intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 2

Chia sẻ: Vô Trần | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

33
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại là cuốn sách thứ tư trong Tủ sách Khoa học xã hội, được thực hiện với sự tài trợ của Viện Harvard Yenching. Cuốn sách tập hợp chín bài viết về di sản văn hóa từ các góc nhìn khác nhau của các nhà nghiên cứu nhân học và văn hóa học, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 2

  1. LỄ HỘI BÀ T ơ Ở VÙNG HUẾ: GIẢ TRỊ LỊCH s ử VÀ QUẢ TRÌNH TẢI HIỆN Trần Đình Hằng 1. Vấn dề nghiên cứu Tìm hiểu vễ văn hóa miền Trung, tôi nhận thấy tổn tại phổ biến nhiều dạng thức truyền thuyết dân gian nhấn mạnh tới sự xác lập cương giới làng xã Việt. Tất cả, được cụ thể hóa qua hệ thống miếu thờ, nghi thức cúng tế và cả nhiều giai thoại, truyền thuyết dân gian mang đậm màu sắc huỵến hoặc, nhiệm mẩu. Ở đây, tôi rất quan tâm tới dạng thức truyền thuyết m ở cõi thời Đàng Trong buổi đẩu, đặc biệt là lẻ hội Bà Tơ ở vùng Huế, cho đến lệ Bà Thu Bồn ở Quảng Nam, hay đến tận Phú Yên với lễ hội Phù Quận công Lương Văn C hánh.1 Linh hổn của một di tích, lễ hội, thường được kết tinh từ một trong hai quá trình: lịch sử hóa truyền thuyết, hoặc truyén thuyết hóa lịch sử. Các giai thoại cá voi cứu người, rái cá hoặc trâu xuất hiện kịp thời cứu nguy cho chúa tôi Nguyễn Ánh lúc bôn tẩu... thuộc vể dạng thức đâu tiên, từ truyền thuyết dân gian được đưa vào chính sử.2 Ở dạng thức thứ hai, lễ hội Bà Tơ là m ột trường hợp đặc biệt, phát xuất từ sự kiện lịch sử ghi nhận m ột nữ ân nhân từng 1 Về vấn đề này, tôi đã có một số kết quả khảo sát bước đẩu: (2010), "Người Việt đi về phương Nam: Truyền thuyết mở cõi thời Đàng Trong buổi đầu ở vùng Huế (trường hợp sự tích Bà Tơ)" tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế Vàn hóa trong thế giới hội nhập, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, ngày 25/11, H.: Nxb. VHTT, (2011), Lẻ hội Bà Thu Bổn (Quàng Nơm), H.: Viện Văn hóa Nghệ thuật VN (đề tài NCKH); (2011), "Dấu ấn 'Việt' trên vùng đất mới: trường hợp lẻ hội Phù Quận cỏng Lương Văn Chánh", tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế Di sản vàn hóa Nom Trung Bộ với sự phát triền du lịch trong hội nhập quốc tế, Phú Yên.: Bộ VH, TT&DL - UBND tỉnh Phú Yên, 2/4). 2 Quốc sử quán triều Nguyễn (1972), Quốc triều chánh biên toát yếu, Nhóm Nghiên cứu Sử Địa Việt Nam, Sài Gòn, tr. 5- 9; Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nơm thực lục, Nxb. Giáo dục, tập 1, Hà Nội, tr. 217 - 218.
