TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ 2SRHZ/6HE<br />
GIAI ĐOẠN TẤN CÔNG TRONG LAO PHỔI MỚI TẠI<br />
BỆNH VIỆN AO VÀ BỆNH PHỔI BẮC NINH<br />
Đỗ Quyết*; Đặng Đình Hiến**<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu 87 bệnh nhân (BN) lao phổi mới AFB (+) và AFB (-) sau 2 tháng điều trị tấn công<br />
bằng phác đồ 2SRHZ/6HE tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bắc Ninh (2009 - 2010), cho thấy: đa số<br />
các triệu chứng lâm sàng đã hết, chỉ còn ho khạc (20%), tổn thƣơng trên X quang hấp thu > 80%,<br />
âm hóa đờm 93,3%.<br />
* Từ khóa: Lao phổi; AFB (+), AFB (-); Phác đồ 2SRHZ/6HE.<br />
<br />
Effectiveness of 2SRHZ/6HE regime in treating new<br />
pulmonary tuberculosis after 2 months at<br />
respiratory and lung disease hospital<br />
Of BacNinh province<br />
SUMMARY<br />
Study was carried out on 87 patients with AFB smear positive and negative pulmonary, treated by<br />
the regime 2SRHZ/6HE. The obtained results after 2 moths showed that almost clinical symptoms<br />
were relief but cough remained (20%), chest X-ray lesion absorbred more than 80% and 93,3% of<br />
AFB (+) pulmonary TB become AFB (-) TB.<br />
* Key words: Pulmonary tuberculosis, AFB smear positive and negative pulmonary tuberculosis;<br />
Regime 2SRHZ/6HE.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ở nƣớc ta, Chƣơng trình Hoá trị liệu<br />
ngắn ngày đã đƣợc triển khai rộng rãi trên<br />
toàn quốc, việc sử dụng đa hóa trị liệu lao<br />
phổi với phác đồ 4 loại thuốc (SHRZ) đối<br />
với lao phổi mới đã đạt đƣợc hiệu quả cao.<br />
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã<br />
xuất hiện không ít các trƣờng hợp thất bại<br />
trong quá trình điều trị dẫn tới kháng thuốc.<br />
Ở Bắc Ninh, trƣớc đây đã có một số đề<br />
tài nghiên cứu về bệnh lao, nhƣng chƣa có<br />
<br />
nghiên cứu nào đề cập đến diễn biến đáp<br />
ứng điều trị của lao phổi AFB (+) và AFB (-)<br />
về lâm sàng, cận lâm sàng trong 2 tháng<br />
điều trị tấn công đối với lao phổi mới. Vì vậy,<br />
chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm: Giúp<br />
Chương trình Chống Lao của tỉnh có thêm<br />
kinh nghiệm quản lý và điều trị BN lao phổi.<br />
<br />
* Bệnh viện 103<br />
** Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bắc Ninh<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Triều<br />
PGS. TS. Nguyễn Huy Lực<br />
<br />
106<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
87 BN, trong đó 45 BN lao phổi mới AFB<br />
(+), 42 BN lao phổi mới AFB (-), 66 nam và<br />
21 nữ, tuổi từ 18 - 88, điều trị nội trú tại<br />
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bắc Ninh từ<br />
tháng 6 - 2009 đến 5 - 2010. BN đƣợc chẩn<br />
đoán lao phổi theo tiêu chuẩn của Chƣơng<br />
trình Chống Lao Quốc gia (2009) [1]:<br />
<br />
- Không tốt:<br />
+ Lâm sàng không tiến triển.<br />
+ X quang phổi diện tích tổn thƣơng<br />
không hấp thu hoặc thu nhỏ < 25%.<br />
+ Xét nghiệm đờm AFB (+).<br />
.<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm Epi.info<br />
6.04.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu<br />
