TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM Ý TƢỞNG TỰ SÁT<br />
Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM NẶNG<br />
Bùi Quang Huy*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu trên 28 bệnh nhân (BN) trầm cảm nặng có ý định tự sát, cho thấy:<br />
- Các triệu chứng đặc trưng và phổ biến xuất hiện trên tất cả BN. Mất ngủ toàn bộ là rối loạn giấc<br />
ngủ hay gặp nhất (57,15%). Chán ăn là rối loạn ăn uống gặp ở hầu hết BN (96,43%).<br />
- Đa số BN (67,86%) định thực hiện hành vi tự sát vào ban ngày. 82,14% BN ý tưởng tự sát thỉnh<br />
thoảng mới xuất hiện. 64,28% BN dự kiến tự sát bằng phương pháp tự đầu độc bằng thuốc. Đa số<br />
BN có tái phát ý định tự sát (75%). 57,14% BN định tự sát ở nhà riêng, 32,14% định tự sát ở cơ<br />
quan.<br />
* Từ khóa: Trầm cảm; Ý định tự sát.<br />
<br />
Studying suicide attempts in<br />
depressive severity disorder patients<br />
Summary<br />
Studying 28 patients, who had depressive severity dirsorder and suicidal idea, we came the following<br />
conclutions:<br />
- All symptoms of depressive disorder were present on patients, who had severe depressive<br />
disorder. Total insomnia was the most common sleep disorder (57.15%). 96.43% of all patients had<br />
loss of appetite.<br />
- 67.86% of patients wanted to make tentative suiside on the day, 82.14% of patients had irregular<br />
suicidal idea. 64.28% of patients used overdose drugs. 75% of patients had recurrent suicidal idea.<br />
57.14% of patients wanted to make tentative suicide at their home, and 32.14% at office.<br />
* Key words: Depressive dirsoder; Suicidal idea.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trầm cảm là một trong các rối loạn tâm<br />
thần rất phổ biến ở nước ta cũng như trên<br />
thế giới, chiếm khoảng 6% dân số thế giới.<br />
Theo Kaplan H. I (1994), trầm cảm nặng<br />
chiếm 30% tổng số BN trầm cảm.<br />
Trầm cảm nặng có triệu chứng lâm sàng<br />
đa dạng, phong phú, nhưng nguy hiểm nhất<br />
<br />
là ý định và hành vi tự sát. Theo Sadock B.<br />
J (2007), ý định tự sát gặp ở tất cả BN trầm<br />
cảm mức độ nặng. Từ ý định tự sát, BN có<br />
thể có hành vi tự sát và tự sát thành công.<br />
Việc nghiên cứu đặc điểm của ý định tự<br />
sát ở BN trầm cảm nặng giúp phát hiện<br />
sớm, điều trị kịp thời, giảm nguy cơ tử vong<br />
do tự sát ở những BN này.<br />
<br />
* Bệnh viện 103<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Cao Tiến Đức<br />
PGS. TS. Phan Việt Nga<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài<br />
này với mục tiêu:<br />
<br />
* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống<br />
kê y học bằng chương trình SPSS 15.0.<br />
<br />
- Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm<br />
cảm nặng.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
- Phân tích đặc điểm của ý tưởng tự sát<br />
ở những BN này.<br />
<br />
1. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm<br />
cảm nặng.<br />
* Các triệu chứng đặc trưng:<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
28 BN (15 nam và 13 nữ) được chẩn<br />
đoán trầm cảm nặng có ý định tự sát theo<br />
tiêu chuẩn ICD-10 (1992), điều trị nội trú<br />
tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 từ 1 2010 đến 12 - 2012.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN rối loạn phân liệt cảm xúc.<br />
- BN thần phân liệt thể trầm cảm sau<br />
phân liệt.<br />