  2. 194 I Lễ hội Bà Tơ ở vùng Huế... cứu nguy chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Sau khi chết, Bà được tôn xưng Quốc tỷ Thánh Mẫu, hiển linh, được lập miếu thờ và đến nay, dân gian vẵn còn truyẻn tụng nhiều truyền tích vê' Bà. Điểm đáng ghi nhận là các dạng thức truyền thuyết, dù được diễn tả dưới góc độ nào, m ang lớp áo vản hóa nào đi nữa, cũng mang đậm tính chất thiêng liêng, trở thành sức sống chính yếu, xuyên suốt của di tích, lễ hội. Các chương trình mục tiêu quốc gia vể văn hóa, đặc biệt là chương trình văn hóa phi vật thể, trùng tu tôn tạo và chống xuống cấp di tích, mục tiêu nguyên ủy, vẫn là ưu tiên đẩu tư kịp thời, hữu hiệu cho các di sản văn hóa đang đứng trước nguy cơ bị mai một, xuống cấp. Lập hổ sơ để di sản văn hóa được công nhận, từ cấp tỉnh - quốc gia - UNESCO là nhu cẩu tiên quyết để khẳng định giá trị, kêu gọi và thu hút đẩu tư. Tuy nhiên, do kinh phí khó khăn, vận hành theo nguyên tắc hành chính nên xu hướng “hành chính hóa” trở nên phổ biến, với nhiều hệ quả, như cách đặt vấn đề của Oscar Salemink, là quá trình “di sản hóa” văn hóa ở Việt Nam diễn ra ổ ạt, dẫn đến m ột quá trình khách quan hóa, đồ vật hóa và chiếm đoạt các thực hành văn hóa.1Có nghĩa là quá trình hành chính hóa lễ hội dân gian, sự can thiệp mạnh của cơ quan nhà nước, cụ thể là ngành văn hóa và du lịch vào di sản văn hóa ngày càng được cổ súy, trên cơ sở có sự trợ lực, có khi trở thành đổng lõa, thỏa hiệp cùa các chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa truyền thống, của Đảng và Nhà nước Việt Nam cho đến của UNESCO. Ở đó, thực sự đã có tình trạng đẩy m ạnh quá trình lập hổ sơ, quá chú trọng đến hình thức và số lượng, trở thành m ột cuộc chạy đua từ địa phương đến quốc gia, mà chưa thực sự chú tâm đến chất lượng, hiệu quả, làm phá vỡ kết cấu và không gian máu thịt của di sản.2 1 Salemỉnk, Oscar (2012), "Appropriating Culture: The poiiti.cs of ỉntangỉble cultural heri- tage ỉn VietnarrV" (Chiếm đoạt văn hóa/chính trị của di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam), trong H-T Ho Tai & M Sidel biên tập, State, Societyand the Marketin Contemporary Vietnam: Property, Powerand Values. Routledge (Nhà nước, xâ hội và thị trường ở Việt Nam đương đại), Oxon, ox, UK, tr. 158-180. 2 Salemink, Oscar (2012), '"Di sỏn hóa' văn hóa ở Việt Nam: di sản văn hóa phi vật thể giữa các cộng đóng, nhà nước và thị trường" Tóm tắt kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lẩn thứ IV: Việt Nam trên đường hội nhập và phát triền bền vững, H.: Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Đại học Quốc gia Hà Nội, 26-28.11.2012, tr. 243-267. Bản tiếng Anh "The 'heritagi- zation of culture ỉn vietnam : intangible culturale heritage betvveen communities, State and market", tr. 268-291.
  3. Lễ hội Bà Tơ ở vùng Huế... I 195 Theo tôi, điểu đó hoàn toàn có cơ sở, nhưng có phấn cực đoan bởi quá trình đó còn tùy thuộc nhiều yếu tố, như bảo đảm tính thiêng, không phá vỡ giá trị tinh thấn cốt lõi xuyên suốt cùa di tích - lễ hội và vai trò tư vấn của các nhà chuyên môn, trên cơ sở tham vấn cộng đổng. Đặc biệt là phải được cộng đông chấp nhận. Ở đây, tôi đơn cừ trường hợp lễ hội Bà Tơ, từ tinh thần cốt lõi cùa quá trình truyển thuyết hóa lịch sử trong truyển thống cho đến khả năng vận dụng để tái hiện, cho thấy nó không thuộc xu hướng cực đoan đó. 2. Lễ hội Bà Tơ: kết tinh từ quá trình truyền thuyết hóa lịch sử 2.1. B ối cảnh lịch sử Trong diễn trình lịch sử đi vê' phương Nam của người Việt, vùng Huế đóng vai trò rất quan trọng. Buổi đẩu, các cộng đổng di dân từ miền ngoài đến đây rứnnh chóng tiếp cận vùng sông nước Tam Giang, gắn liền lỵ sở Hóa Châu nổi tiếng thời Trấn, Hồ, Hậu Lê, định hình nên tầm vóc thị tứ Sịa một thời giao thương sôi động, khi “phá Tam Giang ngày rày đã cạn”. Từ đó, các cộng đổng cư dân dọc lưu vực sông Ô