theo giới.<br />
<br />
- Lao phổi AFB (+): BN có 1 trong 2 tiêu<br />
chuẩn sau:<br />
+ Tối thiểu có 2 tiêu bản đờm AFB (+) từ<br />
2 mẫu đờm khác nhau: 40 BN.<br />
+ Có 1 tiêu bản đờm AFB (+) và có hình<br />
ảnh tổn thƣơng nghi lao trên X quang phổi:<br />
05 BN.<br />
- Lao phổi AFB (-): BN có 1 tiêu chuẩn:<br />
kết quả XN đờm AFB (-) qua 2 lần khám,<br />
mỗi lần XN 03 mẫu đờm cách nhau 2 tuần<br />
và có tổn thƣơng nghi lao tiến triển trên<br />
phim X quang phổi: 42 BN.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
BN có HIV (+), HBsAg (+), suy tim, suy<br />
thận, xơ gan và các bệnh lý mạn tính khác<br />
kèm theo, phụ nữ có thai.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Mô tả tiến cứu.<br />
<br />
NHÓM AFB (+)<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
36<br />
<br />
80,0<br />
<br />
30<br />
<br />
71,4<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
9<br />
<br />
20,0<br />
<br />
12<br />
<br />
28,6<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
100,0<br />
<br />
42<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Tổng cộng<br />
p<br />
<br />
+ X quang phổi diện tích tổn thƣơng thu<br />
nhỏ ≥ 25%.<br />
+ Xét nghiệm đờm AFB (-).<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu<br />
theo nhóm tuổi.<br />
<br />
- Liều lƣợng thuốc lao dùng cho BN theo<br />
quy định của Chƣơng trình Chống Lao Quốc<br />
gia (2009).<br />
<br />
+ Lâm sàng tiến triển tốt.<br />
<br />
45<br />
<br />
Tỷ lệ mắc lao phổi ở nam cao gấp 3,1 lần<br />
nữ ở cả 2 nhóm BN, sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,001). Kết quả này cũng phù<br />
hợp với Hoàng Văn Huấn (2001) [2] nghiên<br />
cứu lao thâm nhiễm ở ngƣời lớn thấy nam<br />
mắc nhiều hơn nữ 3,2 lần (trong đó nhóm<br />
AFB (+) 3,7 lần, nhóm AFB (-) 2,1 lần). Số<br />
liệu của Chƣơng trình Chống Lao Quốc gia<br />
(2009) [1] trên toàn quốc tỷ lệ BN nam mắc<br />
lao phổi mới AFB (+) cao gấp 3 lần BN nữ.<br />
<br />
NHÓM<br />
TUỔI<br />
<br />
- Tốt:<br />
<br />
p<br />
n<br />
<br />
- Phác đồ điều trị BN lao phổi mới:<br />
2SRHZ/6HE.<br />
<br />
* Đánh giá đáp ứng điều trị: tiêu chuẩn<br />
do nhóm nghiên cứu đề ra.<br />
<br />
NHÓM AFB (-)<br />
<br />
GIỚI<br />
<br />
NHÓM AFB (+)<br />
<br />
NHÓM AFB (-)<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
18 - 29<br />
<br />
8<br />
<br />
17,8<br />
<br />
9<br />
<br />
21,4<br />
<br />
30 - 39<br />
<br />
4<br />
<br />
8,9<br />
<br />
3<br />
<br />
7,1<br />
<br />
40 - 49<br />
<br />
7<br />
<br />
15,5<br />
<br />
4<br />
<br />
9,5<br />
<br />
50 - 59<br />
<br />
8<br />
<br />
17,8<br />
<br />
11<br />
<br />
26,2<br />
<br />
60 - 69<br />
<br />
7<br />
<br />
15,6<br />
<br />
8<br />
<br />
19,1<br />
<br />
> 70<br />
<br />
11<br />
<br />
24,4<br />
<br />
7<br />
<br />
16,7<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
45<br />
<br />
100,0<br />
<br />
42<br />
<br />
100,0<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Phân bố theo nhóm tuổi ở 2 nhóm nghiên<br />
cứu tƣơng đƣơng nhau, sự khác biệt không<br />
