T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐẶT TƯ THẾ CHI TRÊN Ở<br />
BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO<br />
Nguy n Th Kim Liên*; L i Thuỳ Thanh*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của việc đặt tư thế chi trên dựa trên tầm vận động khớp vai và<br />
chức năng vận động chi trên bên liệt ở bệnh nhân (BN) liệt nửa người do tai biến mạch máu<br />
não (TBMMN). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 60 BN liệt nửa người do TBMMN tại<br />
Trung tâm Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 - 2014 đến 3 - 2015 bằng<br />
phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả, can thiệp có đối chứng. Kết quả: chênh lệch chức<br />
năng vận động chi trên sau 1 tháng của nhóm can thiệp là 1,4 và nhóm chứng là 1,27 (p < 0,05).<br />
Chênh lệch tầm vận động xoay ngoài khớp vai sau 1 tháng của nhóm can thiệp là 10,4 và nhóm<br />
chứng là 0,5 (p < 0,05). Chênh lệch tầm vận động gấp khớp vai sau 1 tháng của nhóm can<br />
thiệp là 8,37 và nhóm chứng là 2,67 (p < 0,05). Chênh lệch tầm vận động xoay trong khớp vai sau<br />
1 tháng của nhóm can thiệp là 2,83 và nhóm chứng là 2,70, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm<br />
(p > 0,05). Kết luận: đặt tư thế chi trên có tác dụng cải thiện mức độ vận động chi trên ở BN liệt<br />
nửa người do TBMMN thông qua cải thiện vận động xoay ngoài và gấp của khớp vai.<br />
* Từ khóa: Liệt nửa người; Tai biến mạch máu não; Chi trên; Tư thế.<br />
<br />
Evaluation of the Effect of Positioning the Upper Limb in Stroke<br />
Patients with Hemiplegia<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the effect of positioning the upper limb based on range of motion in<br />
shoulder and upper limb motor function in stroke patients with hemiplegia. Subjects and methods:<br />
A case-controlled descriptive, prospective study was conducted on 60 stroke patients with<br />
hemiplegia at the Rehabilitation Center, Bachmai Hospital from October, 2014 to March, 2015.<br />
Results: The difference between the upper limb motor function after one month in the intervention<br />
group was 1.4 and the control group was 1.27 (p < 0.05). The difference of shoulder external<br />
rotation after one month of the intervention group was 10.4 and the control group was 0.5<br />
(p < 0.05). The difference of shoulder flexion after one month of the intervention group was 8.37<br />
and the control group was 2.67 (p < 0.05). The difference of shoulder internal rotation after one<br />
month of the intervention group was 2.70 and the control group was 2.83 (p > 0.05). Conclusion:<br />
The upper limb motor function in stroke patients with hemiplegia was improved by improving<br />
shoulder external rotation and shoulder flexion based on positioning of upper limb.<br />
* Key words: Hemiplegia; Stroke; Upper limb; Position.<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Ng i ph n h i (Corresponding): Nguy n Th kim Liên (lienrehab@yahoo.com)<br />
Ngày nh n bài: 14/11/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 14/02/2017<br />
Ngày bài báo đ c đăng: 22/02/2017<br />
<br />
106<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tai biến mạch máu não để lại nhiều di<br />
chứng và biến chứng nặng nề, trong đó<br />
co rút chi trên là một trong những biến<br />
chứng thường gặp. Vận động trị liệu<br />
