intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ớt trồng tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ớt trồng tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm góp phần chọn được giống cho năng suất cao, có thể ứng dụng vào sản xuất nhằm ổn định sinh kế cho người dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ớt trồng tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ỚT TRỒNG TẠI XÃ PHONG HIỀN, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÕ THỊ THU THẢO - NGUYỄN BÁ LỘC Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bốn giống ớt tham gia thí nghiệm gồm: Chỉ Thiên địa phương (đối chứng), Hiểm F1 NP707, Hiểm Chỉ Thiên NP057, Cay Ba Màu NP305. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống ớt thử nghiệm đều có đường kính tán, số lượng cành cấp I nhiều hơn; thời gian ra hoa và thời gian thu hoạch ngắn hơn đối chứng. Năng suất thực thu của các giống ớt thí nghiệm đạt 0,38-1,34 kg/m2. Trong đó, giống ớt Cay Ba Màu cho năng suất cao nhất đạt 1,34 kg/m2. Giống ớt Cay Ba Màu NP305 dẫn đầu về chỉ tiêu chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và là giống cho lãi thuần cao nhất đạt 9.200 đồng/m2. Từ khóa: Giống ớt, sinh trưởng, phát triển, năng suất, Phong Hiền 1. MỞ ĐẦU Ớt là loại quả được biết đến đầu tiên ở Tây bán cầu. Nó là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của con người ít nhất khoảng 7500 năm trước Công Nguyên [1]. Chi ớt có khoảng 22 loài hoang dại và 5 loài đã được thuần hóa. Năm loài thuần gồm: Capsicum annuum L., Capsicum frutescens L., Capsicum chinenses L., Capsicum baccatum L. và Capsicum pubescens R [2]. Mặt khác, ớt có thể được chia thành nhiều nhóm dựa trên các đặc điểm khác nhau như: hình dạng quả, vỏ quả, kích thước, màu sắc, vị cay, mục đích sử dụng. Ở Việt Nam, cây ớt có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Thừa Thiên Huế được mệnh danh là thủ phủ của ớt. Ở đây có nhiều vùng chuyên canh trồng ớt như Phong Điền, Quảng Điền, thành phố Huế với năng suất 14-18 tấn/ha [3]. Tại Phong Hiền, ớt là một loại rau quả chính, nông dân chủ yếu trồng các giống địa phương và một số giống mới đang được trồng thử nghiệm. Các giống địa phương cho năng suất kém, trong khi đó các giống F1 cho năng suất vượt trội nên bắt đầu được ưa chuộng và đang thay thế dần các giống địa phương. Tuy nhiên, chưa có đủ thông tin về các giống cho năng suất cao và chất lượng tốt. Bên cạnh đó cũng chưa có các nghiên cứu đánh giá các giống ớt cay cho phép người trồng lựa chọn được loại giống tốt nhất để trồng trong khu vực. Do đó, việc chọn được giống có khả năng thích nghi và cho năng suất cao đang là một vấn đề quan trọng được quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ớt trồng tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm góp phần chọn được giống cho năng suất cao, có thể ứng dụng vào sản xuất nhằm ổn định sinh kế cho người dân. 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu trên 4 giống ớt: Chỉ Thiên địa phương; Hiểm F1 NP707; Hiểm Chỉ Thiên NP057; Cay Ba Màu NP305. Dùng giống Chỉ thiên địa phương làm đối chứng. Cả 3 giống ớt: Hiểm F1 NP707, Hiểm Chỉ Thiên NP057 và Cay Ba Màu NP305 do Công ty TNHHTM Tân Nông Phát cung cấp. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 261-266
  2. 262 VÕ THỊ THU THẢO – NGUYỄN BÁ LỘC 2.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của bốn giống ớt. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Số lượng giống ớt thí nghiệm: 4 giống ĐC: Giống ớt Chỉ Thiên địa phương G2: Giống ớt Hiểm Chỉ Thiên NP057 G1: Giống ớt Hiểm F1 NP707 G3: Giống ớt Cay Ba Màu NP305 + Thí nghiệm được tiến hành vào vụ Đông-Xuân (năm 2013-2014), bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần lập lại cho mỗi công thức. + Số luống (ô) thí nghiệm: 12 luống; mỗi luống 2 hàng, 30 cây/luống. + Diện tích mỗi luống: 7m2. Tổng diện tích thí nghiệm: 190m2. + Chế độ phân bón và chăm sóc như nhau. - Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng được xác định theo phương pháp cân, đo, đếm. Hàm lượng Vitamin C trong quả: xác định theo phương pháp chuẩn độ bằng Iod. Hàm lượng đường glucose: xác định bằng phương pháp Bectrans. - Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm Excel 2003, phần mềm SAS 9.1. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng của bốn giống ớt Bảng 1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của bốn giống ớt Giống Chỉ tiêu Chiều cao cây GĐ Số cành cấp I Đường kính tán Chỉ số diện tích lá thu hoạch (cm) (cành) (cm) (m2 lá/1 m2 đất) ĐC 89,39c 16,00c 42,49c 5,35bc G1 118,16a 25,37a 108,97a 7,59a G2 99,63b 23,02b 88,77b 5,88b G3 69,06d 24,33 ab 86,14b 4,63c LSD (0,05) 9,59 1,52 12,74 0,95 (Ghi chú: ĐC: Chỉ Thiên địa phương, G1: Hiểm F1 NP707, G2: Hiểm Chỉ Thiên NP057, G3: Cay Ba Màu NP305; a, ab, b, bc, c, d là phân nhóm khi xử lý SAS 9.1). Bảng 1 cho thấy chiều cao cây của các giống ớt thí nghiệm biến động từ 69,06 - 118,16cm. Trong đó, giống G1 (118,16cm) và G2 (99,63cm) có chiều cao cây cao hơn đối chứng (89,39cm); giống G3 có chiều cao cây thấp nhất (69,06cm). Các giống ớt thử nghiệm đều có số cành cấp I và đường kính tán cây cao hơn so với đối chứng. Trong đó, Giống G1 có số cành cấp I (25,37 cành) và đường kính tán cây (108,97cm) cao nhất. Bốn giống ớt có chỉ số diện tích lá (LAI) biến động từ 4,62 - 7,59 m2 lá/1 m2 đất. Theo đó, G1 (7,59 m2 lá/1 m2 đất) có LAI cao nhất; tiếp theo là G2 (5,88 m2 lá/1 m2 đất) và ĐC (5,36 m2 lá/1 m2 đất); thấp nhất là G3 (4,63 m2 lá/1 m2 đất).
  3. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT... 263 3.2. Các chỉ tiêu phát triển của bốn giống ớt Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hoá của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt. Kết quả về thời gian ra hoa, số hoa, thời gian thu hoạch của bốn giống ớt được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Các chỉ tiêu về phát triển của bốn giống ớt Giống Chỉ tiêu Thời gian ra hoa Số hoa vào thời Thời gian thu hoạch (ngày) điểm 95 ngày (hoa) (ngày) ĐC 97,67a 5,33c 143,67ª G1 78,67b 21,27b 135,67c G2 80,67b 11,33c 139,67b G3 66,67c 46,17a 123,33d LSD (0,05) 2,58 7,49 0,10 (Ghi chú: ĐC: Chỉ Thiên địa phương, G1: Hiểm F1 NP707, G2: Hiểm Chỉ Thiên NP057, G3: Cay Ba Màu NP305; a, b, c, d là phân nhóm khi xử lý SAS 9.1). Số liệu ở bảng 2 cho thấy, cả ba giống ớt thử nghiệm có thời gian ra hoa sớm hơn đối chứng, thời gian ra hoa ở các giống biến động từ 66,67 - 97,67 ngày. Các giống thử nghiệm có số lượng hoa tại thời điểm 95 ngày nhiều hơn so với đối chứng. Theo đó, G3 (46,17 hoa) là giống có số hoa cao nhất; tiếp theo là G1 (21,27 hoa); cuối cùng là G2 (11,33 hoa) và ĐC (5,33 hoa). Thời gian thu hoạch của các giống ớt tham gia thí nghiệm biến động từ 123,33 - 143,67 ngày. Cả ba giống G1, G2, G3 có thời gian thu hoạch sớm hơn đối chứng. Trong đó, giống G3 có thời gian ra hoa (66,67 ngày) và thời gian thu hoạch (123,33 ngày) ngắn nhất. 3.3. Các chỉ tiêu năng suất, chất lượng của bốn giống ớt Để so sánh năng suất giữa các giống ớt thí nghiệm, chúng tôi tiến hành định lượng qua các chỉ tiêu: tổng số quả/cây, số quả hữu hiệu/cây, khối lượng quả/cây và năng suất quả tươi. Các chỉ tiêu về chất lượng quả gồm: chiều dài, đường kính, hàm lượng vitamin C, hàm lượng đường glucose. Kết quả được trình bày ở bảng 3 và bảng 4. Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của bốn giống ớt Giống Chỉ tiêu Tổng số quả Số quả hữu hiệu Khối lượng quả Năng suất quả (quả/cây) (quả/cây) (kg) tươi (kg/m2) ĐC 54,50c 47,60c 0,16c 0,38d G1 173,21b 166,53b 0,24b 0,78b G2 185,27b 182,90b 0,24b 0,58c G3 238,63a 225,20 a 0,40a 1,34a LSD (0,05) 34,05 33,30 0,04 0,14 (Ghi chú: ĐC: Chỉ Thiên địa phương, G1: Hiểm F1 NP707, G2: Hiểm Chỉ Thiên NP057, G3: Cay Ba Màu NP305; a, b, c, d là phân nhóm khi xử lý SAS 9.1). Kết quả bảng 3 cho thấy các giống ớt thử nghiệm đều cho tổng số quả, số quả hữu hiệu, khối lượng quả và năng suất cao hơn đối chứng.