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
108<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br />
<br />
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng của BN.<br />
NHÓM AFB (+)<br />
<br />
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG<br />
<br />
NHÓM AFB (-)<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Sốt<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Gày sút cân<br />
<br />
2<br />
<br />
4,4<br />
<br />
1<br />
<br />
Kém ăn<br />
<br />
1<br />
<br />
2,2<br />
<br />
0<br />
<br />
Ho khan<br />
<br />
28<br />
<br />
62,2<br />
<br />
20<br />
<br />
47,6<br />
<br />
Ho đờm<br />
<br />
9<br />
<br />
20,0<br />
<br />
1<br />
<br />
2,4<br />
<br />
Ho máu<br />
<br />
0<br />
<br />
Đau ngực<br />
<br />
2<br />
<br />
4,4<br />
<br />
2<br />
<br />
4,8<br />
<br />
Khó thở<br />
<br />
1<br />
<br />
2,2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Ran ở phổi<br />
<br />
12<br />
<br />
26,7<br />
<br />
2<br />
<br />
4,8<br />
<br />
2,4<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
0<br />
<br />
Sau 8 tuần điều trị, các triệu chứng toàn<br />
thân, cơ năng và thực thể giảm nhiều nhƣng<br />
không hết hoàn toàn, một số triệu chứng<br />
vẫn còn nhƣng ở mức độ thấp nhƣ ho<br />
khạc đờm (gặp 20% ở nhóm AFB (+) và<br />
2,4% ở nhóm BN AFB (-)), nhất là triệu<br />
chứng ho khan và ran ở phổi, sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05 và p < 0,001).<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Kết quả này cũng phù hợp với Hoàng Văn<br />
Huấn (2001) nghiên cứu đặc điểm lâm<br />
sàng ở BN lao thâm nhiễm: khi điều trị đặc<br />
hiệu, các triệu chứng toàn thân, ho máu và<br />
dấu hiệu nghe phổi đáp ứng nhanh trong<br />
vòng 1 - 8 tuần, trong khi các triệu chứng<br />
khác đáp ứng chậm hơn, nhất là ho và<br />
khạc đờm.<br />
<br />
Bảng 4: Mức độ âm hoá đờm của nhóm lao phổi AFB (+).<br />
TUẦN ĐIỀU TRỊ<br />
ĐỊNH LƢỢNG AFB<br />
<br />
Dƣơng tính (1+) (n = 29)<br />
<br />
Dƣơng tính (2+) (n = 11)<br />
<br />
Dƣơng tính (3+) (n = 5)<br />
<br />
Tổng số âm hoá theo tuần<br />
p<br />
<br />
Sau 2<br />
tuần<br />
<br />
Sau 4<br />
tuần<br />
<br />
Sau 6<br />
tuần<br />
<br />
Sau 8<br />
tuần<br />
<br />
Số âm hoá<br />
<br />
20<br />
<br />
23<br />
<br />
24<br />
<br />
29<br />
<br />
%<br />
<br />
69,0<br />
<br />
79,3<br />
<br />
96,6<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Số âm hoá<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
9<br />
<br />
%<br />
<br />
63,0<br />
<br />
72,3<br />
<br />
81,1<br />
<br />
81,1<br />
<br />
Số âm hoá<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
%<br />
<br />
40,0<br />
<br />
80,0<br />
<br />
80,0<br />
<br />
Số âm hoá<br />
<br />
29<br />
<br />
34<br />
<br />
41<br />
<br />
42<br />
<br />
%<br />
<br />
64,4<br />
<br />
75,6<br />
<br />
91,1<br />
<br />
93,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
60,0<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
109<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br />
<br />
Sau 8 tuần điều trị, kết quả âm hóa AFB<br />
