TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6 - 2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HUYỆT THẬN DU<br />
Ở NGƢỜI VIỆT NAM LỨA TUỔI 18 - 24<br />
Phạm Hồng Vân*; Nghiêm Hữu Thành*; Bùi Mỹ Hạnh**<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu đặc điểm huyệt Thận du (UB23) trên 180 người khỏe mạnh, dân tộc Kinh, lứa<br />
tuổi 18 - 24, kết quả:<br />
+ Huyệt Thận du có vị trí cách đầu dưới mỏm gai sau đốt sống thắt lưng L2 ngang ra hai bên<br />
32,56 1,95 mm. Có mối tương quan chặt chẽ giữa khoảng cách xác định huyệt Thận du và chiều<br />
cao của cơ thể với hệ số tương quan r = 0,97.<br />
+ Huyệt Thận du có diện tích 16,37 2,10 mm2, nhiệt độ da tại huyệt 32,66 0,650C, cường độ<br />
dòng điện tại huyệt 115,91 7,08 A, điện trở da tại huyệt 104,42 7,61 KΩ. Sự khác nhau giữa<br />
cường độ dòng điện, điện trở tại huyệt và ngoài huyệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Không có sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa diện tích, nhiệt độ da, cường độ dòng điện, điện trở giữa hai bên<br />
cơ thể và giữa hai giới nam và nữ (p > 0,05).<br />
* Từ khóa: Huyệt Thận du; Đặc điểm sinh học; Người Việt Nam løa tuæi 18 - 24 tuổi.<br />
<br />
Study of biological characteristics of Shen<br />
Shu point in Vietnamese people aged 18 - 24<br />
Summary<br />
Study of some characteristics of Shen Shu point (UB23) on 180 healthy people aged 18 - 24, the<br />
results showed that:<br />
+ Shen Shu (UB23) point is located under the barbed tip of lumbar vertebrae L2 of two sides<br />
32.56 1.95 mm. There is a close correlation between the distance determined Shen Shu acupuncture<br />
points and the height of the body with a correlation coefficient of r = 0.97.<br />
+ Shen Shu (UB23) has an area of 16.37 ± 2.10 mm2, the temperature of the skin is 32.660 ±<br />
0.65oC, current intensity is 115.91 ± 7.08 A, skin impedance is 104.42 ± 7.61 KΩ. There is a<br />
significant difference of current intensity between the Shen Shu point and neighbouring regions<br />
(p < 0.001). There is no significant difference of Shen Shu intensity, area of Shen Shu is shown in<br />
male and female, the left side and the right side (p > 0.05).<br />
* Key words: Shen Shu point; Biological characteristics; Vietnamese people aged 18 - 24.<br />
<br />
* Bệnh viện Châm cứu TW<br />
** Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Hồng Vân (vankhth@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/6/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/6/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 17/7/2013<br />
<br />
40<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6 - 2013<br />
ĐÆT VÊN ĐÒ<br />
Châm cứu là phương pháp chữa bệnh<br />
không dùng thuốc dựa trên cơ sở các lý<br />
luận cơ bản của y học phương Đông, đặc<br />
biệt là học thuyết kinh lạc. Ngày nay, châm<br />
cứu đã trở thành một ngành khoa học và đã<br />
có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp chăm<br />
sóc sức khỏe cộng đồng. Việc đi sâu nghiên<br />
cứu về bản chất của huyệt và hệ thống kinh<br />
lạc cũng như chứng minh các cơ sở khoa<br />
học của phương pháp châm cứu Việt Nam là<br />
nhu cầu cấp thiết, nhằm đưa châm cứu lên<br />
tầm cao mới, thúc đẩy tiến trình hội nhập với<br />
thế giới của Ngành Y tế Việt Nam.<br />
Theo lý luận Y học cổ truyền, tạng Thận<br />
có chức năng chủ về xương cốt, sinh tuỷ.<br />
Huyệt Thận du là huyệt Du của tạng Thận,<br />
là huyệt thứ 23 của kinh Túc Thái Dương<br />
bàng quang, ký hiệu quốc tế là UB23, có vị<br />
trí ở đầu dưới mỏm gai sau đốt sống thắt<br />
lưng L2 đo ngang ra hai bên 1,5 thốn; là nơi<br />
dương khí của tạng Thận tỏa ra. Huyệt có<br />
tác dụng ích thủy, tráng hỏa, điều hòa thận<br />