Lâu, sông Bồ, nhanh chóng “đông tiến” tiếp cận vùng bãi bồi sông nước ven đẩm phá, thiết lập xã hiệu, định hình nên Sịa - Quảng Điển, từ năm 1570. Nơi đây ghi nhận rỗ nét dấu ấn thời chúa Nguyễn Đàng Trong, đặc biệt là trong vai trò thủ phủ vùng miền của Phước Yên (1626), trước khi vào Kim Long (1636), Phú Xuân (1687) và trở lại Bác Vọng (1712), rồi Phú Xuân (1738).1 Trong bối cảnh đó, giá trị lịch sử nổi bật cẫn khẳng định ờ lễ hội Bà Tơ làng Bác Vọng (nay thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điển, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là dấu tích văn hóa phi vật thể hiếm hoi duy nhất thời chúa Nguyễn, nay vẫn được bảo lưu rõ nét, sống động trong đời sống văn hóa, lễ nghi làng xã vùng Huế. Từ những nét tương đồng trong sừ liệu, có thể thấy rằng, từ một sự kiện lịch sử, đã được dân gian ghi nhận, nuôi dưỡng bằng nhiểu giai thoại, truyền thuyết, truyền tích, v.v. Tất cả, lại được cụ thể hóa sinh động thông qua di tích, lễ nghi, phẩm vật dâng cúng, lễ hội suy tôn, tưởng nhớ công lao to lớn của Bà. 1 Trần Đình Hằng (2013), "Phá Tam Giang ngày rày đã cạn: Sự thích ứng đa tình huống cùa cộng đổng CƯ dân Bảo tàng và dì sản vân hỏa trong bốicỏnh biến làng xã vùng Huế" trong đồi khỉ hậu [Kỷ yếu HTQT, Huế, 11 -12/6/2012] (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, tr. 274-289).
  4. 196 I Lễ hội Bà Tơ ở vùng H uế.. Làng Bác Vọng được thành lập khá sớm; từ thế ký XVI, là m ột trong 53 làng xã của huyện Đan Điển; thế kỷ XVIII, trở thành Bác Vọng Đông Tây xã, thuộc tổng Phú Ốc, huyện Quảng Điền và đến thời Nguyễn, mới tách thành hai đơn vị Bác Vọng Đông - Ty giáp.1Dưới thời phong kiến, Bác Vọng là một “đại xã”, được cấu thành từ tứ giáp ấp là Đông (Bác Vọng Đông), Tây (Bác Vọng Tây), Đồ (Hà Đổ), Lạc (Hà Lạc). Đồ, Lạc chính là hai ấp “tân lập”, sản phẩm của quá trình “đông tiến”, khai lập xã hiệu mới ven miền sông nước đầm phá Tam Giang của cộng đổng cư dân “làng gốc” Bác Vọng. 2.2. Hai ngôi m iếu Bà Tơ ở Bác Vọng Đ ông và Hà Đổ Ở Bác Vọng Đông, miếu Bà Tơ toạ lạc trên khu đất rộng khoảng 400m2, bên bờ sông, phía trên ngã ba Quai Vạc, ngoảnh ra theo hướng Tây Nam. Quy mô của ngôi miếu, nếu so sánh với các nguổn tài liệu đẩu thế kỷ XX, thì có thể dễ dàng nhận thấy hiện trạng của nó thật khiêm tốn. Đó là m ột ngôi miếu nhỏ, xây dựng đơn sơ bằng vật liệu hiện đại từ những nảm 2000 - 2001. Nơi đây còn có tên gọi Đò Ba Bến bởi theo truyền khẩu, để ghi nhận và ban thưởng cho công lao của Bà, các chúa Nguyễn còn ban cấp cho Bà, cho làng Bác Vọng thêm hai khu đẫt ờ hai làng đối diện để làm bến đò: một ở làng Thanh Lương và một ở Khúc Vạy (làng Phò Nam). Không gian thờ tự chính yếu là bàn thờ/ điện thờ, chính giữa là m ột bức tranh Phụng, tượng trưng cho Bà và m ột bài vị nhỏ, cổ xưa: Quốc tỷ Thánh Mẫu nương nương trận tiến công huân, sắc phong Trai Tĩnh thẩn vị. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều hoành phi, câu đối được phiên âm quốc ngữ, như bức hoành phi N ữ trung tuấn kiệt được treo ngay phía trước ngôi miếu; hai cặp câu đối trên hai m ặt cùa bình phong: Tam Giang công đức hậu/ĐỖ thủy miếu đền thiêng; và M ột sợi tơ đền gây công lớn/Đông Tây Đó Lạc hưởng ơn sâu. Qua khảo sát điển dã, chúng tôi còn được biết trước năm 1975, nơi đây vẫn lưu giữ câu đối súc tích, đầy ý tứ, mà đến nay nhiểu người vẫn thuộc lòng: M ặt nước hưởng nhờ ơn vũ lộ/ Dây tơ cứu khỏi trận phong ba. 1 Vô danh thị (1961), ồ châu cận lục, Dương Văn An nhuận sắc, tập thành, Bùi Lương phiên dịch, Văn hóa Ấ châu xuất bản, Sài Gòn, tr. 40; Lê Quý Đôn (1977) Toàn tập, tập 1, Phủ biên tạp lục, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 80; Quốc sử quán triều Nguyễn, 2003, Đổng Khánh địa dư chí, Hội Sử học Việt Nam, Viện Viễn Đông bác cổ Pháp, Trường Cao học Thực hành Pháp - Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr.1427.