trong đờm đạt 93,3%. So sánh mức độ âm<br />
hóa AFB trong đờm giữa các nhóm có mật<br />
độ AFB khác nhau thấy: mật độ AFB trong<br />
đờm càng ít, mức độ âm hoá AFB càng<br />
nhanh, tỷ lệ âm hóa ở nhóm dƣơng tính<br />
(1+) cao hơn nhiều (100%) so với nhóm<br />
dƣơng tính (2+) (81,1%) và nhóm dƣơng<br />
tính (3+) (80,0%), tuy nhiên, sự khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết<br />
<br />
quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên<br />
cứu trƣớc đây của Nguyễn Phƣơng Hoa<br />
(1995) nghiên cứu công thức 2SRHZ/6HE<br />
điều trị cho 257 BN lao phổi mới AFB (+)<br />
thấy âm hóa đờm sau 8 tuần là 94,5%; Trần<br />
Thị Xuân Phƣơng (1999) [4] nghiên cứu kết<br />
quả điều trị BN lao phổi mới AFB (+) ở giai<br />
đoạn tấn công bằng 2 phác đồ 2SRHZ/6HE<br />
và 2ERHZ/6HE thấy tỷ lệ âm hóa sau 8<br />
tuần: nhóm I đạt 93,3%, nhóm II đạt 90%.<br />
<br />
Bảng 5: Thay đổi hình ảnh tổn thƣơng trên X quang phổi của BN.<br />
NHÓM AFB (+)<br />
<br />
DIỆN TÍCH TỔN THƢƠNG<br />
<br />
NHÓM AFB (-)<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Không hấp thu<br />
<br />
9<br />
<br />
20,0<br />
<br />
6<br />
<br />
14,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Giảm < 25%<br />
<br />
19<br />
<br />
42,2<br />
<br />
9<br />
<br />
21,4<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Giảm 25 - 50%<br />
<br />
12<br />
<br />
26,7<br />
<br />
20<br />
<br />
47,6<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Giảm > 50 - < 100%<br />
<br />
5<br />
<br />
11,1<br />
<br />
7<br />
<br />
16,7<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Sau 8 tuần điều trị, nhóm lao phổi AFB (+)<br />
có tỷ lệ tổn thƣơng không hấp thu cao hơn<br />
nhóm AFB (-) (20,0% so với 14,3%), tuy nhiên<br />
sự chênh lệch này cũng không có ý nghĩa<br />
thống kê (p > 0,05). Kết quả của chúng tôi<br />
cũng phù hợp với nghiên cứu của Phan<br />
<br />
Lƣơng Ánh Linh (2002): sau 8 tuần điều trị<br />
tấn công cho 97 BN lao phổi mới thấy: tổn<br />
thƣơng thu nhỏ trên phim X quang từ 78,8 85,9%, tổn thƣơng không hấp thu chiếm tỷ<br />
lệ thấp hơn (21,2 - 14,1%) ở nhóm có vi khuẩn<br />
lao kháng thuốc và nhóm còn nhạy cảm.<br />
<br />
Bảng 6: Mối liên quan giữa thay đổi diện tích tổn thƣơng X quang phổi với mức độ âm<br />
hóa AFB trong đờm.<br />
THAY ĐỔI DIỆN TÍCH TỔN THƢƠNG X QUANG<br />
<br />
Không hấp thu<br />
<br />
Giảm < 25%<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
(-)<br />
<br />
7<br />
<br />
16,7<br />
<br />
18<br />
<br />
42,8<br />
<br />
12<br />
<br />
28,6<br />
<br />
5<br />
<br />
11,9<br />
<br />
(1+)<br />
<br />
0<br />
<br />
(2+)<br />
<br />
1<br />
<br />
50,0<br />
<br />
(3+)<br />
<br />
1<br />
<br />
100,0<br />
<br />
p<br />
<br />
0<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
1<br />
<br />
Giảm 25 - 50%<br />
<br />
0<br />
<br />
Giảm > 50%<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
0<br />
<br />
50,0<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
110<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br />
<br />
Sau 8 tuần điều trị, mức độ AFB (+)<br />
