Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN TÁI TƯỚI MÁU<br />
TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM ST CHÊNH LÊN<br />
TẠI CÁC TRUNG TÂM TIM MẠCH LỚN CÓ ĐƠN VỊ CAN THIỆP TIM<br />
Võ Thành Nhân*, Trương Quang Bình**, Hồ Thượng Dũng***, Đỗ Quang Huân****,<br />
Nguyễn Cửu Lợi*****, Thân Hà Ngọc Thể******<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở khoa học: Các hướng dẫn lâm sàng đều khuyến cáo các bệnh viện có điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ<br />
tim ST chênh lên bằng can thiệp mạch vành qua da cấp cứu cần phải thực hiện thủ thuật này trong vòng 90 phút<br />
kể từ khi bệnh nhân đến khám hay nhập viện. Ở Việt Nam, chưa có các dữ liệu về thời gian thực cửa-bóng trong<br />
thực hành lâm sàng. Hiểu biết về thời gian này có thể giúp các bệnh viện đề ra các chiến lược thích hợp để làm<br />
giảm thiểu tử vong do làm giảm thời gian quan trọng này trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên.<br />
Mục tiêu và phương pháp: Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá trung vị thời gian cửa bóng và cửa<br />
kim trên bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại các bệnh viện lớn và xác định tỉ lệ bệnh<br />
nhân đạt thời gian cửa-bóng < 90 phút như khuyến cáo. Đây là một nghiên cứu quan sát, tiền cứu, đa trung tâm<br />
thực hiện tại các khoa Tim mạch Can thiệp thuộc 6 bệnh viện ở miền Nam Việt Nam. Các thông tin thu thập từ<br />
mỗi bệnh nhân bao gồm đặc tính nhân trắc học, điện tâm đồ và dấu ấn của tim, liệu pháp tái tưới máu bao gồm<br />
tiêu sợi huyết hay can thiệp mạch vành cấp cứu, các thời gian cửa-bóng và cửa-kim cùng các liệu pháp kháng tiểu<br />
cầu.<br />
Kết quả: Có 305 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu. Trong đó 77% bệnh nhân là nam. Tuổi<br />
trung bình là 61,5 +13,5 và 60% bệnh nhân trên 65 tuổi. Có 91,8% bệnh nhân được điều trị bằng can thiệp mạch<br />
vành cấp cứu. Thời gian trung vị cửa-bóng là 154 phút (bách phân vi: 85,180). Trong số bệnh nhân được can<br />
thiệp mạch vành, chỉ có 30% có thời gian cửa-bóng đạt < 90 phút. Chỉ có 5 bệnh nhân được điều trị bằng tiêu sợi<br />
huyết nguyên phát và thời gian cửa-kim là 335 phút (bách phân vị: 5, 670)<br />
Kết luận: Đây là một nghiên cứu sơ bộ đầu tiên về thời gian tái tưới máu tại Việt Nam, và nghiên cứu này<br />
mô tả chi tiết quá trình can thiệp tại 6 đơn vị can thiệp tim mạch lớn tại Việt Nam với thời gian tái tưới máu dài<br />
hơn rất nhiều so với đích khuyến cáo. Nghiên cứu này cho thấy cần phải có sự thay đổi trong quy trình xử trí để<br />
không chỉ cải thiện thời gian tái tưới máu mà còn cải thiện phương thức điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp<br />
có ST chênh lên.<br />
Từ khóa: thời gian cửa bong, thời gian tái tưới máu, nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên<br />
<br />
ABSTRACT<br />
REPERFUSION TIME STUDY IN HOSPITALS HAVING INTERVENTIONAL CARDIOLOGY UNIT<br />
Vo Thanh Nhan, Truong Quang Binh, Ho Thuong Dung, Do Quang Huan, Nguyen Cuu Loi,<br />
Than Ha Ngoc The * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 27 - 37<br />
Background: Clinical guidelines recommend that hospitals providing primary percutaneous coronary<br />
intervention to patients with ST segment elevation myocardial infarction (STEMI) should treat patients within<br />
* Khoa Tim mạch Can Thiệp - Bệnh Viện Chợ Rẫy<br />
**Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tp HCM<br />
***Bệnh viện Thống Nhấ, Tp HCM<br />
****Viện Tim, Tp HCM<br />
*****Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế ******Bệnh Viện Nhân Dân 115 Tp HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Võ Thành Nhân<br />
ĐT: 0903338192<br />
Email: drnhanvo@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
27<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
90 minutes of contact with the medical system or admission to hospital. In Viet nam, the data on door-to-balloon<br />
time was not available and it is necessary to know this important interval in current daily practice. The knowledge<br />
of the median (or average, depending on the type of distribution) of this time can help hospitals to elaborate<br />
strategies to achieve target of door-to-balloon time then to decrease the mortality in STEMI management.<br />
Objectives and method: The primary objective of this study was to know the median of door-to-needle and<br />
door – to - balloon time of STEMI patients admitted in major hospital and to determine the percentage of patient<br />
who achieved the door-to-balloon les than 90 minutes. This is an observational, prospective, multi-centre study<br />
which was conducted in interventional departments from 6 hospitals in the South of Vietnam. All STEMI<br />
patients who satisfied the inclusion and exclusion criteria were enrolled in the study. The information collected<br />
about each patient include baseline demographics, ECG and cardiac marker data, reperfusion therapy, fibrinolytic<br />
treatment or primary PCI, the time from hospital admission to needle and balloon inflation and antiplatelet<br />
therapies.<br />
Results: There were 305 eligible patients entered the study. Seventy seven percent of patients were male. The<br />
mean age of eligible patients was 61.5 ± 13.5 years old, 60% were 65 years of age or older. There were 91.8% of<br />
patients were trated by primary PCI. The median door-to-ballon time of these patients was 154 minutes<br />
(interquatile: 85, 180). Among primary PCI patients, there were only 30% of patients had the door – to - balloon<br />
time less than 90 minutes. There were only 5 patients treated by primary thrombolytic therapy and the median<br />
door-to-needle time was 335 minutes (interquatile: 5, 670).<br />
Conclusion: As the first registry on reperfusion time conducted in Viet Nam, this study provides details of<br />
the time delay at 6 major cardiological intervention centers in Viet nam with reperfusion time much longer than<br />
recommended target. This study results may lead to changes of current process in hospitals for improving not only<br />
the median reperfusion time but also in medical treatment for STEMI patients.<br />
Key words: door – to – balloon time, reperfusion time, ST segment elevation myocardial infarction<br />
chênh lên trên điện tâm đồ, được điều trị bằng<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
tiêu sợi huyết, có giá trị tiên lượng hằng định về<br />
Nhồi máu cơ tim cấp có nguyên nhân chủ<br />
tỉ lệ tử vong của bệnh nhân(23,36). Các nghiên cứu<br />
yếu là huyết khối, tạo nên trên nền của mảng xơ<br />
tổng hợp từ nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên, tiền<br />
vữa bị vỡ, làm tắc hoàn toàn động mạch vành<br />
cứu cho thấy tỉ lệ tử vong giảm đến gần 25% nếu<br />
thủ phạm(7). Đây là bệnh lý gây tử vong hàng<br />
dùng tiêu sợi huyết sớm(8,37). Thời gian cửa-bóng<br />
đầu tại Mỹ(1). Mặc dù chưa có số liệu thống kê<br />
(door – to - balloon time = D2B) là thời gian từ<br />
đầy đủ, nhồi máu cơ tim cấp cũng là bệnh lý tim<br />