  5. Lễ hội Bà Tơ ở vùng H uế... I 197 Tương tự như vậy, chúng tôi đã khảo sát ngôi miếu Bà Tơ ở thôn Hà Đồ, Phước Lập, ngay bên bò' phá Tam Giang (xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền). Đó là một ngôi miếu nhỏ, khiêm tốn, được xây rất cao trên bốn trụ bê tông, phía trước có hai trụ đỡ và cũng mang chức năng bậc tam cấp. Nội thất ngôi miếu được bài trí đơn sơ. Xem xét tẩm ảnh hưởng trong đời sống tín ngưỡng thờ Bà Tơ từ hai ngôi miếu này, có thể nhận thấy được bối cảnh đặc trưng của làng Bác Vọng xưa trong không gian văn hóa lưu vực sông Bồ. Theo đó thì Hà Đổ chính là vùng “cửa khẩu” về phía đông của m ột nhánh sông Bổ, gắn liến công lao khai phá của các dòng họ Trẩn, Trương (tương tự với làng Hà Lạc là dòng họ Đặng, Hoàng) tù làng gốc Bác Vọng, nằm về phía thượng nguồn (khoảng hơn ìokm). 2.3. Bà Tơ: truyền thuyết và nghi lễ thờ cúng Ở làng Bác Vọng và cả các làng lân cận dọc lưu vực sông Bổ, truyến tích Bà Tơ được nhiều người biết đến và dân gian lưu truyền m ột cách đơn giản, thiết thực, dưới tên gọi miếu Bà Tơ. Chí ít từ tên gọi, “miếu Bà Tơ” cũng dễ giúp gợi lên ngay từ đẩu sự mường tượng về m ột nữ nhân vật có liên quan đến tơ ]ụa, có công rất lớn đối với sự hình thành và phát triển của làng, nên mới được làng đưa vào quy chế thờ tự. Đó là ngôi miếu nổi tiếng nhất, cùng với sự tôn vinh đặc biệt, rõ ràng, về hành trạng, công lao của Bà Tơ. Trong m ột trận thủy chiến trên phá Tam Giang, do thất thế, bị truy đuổi sát sao, “chúa tôi Nguyễn H oàng”, “nhà chúa”, “vua tôi nhà Nguyễn”, v.v. phải một phen bôn tẩu. Tình hình nguy nan hơn bởi quân lính phải hết sức chèo chỗng, làm đứt quai chèo. Sự xuất hiện của Bà đã kịp thời dâng lên “mớ tơ”, hay “sọt tơ sống”, hay “tay lưới”..., cho quân lính kịp bện lại quai chèo, nhờ đó thoát hiểm. Bà làm một nghể gì đó, hay ít ra thì lúc thuyền của bậc quân vương bị “đứt quai chèo”, bà cũng đang làm m ột công việc có liên quan tới tơ lụa, trên sông nước Tam Giang: có thể là m ột thương nhân, hoặc con gái một gia đình thương nhân buôn bán tơ lụa, vải vóc; hoặc một ngư dân chài lưới, v.v. Điểm mấu chót, “chi tiết vàng” là tơ lụa> kịp thời giúp bện lại quai chèo bị đứt. Cũng trong dạng thức truyền thuyết có liên quan tới quai chèo đó, nơi đây còn có chi tiết thú vị trong các giai thoại truyền khẩu, rằng Bà là một người phi phàm, dám vén quẩn, giật lấy một đám “hạ thảo” cho thủy binh bện lại quai