khí, kiện cân cốt, chữa đau lưng, minh mục,<br />
thông nhĩ... [4].<br />
Để tìm hiểu sâu hơn về huyệt Thận du,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm<br />
của huyệt Thận du với mục tiêu:<br />
- Tìm hiểu mối tương quan giữa chiều cao<br />
với khoảng cách các điểm mốc xác định huyệt.<br />
- Xác định đặc điểm sinh học của huyệt<br />
Thận du (diện tích, nhiệt độ, cường độ dòng<br />
điện và điện trở da vùng huyệt) ở người<br />
khoẻ mạnh lứa tuổi 18 - 24.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Chọn ngẫu nhiên 180 người dân tộc<br />
Kinh khoẻ mạnh (theo tiêu chuẩn của Tổ<br />
chức Y tế Thế giới), tuổi từ 18 - 24 (90 nữ<br />
và 90 nam). Loại trừ những đối tượng có<br />
sẹo cũ ở vùng thắt lưng.<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Các thông số nghiên cứu về huyệt<br />
Thận du: vị trí; diện tích; cường độ dòng<br />
điện; điện trở da; nhiệt độ da; t×m mèi<br />
t-¬ng quan gi÷a chiÒu cao kho¶ng c¸ch<br />
c¸c mèc x¸c ®Þnh huyÖt.<br />
* Phương tiện nghiên cứu:<br />
Máy đo cường độ dòng điện Neurometer<br />
RB-týpe 65; máy đo điện trở Electrodermometer<br />
PD-1, nhiệt kế Thermo-Finer týp N-1 (Nhật<br />
Bản); thước chia đến vạch 1 mm; compa đo<br />
đường kính và khoảng cách xác định huyệt;<br />
thước nhân trắc đo chiều cao.<br />
* Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Xác định vị trí huyệt theo thốn khẩu của<br />
Y học Cổ truyền: đo khoảng cách từ đầu<br />
dưới mỏm gai sau đốt sống thắt lưng L2<br />
ngang ra 2 bên 1,5 thốn bằng thước thẳng<br />
chia vạch đến 1 mm.<br />
- Xác định vị trí huyệt bằng máy: đo khoảng<br />
cách từ đầu dưới mỏm gai sau đốt sống<br />
thắt lưng L2 theo mốc giải phẫu đến huyệt<br />
xác định bằng máy Neurometer RB-týp 65<br />
bằng thước thẳng chia vạch đến 1 mm. Đo<br />
cường độ dòng điện, điện trở da tại huyệt<br />
và cách vùng huyệt 5 mm (không trùng với<br />
huyệt khác) bằng máy Neurometer RB-týp<br />
65 và máy Electrodermometer PD-1. Đo<br />
nhiệt độ da tại huyệt bằng nhiệt kế điện<br />
Thermo-Finer týp N-1 (Nhật Bản). Mỗi vị trí<br />
đo 3 lần, lấy giá trị trung bình.<br />
- Xác định diện tích da vùng huyệt bằng<br />
cách di nhẹ đầu dò của máy dò huyệt từ vị<br />
trí huyệt ra xung quanh, dùng bút khoanh<br />
vùng da có cường độ dòng điện đồng nhất,<br />
cao hơn hẳn vùng da xung quanh, đó là<br />
vùng huyệt. Đo đường kính vùng huyệt<br />
bằng compa rồi tính diện tích vùng huyệt<br />
theo cách tính của Đỗ Công Huỳnh và Vũ<br />
Văn Lạp [3, 5].<br />
* Xử lý số liệu: bằng chương trình SPSS<br />
16.0.<br />
<br />
40<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6 - 2013<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Khoảng cách (mm) lấy huyệt đo từ đầu dưới mỏm gai sau đốt sống thắt lưng L2<br />
xác định bằng thốn đồng thân và bằng máy dò huyệt.<br />
(a)<br />
<br />
(b)<br />
<br />
Bên phải(1)<br />
<br />
Bên trái (2)<br />
<br />
pa-b<br />
<br />
Bên phải(1)<br />
<br />
Bên trái (2)<br />
<br />
pa-b<br />
<br />
Nam (1)<br />
<br />
33,81 ± 0,72<br />
<br />
33,66 ± 0,75<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
32,90 ± 1,88<br />
<br />
32,57 ± 1,97<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nữ (2)<br />
<br />
30,87 ± 0,63<br />
<br />
30,92 ± 0,74<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
31,52 ± 1,35<br />
<br />
31,70 ± 1,01<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
32,43 ± 1,63<br />
<br />
31,19 ± 1,67<br />
<br />
32,69 ± 1,80<br />
<br />
32,43 ± 1,63<br />
<br />
p2-1<br />
Chung theo bên<br />
Chung hai bên<br />
<br />
32,56 1,95<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
32,28 1,66<br />
<br />
- Khoảng cách từ huyệt Thận du đến điểm giữa khe đốt sống L2-L3 bên phải là 32,69 ±<br />
1,80 mm và bên trái 32,43 ± 1,63 mm.<br />
