TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI PHẪU CỦA THÂN VÀ<br />
LÁ CÂY TẦM GỬI CÂY GẠO (TAXILLUS CHINENSIS)<br />
Nguyễn Xuân Thủy*; Chử Văn Mến**; Vũ Bình Dương**<br />
TÓM TẮT<br />
Đã mô tả được đặc điểm vi phẫu và bột dược liệu tầm gửi ký sinh trên cây gạo (tầm gửi gạo)<br />
góp phần xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu này. Nghiên cứu vi phẫu cắt ngang và soi bột thân<br />
và lá tầm gửi gạo. Kết quả cho thấy: trong vi phẫu của thân và lá tầm gửi gạo đều có các thành<br />
phần bần-biểu bì, mô mềm, xen kẽ là các đám sợi và libe-gỗ, tầng phát sinh libe-gỗ không rõ<br />
rệt. Đặc trưng của bột tầm gửi gạo là các tinh thể canxi oxlate hình khối lập thể, các mảnh<br />
mạch vòng, mạch điểm rất rõ ở thân nhiều hơn so với bột lá. Kết quả này bước đầu góp phần<br />
xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu tầm gửi gạo.<br />
* Từ khóa: Tầm gửi gạo; Đặc điểm vi phẫu.<br />
<br />
STUDY ON MICROSCOPICAL CHARACTERISTICS OF STEM<br />
AND LEAVES OF TAXILLUS CHINENSIS<br />
SUMMARY<br />
Taxillus chinensis is a valuable herb with diverse bioactive effects. Adulteration of this herb<br />
in the market make its effect fluctuated. Thus, the standardization of this herb is highly significant.<br />
In this study, we investigated the microscopical characteristics of this herb, partly contributes to<br />
the standardization of Taxillus chinensis. Leaves and stem of Taxillus chinensis were investigated<br />
giving detailed microscopical descriptions of their transverse sections and powders. The results<br />
may provide useful tool for botanical identification and helpful for standardization of the crude<br />
plant materials from Taxillus chinensis.<br />
* Key words: Taxillus chinensis; Microscopical characteristics.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc<br />
từ bài thuốc cổ truyền đóng vai trò quan<br />
trọng trong nghiên cứu phát triển thuốc<br />
mới [1, 2, 3]. Tầm gửi gạo Taxillus chinensis<br />
<br />
(DC.) Danser (Loranthaceae) có nhiều<br />
tác dụng như bổ thận, bổ huyết…, được<br />
dùng rộng rãi ở Trung Quốc và Việt Nam<br />
để điều trị các hội chứng thận yếu như<br />
đau lưng, mỏi gối, viêm khớp, dọa sảy<br />
thai, tăng huyết áp, đau thắt ngực, đột quỵ,<br />
<br />
* Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Bình Dương (vbduong2979@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 25/08/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/09/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 01/10/2014<br />
<br />
22<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014<br />
<br />
loạn nhịp nhanh, nhờ tác dụng ức chế<br />
miễn dịch, an thần, chống tăng huyết áp,<br />
kích thích co bóp tế bào cơ tim, gây giãn<br />
mạch vành và ức chế co tử cung [4, 5, 6,<br />
7, 8].<br />
<br />
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Nguyên liệu.<br />
Tầm gửi gạo (hình 1) đang ra hoa và<br />
quả, thu hái tại Hiền Quang, Tam Nông,<br />
Phú Thọ vào tháng 6 - 2014. Lưu trữ các<br />
mẫu nghiên cứu tại Phòng Tiêu bản,<br />
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng sản<br />
xuất thuốc, Học viện Quân y. Các mẫu<br />
được giám định tên khoa học dựa theo<br />