càng ít, tỷ lệ hấp thu trên X quang phổi<br />
càng nhiều. Tuy nhiên, so sánh giữa mức<br />
độ thay đổi diện tích tổn thƣơng không thấy<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Điều đó cho thấy sự hấp thu tổn thƣơng<br />
trên X quang phổi ít nhiều phụ thuộc vào<br />
mật độ AFB trong đờm của BN.<br />
Lê Thị Luyến và CS (2004) nghiên cứu<br />
một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ AFB (+) sau<br />
8 tuần điều trị cũng thấy: những trƣờng hợp<br />
tổn thƣơng phổi rộng, tỷ lệ AFB (+) cao hơn<br />
so với tổn thƣơng mức độ hẹp và vừa.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 87 BN lao phổi mới<br />
AFB (+) và AFB (-) sau 8 tuần điều trị tấn<br />
công bằng phác đồ 2SRHZ/6HE tại Bệnh<br />
viện Lao và Bệnh phổi Bắc Ninh, chúng tôi<br />
rút ra một số kết luận:<br />
- BN hết sốt và ho máu.<br />
- Nhóm lao phổi AFB (+): ho khạc còn<br />
20%, ran ở phổi còn 2,4%; nhóm lao phổi<br />
AFB (-): ho khạc còn 26,7%, ran ở phổi còn<br />
4,8% (p < 0,001).<br />
- Âm hóa đờm 93,3% (p > 0,05).<br />
- Mật độ AFB trong đờm càng ít, mức độ<br />
âm hoá AFB càng nhanh: AFB (1+) 100%;<br />
AFB (2+) 81,1%, AFB (3+) 80% (p > 0,05).<br />
- Tỷ lệ hấp thu diện tích tổn thƣơng trên<br />
X quang phổi của nhóm lao phổi AFB (+)<br />
là 80,0%, nhóm AFB (-) 85,7% (p > 0,05).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Chương trình Chống Lao Quốc gia. Hội nghị<br />
tổng kết dự án phòng, chống lao giai đoạn 2007<br />
- 2008, tổng kết hoạt động chỉ đạo tuyến 2008<br />
và sinh hoạt khoa học. Hà Nội. 2009.<br />
2. Hoàng Văn Huấn. Nghiên cứu đặc điểm<br />
lâm sàng, X quang phổi chuẩn, cắt lớp vi tính và<br />
ELISA trong chẩn đoán lao thâm nhiễm ở ngƣời<br />
lớn. Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. 2001.<br />
3. Phan Lương Ánh Linh. Nghiên cứu kháng<br />
thuốc tiên phát và kết quả điều trị sau 2 tháng<br />
tấn công của phác đồ 2SRHZ/6HE ở BN lao mới<br />
AFB (+) tại nội thành Đà Nẵng (1 - 2001 đến 6 2001). Luận văn Thạc sỹ Y học. Trƣờng Đại học<br />
Y Hà Nội. 2002.<br />
4. Trần Thị Xuân Phương. Nghiên cứu kết<br />
quả điều trị BN lao phổi mới AFB (+) ở giai<br />
đoạn tấn công bằng 2 phác đồ 2SRHZ/6HE và<br />
2ERHZ/6HE. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trƣờng<br />
Đại học Y Hà Nội. 1999.<br />
5. Keskin G, Baghau N, Masjedi MR. Frequency<br />
and type of reaction to antituberculosis drugs.<br />
The International Jounal of Tuberculosis and<br />
Lung Disease. 1998, 2 (255).<br />
6. Rabariaona L, Boisier P, Ratsirahonana<br />
Rarafininana J, et al. Replacement of streptomycin<br />
by ethambutol in the intensive phase of tuberculosis<br />
treament: no effect on compliance. The Internation<br />
Jounal of Tuberculosis and Lung Disease. 1999,<br />
3 (1), pp.220-226.<br />
7. Enarson DA, Ait- Khaled N. Principes et<br />
organisation de la lutte antitubercolose. La Revue<br />
du Praticien. 1996, 46, pp.1368-1372.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 12/11/2012<br />
Ngày giao phản biện: 30/11/2012<br />
Ngày giao bản thảo in: 28/12/2012<br />
<br />
111<br />
<br />