  6. 198 I L ễ hội Bà Tơ ở vừng H uế.. chèo. Điểu này cũng có nét tương đổng trong khảo sát điển dã ở làng Thanh Phước, khi tôi được nhiểu người kể vể giai thoại cuộc đua ghe để xác định địa giới làng xã cùa làng Thủy Tú láng giềng: một người phụ nữ đại diện cho làng Thủy Tú, gặp tình huống bất ngờ là quai chèo bị đứt, cũng đã nhanh tay giật lấy đám “hạ thảo” để bện quai chèo, tiếp tục cuộc đua thắng lợi, nhờ đó mốc giới của làng được mở rộng. Dân làng ghi ơn, tưởng nhớ công lao to lớn đó, đã đưa Bà vào quy chế thờ tự của cộng đổng. Rõ ràng, điểm chung xuyên suốt ở đây chính là thông điệp khẳng định công lao to lớn nổi bật cùa các bậc nữ nhân đối với lịch sừ văn hóa làng xã. Thân thế của Bà, chỉ biết là người “họ Trần làng Bác Vọng”. Cũng có ý kiến cho rằng Bà và gia đình vốn chỉ là cư dân thủy diện nay đây mai đó, từ đâu không rõ, đã đến tụ cư ở Bác Vọng, làm ăn trên vùng sông nước phá Tam Giang, cùng với quá trình “đông tiến” của các cộng đồng cư dân làng xã dọc lưu vực sông Bổ như phẩn trên đã đê' cập.1 Điểm đáng chú ý là giai thoại dân gian có sự trùng khớp tài liệu chính sử, với m ột nữ nhân vật có nhiều hành trạng và sự tích tương tự Bà Tơ: “N âm Quý Tỵ (1592), mùa hạ, Thái Tổ (tức Thái Tổ Gia Dũ hoàng đế Nguyễn Hoàng) lại ra Đông Đổ, ở lại tám năm, nhiều lẩn đi đánh giặc, ư D ĩ theo hâu ồ tả hữu chúa. N ăm Canh Tý (1600), mùa hạ, Thái tổ vượt biển vê nam, thuyền đến của biển Thẩn Phù, dân nhiều người đi theo. Nghe nói quân Trịnh đuổi riết, Ư Dĩ sai quân bơi thuyên đi nhanh. Dây thừng bị đứ t Có người huyện Yên Mô là Phạm Thị Công dâng m ột sọt tơ sống để làm thừng kéo thuyền, thuyền bèn đi nhanh [Phạm Thị Công theo vào Thuận Hóa, đến lúc chết được phong là Thị Tùng Hỗ Giá Phạm Phu Nhân]).2 N hất thống chíy mục Liệt nữ tỉnh Ninh Bình, có đê’ cập đến hành trạng một nhân vật tương tự, trở thành cản cứ xuyên suốt cho giai thoại Bà Tơ làng An Mỏ (Ái Tử, Quảng Trị): “Người huyện Yên Mô, năm Lể Thận Đức I (1600), Thái tổ Gia Dụ hoàng đế ta đem tướng sĩ thuyền ghe sở bộ thuộc theo đường biển vào Thuận Hỏa, quân Trịnh đuổi theo, thủy quân chèo thuyên gấp rút, quai chèo bị đứt, lúc ấỵ Thị Tôm theo hẩu, nhân có một mớ tơ sống:, thị liền 1 Chapuis. A (1932)"Les lieux de culte du villagede Bac-Vong-Dong", B.A. V. H, N°4, pp.371 -410. 2 Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nom liệt truyện, tập 1, Tiền biên, Nxb. Thuận Hóa, Huế, tr.8 3 -8 4 .