khoa phân loại trong tài liệu Thực vật chí<br />
Trung Quốc [9]. Kết quả cây tầm gửi gạo<br />
có tên khoa học là Taxillus chinensis(DC)<br />
Danser, họ Tầm gửi Loranthaceae.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Dược liệu tươi sau khi thu hái được<br />
rửa sạch và đem cắt tiêu bản. Một phần<br />
dược liệu khác được tách riêng phần lá<br />
<br />
Hình 1: Tầm gửi gạo (Taxillus chinensis).<br />
<br />
và thân, sấy khô ở nhiệt độ 80oC tới khối<br />
<br />
Ở Việt Nam, tầm gửi gạo phân bố chủ<br />
<br />
lượng không đổi, sau đó, dùng thuyền tán<br />
<br />
yếu ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc<br />
<br />
và chày cối sứ nghiền nhỏ. Rây lấy bột<br />
<br />
như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang…<br />
<br />
mịn, dùng kim mũi mác lấy bột dược liệu<br />
<br />
Trữ lượng dược liệu này trong tự nhiên<br />
<br />
cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt<br />
<br />
rất hạn chế và giá thành cao. Hiện nay,<br />
<br />
glycerin. §ặt lamen lên và quan sát đặc<br />
<br />
đã có hiện tượng làm giả tầm gửi gạo để<br />
<br />
điểm bột dược liệu dưới kính hiển vi [10].<br />
<br />
bán cho người tiêu dùng, khiến hiệu quả<br />
<br />
Phần thân chính cắt cách chồi đỉnh khoảng<br />
<br />
điều trị của vị thuốc không ổn định. Do đó,<br />
<br />
2 cm, lá cắt ở 1/3 gân chính tính từ cuống<br />
<br />
việc tiêu chuẩn hóa dược liệu tầm gửi<br />
<br />
lá. Tẩy các lát cắt bằng nước javen, sau<br />
<br />
gạo rất cần để tránh nhầm lẫn với các loại<br />
<br />
đó nhuộm theo phương pháp nhuộm kép.<br />
<br />
dược liệu khác. Trong bài báo này, chúng<br />
<br />
Quan sát đặc điểm vi phẫu dưới kính<br />
<br />
tôi thông báo kết quả nghiên cứu đặc<br />
<br />
hiển vi [10]. Chụp ảnh đặc điểm vi phẫu<br />
<br />
điểm vi phẫu và bột tầm gửi gạo, làm cơ<br />
<br />
và bột dược liệu dưới kính hiển vi bằng<br />
<br />
sở cho việc tiêu chuẩn hóa dược liệu này<br />
<br />
máy ảnh CANON. Xử lý ảnh bằng phần<br />
<br />
bằng phương pháp hiển vi.<br />
<br />
mềm PHOTOSHOP CS8.<br />
<br />
23<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Kết quả vi phẫu của tầm gửi gạo.<br />
* Vi phẫu thân (hình 2):<br />
<br />
Hình 2: Hình ảnh vi phẫu thân tầm gửi gạo.<br />
(1: Bần-biểu bì; 2: Mô mềm vỏ; 3: Bó sợi; 4: Libe; 5: Gỗ)<br />
<br />
Quan sát hình ảnh vi phẫu thấy mặt cắt thân hình gần tròn, từ ngoài vào trong có các<br />
đặc điểm mặt cắt ngang có thiết diện tròn. Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào xếp thành<br />
vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm (1), mặt ngoài phủ một lớp cutin mỏng. Mô mềm vỏ là<br />
những tế bào hình trứng hay đa giác thành mỏng (2). Trong mô mềm, rải rác có đám mô<br />
cứng hay đám sợi (3). Libe gồm các bó nhỏ, ngoài mỗi bó có bó sợi, tầng phát sinh libe-gỗ<br />
không rõ. Phần libe-gỗ rất phát triển, libe phía ngoài (4), phần gỗ phía trong xếp thành dải<br />
(5). Trong cùng là mô mềm ruột được cấu tạo bởi các tế bào hình tròn hay đa giác có kích<br />
thước lớn, thành mỏng, rải rác có chứa đám tinh thể canxi oxalat hình khối.<br />
* Vi phẫu lá (hình 3):<br />
<br />
Hình 3: Vi phẫu lá tầm gửi gạo.<br />