- Rối loạn trầm cảm thực tổn.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu mô tả theo dõi cắt ngang<br />
nhằm xác định các ý tưởng và hành vi tự<br />
sát ở BN rối loạn trầm cảm nặng.<br />
* Công cụ chẩn đoán và đánh giá:<br />
- Sử dụng bệnh án thiết kế cho nghiên<br />
cứu.<br />
- Thang đánh giá ý tưởng và mức độ ý<br />
tưởng tự sát (Ivan W. Miller và William<br />
H. Norman, 1991).<br />
- Test Beck đánh giá mức độ trầm cảm.<br />
- Bảng Phân loại bệnh Quốc tế ICD-10F<br />
(1992) mục chẩn đoán trầm cảm.<br />
<br />
Khí sắc trầm: 28 BN (100,0%); mất thích<br />
thú: 28 BN (100,0%); mệt mỏi: 28 BN (100,0%).<br />
Tất cả BN trong nhóm nghiên cứu đều có<br />
đầy đủ triệu chứng đặc trưng của trầm cảm.<br />
Theo Kaplan H.I (1994): trầm cảm mức<br />
độ nặng đòi hỏi phải có tất cả 9 triệu chứng,<br />
bao gồm triệu chứng đặc trưng và triệu<br />
chứng phổ biên của trầm cảm.<br />
* Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm:<br />
Giảm chú ý: 28 BN (100,0%); giảm tự<br />
trọng: 28 BN (100,0%); ý tưởng buộc tội :<br />
13 BN (46,42%) ; ý nghĩ bi quan: 28 BN<br />
(100,0%); ý định tự sát: 28 BN (100,0%); rối<br />
loạn giấc ngủ: 28 BN (100,0%); rối loạn ăn<br />
uống: 28 BN (100,0%). Trừ triệu chứng tự<br />
buộc tội xuất hiện với tỷ lệ thấp, còn các<br />
triệu chứng khác đều tồn tại ở mọi BN. Điều<br />
này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác,<br />
như Van G.A khi tìm hiểu mối liên quan<br />
giữa ý định tự sát với mức độ nặng của<br />
trầm cảm. Tác giả cho rằng trầm cảm nặng<br />
có tất cả triệu chứng, trong đó, triệu chứng<br />
thúc đẩy mãnh liệt ý định tự sát là ý nghĩ bi<br />
quan và ý tưởng tự buộc tội.<br />
* Phân tích các loại rối loạn giấc ngủ:<br />
Mất ngủ đầu giấc: 3 BN (10,71%); mất<br />
ngủ giữa giấc: 4 BN (14,28%); mất ngủ cuối<br />
giấc: 5 BN (17,86%); mất ngủ toàn bộ: 16<br />
BN (57,15%). Kết quả này phù hợp với<br />
nghiên cứu của Olgiati P (2006): BN mất<br />
<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
ngủ càng trầm trọng (mất ngủ toàn bộ),<br />
nguy cơ tự sát càng cao.<br />
* Rối loạn ăn uống:<br />
Chán ăn: 27 BN (96,43%); không ăn: 1 BN<br />
(3,57%). Kết quả này phù hợp với nhận xét<br />
của Sadock B. J (2007): hầu hết BN trầm<br />
cảm nặng có ý định tự sát là những người<br />
chán ăn.<br />
2. Đặc điểm ý tƣởng và hành vi tự sát.<br />
* Thời điểm xuất hiện hành vi tự sát:<br />
Ban ngày (6 - 18 giờ): 19 BN (67,86%);<br />
ban đêm (18 - 6 giờ): 9 BN (2,14%). Đa số<br />
BN thực hiện hành vi tự sát vào ban ngày.<br />
Kết quả này phù hợp với ý kiến của Micheal<br />
G. G (2011): BN thường lựa chọn thời điểm<br />
không có ai ở nhà, hoặc không ai để ý để<br />
thực hiện hành vi tự sát. Điều này có nghĩa,<br />
có thể tiến hành tự sát vào ban ngày (nếu<br />
mọi người đi làm ngày), hoặc ban đêm (khi<br />
mọi người đã ngủ.<br />
* Tần suất của ý tưởng tự sát:<br />
Thỉnh thoảng: 23 BN (82,14%); liên tục:<br />
5 BN (17,86%). Kết quả này phù hợp với<br />
Kaplan H.I (1994): đa số BN chỉ nghĩ đến tự<br />
sát vài phút trước khi hành động. Những<br />
BN này thường không có kế hoạch tự sát<br />
chu đáo, nên dễ bị phát hiện bởi những<br />
người xung quanh.<br />
* Các phương pháp dự định dùng để tự<br />
sát:<br />
Tự đầu độc bằng thuốc: 18 BN<br />
(64,28%); thắt cổ: 6 BN (21,43%); tự<br />
thương: 4 BN (14,29%). Đa số BN dự kiến<br />
tự sát bằng phương pháp sử dụng quá liều<br />
thuốc (thuốc ngủ, thuốc bình thần, thuốc sốt<br />