  4. 264 VÕ THỊ THU THẢO – NGUYỄN BÁ LỘC Giống G3 cho kết quả về tổng số quả, số quả hữu hiệu, khối lượng quả và năng suất cao nhất. Theo đó, giống G3 cho năng suất cao nhất đạt 1,34 kg/m2; G1 đạt 0,78 kg/m2; G2 đạt 0,58 kg/m2; ĐC cho năng suất thấp nhất đạt 0,38kg/m2. Bảng 4. Các chỉ tiêu về chất lượng quả của bốn giống ớt Giống Chỉ tiêu Chiều dài quả Đường kính quả Hàm lượng Hàm lượng (cm) (cm) vitamin C đường glucose (mg%) (mg) ĐC 4,13c 1,33a 3,40b 24,76b G1 4,71b 0,60b 2,93b 25,66b G2 3,58d 0,50 d 3,28b 23,25b G3 6,22a 0,56 c 6,39a 38,67a LSD (0,05) 0,31 0,04 0,48 3,35 (Ghi chú: ĐC: Chỉ Thiên địa phương, G1: Hiểm F1 NP707, G2: Hiểm Chỉ Thiên NP057, G3: Cay Ba Màu NP305; a, b, c, d là phân nhóm khi xử lý SAS 9.1). Kết quả bảng 4 cho thấy chiều dài quả của các giống ớt biến động từ 3,58 - 6,22cm; trong đó giống G3 (6,22cm) có chiều dài quả dài nhất, ngắn nhất là giống G2 (3,58cm). Các giống ớt thử nghiệm có đường kính quả biến động từ 0,50 - 1,33cm; cả ba giống G1, G2, G3 có đường kính quả nhỏ hơn so với đối chứng. Theo đó, ĐC có đường kính quả lớn nhất 1,33cm; G1 - 0,60cm; G3 - 0,56cm; cuối cùng G2 - 0,50cm. Giống G3 có hàm lượng vitamin C (6,39mg%) và hàm lượng đường glucose (38,67mg) trong quả cao nhất; ba giống còn lại hai hàm lượng này tương đương nhau. 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh héo rũ Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây ớt thường xuất hiện các loại sâu ăn lá và ăn quả, bệnh héo rũ, sương mai, thán thư… Quan trắc tình hình bệnh héo rũ của cây ớt chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 5. Bảng 5. Tỷ lệ mắc bệnh héo rũ của bốn giống ớt Loại Giống Giai đoạn Tổng số cây bệnh Cây con Phân cành Ra hoa Thu hoạch bị chết (%) (%) (%) (%) (%) Bệnh ĐC - 0,00 0,00 3,33 3,33 héo rũ G1 - 1,11 6,67 4,44 12,22 G2 - 5,55 11,11 6,67 23,33 G3 - 0,00 0,00 1,11 1,11 (Ghi chú: ĐC: Chỉ Thiên địa phương, G1: Hiểm F1 NP707, G2: Hiểm Chỉ Thiên NP057, G3: Cay Ba Màu NP305). Ở giai đoạn phân cành, một số giống ớt bị vi khuẩn Pseudomonas solanacearum tấn công gây bệnh héo rũ. Trong số các giống ớt, giống bị tấn công nhiều là G2 và G1. Giai đoạn ra hoa, số cây bị chết tiếp tục tăng, giống G2 - 11,11% và G1 - 6,67%; hai giống G3 và ĐC chưa xuất hiện cây bị bệnh. Giai đoạn thu hoạch, bệnh héo rũ đã xuất hiện ở ĐC (3,33%) và G3 (1,11%); G2 (6,67%) và G1 (4,44%).