(1: Biểu bì; 2: Mô dày; 3: Mô giậu; 4: Mô mềm; 5: Mô cứng; 6: Gỗ; 7: Tinh thể canxi oxalate; 8: Libe).<br />
<br />
24<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014<br />
<br />
Quan sát hỉnh ảnh vi phẫu lá cho thấy:<br />
- Gân lá: phía trên hơi lồi, phía dưới lồi nhiều. Biểu bì trên và dưới gồm một hàng tế<br />
bào hình chữ nhật nhỏ, xếp đều đặn, phía ngoài được phủ lớp cutin mỏng. Sát biểu bì<br />
là lớp mô dày. Mô mềm là tế bào thành mỏng, hình đa giác hay hình trứng. Trong mô<br />
mền có các đám mô cứng tạo thành cung rải rác bao quanh bó libe-gỗ. Có 3 bó libe-gỗ<br />
lớn ở 3 gân chính, cung libe phía trên và phía dưới bao quanh bó gỗ. Gỗ cấu tạo bởi<br />
mạch gỗ xếp thành hàng xen kẽ trong nhu mô tạo thành các bó riêng biệt.<br />
- Phiến lá: biểu bì trên và dưới là một hàng tế bào hình chữ nhật, tương tự gân lá.<br />
Mô giậu không rõ. Trong mô mềm có thể cứng và rải rác có tinh thể canxi oxalat hình khối.<br />
2. Kết quả soi bột dƣợc liệu.<br />
* Bột lá (hình 4):<br />
<br />
Hình 4: Hình ảnh vi phẫu bột lá tầm gửi gạo.<br />
(1: Mạch điểm; 2, 3: Mạch vòng; 4: Lỗ khí; 5: Tinh thể canxi oxlate hình cầu gai;<br />
6, 7, 8: Tinh thể canxi oxalate)<br />
<br />
Soi dưới kính hiển vi quan sát thấy bột màu vàng lục, không mùi, không vị. Các mảnh<br />
mạch điểm (1), mảnh mạch mạng, mạch xoắn (2, 3). Mảnh biểu bì mang lỗ khí (4), mảnh<br />
mô mềm lá có tế bào hình đa giác thành mỏng. Sợi đứng riêng lẻ hay tụ thành bó.<br />
Tế bào mô cứng có nhiều hình dạng khác nhau, thành dày, khoang hẹp. Tinh thể canxi<br />
oxalat hình cầu gai (5) và hình khối (6, 7, 8).<br />
<br />
25<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014<br />
<br />
* Bột thân (hình 5):<br />
<br />
Hình 5: Đặc điểm bột thân tầm gửi gạo.<br />
(1, 2: Mạch vòng; 3: Bó sợi; 4, 5: Mạch điểm; 6: Mảnh mang màu;<br />
7: Mảnh mô chứa tinh thể canxi oxalate; 8, 9: Tinh thể canxi oxalate)<br />
<br />
Soi dưới kính hiển vi quan sát thấy bột màu vàng lục, không mùi, không vị. Các mảnh<br />
mạch vòng (1, 2), bó sợi (3), mảnh mạch mạng, mạch điểm (4, 5). Mảnh mang màu (6),<br />
mảnh mô mang các tinh thể canxi oxalate (7). Tinh thể canxi oxalat hình khối (8, 9).<br />
KẾT LUẬN<br />
Đã mô tả đặc điểm vi phẫu và bột<br />
dược liệu tầm gửi gạo. Kết quả cho<br />
thấy: trong vi phẫu của thân và lá tầm<br />
gửi gạo đều có các thành phần bầnbiểu bì, mô mềm, xen kẽ là đám sợi và<br />
libe-gỗ, tầng phát sinh libe-gỗ không rõ<br />
rệt. Bột tầm gửi gạo có tinh thể canxi<br />
oxlate hình khối lập thể. Các mảnh<br />
mạch vòng, mạch điểm rất rõ ở thân<br />
nhiều hơn so với bột lá. Kết quả này<br />
bước đầu góp phần xây dựng và tiêu<br />
chuẩn hóa dược liệu tầm gửi gạo.<br />
<br />
26<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Viết Thân. Kiểm nghiệm<br />
dược liệu bằng phương pháp hiển vi. NXB<br />
Khoa học và Kỹ thuật. 2003, tr.582-593.<br />
2. Baker DD, Chu M, Oza U, Rajgarhia<br />
V. The value of natural products<br />
tofuture pharmaceutical discovery. Nat<br />
Prod Rep. 2007, 24, pp.1225-1244.<br />
3. Newman DJ, Cragg GM. Natural<br />
products as sources of new drugs over the 30<br />
years from 1981 - 2010. J Nat Prod. 2012,<br />
75, pp.311-335.<br />
<br />