rét). Kết quả của chúng tôi phù hợp với<br />
nghiên cứu của Nguyễn Hữu Kỳ (1996) với<br />
<br />
kết quả 87,6% BN dùng biện pháp ngộ độc<br />
thuốc. Còn theo Gelder M (2009), sử dụng<br />
súng và khí gas để tự tử chiếm 30% BN.<br />
* Sự tái phát của ý định tự sát:<br />
1 lần (chưa tái phát): 7 BN (25,00%);<br />
2 lần: 13 BN (46,43%); ≥ 3 lần: 8 BN<br />
(28,57%). Trong nhóm nghiên cứu, 1 BN có<br />
thể có một hoặc nhiều lần có ý định tự sát.<br />
Theo Gelder M (1988), tái phát ý định tự sát<br />
là hiện tượng phổ biến trong trầm cảm, khi<br />
bệnh trầm cảm tái phát, ý định tự sát cũng<br />
tái phát theo. Còn theo Kaplan H. I (1994):<br />
khoảng 75% BN sẽ tái phát ý định tự sát,<br />
phổ biến nhất là 2 và 3 lần.<br />
* Địa điểm định tự sát:<br />
Tại nhà riêng: 16 BN (57,14%); tại cơ<br />
quan: 9 BN (32,14%); nơi khác: 3 BN<br />
(10,72%). Kết quả này phù hợp với nhận xét<br />
của một số tác giả: đa số BN sẽ thực hiện<br />
hành vi tự sát tại nhà mình, một số ít tiến<br />
hành ở cơ quan hoặc một nơi khác thuận<br />
lợi.<br />
KẾT LUẬN<br />
1. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm<br />
cảm nặng.<br />
- Các triệu chứng đặc chưng và phổ biến<br />
xuất hiện trên tất cả BN.<br />
- Mất ngủ toàn bộ là rối loạn giấc ngủ<br />
hay gặp nhất (57,15%).<br />
- Chán ăn là rối loạn ăn uống gặp ở hầu<br />
hết BN (96,43%).<br />
2. Phân tích đặc điểm của ý tƣởng tự<br />
sát.<br />
- Đa số BN (67,86%) thực hiện hành vi<br />
tự sát vào ban ngày. 82,14% BN ý tưởng tự<br />
sát thỉnh thoảng mới xuất hiện.<br />
<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
- 64,28% BN dự kiến tự sát bằng<br />
phương pháp ngộ độc thuốc.<br />
- Đa số BN có tái phát ý định tự sát (75%).<br />
- 57,14% BN định tự sát ở nhà riêng,<br />
32,14% định tự sát ở cơ quan.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bùi Quang Huy, Cao Tiến Đức. Nghiên<br />
cứu một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở BN<br />
tâm thần có hành vi tự sát. Tạp chí Y - Dược<br />
học quân sự. 2004, số 2, tr.92-96.<br />
2. Nguyễn Hữu Kỳ. Nghiên cứu sự liên quan<br />
giữa yếu tố ngoại lai, nhân tố tâm lý và nhân tố<br />
bệnh tâm thần ở những người toan tự sát. Luận<br />
án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
1996.<br />
3. Gelder M, Gath D, Mayor R. Affective<br />
disorders. Oxford Textbook of Psychiatry. Second<br />
edition. 1988, pp.268-323.<br />
<br />
4. Gelder G. M.; Andreasen N. C. and Geddes<br />
J. R. New Oxford Textbook of Psychiatry. Oxford<br />
University Press. 2009, Vol 1, pp.482-486.<br />
5. Kaplan H.I, Sandock B. J, Grebb J.A. Synopsis<br />
of Psychiatry. Sevent Edition. Washington DC.<br />
1994, pp.813-823.<br />
6. Olgiati P, Serretti A, Colombo C. Retrospective<br />
analysis of psychomotor agitation, hypomanic<br />
symptoms, and suicidal ideation in unipolar<br />
depression. Depress Anxiety. 2006, 23 (7),<br />
pp.389-397.<br />
7. Sadock B. J, Sadock V. A. Synopsis of<br />
Psychiatry. 10th Edition. Washington DC. 2007,<br />
pp.468-483.<br />
8. Van Gastel A, Schotte C, Maes M. The<br />
prediction of suicidal intent in depressed<br />
patients. Acta Psychiatr Scand. 1997, Oct, 96 (4),<br />
pp.254-259.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 29/1/2013<br />
Ngày giao phản biện: 22/3/2013<br />
Ngày giao bản thảo in: 26/4/2013<br />
<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
<br />
5<br />
<br />