- Khoảng cách xác định vị trí huyệt Thận du chung cho cả hai bên cơ thể là 32,56 <br />
1,95 mm.<br />
- Khoảng cách đo từ đầu dưới mỏm gai sau đốt sống thắt lưng L2 ngang ra 2 bên 1,5<br />
thốn theo cách lấy huyệt của Y học Cổ truyền là 32,43 ± 1,63 mm, tương đương với cách<br />
đo bằng máy dò huyệt 32,28 ± 1,66 mm. Như vậy, không có sự khác biệt giữa cách xác<br />
định vị trí huyệt Thận du theo Y học Cổ truyền bằng lấy thốn đồng thân và bằng máy dò<br />
huyệt (p > 0,05).<br />
<br />
Biểu đồ 1: Mối tương quan giữa chiều cao cơ thể với khoảng cách xác định huyệt.<br />
Không có sự khác biệt theo cách lấy huyệt Thận du bằng thốn đồng thân và bằng máy<br />
ở hai bên của cơ thể cũng như ở hai giới nam và nữ (p > 0,05).<br />
Tìm hiểu mối tương quan giữa khoảng cách từ đầu dưới mỏm gai sau đốt sống thắt<br />
lưng L2 đến huyệt và chiều cao cơ thể chúng tôi thấy có mối tương quan tuyến tính giữa<br />
hai đại lượng này với hệ số tương quan r = 0,97. Kết quả này tương tự nghiên cứu của<br />
<br />
41<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6 - 2013<br />
Bùi Mỹ Hạnh về mối tương quan giữa huyệt Nội quan và chiều cao cơ thể, với hệ số tương<br />
quan r = 0,46 [1].<br />
Những kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định việc xác định huyệt dựa vào<br />
thốn của chính bản thân người đó (thốn đồng thân) theo Y học Cổ truyền có cơ sở khoa<br />
học, là phương pháp xác định có giá trị và tiện dụng trong thực hành châm cứu trên lâm<br />
sàng. Việc sử dụng máy dò huyệt đóng vai trò củng cố chính xác vị trí các huyệt châm cứu.<br />
Bảng 2: Diện tích huyệt Thận du (mm2).<br />
(mm2)<br />
<br />
p2-1<br />
<br />
(1)<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Nữ (n = 90) (a)<br />
<br />
16,25 1,89<br />
<br />
15,84 2,07<br />
<br />
16,08 1,94<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nam (n = 90) (b)<br />
<br />
16,75 2,39<br />
<br />
16,91 2,26<br />
<br />
16,65 2,22<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
16,40 2,21<br />
<br />
16,53 2,12<br />
<br />
pa-b<br />
Chung theo bên<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
16,37 2,10<br />
<br />
Chung hai bên<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
So sánh giá trị trung bình diện tích huyệt Thận du giữa giới nam và nữ ở cả hai bên cơ<br />
thể, thấy không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Do vậy, có thể dùng chung một<br />
chỉ số diện tích huyệt Thận du đại diện cho cả hai giới và cho hai bên cơ thể. So sánh với<br />
huyệt Túc tam lý, Tam âm giao thì Thận du là huyệt có diện tích tương đương so với các<br />
huyệt trên, nhưng lớn hơn so với các huyệt Hợp cốc, Nội quan [1, 2]. Tuy vậy, các huyệt<br />
đều có diện tích nhỏ < 17 mm2, nên việc xác định đúng huyệt là cần thiết. Châm chính xác<br />
vào huyệt, có hiện tượng "đắc khí" mới đạt hiệu quả trong điều trị bệnh.<br />
Bảng 3: Nhiệt độ da (0c) trong và ngoài huyệt Thận du.<br />
(a)<br />
<br />
(b)<br />
<br />
Bên phải (1)<br />
<br />
Bên trái (2)<br />
<br />
p<br />
<br />
Bên phải (1)<br />
<br />
Bên trái (2)<br />
<br />
p<br />
<br />
Nam<br />
<br />
32,70 0,64<br />
<br />
32,67 0,67<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
31,92 0,73<br />
<br />
31,91 0,70<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
32,89 0,58<br />
<br />
32,80 0,71<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
31,74 0,76<br />
<br />
31,71 0,73<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chung theo bên<br />
<br />
32,67 0,64<br />
<br />
32,66 0,66<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
30,52 0,34<br />
<br />
30,50 0,31<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chung hai bên<br />
pa-b<br />
<br />
32,66 0,65<br />
<br />
31,80 0,72<br />
