chí và<br />
ngôn ngữ nghèo nàn.<br />
* Rối loạn trầm cảm:<br />
<br />
Bảng 1:<br />
CHẨN ĐOÁN<br />
<br />
phẩm: 24 BN (52,17%); ảo thanh xui<br />
khiến: 4 BN (6,51%); ảo thanh ra lệnh:<br />
3 BN (8,68%); ảo thanh đàm thoại: 1 BN<br />
(2,17%); cảm xúc cùn mòn: 14 BN<br />
(30,43%); ngôn ngữ nghèo nàn: 13 BN<br />
(28,26%); mất ý chí: 14 BN (30,43%).<br />
<br />
Trong cơ cấu các mặt bệnh tâm thần<br />
được giám định, bệnh tâm thần phân liệt<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (46 BN = 70,76%).<br />
3. Các triệu chứng lâm sàng.<br />
* Tâm thần phân liệt:<br />
Hoang tưởng bị theo dõi: 30 BN (65%);<br />
hoang tưởng liên hệ: 2 BN (4,34%); hoang<br />
tưởng kỳ quái: 2 BN (4,34%); hoang tưởng<br />
bị hại: 32 BN (69,56%); ảo thanh bình<br />
<br />
Khí sắc giảm: 15 BN (100%); mất<br />
hứng thú và sở thích: 13 BN (86,67%);<br />
mệt mỏi, mất năng lượng: 14 BN (93,33%);<br />
mất ngủ: 15 BN (100%); chán ăn, sút cân:<br />
15 BN (100%); chú ý, trí nhớ kém: 12 BN<br />
(80%); vận động tâm thần chậm chạp:<br />
15 BN (100%); cảm giác vô dụng hoặc tội<br />
lỗi: 9 BN (60%); ý định và hành vi tự sát:<br />
4 BN (26,67%).<br />
100% BN đều có các triệu chứng như<br />
khí sắc giảm, mất ngủ, vận động tâm thần<br />
chậm chạp và chán ăn. Triệu chứng hay<br />
gặp khác là mệt mỏi, mất hứng thú, chú ý,<br />
trí nhớ giảm, đặc biệt có tới 4 BN (26,67%)<br />
có ý định và hành vi tự sát.<br />
* Tỷ lệ mất sức:<br />
51%: 13 BN (20%); 55%: 5 BN (7,69%);<br />
61%: 27 BN (41,54%); 65%: 5 BN (7,69%);<br />
71%: 9 BN (13,85%); 75%: 4 BN (6,15%);<br />
81%: 2 BN (3,08%).<br />
<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
BN mất sức 61% chiếm tỷ lệ cao,<br />
tương đương với tỷ lệ bệnh tâm thần<br />
phân liệt thể paranoid, một số có cùng<br />
chẩn đoán nhưng có tỷ lệ mất sức 65%,<br />
vì đây là những trường hợp công tác lâu<br />
năm trong quân đội.<br />
Một số ít có tỷ lệ mất sức > 71%, đây<br />
là vấn đề khó khăn để giải quyết chế độ<br />
cho ra quân, vì những trường hợp này đòi<br />
hỏi phải có người chăm sóc.<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu trên 65 BN được giám<br />
định tại Hội đồng Giám định Sức khỏe<br />
tâm thần Bộ Quốc phòng, chúng tôi có<br />
một số nhận xét sau:<br />
- Mặt bệnh tâm thần trong giám định<br />
chủ yếu tập trung ở bệnh tâm thần phân<br />
liệt (70,76%) và rối loạn trầm cảm<br />
(23,08%). Triệu chứng lâm sàng phong<br />
phú: khí sắc giảm, mất ngủ, vận động tâm<br />
thần chậm chạp và chán ăn, hoang tưởng<br />
bị hại, hoang tưởng bị theo dõi, ảo thanh<br />
bình phẩm, cảm xúc cùn mòn, mất ý chí.<br />
- BN hầu hết là lính nghĩa vụ quân sự.<br />
Nhóm tuổi 18 - 25 chiếm tỷ lệ cao<br />
(70,76%). Thời gian mang bệnh kéo dài<br />
(21,53%), 18,46% BN bị bệnh trước khi<br />
nhập ngũ và thời gian điều trị nội trú dài<br />
ngày chiếm 20%. Công tác phát hiện<br />
bệnh tâm thần tại các đơn vị còn chậm,<br />
dẫn đến tuổi quân của BN cao.<br />
Việc chủ động phát hiện và giải quyết<br />
chế độ tập trung vào các đơn vị: Quân<br />
đoàn 1, Quân chủng Phòng không Không quân, Trường Sỹ quan Lục quân<br />
<br />
1. Công tác sàng tuyển quân nhân còn<br />
nhiều hạn chế dẫn đến một số quân nhân<br />
mắc bệnh tâm thần vẫn nhập ngũ, đặc<br />
biệt ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình và<br />
Thanh Hóa.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Văn Ngân, Ngô Ngọc Tản. Giám<br />
định pháp y tâm thần. Tâm thần học và Tâm lý<br />
học. NXB Quân đội nhân dân. 2007, tr.237.<br />
<br />
2. Uhrova. T, J. Zidovska et al. Importance of<br />
psychiatric examination in predictive genetic<br />
testing for Huntington disease. Neurol Neurochir<br />
Pol. 2013, 47 (6), pp.534-541.<br />
3. Osawa T. Forensic psychiatric examination<br />
in Japanese citizen judge system, saiban-in.<br />
Seishin Shinkeigaku Zasshi. 2013, 115 (10),<br />
pp.1071-1078.<br />
4. Viljoen. S, T. Nicholls et al. Resilience<br />
and successful community reintegration among<br />
female forensic psychiatric patients: a preliminary<br />
investigation. Behav Sci Law. 2011, 29 (5),<br />
pp.752-770.<br />
5. McDermott. B. E, I. V. Dualan et al. The<br />
predictive ability of the Classification of<br />
Violence Risk (COVR) in a forensic psychiatric<br />
hospital. Psychiatr Serv. 2011, 62 (4), pp.430-433.<br />
6. Van den Berg, J. W, V. de Vogel. Risk<br />
assessment with intellectual disabled forensic<br />
psychiatric patients: how useful are risk<br />
assessment instruments?. Tijdschr Psychiatric.<br />
2011, 53 (2), pp.83-93.<br />
7. Clarke. M, S. Davies et al. Long-term<br />
suicide risk in forensic psychiatric patients.<br />
Arch Suicide Res. 2011, 15 (1), pp.16-28.<br />
<br />
5<br />
<br />