sớm cho BN liệt nửa người giai đoạn<br />
ngay sau TBMMN rất có ý nghĩa trong<br />
việc hồi phục vận động. Nếu BN được<br />
vận động trị liệu 1 - 2 giờ/ngày thì chỉ có<br />
khoảng 10 phút được dành để tập luyện<br />
cho khớp vai. Như vậy sẽ không đủ để<br />
giảm hạn chế tầm vận động của khớp vai.<br />
Đặt tư thế chi trên ở BN liệt nửa nguời<br />
trong giai đoạn ngay sau khi TBMMN đã<br />
được nhiều tác giả trên thế giới nghiên<br />
cứu. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu<br />
nào nói đến quy trình cụ thể của việc đặt<br />
tư thế. Do vậy, hầu hết các nghiên cứu<br />
chưa đưa ra kết luận có ý nghĩa lâm sàng<br />
và hiệu quả trong phòng ngừa co rút và<br />
hỗ trợ phục hồi chức năng chi trên bên<br />
liệt. Nghiên cứu này được thực hiện<br />
nhằm: Đánh giá hiệu quả của việc đặt tư<br />
thế chi trên dựa trên tầm vận động khớp<br />
vai và chức năng vận động chi trên bên<br />
liệt ở BN liệt nửa người do TBMMN.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có các vấn đề<br />
về vai trước đó: chấn thương hoặc bệnh<br />
về khớp vai, phụ nữ có thai.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến<br />
cứu, mô tả can thiệp có đối chứng.<br />
* Quy trình tập luyện phục hồi chức<br />
năng: tiến hành phục hồi chức năng cho<br />
nhóm can thiệp và nhóm chứng bằng các<br />
biện pháp tập vận động và hoạt động trị<br />
liệu, không có sự khác biệt về kỹ thuật và<br />
thời gian tập ở cả 2 nhóm BN nghiên cứu.<br />
Riêng nhóm can thiệp áp dụng thêm<br />
biện pháp đặt tư thế. Quá trình đặt tư thế<br />
khớp vai không ảnh hưởng đến chương<br />
trình luyện tập chi dưới, chi trên và toàn<br />
bộ cơ thể.<br />
* Tiến hành can thiệp biện pháp đặt tư<br />
thế cho nhóm can thiệp:<br />
Sau khi BN TBMMN ở nhóm can thiệp<br />
tập vận động, hoạt động trị liệu, chúng tôi<br />
tiến hành hướng dẫn BN và người nhà đặt<br />
tư thế trong thời gian ít nhất 30 phút/lần<br />
và 2 lần/ngày. Tư thế duy trì tầm xoay<br />
ngoài khớp vai, đặt cánh tay trong tư thế<br />
khớp vai dạng 45°, khớp khuỷu gấp 90°,<br />
tay liệt đặt trong tầm vận động xoay ngoài<br />
tối đa một cách thoải mái. Có thể đặt khăn<br />
hoặc gối để đỡ lấy cẳng tay.<br />
<br />
60 BN liệt nửa người do TBMMN tại<br />
Trung tâm Phục hồi Chức năng, Bệnh viện<br />
Bạch Mai từ tháng 10 - 2014 đến 3 - 2015,<br />
được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: can<br />
thiệp và đối chứng.<br />
<br />
BN được chẩn đoán là TBMMN sau khi<br />
điều trị ổn định tại Khoa Thần kinh sẽ chuyển<br />
đến Trung tâm Phục hồi Chức năng khám<br />
và lượng giá BN theo các tiêu chuẩn trên.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN bị TBMMN<br />
lần đầu tiên, nhập viện trong vòng 20 ngày<br />
đầu sau bị bệnh, giao tiếp được, từ 18 80 tuổi.<br />
<br />
Xác định tên, tuổi, giới, địa chỉ, nghề<br />
nghiệp, ngày bị bệnh, ngày vào viện, tay<br />
liệt (phải, trái), tay thuận, tình trạng chi trên<br />
bên liệt.<br />
<br />
* Cách đánh giá:<br />
<br />
107<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
Tiến hành lượng giá chức năng vận<br />
động chi trên bên liệt: dựa trên mục đánh<br />
giá chi trên của bảng đánh giá vận động<br />
BN TBMMN và xác định mức độ thực<br />
hiện vận động ở mức khó tăng dần trong<br />
bảng từ 0 - 6 (0: chức năng kém nhất;<br />
6: chức năng tốt nhất) [1]. Đo tầm vận<br />
động khớp vai bằng thước đo: đo tầm<br />