  5. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT... 265 Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, bệnh héo rũ đã gây thiệt hại đáng kể đến năng suất của bốn giống ớt, đặc biệt giống G2 thiệt hại nhiều nhất (tổng số cây bị chết chiếm 23,33%), giống G3 có số cây bị chết ít nhất (1,11%). 3.5. Hiệu quả kinh tế Trong điều kiện thí nghiệm, trên cơ sở năng suất thực thu của bốn giống ớt, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của từng giống với giá vật tư nông nghiệp đã sử dụng, kết quả được thể hiện ở bảng 6. Bảng 6. Hiệu quả kinh tế của bốn giống ớt Giống Chỉ số Năng suất Giá bán 1kg Tổng số tiền Tổng Lãi thực thu (đồng) bán được chi phí (đồng/m2) (kg/m2) (đồng/m2) (đồng/m2) ĐC 0,38 6.000 2.280 4.000 -1.720 G1 0,78 10.000 7.800 4.500 3.300 G2 0,58 10.000 5.800 4.500 1.300 G3 1,34 10.000 13.400 4.200 9.200 (Ghi chú: ĐC: Chỉ Thiên địa phương, G1: Hiểm F1 NP707, G2: Hiểm Chỉ Thiên NP057, G3: Cay Ba Màu NP305). Qua tính toán sơ bộ sau khi đã trừ chi phí, chúng tôi nhận thấy: ba giống ớt G1, G2, G3 đều cho lãi cao, trong đó G3 cho lãi cao nhất 9.200 đồng/m2; G1 (3.300 đồng/m2); G2 (1.300 đồng/m2); giống ĐC (-1.720 đồng/m2) không đem lại lợi nhuận cho người nông dân. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Từ kết quả thu được chúng tôi có một số kết luận sau: - Giống G1 và G2 thể hiện khả năng sinh trưởng tốt nhất về chiều cao cây, đường kính tán, số cành cấp I, chỉ số diện tích lá. Giống G3 có chỉ số diện tích lá thấp nhất; - Giống G3 có thời gian ra hoa và thời gian thu hoạch ngắn nhất; tiếp theo là giống G2 và G1; cuối cùng là ĐC; - G3 có năng suất thực thu cao nhất; thấp nhất là ĐC. Giống G3 mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất; ĐC không đem lại lợi nhuận; - Giống G3 có hàm lượng vitamin C và hàm lượng đường glucose trong quả cao nhất, ba giống còn lại hai hàm lượng này tương đương nhau; - Khả năng chống chịu bệnh héo rũ của giống G3 tốt nhất; giống G2 và G1 có số cây bị chết nhiều nhất. 4.2. Kiến nghị - Diện tích và số lượng giống ớt thí nghiệm còn ít vì vậy cần mở rộng thêm để kết quả được thuyết phục hơn. - Cần nghiên cứu thêm hàm lượng capsaicin trong quả của mỗi giống ớt để có thể đánh giá chất lượng quả một cách chính xác nhất.
  6. 266 VÕ THỊ THU THẢO – NGUYỄN BÁ LỘC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bách khoa toàn thư mở (2013), Ớt, 25/10/2013, http://vi.wikipedia.org/wiki/ot. [2] Delelegn S. (2011). Evalution of elite hot pepper varieties (Capsicum species) for growth, dry pod yiel and quality under Jimma condition, south west Ethiopia, M. Sc. Thesis Science in Horticulture, Jimma University. [3] Mai Văn Quyền, Lê Thị Việt Nhi, Ngô Quang Vinh, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Tuấn Kiệt (2007). Cây rau gia vị, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. Title: STUDY ON GROWTH, DEVELOPMENT AND YIELD OF SOME HOT PEPPER VARIETIES IN PHONG HIEN VILAGE, PHONG DIEN DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract: Four researched hot pepper varieties include local red hot pepper (control variety), Hiem F1 NP707, Hiem Chi Thien NP057 and Cay Ba Mau NP305. The results of this study showed that the experimented varieties whose canopy diameter and primary branch numbers are higher than those of control variety; the time of flowering and harvesting is generally shorter than that of the local red hot pepper. Actual yield of hot pepper varieties ranged from 0,38 kg/m2 to 1,34 kg/m2. Among them, Cay Ba Mau NP305 obtained highest yield 1,34 kg/m2. Cay Ba Mau NP305 variety is leading in qualitative norms, resistance to pets and diseases and brings in the highest interest rates 9.200 VND per square meter. Keywords: hot pepper varieties, growth, development, yield, Phong Hien VÕ THỊ THU THẢO Học viên Cao học K21, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế. Địa chỉ: 285/5 Hùng Vương, tổ 10, phường Hội Thương, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. ĐT: 0984520223, Email: thuthao212@gmail.com PGS. TS. NGUYỄN BÁ LỘC Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2