Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI KHÁNG SINH<br />
TỪ ĐƯỜNG TIÊM SANG ĐƯỜNG UỐNG<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Hà Nguyễn Y Khuê*, Huỳnh Thị Hoài Thu*, Trần Hoàng Tiên*, Đặng Nguyễn Đoan Trang*,**<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mở đầu: Chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm (IV) sang đường uống (PO) là hoạt động trong<br />
chương trình giám sát sử dụng kháng sinh và đã được chứng minh là hiệu quả, an toàn và tiết kiệm<br />
chi phí. Do đó chúng tôi xây dựng hướng dẫn chuyển đổi đường dùng kháng sinh và tiến hành nghiên<br />
cứu đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi này.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh với các<br />
mục tiêu: so sánh tỷ lệ chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh từ IV sang PO; thời gian điều trị<br />
kháng sinh IV và PO; thời gian nằm viện; chi phí kháng sinh trước và sau can thiệp.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, so sánh 2 giai đoạn trước can thiệp (01/06 -<br />
15/07/2017) và sau can thiệp (01/01 – 30/06/2018) tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.<br />
Hồ Chí Minh. Hình thức can thiệp: ban hành và hướng dẫn áp dụng chuyển đổi kháng sinh từ đường<br />
tiêm sang đường uống; can thiệp trực tiếp của dược sĩ trên hồ sơ bệnh án điện tử ở những trường hợp<br />
đủ tiêu chuẩn chuyển đổi. Tiêu chuẩn chọn mẫu là những trường hợp viêm phổi cộng đồng hoặc viêm<br />
phế quản cấp có nhiễm khuẩn, có sử dụng kháng sinh trong danh mục được phép chuyển đổi. Bệnh<br />
nhân bị loại ra khỏi nghiên cứu nếu không đủ các tiêu chuẩn chuyển đổi từ IV sang PO. Tiêu chuẩn<br />
chuyển đổi đường dùng kháng sinh dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Số liệu được thống kê mô tả bằng<br />
phần mềm SPSS 22.0.<br />
Kết quả: Số lượng bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn và loại mẫu ở hai giai đoạn lần lượt là 20 và<br />
67. Tỷ lệ chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh từ IV sang PO trước và sau can thiệp lần lượt là<br />
5% và 40,3%, p < 0,001. Tỷ lệ về thời gian điều trị kháng sinh (IV:PO) trước can thiệp là (63,1% :<br />
36,9%) so với sau can thiệp (52,1% : 47,9%), p = 0,002. Thời gian nằm viện (ngày) trước và sau can<br />
thiệp lần lượt là 9,3 ± 2,7 và 7,5 ± 2,8, p = 0,014. Chi phí kháng sinh IV (1.000 VNĐ) trước can thiệp<br />
là 2,508 ± 1,597 so với sau can thiệp là 2,781 ± 1,537, p = 0,492.<br />
Kết luận: Áp dụng hướng dẫn chuyển đổi đường dùng kháng sinh từ IV sang PO giúp tăng tỷ lệ<br />
chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh, giảm tỷ lệ về thời gian điều trị kháng sinh (IV : PO) và thời<br />
gian nằm viện.<br />
Từ khóa: chuyển đổi kháng sinh, đường tiêm, đường uống, thời gian điều trị, chi phí điều trị,<br />
thời gian nằm viện<br />
<br />
<br />
*<br />
Khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
**<br />
Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: PGS TS. Đặng Nguyễn Đoan Trang ĐT: 0909907976 Email: trang.dnd@ump.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
170 Chuyên Đề Dược<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ABSTRACT<br />
OUTCOMES OF EARLY SWITCHING FROM INTRAVENOUS TO ORAL ANTIBIOTICS<br />
AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER HOCHIMINH CITY<br />
Ha Nguyen Y Khue, Huynh Thi Hoai Thu, Tran Hoang Tien, Dang Nguyen Doan Trang<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 170 – 177<br />