lúc nhập viện cho đến lúc được can thiệp động<br />
mạch đang gia tăng tại Việt Nam. Các liệu pháp<br />
mạch vành qua da (PCI) cấp cứu trên bệnh nhân<br />
như tiêu sợi huyết hay can thiệp động mạch<br />
nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên, và<br />
vành qua da (PCI) có tác dụng tái tưới máu dòng<br />
thời gian này liên quan chặt chẽ với tỉ lệ sống<br />
máu đi qua chỗ tắc. Dù liệu pháp nào được sử<br />
còn của bệnh nhân cũng như chất lượng chăm<br />
dụng, thời gian để tái tưới máu càng kéo dài thì<br />
sóc và điều trị. Ở bệnh nhân điều trị bằng PCI<br />
nguy cơ suy thất trái và tử vong càng gia<br />
cấp cứu, mỗi 30 phút chậm trễ làm tăng nguy cơ<br />
tăng(3,6,10,11,12,13,14,15,16,23,25,29). Nhanh chóng khởi động<br />
tương đối tỉ lệ tử vong sau một năm là 7,5%(4,35).<br />
liệu pháp tái tưới máu hoặc là với thuốc tiêu sợi<br />
Hướng dẫn của ACC/AHA cũng như của ESC<br />
huyết hoặc bằng can thiệp động mạch vành qua<br />
2007 về điều trị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh<br />
da giúp giới hạn kích thước ổ nhồi máu và gia<br />
lên (STEMI) đều khuyến cáo thực hiện điều trị<br />
tăng tỉ lệ sống còn(4). Thời gian tái tưới máu trên<br />
tiêu sợi huyết với thời gian cửa kim < 30 phút<br />
bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST<br />
hoặc thời gian cửa-bóng < 90 phút nếu PCI nhằm<br />
<br />
28<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
giảm tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân nhồi máu<br />
cơ tim cấp(4,35). Hướng dẫn của ACC/AHA về<br />
STEMI cũng gợi ý rằng nếu thời gian thực hiện<br />
PCI chậm trễ quá 60 phút, liệu pháp tiêu sợi<br />
huyết nên được xem xét(4,20,30,35). Nghiên cứu<br />
GRACE (Global Registry of Acute Coronary<br />
Events) nhận thấy trên bệnh nhân điều trị bằng<br />
tiêu sợi huyết, mỗi 10 phút chậm trễ so với thời<br />
khoảng thời gian quy định là 30-60 phút làm<br />
tăng 0,30% tỉ lệ tử vong trong 6 tháng và tăng<br />
0,18% nếu thời gian cửa bóng vượt quá khung<br />
thời gian 90-150 phút(30).<br />
<br />
đào tạo huấn luyện kỹ nhằm rút ngắn thời<br />
gian của từng khâu. Các chiến lược được<br />
khuyến nghị bao gồm: (1) phòng cấp cứu kích<br />
hoạt đơn vị thông tim (2) thiết lập hệ thống<br />
gọi 1 lần để kích hoạt đơn vị thông tim (3) đơn<br />
vị thông tim có mặt trong vòng 20-30 phút sau<br />
khi được gọi (4) hỗ trợ của ban lãnh đạo bệnh<br />
viện trong việc rút ngắn thời gian tái tưới máu<br />
tại bệnh viện (5) đơn vị thông tim và cấp cứu<br />
luôn theo dõi các thông số để trao đổi và<br />
thông tin cho nhau (6) làm việc theo nhóm để<br />
đạt thời gian đích mong muốn.<br />
<br />
Tuy vậy trên thực tế lâm sàng, ngay tại<br />
Mỹ, nơi mà hệ thống y tế được tổ chức khá<br />
hoàn hảo, vẫn có một tỉ lệ lớn bệnh nhân<br />
không được thực hiện các liệu pháp trên trong<br />
khoảng thời gian như khuyến cáo(18,28). Một<br />
điều tra mang tên National Registry of<br />
Myocardial Infarction (NRMI) tại Mỹ thực<br />
hiện trong khoảng thời gian từ 1994 đến 1998,<br />
trên hơn 27.000 bệnh nhân từ 661 bệnh viện<br />
tuyến sau và bệnh viện khu vực có khả năng<br />
can thiệp cấp cứu cho thấy thời gian cửa-bóng<br />
trung vị kéo dài đến 1 giờ 56 phút (116 phút),<br />
thời gian này càng dài thì tỉ lệ tử vong trong<br />
bệnh viện càng tăng(28). NRMI-3 - 4 là các quan<br />
sát tiếp sau trong khoảng thời gian 4 năm từ<br />
1999-2002 nhận thấy, năm 1999 chỉ có 46%<br />
bệnh nhân điều trị bằng tiêu sợi huyết trong<br />