vận động thụ động tối đa xoay ngoài,<br />
xoay trong, gấp.<br />
* Thời điểm lượng giá:<br />
- Lần 1: khi đến khám được xác định<br />
đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn.<br />
- Lần 2: sau 1 tháng theo dõi, can thiệp.<br />
* Đạo đức nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu tiến hành tại Bệnh viện<br />
Bạch Mai với sự đồng ý của lãnh đạo<br />
Trung tâm, Bệnh viện. Nghiên cứu dựa<br />
trên 3 nguyên tắc cơ bản của đạo đức là<br />
tôn trọng, không gây hại và tạo ra sự<br />
công bằng cho BN. BN và người nhà đều<br />
được giải thích rõ mục đích, nắm được<br />
trách nhiệm và quyền lợi, tự nguyện tham<br />
gia nghiên cứu.<br />
* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống<br />
kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm của BN nghiên cứu.<br />
Tuổi của nhóm BN nghiên cứu từ 31 - 80.<br />
Độ tuổi từ 51 - 60 chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(40,0%); nam 66,7%; nữ 33,3%.<br />
2. Kết quả của việc đặt tư thế chi trên<br />
ở nhóm can thiệp và nhóm chứng sau<br />
1 tháng điều trị.<br />
* Kết quả phục hồi chức năng vận động<br />
chi trên bên liệt:<br />
108<br />
<br />
Bảng 1: Chênh lệch chức năng vận động<br />
chi trên bên liệt trước và sau điều trị.<br />
Chênh lệch<br />
chức năng<br />
vận động<br />
<br />
Nhóm<br />
Nhóm<br />
chứng can thiệp<br />
(n = 30) (n = 30)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
1,27<br />
<br />
1,40<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
0,45<br />
<br />
0,50<br />
<br />
p<br />
<br />
0,04<br />
(< 0,05)<br />
<br />
Chênh lệch chức năng vận động chi<br />
trên sau 1 tháng của nhóm can thiệp và<br />
nhóm chứng khác nhau có ý nghĩa thống<br />
kê (p < 0,05).<br />
* Kết quả phục hồi chức năng dựa trên<br />
tầm vận động khớp vai:<br />
Bảng 2: Chênh lệch tầm vận động xoay<br />
ngoài trước và sau điều trị.<br />
Chênh lệch tầm Nhóm<br />
vận động xoay chứng<br />
ngoài (độ)<br />
(n = 30)<br />
<br />
Nhóm<br />
can thiệp<br />
<br />
p<br />
<br />
(n = 30)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
0,50<br />
<br />
10,40<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
1,47<br />
<br />
3,71<br />
<br />
0,043<br />
(< 0,05)<br />
<br />
Chênh lệch tầm vận động xoay ngoài<br />
sau 1 tháng của nhóm can thiệp và nhóm<br />
chứng khác nhau có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,05).<br />
Bảng 3: Chênh lệch tầm vận động xoay<br />
trong trước và sau điều trị.<br />
Chênh lệch<br />
tầm vận động<br />
xoay trong (độ)<br />
<br />
Nhóm<br />
chứng<br />
(n = 30)<br />
<br />
Nhóm<br />
can thiệp<br />
(n = 30)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
2,70<br />
<br />
2,83<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
1,05<br />
<br />
1,17<br />
<br />
p<br />
<br />
0,054<br />
(> 0,05)<br />
<br />
Chênh lệch tầm vận động xoay trong<br />
sau 1 tháng của nhóm can thiệp và nhóm<br />
chứng khác nhau không có ý nghĩa thống<br />
kê (p > 0,05).<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
Bảng 4: Tầm vận động gấp khớp vai<br />
trước và sau điều trị.<br />
Nhóm<br />
chứng<br />
(n = 30)<br />
<br />
Nhóm can<br />
thiệp<br />
(n = 30)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
2,67<br />
<br />
8,37<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
4,30<br />
<br />
3,98<br />
<br />