<br />
Introduction: Switching from intravenous (IV) to oral (PO) antibiotics is one of the activities in the<br />
antimicrobial stewardship programs and is proven as an effective, safe and cost-saving solution. Hence, we<br />
developed the protocol of early switching from IV to PO and then studied the effectiveness of applying the protocol.<br />
Objectives: To access the effectiveness of early switching antibiotics from IV to PO with these specific<br />
objectives: comparing the ratio of switching, duration of IV and PO antibiotics use, length of hospital stay<br />
and antibiotics cost before and after intervention.<br />
Methods: We conducted a cross-sectional study at Respiratory Department, University Medical<br />
Center Ho Chi Minh city comparing outcomes before (01/06 - 15/07/2017) and after intervention (01/01 –<br />
30/06/2018). Types of intervention included establishing and applying switching antibiotics guideline,<br />
clinical pharmacists’ direct intervention on eligible cases. Inclusion criteria included patients with<br />
community-acquired pneumonia or acute bacterial bronchitis using antibiotics accepted for IV to PO<br />
conversion. Patients were excluded from the study if they did not meet the criteria for conversion from IV to<br />
PO based on the guidance of the Ministry of Health. Data was analyzed using SPSS 22.0.<br />
Results: Twenty and sixty seven patients meeting inclusion criteria before and after intervention<br />
respectively were included into the study. The ratio of early switching antibiotics from IV to PO before<br />
and after intervention was 5% vs 40.3%, respectively (p < 0.001). The ratio of IV:PO duration was<br />
63.1% : 36.9% (before intervention) vs 52.1% : 47.9% (after intervention), p = 0.002. Length of<br />
hospital stay (days) was 9.3 ± 2.7 vs 7.5 ± 2.8, respectively (p = 0.014). Cost of antibiotics (1000 VND) is<br />
2.508 ± 1.597 vs 2.781 ± 1.537, p = 0.492.<br />
Conclusions: Applying early switching from intravenous to oral antibiotics guideline helped to<br />
increase the ratio of switching, to reduce the ratio of IV:PO duration and length of hospital stay.<br />
Key words: Switching antibiotics, IV, PO, duration of treatment, cost of antibiotics, length of hospital stay<br />
ĐẶTVẤNĐỀ lệ tử vong tại bệnh viện trước và sau khi áp<br />
dụng chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh<br />
Sử dụng kháng sinh hợp lý là một yếu tố không khác biệt. Hơn nữa, việc chuyển đổi<br />
then chốt nhằm mang lại hiệu quả điều trị và sớm đường dùng kháng sinh giúp mang lại<br />
an toàn cho bệnh nhân và cộng đồng, đặc biệt nhiều lợi ích như giảm các tác dụng phụ liên<br />
trong thời đại đề kháng kháng sinh ngày càng quan đến đường tiêm như nhiễm khuẩn liên<br />
gia tăng. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi cơ sở y quan catheter, viêm tĩnh mạch, các phản ứng<br />
tế phải xây dựng chương trình giám sát sử liên quan đến tiêm truyền, giảm các sai sót<br />
dụng kháng sinh. Một trong những hoạt động liên quan đến việc sử dụng thuốc tiêm<br />
của chương trình này là hướng dẫn chuyển truyền(3). Ngoài ra, chi phí điều trị kháng sinh,<br />
đổi đường dùng kháng sinh từ đường tiêm chi phí chăm sóc y tế và chi phí giường bệnh<br />
sang đường uống. Chương trình này trên thế<br />
giảm do người bệnh được chuyển sang kháng<br />
giới đã được chứng minh là hiệu quả, an toàn sinh đường uống và được xuất viện sớm hơn.<br />