thời gian khuyến cáo < 30 phút và chỉ có 35%<br />
bệnh nhân có thời gian cửa-bóng < 90 phút (18).<br />
Thời gian cửa-đâm kim và cửa-bóng là các<br />
thông số phụ thuộc nhiều vào quy trình tiếp<br />
nhận và điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim<br />
cấp tại từng bệnh viện. Việc đánh giá và tìm<br />
hiểu khâu nào của quy trình đó kéo dài dẫn<br />
đến kéo dài quy trình chung hoặc có thể cải<br />
thiện để rút ngắn từng khâu của quy trình sẽ<br />
giúp rút ngắn các thông số quan trọng này là<br />
việc làm rất quan trọng. Tại Mỹ, kết quả của<br />
nhiều cuộc điều tra tại các bang khác nhau cho<br />
thấy có thể rút ngắn các thông số trên nếu<br />
từng đơn vị tham gia vào quy trình điều trị<br />
bệnh nhân nhận thức được vấn đề và được<br />
<br />
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây,<br />
chuyên ngành tim mạch học can thiệp ngày càng<br />
phát triển tại các thành phố lớn. Ngày càng có<br />
nhiều đơn vị thông tim thực hiện được can thiệp<br />
mạch vành qua da cấp cứu. Tuy vậy, cho đến<br />
nay, chưa có một nghiên cứu quy mô lớn đa<br />
trung tâm nào tại các bệnh viện có đơn vị thông<br />
tim về thời gian tái tưới máu nhằm tìm hiểu xem<br />
thời gian cửa-đâm kim (gọi tắt là cửa-kim) và<br />
cửa-bơm bóng (gọi tắt là cửa-bóng) là bao nhiêu<br />
cũng như tỉ lệ bệnh nhân đạt các khoảng thời<br />
gian này theo khuyến cáo là bao nhiêu. Việc thực<br />
hiện một nghiên cứu như vậy sẽ giúp cho các<br />
đơn vị có điều kiện cải thiện các quy trình điều<br />
trị tại các bệnh viện nhằm điều trị bệnh nhân tốt<br />
hơn, từ đó giảm tỉ lệ tử vong và các biến chứng<br />
do chậm trễ tái tưới máu. Do vậy, nghiên cứu<br />
này có mục tiêu chính là tìm hiểu thời gian cửakim và cửa-bóng tại các bệnh viện có đơn vị can<br />
thiệp tim mạch tại Việt Nam.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Nghiên cứu REPERFUSION-TIME là một<br />
nghiên cứu cắt ngang, đa trung tâm nhằm mục<br />
đích mô tả tình hình thực tế trong điều kiện thực<br />
hành hàng ngày việc điều trị nhồi máu cơ tim<br />
cấp tại các bệnh viện lớn có đơn vị thông tim và<br />
tìm hiểu khoảng cách giữa các hướng dẫn thực<br />
hành lâm sàng trong và ngoài nước với thực tế<br />
điều trị trong bệnh viện hàng ngày trên đối<br />
tượng bệnh nhân này thông qua 2 thông số là<br />
thời gian cửa-kim và thời gian cửa-bóng. Mục<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
29<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
tiêu phụ của nghiên cứu là xác định tỉ lệ bệnh<br />
nhân đạt thời gian cửa-kim dưới 30 phút và thời<br />
gian cửa-bóng dưới 90 phút cũng như quy trình<br />
điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại các<br />
bệnh viện này. Nghiên cứu cũng sẽ khảo sát việc<br />
sử dụng các liệu pháp kháng tiểu cầu trên các<br />
bệnh nhân này.<br />
Đây là một nghiên cứu sơ bộ với thời gian<br />
tuyển bệnh kéo dài trong 12 tháng kể từ tháng 12<br />
năm 2008. Mỗi trung tâm có một nghiên cứu<br />
viên chính là bác sĩ thuộc đơn vị tim mạch học<br />
can thiệp là đại diện cho trung tâm của mình.<br />
Nghiên cứu viên bao gồm các bác sĩ chuyên<br />
khoa tim mạch, bác sĩ tại khoa cấp cứu và bác sĩ<br />
tại các phòng khám của các bệnh viện có nhận<br />
bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. Trước khi<br />
tiến hành nghiên cứu tại các trung tâm, một bản<br />
câu hỏi thăm dò về tình hình chung của các<br />
trung tâm được thực hiện để có đánh giá chung.<br />
Bệnh nhân hội đủ tiêu chuẩn nhận bệnh phải<br />