Chênh lệch<br />
tầm vận<br />
động gấp (độ)<br />
<br />
p<br />
<br />
0,018<br />
(< 0,05)<br />
<br />
Chênh lệch tầm vận động gấp khớp<br />
vai sau 1 tháng của nhóm can thiệp và<br />
nhóm chứng khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê (p < 0,05).<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm của BN nghiên cứu.<br />
Trong 60 BN nghiên cứu, BN cao nhất<br />
80 tuổi, thấp nhất 31 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ<br />
là 2/1. Kết quả này tương đối phù hợp<br />
với nghiên cứu của Aras và CS, BN liệt<br />
nửa người do TBMMN có độ tuổi trung<br />
bình 59,5. Tỷ lệ nam/nữ là 2,3/1 [2].<br />
2. Hiệu quả của việc đặt tư thế chi<br />
trên dựa trên tầm vận động khớp vai<br />
và chức năng vận động chi trên bên<br />
liệt ở BN liệt nửa người do TBMMN.<br />
Khi đánh giá hiệu quả của phương pháp<br />
đặt tư thế chi trên thông qua kiểm định<br />
giá trị trung bình chênh lệch mức độ vận<br />
động tay trung bình trước và sau can thiệp<br />
giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng<br />
bằng t-test thấy: ở nhóm can thiệp, mức<br />
độ vận động tay trung bình là 1,40, trong<br />
khi đó ở nhóm chứng là 1,27. Chứng tỏ,<br />
chức năng vận động tay ở nhóm can thiệp<br />
đã được cải thiện nhiều hơn nhóm chứng.<br />
Theo Ada và CS, ngăn ngừa co rút<br />
khớp vai ở bên liệt trên BN TBMMN<br />
không có hoặc ảnh hưởng rất ít lên hồi<br />
phục chức năng của khớp vai [3].<br />
<br />
Trong nghiên cứu, khi đánh giá hiệu<br />
quả của phương pháp đặt tư thế chi trên<br />
thông qua kiểm định giá trị chênh lệch<br />
tầm vận động xoay ngoài, xoay trong, gấp<br />
trước và sau điều trị 1 tháng giữa nhóm<br />
can thiệp và nhóm chứng: không có sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)<br />
về động tác xoay trong.<br />
Với động tác xoay ngoài, giá trị trung<br />
bình chênh lệch tầm vận động là 10,4 ở<br />
nhóm can thiệp và nhóm chứng là 0,50,<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ<br />
tin cậy 95% (p < 0,05).<br />
Với động tác gấp, giá trị trung bình<br />
chênh lệch tầm vận động ở nhóm can<br />
thiệp 8,37, trong khi đó ở nhóm chứng là<br />
2,67, khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ<br />
tin cậy 95%.<br />
Theo Ada và CS, 30 phút/ngày đặt tư<br />
thế khớp vai dạng và xoay ngoài tối đa đã<br />
làm giảm đáng kể co rút ở nhóm can thiệp<br />
so với nhóm chứng (p = 0,03). Trong khi<br />
30 phút mỗi ngày đặt tư thế khớp vai gấp<br />
900 không ngăn ngừa được co rút ở nhóm<br />
can thiệp so với nhóm chứng (p = 0,88) [3].<br />
Nghiên cứu của Ada là nghiên cứu<br />
đầu tiên cho thấy hiệu quả đáng kể của<br />
việc đặt tư thế trong phòng ngừa co rút.<br />
Ít nhất 30 phút/ngày của tư thế khớp vai<br />
dạng 45° và xoay ngoài tối đa đã ngăn ngừa<br />
được việc mất tầm vận động 120 của khớp<br />
vai (95%CI, 0 - 240), hay khoảng 17% co<br />
rút (95%CI, 0 - 240) [3].<br />
Phát hiện quan trọng của nghiên cứu<br />
này là việc thực hiện chương trình đặt tư<br />
thế sớm ngay sau khi TBMMN ở BN còn<br />
rất ít hoặc không còn chức năng của chi<br />
trên đã làm hạn chế ảnh hưởng của co rút<br />
lên tầm vận động xoay ngoài của khớp vai.<br />
109<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
Ngoài ra, các nghiên cứu ở động vật<br />
trong vấn đề co rút đã đem lại nhiều phát<br />
hiện đáng kỳ vọng. William thấy, chỉ cần<br />