và tiết kiệm chi phí(4,6,7-10). Tỷ lệ tái sử dụng Hiện tại, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ<br />
kháng sinh đường tiêm, tỷ lệ tái nhập viện, tỷ Chí Minh chưa có hướng dẫn chuyển đổi sớm<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Dược 171<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
đường dùng kháng sinh. Do đó, chúng tôi xây - In hướng dẫn chuyển đổi và đặt tại<br />
dựng hướng dẫn chuyển đổi, sau đó tiến hành phòng khám của bác sĩ.<br />
nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc áp<br />
- Can thiệp trực tiếp của dược sĩ bằng cách<br />
dụng hướng dẫn này.<br />
ghi chú yêu cầu chuyển đổi trên hồ sơ bệnh án<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU điện tử tại thời điểm mà bệnh nhân đủ tiêu<br />
Đối tượng nghiên cứu: chuẩn chuyển đổi, và yêu cầu bác sĩ phản hồi<br />
có/không đồng ý chuyển đổi. Nếu không đồng<br />
Hồ sơ bệnh án bệnh nhân viêm phổi cộng<br />
ý chuyển đổi, bác sĩ cần ghi rõ lý do.<br />
đồng, viêm phế quản cấp có nhiễm khuẩn tại<br />
Khoa Hô hấp. Tiêu chuẩn chuyển đổi đường dùng kháng sinh<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân được chuyển đổi kháng sinh<br />
đường tiêm sang đường uống nếu không có<br />
Bệnh nhân viêm phổi cộng đồng hoặc<br />
tiêu chí nào trong 5 tiêu chí dưới đây:<br />
viêm phế quản cấp có nhiễm khuẩn, có sử<br />
dụng kháng sinh đường tiêm thuộc một trong Bảng 1: Tiêu chí chuyển đổi kháng sinh từ đường<br />
các loại sau: ampicillin, amoxicillin, ceftriaxon, tiêm sang đường uống(1)<br />
cefotaxim, ceftazidim, ciprofloxacin, TT Tiêu chí<br />
1 Đường uống bị hạn chế.<br />
levofloxacin, clarithromycin, moxifloxacin,<br />
2 Còn ít nhất 2 triệu chứng: 38oC hoặc < 36oC, nhịp<br />
clindamycin, metronidazol, linezolid. tim > 90 nhịp/phút, nhịp thở > 20 lần/phút, bạch cầu ><br />
^9 ^9<br />
12.10 /L hoặc < 4.10 /L.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
3 Triệu chứng lâm sàng xấu đi.<br />
Bệnh nhân không thỏa tiêu chuẩn chuyển 4 Một số loại nhiễm khuẩn: viêm màng trong tim, nhiễm<br />
đổi đường dùng kháng sinh từ đường tiêm khuẩn thần kinh trung ương (viêm màng não, áp xe<br />
não), viêm mô tế bào mắt, áp xe sâu.<br />
sang đường uống.<br />
5 Thuốc đường uống phù hợp không có sẵn.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Chuyển đổi đường dùng kháng sinh từ<br />
Cắt ngang mô tả, so sánh 2 giai đoạn trước đường tiêm sang đường uống được đánh giá<br />
và sau can thiệp. là hợp lý khi kháng sinh được chuyển sang<br />
Giai đoạn 1: trước can thiệp, từ 01/06/2017 đường uống ngay tại thời điểm thỏa tất cả các<br />
đến 15/07/2017. tiêu chí chuyển đổi.<br />
Phân tích số liệu<br />
Giai đoạn 2: sau can thiệp, từ 01/01/2018<br />
Sử dụng phần mềm SPSS 22.0. Dùng<br />
đến 30/06/2018.<br />
thống kê mô tả để trình bày các dữ liệu. Dùng<br />
Hình thức can thiệp: phép kiểm t-test để so sánh hai trung bình nếu<br />
- Xây dựng hướng dẫn chuyển đổi đường phân phối chuẩn, Wilcoxon Rank Sum test nếu<br />
dùng kháng sinh từ đường tiêm sang đường phân phối không chuẩn. Dùng phép kiểm Chi<br />
uống dựa theo hướng dẫn chuyển đổi đường bình phương để so sánh hai tỷ lệ. Phép kiểm<br />
được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
dùng kháng sinh từ đường tiêm sang đường<br />
uống của Bộ Y tế, Quyết định 772/QĐ-BYT KẾTQUẢNGHIÊNCỨU<br />
năm 2016 về việc ban hành tài liệu “Hướng Đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu<br />
dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh Các đặc điểm về tuổi, giới, loại nhiễm<br />
trong bệnh viện” .(1)<br />
khuẩn giữa hai giai đoạn tương tự nhau, được<br />
- Báo cáo trong sinh hoạt chuyên môn của trình bày trong bảng 2.<br />
Khoa Hô hấp.<br />
<br />
<br />
<br />
172 Chuyên Đề Dược<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu<br />
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2<br />
Tiêu chí p<br />
(n = 20) (n = 67)<br />
a<br />
Tuổi, mean ± SD 65,5 ± 21,7 69,6 ± 16,2 0,36<br />
+ Nữ 11 (55%) 29 (43,3%)<br />
Giới, n (%) 0,34<br />
+ Nam 9 (45%) 38 (56,7%)<br />
+ Viêm phổi cộng đồng 19 (95%) 54 (80,6%)<br />
Loại nhiễm khuẩn, n (%) 0,13<br />
+ Viêm phế quản có nhiễm khuẩn 1 (5%) 13 (19,4%)<br />
a Mean: trung bình, SD: độ lệch chuẩn<br />
Đặc điểm sử dụng kháng sinh trong nghiên cứu Trên nhóm bệnh nhân chuyển đổi phù hợp<br />
Bảng 3: Đặc điểm sử dụng kháng sinh đường tiêm - Ở giai đoạn 1, chỉ có 1 bệnh nhân được<br />
Kháng sinh IV Giai đoạn 1 Giai đoạn 2<br />
đánh giá là chuyển đổi phù hợp. Kháng sinh<br />
Moxifloxacin 4 (14,8%) 26 (32,9%)<br />
Levofloxacin 8 (29,6%) 6 (7,6%) đường tiêm sử dụng là ceftazidim, sau đó<br />
Ciprofloxacin 0 1 (1,3%) được chuyển sang kháng sinh levofloxacin<br />
Ceftriaxon 0 34 (43,0%)<br />
Ceftazidim 15 (55,6%) 11 (13,9%)<br />
đường uống. Chuyển đổi này được đánh giá<br />
Amoxicillin/acid clavulanic 0 1 (1,3%) là hợp lý.<br />
b b<br />
Tổng 27 79<br />
b<br />
- Ở giai đoạn 2, có 27 bệnh nhân được<br />
Số lượt kháng sinh sử dụng<br />
đánh giá là chuyển đổi phù hợp. Loại kháng<br />
Kháng sinh đường tiêm sử dụng với tỷ lệ<br />
cao nhất là ceftazidim (55,6%) ở giai đoạn 1 và sinh chuyển đổi được trình bày trong bảng 4.<br />
ceftriaxon (43,0%) ở giai đoạn 2.<br />
Bảng 4: Chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống ở nhóm chuyển đổi phù hợp<br />
KS đường tiêm Kháng sinh PO Chuyển đúng kháng<br />
Tỷ lệ hợp lý<br />
Loại IV Số lượng Loại PO Số lượng sinh theo hướng dẫn<br />
c<br />
Moxifloxacin 12 Y<br />
Moxifloxacin 13 (48,2%) d 12 (92,3%)<br />
Levofloxacin 1 N<br />
Levofloxacin 3 (11,1%) Levofloxacin 3 Y 3 (100%)<br />
Amoxicillin/<br />
5 N<br />
acid clavulanic<br />
Moxifloxacin 1 N<br />
Ceftriaxone 9 (33,3%) 1 (11,1%)<br />
Ceforipin 1 N<br />
Cefdinir 1 N<br />
Cefuroxim 1 Y<br />
Ceftazidime 1 (3,7%) Moxifloxacin 1 N 0 (0%)<br />
Amoxicillin/acid clavulanic 1 (3,7%) Azithromycin 1 N 0 (0%)<br />
c<br />
Y: phù hợp, dN: không phù hợp<br />
Kháng sinh đường tiêm sử dụng với tỷ lệ chuyển sang moxifloxacin đường uống), thấp<br />
cao nhất là moxifloxacin (48,2%), thấp nhất là nhất là ceftazidim và amoxicillin-acid<br />
ceftazidime và amoxicillin-acid clavulanic clavulanic (0%).<br />
(3,7%). Nếu xét đến tính hợp lý của loại kháng Hiệu quả của can thiệp<br />
sinh chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi phù hợp Tỷ lệ chuyển đổi sớm kháng sinh IV sang<br />
theo khuyến cáo cao nhất ở nhóm sử dụng PO ở giai đoạn 2 cao hơn giai đoạn 1, sự<br />
kháng sinh levofloxacin (100% phù hợp, khác biệt có ý nghĩa thống kê, 5% so với<br />
chuyển đổi sang levofloxacin đường uống), 40,3%, p < 0,001.<br />
tiếp đó là moxifloxacin (92,3% phù hợp,<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Dược 173<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời Thời gian nằm viện ở giai đoạn 2 thấp<br />