do bác sĩ tham gia nghiên cứu đánh giá. Một khi<br />
bệnh nhân đã hội đủ tiêu chuẩn nhận bệnh và<br />
loại trừ của nghiên cứu, bệnh nhân hay người<br />
nhà bệnh nhân sẽ được thông tin về mục tiêu<br />
của nghiên cứu và nếu đồng ý bệnh nhân sẽ ký<br />
thoả thuận đồng ý tham gia vào nghiên cứu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn nhận bệnh bao gồm:<br />
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi.<br />
Bị đau thắt ngực và nhập viện trong vòng 24<br />
giờ sau khi khởi phát triệu chứng.<br />
Bệnh nhân có bản ghi điện tim đầu tiên cho<br />
thấy có ST chênh lên hay có blốc nhánh trái mới<br />
xuất hiện.<br />
Bệnh nhân (hay người nhà là đại diện hợp<br />
pháp của bệnh nhân) đồng ý ký thoả thuận tham<br />
gia nghiên cứu.<br />
<br />
Bệnh nhân nhập viện trên 24 giờ.<br />
Bệnh nhân không được chẩn đoán là nhồi<br />
máu cơ tim ST chênh lên sau khi nhập viện.<br />
Bệnh nhân không đồng ý ký thoả thuận<br />
tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá<br />
Các thông tin thu thập tại thời điểm nhận<br />
bệnh bao gồm:<br />
Các thông tin nhân trắc học: tuổi, giới, cân<br />
nặng, chiều cao, chỉ số khối lượng cơ thể (Body<br />
Mass Index=BMI).<br />
Tiền sử y khoa.<br />
Sinh hiệu: mạch, huyết áp, nhịp thở.<br />
Các yếu tố nguy cơ tim mạch và các bệnh tim<br />
mạch kết hợp.<br />
Phân tầng nhồi máu cơ tim: thang điểm TIMI<br />
Các thủ thuật thực hiện trong bệnh viện: tiêu<br />
sợi huyết hay can thiệp mạch vành qua da.<br />
Các kết cục trong bệnh viện.<br />
Điều trị kháng tiểu cầu và kháng đông, bao<br />
gồm thời điểm bắt đầu dùng và thời gian dự tính<br />
sử dụng.<br />
Thời gian trung vị cửa-bóng và cửa-kim<br />
được xác định theo từng trung tâm và cho toàn<br />
nghiên cứu. Các nghiên cứu viên tham gia vào<br />
việc điền chi tiết này phải đảm bảo ghi ở các thời<br />
điểm chính xác và cùng tương đồng nhau về<br />
thời gian ghi nhận. Thời gian cửa-kim là thời<br />
gian từ lúc bệnh nhân nhập viện cụ thể là lúc vào<br />
đến phòng cấp cứu hay phòng khám đến lúc<br />
đâm kim để thực hiện truyền thuốc tiêu sợi<br />
huyết. Còn thời gian cửa-bóng được xác định<br />
qua các thời đoạn sau:<br />
<br />
Không nhận vào nghiên cứu<br />
<br />
Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc có bản<br />
ghi điện tâm đồ 12 chuyển đạo đầu tiên. Thời<br />
gian này do bác sĩ cấp cứu hay bác sĩ phòng<br />
khám ghi nhận.<br />
<br />
Bệnh nhân không bị đau thắt ngực, bệnh<br />
nhân với thời gian khởi phát không được biết rõ,<br />
bệnh nhân có bản ghi điện tâm đồ không xác<br />
định rõ chẩn đoán hay không có giá trị.<br />
<br />
Thời gian từ lúc có bản ghi điện tâm đồ 12<br />
chuyển đạo đầu tiên đến khi có hội chẩn với<br />
khoa tim mạch và có chẩn đoán nhồi máu cơ tim<br />
ST chênh lên. Thời gian này do bác sĩ cấp cứu<br />
<br />
30<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
hay bác sĩ phòng khám ghi nhận.<br />
Thời gian từ lúc có chẩn đoán nhồi máu cơ<br />
tim đến khi bệnh nhân được đưa lên phòng<br />
thông tim và bơm bóng ngay chỗ tổn thương<br />
trong quá trình can thiệp. Thời gian này do bác sĩ<br />
phòng thông tim ghi nhận.<br />
Tỉ lệ bệnh nhân đã được chẩn đoán nhồi<br />
máu cơ tim có ST chênh lên có thời gian cửa-kim<br />
để thực hiện tiêu sợi huyết là dưới 30 phút và<br />
thời gian cửa - bóng tức thời gian từ lúc nhập<br />
viện đến lúc đến phòng thông tim và bơm bóng<br />
dưới 90 phút.<br />
Thời gian từ lúc có chẩn đoán nhồi máu cơ<br />
tim cấp đến khi khởi đầu liệu pháp kháng đông<br />