dành 30 phút/ngày duy trì cơ trong tư thế<br />
được kéo dài và thời gian còn lại trong<br />
ngày các cơ này được bất động trong tư<br />
thế rút ngắn đã có thể giữ nguyên được<br />
số lượng đơn vị co cơ của bắp cơ ở chuột.<br />
Trong khi đó, thực hiện 15 phút mỗi 2 ngày<br />
với phương thức như trên đã không đạt<br />
được kết quả như vậy [4]. Điều đó giải<br />
thích vì sao trong nghiên cứu của chúng tôi,<br />
30 phút/ngày là đủ để ngăn ngừa co rút<br />
ảnh hưởng lên tầm vận động khớp vai.<br />
Một số nghiên cứu khác ở người chỉ ra<br />
rằng, nếu co rút trong thời gian càng dài,<br />
ảnh hưởng của co rút lên tầm vận động<br />
khớp càng lớn. Vì vậy, thời gian cần thiết<br />
để đặt tư thế cũng dài hơn. Dean và CS<br />
đã thực hiện đặt khớp vai ở tư thế xoay<br />
ngoài tối đa trong thời gian 20 phút/ngày<br />
ở những đối tượng có thời gian bị TBMMN<br />
gấp đôi so với đối tượng được lựa chọn<br />
trong các nghiên cứu thông thường khác.<br />
Các đối tượng của Dean bắt đầu tham gia<br />
nghiên cứu với tầm vận động xoay ngoài<br />
chỉ 570, ít hơn so với vai không bị ảnh<br />
hưởng 50. Tuy nhiên, chương trình đặt tư<br />
thế này đã không đem lại hiệu quả đáng kể<br />
trong cải thiện tầm vận động khớp vai [5].<br />
Một số nghiên cứu khác đã cung cấp<br />
thông tin về cơ chế của mối liên quan<br />
giữa chiều dài với thay đổi ở cơ và các<br />
mô quanh khớp [7]. Khi một cơ được giữ<br />
ở tư thế rút ngắn, sự tổng hợp protein suy<br />
giảm, dẫn tới giảm số lượng các đơn vị<br />
co cơ và tổ chức lại mô liên kết, hậu quả<br />
là làm giảm phạm vi hoạt động và tăng co<br />
cứng cơ. Ngược lại, khi giữ cơ ở tư thế<br />
110<br />
<br />
kéo dài, vừa làm tăng tổng hợp protein và<br />
số lượng protein, mà không có sửa chữa<br />
mô liên kết. Theo William, việc giữ cơ ở<br />
tư thế kéo dài 30 phút/ngày đã bảo đảm<br />
giữ vững được số lượng các đơn vị co cơ<br />
[4]. Điều đó giải thích vì sao trong nghiên<br />
cứu này, chúng tôi lựa chọn tư thế khớp<br />
vai xoay ngoài thụ động tối đa khi cơ và<br />
mô quanh khớp vai đặt trong tư thế kéo<br />
giãn.<br />
Các nghiên cứu trên động vật đưa ra<br />
kiến nghị, đặt tư thế gần nhất với tầm vận<br />
động tối đa có thể đem lại hiệu quả tốt<br />
nhất trong phòng ngừa co rút. Herbert và<br />
Balnave thấy, các cơ ở thỏ bất động trong<br />
tư thế càng ngắn thì chiều dài cơ càng<br />
giảm [6]. Điều này giải thích lý do trong<br />
nghiên cứu của Ada, 30 phút đặt tư thế<br />
trong tư thế khớp vai gấp 900 đã không<br />
ngăn được nhiều hạn chế tầm vận động<br />
ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng [3].<br />
Những nghiên cứu ở động vật cho<br />
thấy sự thay đổi chiều dài cơ không phụ<br />
thuộc vào dây thần kinh chi phối. Theo<br />
Goldspink và CS, các cơ của chuột khi bị<br />
cắt dây thần kinh chi phối và bất động<br />
trong tư thế co ngắn, đều có quá trình<br />
hoạt động sinh lý giống như một cơ bình<br />
thường bị bất động [7]. Việc đặt tư thế<br />
trong tầm vận động xoay ngoài đã phần<br />
nào ngăn ngừa được phát triển co rút<br />
ngay cả trong các cơ vai bị liệt hoặc cơ<br />
rất yếu.<br />
KẾT LUẬN<br />
Đặt tư thế chi trên có tác dụng cải thiện<br />
mức độ vận động tay trên BN liệt nửa<br />
người do TBMMN thông qua cải thiện vận<br />
động xoay ngoài khớp vai và cải thiện tầm<br />
vận động khớp vai.<br />
<br />