gian điều trị kháng sinh IV và tỷ lệ thời gian IV: hơn giai đoạn 1, cụ thể là 9,3 ± 2,7 (ngày) so<br />
PO ở giai đoạn 2 so với giai đoạn 1, trong đó với 7,5 ± 2,8 (ngày), sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thời gian điều trị kháng sinh IV ở giai đoạn 2 là thống kê, p = 0,014.<br />
7 ngày và ở giai đoạn 1 là 8 ngày, p = 0,049, tỷ lệ Chi phí kháng sinh IV ở giai đoạn 1 và 2<br />
thời gian IV:PO ở giai đoạn 1 và 2 lần lượt là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p = 0,492.<br />
63,1%: 36,9% và 52,1%: 47,9%, p = 0,002.<br />
Bảng 3: So sánh các tiêu chí về hiệu quả trước và sau can thiệp<br />
Tiêu chí Giai đoạn 1 (n=20) Giai đoạn 2 (n=67) p<br />
Tỷ lệ chuyển đổi, n (%) 1 (5%) 27 (40,3%) < 0,001<br />
Thời gian điều trị kháng sinh (ngày)<br />
e<br />
Thời gian IV, median (IQR) 8 (7 - 9) 7 (5 - 9) 0,049<br />
Thời gian PO, median (IQR) 6,5 (1,5 - 7) 7 (6 - 7) 0,021<br />
Tỷ lệ thời gian IV: PO, %: % 63,1%: 36,9% 52,1%: 47,9% 0,002<br />
Thời gian nằm viện (ngày), mean ± SD 9,3 ± 2,7 7,5 ± 2,8 0,014<br />
f<br />
Chí phí kháng sinh IV , mean ± SD 2.508 ± 1.597 2.781 ± 1.537 0,492<br />
e<br />
median: trung vị, IQR: khoảng tứ phân vị, fTính theo 1000 VNĐ<br />
BÀNLUẬN pneumoniae (50,6%). Thêm vào đó, tình hình<br />
đề kháng kháng sinh các chủng Streptococcus<br />
Đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu pneumoniae được phân lập tại Việt Nam<br />
Trong nghiên cứu, tổng số hồ sơ bệnh án trong nghiên cứu ANSORP 2012(2) như sau:<br />
được thu thập ở giai đoạn 1 là 20 và ở giai kháng erythromycin 80,7%, kháng<br />
đoạn 2 là 67. Tuổi trung bình của bệnh nhân ở levofloxacin 0%, kháng moxifloxacin 0%,<br />
hai giai đoạn trước và sau can thiệp tương tự kháng ceftriaxon 1,8%. Do vậy, kháng sinh<br />
kinh nghiệm được lựa chọn là kháng sinh<br />
nhau, lần lượt là 65,5 ± 21,7 và 69,6 ± 16,2, p =<br />
nhóm quinolon hô hấp hoặc cephalosporin<br />
0,36. Đặc điểm này phù hợp với kết quả được thế hệ 3 chiếm tỷ lệ cao.<br />
ghi nhận trong nghiên cứu của tác giả Trần<br />
Xét trên tính hợp lý của loại kháng sinh<br />
Văn Ngọc(11) (tuổi trung bình là 65,24) thực được chuyển đổi, nhóm quinolon hô hấp<br />
hiện trên bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (moxifloxacin và levofloxacin) có tỷ lệ chuyển<br />
nhập Khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy. Viêm đổi phù hợp chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này có<br />
phổi cộng đồng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thể được giải thích là do đây là hình thức<br />
bệnh nhân trong nghiên cứu, từ 80,6% - 95%. chuyển đổi nối tiếp, moxifloxacin và<br />
levofloxacin đều có sẵn dạng bào chế đường<br />
Đặc điểm sử dụng kháng sinh trong nghiên cứu<br />
uống, có sinh khả dụng cao tương đương<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở cả hai đường tĩnh mạch. Nhóm cephalosporin thế hệ<br />
giai đoạn, kháng sinh đường tĩnh mạch 3 có tỷ lệ chuyển đổi không phù hợp cao nhất,<br />
được sử dụng nhiều nhất là quinolon hô hấp có thể là do không có sẵn dạng bào chế đường<br />
và cephalosporin thế hệ 3. Theo nghiên cứu uống tương đương đường tĩnh mạch<br />
của tác giả Lê Tiến Dũng thực hiện tại Bệnh (ceftriaxon và ceftazidim), trong cùng một<br />
viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm nhóm cephalosporin thế hệ 3 phổ kháng<br />
2015(5) nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và đề khuẩn của từng kháng sinh cũng khác nhau và<br />