> 0,05<br />
<br />
Nhiệt độ da ở trong huyệt cao hơn nhiệt độ da ở ngoài huyệt với mức chênh lệch từ<br />
0,70C đến 10C ở hai bên cơ thể cũng như ở hai giới nam và nữ. Tuy nhiên, sự khác biệt<br />
này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Như vậy, có thể dùng chung một chỉ số về nhiệt<br />
độ da tại huyệt Thận du ở người khỏe mạnh (32,66 0,650C).<br />
<br />
42<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6 - 2013<br />
Bảng 4: Cường độ dòng điện (A) trong và ngoài huyệt Thận du.<br />
(a)<br />
<br />
(b)<br />
<br />
Bên phải(1)<br />
<br />
Bên trái (2)<br />
<br />
p2-1<br />
<br />
Bên phải(1)<br />
<br />
Bên trái (2)<br />
<br />
p2-1<br />
<br />
Nam<br />
<br />
115,10 7,28<br />
<br />
113,83 6,34<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
11,83 1,49<br />
<br />
11,90 1,59<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
116,25 8,28<br />
<br />
115,79 8,24<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
11,53 1,65<br />
<br />
11,57 1,71<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
p<br />
Chung theo bên<br />
Chung theo vị trí<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
115,89 6,73<br />
<br />
115,927,44<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
11,43 1,56<br />
<br />
115,91 7,08<br />
<br />
11,52 1,57<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
11,47 1,56<br />
<br />
pa-b<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Ở cả hai giới và hai bên cơ thể, cường độ dòng điện tại vùng huyệt cao hơn hẳn ngoài<br />
huyệt (gấp 10 lần) (p < 0,001).<br />
Không có sự khác biệt về cường độ dòng điện tại huyệt và ngoài huyệt giữa bên phải và<br />
bên trái cơ thể và giữa hai giới nam và nữ (p > 0,05), tương tự kết quả của các tác giả<br />
khác khi nghiên cứu về huyệt Hợp cốc, Nội quan, Túc tam lý. Các tác giả đều có nhận xét<br />
chung: tại huyệt có cường độ dòng điện lớn hơn so với vùng da xung quanh [1, 2]. Do<br />
cường độ dòng điện tại huyệt Thận du không khác biệt có ý nghĩa giữa hai bên cơ thể và<br />
hai giới (p > 0,05), nên chúng tôi cho rằng có thể dùng chỉ số cường độ dòng điện của<br />
huyệt Thận du chung cho cả nam và nữ, cũng như cho cả bên phải và bên trái (115,91 <br />
7,08 A).<br />
Bảng 5: Điện trở da (KΩ) trong và ngoài huyệt Thận du.<br />
(a)<br />
<br />
(b)<br />
<br />
Bên phải (1)<br />
<br />
Bên trái (2)<br />
<br />
p<br />
<br />
Bên phải (1)<br />
<br />
Bên trái (2)<br />
<br />
p<br />
<br />
Nam<br />
<br />
102,60 6,38<br />
<br />
103,75 9,07<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
1049,04 135,94<br />
<br />
1040,38 132,12<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
103,27 7,60<br />
<br />
102,60 5,81<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
1057,69 129,62<br />
<br />
1065,38 135,23<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
1076,28 134,68<br />
<br />
1074,17 129,83<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
p<br />
Chung theo bên<br />
Chung theo vị trí<br />
pa-b<br />
<br />
> 0,05<br />
104,53 7,94<br />
<br />
104,317,28<br />
<br />
104,42 7,61<br />
<br />
1075,22 132,10<br />
< 0,001<br />
<br />
Ở cả hai giới và hai bên cơ thể, điện trở da tại vùng huyệt thấp hơn điện trở da ngoài huyệt<br />
(p < 0,001). Không có sự khác biệt về điện trở da tại huyệt và ngoài huyệt giữa hai bên cơ thể và<br />
giữa hai giới nam và nữ (p > 0,05). Da vùng huyệt Thận du có điện trở (104,42 7,61 KΩ),<br />
thấp hơn khoảng 10 lần so với điện trở da vùng xung quanh huyệt (1.075,22 132,10 KΩ).<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi làm sáng tỏ sự tồn tại của huyệt theo lý luận Y học<br />
Cổ truyền: huyệt là một cấu trúc đặc biệt cả về hình thái và chức năng sinh học, khác hẳn<br />
<br />
43<br />
<br />