hay kháng tiểu cầu<br />
Quy trình hiện tại điều trị bệnh nhân nhồi<br />
máu cơ tim cấp tại phòng cấp cứu, khoa tim<br />
mạch cũng như khoa can thiệp tim mạch.<br />
<br />
Xử lý thống kê<br />
Các biến định tính như giới tính, tiền sử y<br />
khoa và các yếu tố nguy cơ, các đặc tính lâm<br />
sàng, các thủ thuật, kết cục tại bệnh viện sẽ được<br />
mô tả bằng tần xuất, tỉ lệ với khoảng tin cậy 95%.<br />
Các biến định lượng sẽ được mô tả bằng trung<br />
bình, trung vị với độ lệch chuẩn. Trung vị và<br />
khoảng bách phân vị sẽ được ghi nhận cho thời<br />
gian cửa-bóngvà thời gian cửa-đâm kim. Mô tả<br />
thống kê sẽ được thực hiện bằng phần mềm<br />
STATA phiên bản 9.0. Giá trị p < 0,05 biểu thị có<br />
ý nghĩa thống kê. Vì chỉ là một nghiên cứu sổ bộ,<br />
quan sát, việc tính cỡ mẫu cho nghiên cứu không<br />
được đặt ra. Tuy nhiên, cở mẫu ban đầu dự định<br />
là 300 bệnh nhân và phân bổ số bệnh nhân tiếp<br />
nhận tại các trung tâm đều dựa trên số lượng<br />
bệnh nhân thực tế đã có trong năm 2007 tại các<br />
trung tâm tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Các đặc tính nhân trắc học của dân số<br />
nghiên cứu<br />
Tổng số bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn<br />
bệnh là 305 người được thu nhận liên tiếp<br />
nhau tại 6 trung tâm có đơn vị can thiệp tim<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
mạch là bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học<br />
Y dược thành phố Hồ chí Minh, bệnh viện<br />
Nhân Dân 115, bệnh viện Thống Nhất, Viện<br />
Tim- Tp HCM và Trung tâm tim mạch thuộc<br />
bệnh viện đa khoa trung ương Huế từ tháng<br />
12/2008 đến tháng 12/2009. Bệnh nhân đầu tiên<br />
được nhận và ngày 8/12/2008 và bệnh nhân<br />
cuối cùng được nhận vào nghiên cứu là ngày<br />
30/12/2009. Tất cả bệnh nhân đều hội đủ tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim có đoạn ST<br />
chênh lên và đều ký thỏa thuận đồng ý tham<br />
gia vào nghiên cứu. Bảng 1 mô tả đặc điểm<br />
nhân trắc học của 305 bệnh nhân này.<br />
Bảng 1: Đặc điểm nhân trắc học của bệnh nhân đủ<br />
tiêu chuẩn nhận bệnh<br />
Đặc điểm<br />
n=305<br />
Tuổi trung bình (năm, SD)<br />
61,5 (13,5)<br />
Giới nam (%)<br />
76,7<br />
Cân nặng trung bình (Kg, SD)<br />
60,0 (10,0)<br />
Chiều cao trung bình (cm, SD)<br />
161,3 (10,9)<br />
2<br />
BMI trung bình (kg/m , SD)<br />
23,0 (3,0)<br />
Chu vi vòng eo trung bình (cm, SD)<br />
84,1 (8,8)<br />
Chú thích: SD: standard deviation = độ lệch chuẩn<br />
<br />
Có khoảng 78% bệnh nhân trên 50 tuổi trong<br />
đó 7,5% trên 80 tuổi, có 5% bệnh nhân có độ tuổi<br />
< 40. Có 25% bệnh nhân có BMI từ 23 kg/m2 trở<br />
lên, thừa cân theo tiêu chuẩn của WHO cho<br />
người Châu Á. Nếu dựa trên tiêu chuẩn của IDF<br />
(Liên đoàn đái tháo đường Thế giới) về số đo<br />
vòng eo, có 34% ở cả nam và nữ có béo phì bụng.<br />
<br />
Thông tin lúc nhập viện<br />
Phần lớn (67%) bệnh nhân là do một bệnh<br />
viện khác, thường là bệnh viện tuyến dưới,<br />
chuyển đến bệnh viện tham gia nghiên cứu. 30%<br />
bệnh nhân tự đến và 3% bệnh nhân là do khoa<br />
khác của cùng bệnh viện nơi nghiên cứu chuyển<br />
đến đơn vị tim mạch can thiệp. Một phần ba<br />
trường hợp chuyển viện là xuất phát từ các bệnh<br />
viện đa khoa khu vực. Gần như toàn bộ bệnh<br />
nhân (98%) đến khoa cấp cứu là khoa đầu tiên<br />
tiếp nhận họ.<br />
<br />
Đặc điểm yếu tố nguy cơ của nhóm bệnh<br />
nhân nghiên cứu<br />
Bảng 2 mô tả tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
31<br />
<br />