kháng kháng sinh in vitro trên bệnh nhân có thể do tính sẵn có của các kháng sinh tại<br />
viêm phổi cộng đồng, tác nhân được phân thời điểm chuyển đổi.<br />
lập chiếm tỷ lệ cao nhất là Streptococcus<br />
<br />
<br />
<br />
174 Chuyên Đề Dược<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hiệu quả của hướng dẫn chuyển đổi đường uống tại nhà vì vậy rút ngắn thời gian nằm<br />
dùng kháng sinh từ IV sang PO viện. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp<br />
Nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng do đánh giá tình trạng lâm sàng chưa cải thiện<br />
hướng dẫn chuyển đổi sớm đường dùng hoàn toàn nên bệnh nhân vẫn tiếp tục nằm<br />
kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi cộng viện sau khi chuyển đổi sang kháng sinh<br />
đồng, viêm phế quản cấp có nhiễm khuẩn đủ đường uống.<br />
điều kiện chuyển đổi đường dùng kháng sinh. Trong nghiên cứu, khi xét đến hiệu quả<br />
Sau can thiệp, chúng tôi nhận thấy có sự cải kinh tế của chương trình, chúng tôi chỉ tính<br />
thiện đáng kể tỷ lệ chuyển đổi đường dùng đến chi phí kháng sinh sử dụng mà chưa xét<br />
kháng sinh, thời gian điều trị kháng sinh đến các chi phí y tế trực tiếp khác như chi phí<br />
đường tiêm và thời gian nằm viện. Việc áp giường bệnh, chi phí chăm sóc y tế, chi phí vật<br />
tư liên quan đến tiêm truyền, công của điều<br />
dụng hướng dẫn chuyển đổi đường dùng<br />
dưỡng thực hiện thuốc tiêm truyền…. Kết quả<br />
kháng sinh cùng với sự can thiệp tích cực của cho thấy chi phí kháng sinh trung bình trước<br />
dược sĩ giúp tăng tỷ lệ bệnh nhân được và sau can thiệp không có sự khác biệt có ý<br />
chuyển đổi sớm đường dùng. Tuy nhiên, tỷ nghĩa thống kê. Để có kết quả thuyết phục hơn<br />
lệ này còn thấp hơn so với kỳ vọng, điều về tính hiệu quả của chương trình, trong<br />
này có thể do hướng dẫn này mới được xây những nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ xem<br />
xét tính đến các chi phí y tế trực tiếp trên.<br />
dựng do đó việc thực hiện chuyển đổi chưa<br />
được áp dụng đồng bộ, có những trường Theo nghiên cứu của Lee(6), thực hiện<br />
chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh trên<br />
hợp chuyển đổi muộn hơn 1 - 2 ngày so với<br />
bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (VPCĐ), thời<br />
khuyến cáo. Ngoài ra, khi xét đến tính hợp<br />
gian sử dụng kháng sinh đường tiêm sau<br />
lý, tiêu chuẩn đánh giá của chúng tôi có can thiệp giảm so với trước khi áp dụng<br />
phần nghiêm ngặt về mặt thời gian. Chẳng hướng dẫn, 3,38 0,22 so với 3,99 0,28<br />
hạn như những trường hợp phù hợp chuyển (ngày), p = 0,03, tương tự như nghiên cứu<br />
đổi vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật nhưng được của chúng tôi. Trong nghiên cứu này người ta<br />
chuyển đổi vào ngày thứ 2 tuần kế tiếp thì vẫn chia mức độ nặng viêm phổi cộng đồng theo<br />
PSI từ phân độ I đến V. Ở cả hai nhóm chứng<br />
được đánh giá là không hợp lý. Trong những<br />
và can thiệp, thời gian sử dụng kháng sinh<br />
nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ xem xét về đường tiêm giữa các mức độ nặng của VPCĐ<br />
vấn đề này để đánh giá phản ánh đúng thực tế PSI phân độ I – IV tương tự nhau. Thời gian sử<br />
hơn. Bên cạnh những lí do trên, tâm lý e ngại dụng kháng sinh đường tiêm ở nhóm can<br />
của bác sĩ về tính an toàn của việc chuyển đổi thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với<br />
sớm cũng là một trong những lí do khiến tỷ lệ nhóm chứng ở tất cả các mức độ, ngoại trừ<br />
chuyển đổi sớm chưa cao. Thời gian nằm viện nhóm PSI phân độ V có thời gian kháng sinh<br />
đường tiêm tương tự giữa hai nhóm chứng và<br />
giảm một phần có thể là hệ quả của việc giảm<br />
can thiệp. Chúng tôi nhận thấy ở tất cả các<br />
thời gian sử dụng kháng sinh đường tiêm(4). mức độ nặng của VPCĐ, thời gian kháng sinh<br />
Ngay tại thời điểm bệnh nhân có thể chuyển đường tiêm đều thấp hơn so với nghiên cứu<br />
đổi đường dùng kháng sinh từ tiêm sang của chúng tôi, điều này có thể do tỷ lệ chuyển<br />
uống, bệnh nhân được cho xuất viện sớm do đổi trong nghiên cứu của tác giả Lee là<br />
có thể điều trị tiếp tục bằng kháng sinh đường<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Dược 175<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
100% so với chỉ 40,3% trong nghiên cứu của Sevinc(10) cho thấy thời gian điều trị kháng<br />
chúng tôi. sinh đường tiêm giảm từ 6 ngày còn 4 ngày,<br />
Theo nghiên cứu Laing(4), sau can thiệp giảm 43% tổng lượng kháng sinh sử dụng so<br />
chuyển đổi đường dùng kháng sinh trên với trước can thiệp. Tính an toàn của chương<br />
nhiễm khuẩn da mô mềm, hô hấp, tiết niệu, trình cũng đã được chứng minh trong nghiên<br />
thời gian sử dụng kháng sinh và thời gian cứu này, sau khi kết thúc điều trị 6 tuần,<br />
nằm viện đều cải thiện có ý nghĩa thống kê, không ghi nhận trường hợp nào tái nhiễm<br />
cụ thể thời gian sử dụng kháng sinh IV giảm khuẩn hay tái nhập viện vì nhiễm khuẩn.<br />
từ 4,35 ngày xuống còn 3,7 ngày, p < 0,05, Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy<br />
thời gian nằm viện giảm từ 12,7 ngày còn 8,9 việc chuyển đổi sớm đường dùng kháng<br />
ngày, p = 0,01. Trong nghiên cứu này, ngoài sinh từ đường tiêm sang đường uống mang<br />
can thiệp bằng hướng dẫn chuyển đổi lại nhiều lợi ích như giảm thời gian sử dụng<br />
đường dùng còn sử dụng hình thức can kháng sinh đường tiêm, giảm thời gian nằm<br />
thiệp bằng cách dán nhãn yêu cầu chuyển viện. Tuy nhiên, đây là chỉ là nghiên cứu hồi<br />
đổi trên những hồ sơ bệnh án phù hợp, trên cứu trên số lượng mẫu nhỏ, chưa tính toán<br />
đó ghi rõ ngày chuyển, nên chuyển qua sử được các chi phí y tế trực tiếp khác và chưa<br />
dụng thuốc đường uống nào. Đây là nét đánh giá được tính an toàn của chương trình<br />
tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi thông qua các chỉ số như tỷ lệ tái sử dụng<br />
nhưng thay vì dán nhãn cảnh báo thì chúng kháng sinh đường tiêm sau chuyển đổi, tỷ lệ<br />
tôi cảnh báo trên phần mềm bệnh án điện tái nhập viện trong vòng 30 ngày, tỷ lệ tử<br />
tử. Nghiên cứu này cũng cho thấy 16% sự vong. Chúng tôi sẽ đánh giá các chỉ số này<br />
khác biệt trong thời gian nằm viện là do thời trong nghiên cứu tiếp theo.<br />
gian sử dụng kháng sinh đường tiêm được KẾTLUẬN<br />
rút ngắn sau can thiệp. Nghiên cứu của<br />
Laing đã đánh giá được hiệu quả của Áp dụng hướng dẫn chuyển đổi đường<br />
chương trình chuyển đổi qua các tiêu chí tỷ dùng kháng sinh từ IV sang PO giúp tăng tỷ lệ<br />
lệ tái nhập viện trong vòng 28 ngày, tỷ lệ tử chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh, giảm<br />
vong. Kết quả cho thấy tỷ lệ tái nhập viện thời gian điều trị kháng sinh IV:PO và thời<br />
hay tử vong không khác biệt giữa hai nhóm. gian nằm viện.<br />
<br />
Theo nghiên cứu Sevinc(10), tỷ lệ chuyển TÀILIỆUTHAMKHẢO<br />
đổi sớm đường dùng kháng sinh tăng sau 1. Bộ Y tế (2016), Quyết định về việc ban hành tài liệu<br />
“Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong<br />
can thiệp, từ 54% lên 83%, cao hơn nghiên bệnh viện”, quyết định số 772/QĐ-BYT ban hành ngày<br />
cứu của chúng tôi. Điều này có thể được giải 04/03/2016.<br />
thích một phần là do tiêu chuẩn đánh giá 2. Kim SH, Song JH, Chung DR, et al (2012), “Changing<br />
trends in antimicrobial resistance and serotypes of<br />
tính hợp lý khác nhau giữa nghiên cứu của Streptococcus pneumoniae isolates in Asian countries: an<br />
chúng tôi và nghiên cứu của Sevinc. Trong Asian Network for Surveillance of Resistant Pathogens<br />
(ANSORP) study”, Antimicrobial Agents and Chemotherapy,<br />
nghiên cứu của Sevinc, đánh giá là hợp lý<br />
56(3): pp.1418-1426.<br />
khi bệnh nhân được chuyển đổi đường 3. Kuti JL, Le TN, Nightingale CH, et al (2002),<br />
dùng kháng sinh bất kể thời gian thực sự “Pharmacoeconomics of a pharmacist-managed program for<br />
automatically converting levofloxacin route from IV to oral”,<br />
chuyển đổi còn trong nghiên cứu của chúng American Journal of Health System Pharmacy, 59(22): pp.2209-2215.<br />
tôi, chuyển đổi được xem là phù hợp khi 4. Laing RBS, Mackenzie AR, Shaw H, et al (1998), “The effect<br />
bệnh nhân được chuyển kháng sinh từ tiêm of intravenous-to-oral switch guidelines on the use of<br />
parenteral antimicrbials in medical wards”, Journal of<br />
sang uống ngay tại thời điểm thoả đầy đủ Antimicrobial Chemotherapy, 42: pp.107-111.<br />
tất cả các tiêu chí chuyển đổi. Nghiên cứu<br />
<br />
<br />
176 Chuyên Đề Dược<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
5. Lê Tiến Dũng (2016), “Viêm phổi cộng đồng: Đặc điểm vi 9. Ramirez JA, Vargas S, Ritter GW, et al (1999), “Early switch<br />
khuẩn và đề kháng kháng sinh in vitro tại Bệnh viện Đại from intravenous to oral antibiotics and early hospital<br />
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh”, Chuyên đề: Hội nghị discharge”, Archives of Internal Medicine, 159: pp.2449-2454.<br />
KHKT Bệnh viện ĐHYD, Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản 10. Sevinc F, Prins JM, Koopmans RP, et al (1999), “Early<br />
20(2): tr.40 – 45. switch from intravenous to oral antibiotics: guidelines and<br />
6. Lee RW, Lindstrom S.T (2007), “Early switch to oral implementation in a large teaching hospital”, Journal of<br />
antibiotics and early discharge guidelines in the Antimicrobial Chemotherapy, 43: pp.601-606.<br />
management of community-acquired pneumonia”, 11. Trần Văn Ngọc (2004), “Đánh giá hiệu quả điều trị kháng<br />
Respirology, 12: pp.111 - 116. sinh viêm phổi mắc phải trong cộng đồng” Chuyên đề Nội<br />
7. McLaughlin CM, Bodasing N, Boyter AC, et al (2005), Khoa. Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản 8(1): tr.22-27.<br />
“Pharmacy-implemented guidelines on switching from<br />
intravenous to oral antibiotics: an intervention study”, An<br />
International Journal of Medicine, 98: pp.745-752. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018<br />
8. Mertz D, Koller M, Haller P, et al (2009), “Outcomes of<br />
early switching from intravenous to oral antibiotics on<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018<br />
medical wards”, Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 64: Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019<br />
pp.188-199.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Dược 177<br />