  7. Lễ hội Bà Tơ ờ vùnẹ H u ế... I ] 99 dâng để buộc chèo. Về đến nơi thị chết, Gia Dụ hoàng đế khen là có công, truy tặng Thị Giá phu nhân, lập đển thờ dinh Cát. Dinh Cát nay thuộc Quản% Trị”.1 Từ cấp độ các làng xã qua hình ảnh cô thôn nữ - Bà Tơ ờ làng Bác Vọng Đông; thậm chí trên nguyên tắc “thiêng hóa”, chúng tôi cũng tiếp cận được tư liệu để từng bước khẳng định quá trình “lịch sử hóa” cùa mô típ nữ nhân vật như Bà Tơ. Trong quá trình điển dã, chúng tôi cũng đã từng nhận ra được m ột Bà Tơ thứ hai ở làng An Mô (Ái Tử, Quảng Trị). Nếu như Bà Tơ ở làng Bác Vọng Đông được ghi nhận công lao một cách rõ nét qua nghi thức cúng tế, lễ hội đua trải, cẩu ngư thường niên..., nhưng không rõ mộ phẩn thì Bà Tơ ở làng An Mô, được xác định cụ thể là con dâu họ Đổ, có mộ phẩn cụ thể, thậm chí còn có gia phả, và văn bia rất đầy đù - đương nhiên mới phụng soạn, sao chép sau này - nhưng nghi lễ cúng tế lại không phong phú, sinh động. Dù m ột làng nhỏ, trước đây là “phường”, nhưng qua trường hựp Bà Tơ, An Mô như được khắc họa rõ nét hơn bằng nhiều nguồn tư liệu, kể cả chính sử, gia phả... Việc sao chép, biên soạn gia phả được đặc biệt chú trọng cùng với việc tái thiết hoặc xây dựng mới hệ thống thiết chế văn hóa gia tộc như lăng mộ, nhà thờ... Tuy nhiên, vấn để đáng quan tâm ở đây là sự nhấn mạnh đến mức thái quá vai trò của Bà Tơ, như trong văn bia được dựng ở nhà thờ họ Phạm (phụng tạo mùa xuân Giáp Thân, 2004), dù rằng bà đã xuất giá, còn tôn bà làm Thành Hoàng của làng.2 1 Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chỉ, tlđd, tập 3, tr. 282. 2 "Thượng Cao tổ Phạm Vân Đạo, nguyên Thuyền lĩnh trong đạo thuyền hộ giá chúa Tiên vào Thuận Hóa nơm 1558. Trưởng nữ của ngài là Phạm Thị Còng. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, bà đỡ theo hâu chúa Tiên trở lọi Thuận Hóa nâm 1600 bồng đường biền, bị quân Trịnh đuổi theo. Thuyền chúa bị đứt hết quai chèo, bà đõ hiến hai kiện tơ để buộc chèo cứu chúa thoát nạn. Khi bà mất, chúơ truy tặng donh hiệu Thị Giá Phu Nhâa và lập đền thờ tại Dinh Cát (phía tây sông Ái Tử, Quàng Trị). Khi nhà Nguyễn lập quốc; bà được phong sốc Bản Thổ Thành Hoàng, Dực Vặn Hoàng Chung Chính Nghi Siêu Thông Tỏn Thán củơ làng An Mô và được xếp vào liệt nữ củơ tỉnh Ninh Bình" Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm nóng lên tình hình vốn căng thẳng lâu nay ở làng trong mối quan hệ, xác định thế thứ dòng họ... Chúng tôi cho rằng, đã có sự nhầm lẫn cơ bản ở đây, bởi Bàn Thồ Thành Hoàng, Dực Vận Hoàng Chung Chỉnh Nghi Siêu Thông Tôn Thân là một sắc phong khác cho chính vị Bản thồ thành hoàng của An Mô, mà có lẽ chính xác là làng Ái Tử, chứ không phải íà Bà Tơ. Chúng tôi cũng ghi nhận được từ trong văn bia ở mộ phần của bà (tạo dựng ngày 13/6/Nhâm Dần - 1962): sổ c Khai khẩn thị tòng phù gió mệnh phụ trứ phong trinh uyển dực bảo trung hưng Phợm quý nương tôn thần chi mộ.
  8. 200 I Lễ hội Bà Tơ ở vùng Huế... Cho dù cụ thể Bà là ai, nguyên quán ở đâu, hành nghề gì... thì thực tế được ghi nhận rõ ràng xưa nay, từ giai thoại dân gian đến nghi lễ thờ cúng cộng đồng, là nhờ công lao phò giá đó mà vê' sau, họ Trần, và cả làng Bác Vọng, đã được ban cấp quyển được khai thác, đánh bắt thủy sản và thu thuế mặt nước trên m ột giang phận rộng lớn của lưu vực sông Bổ và phá Tam Giang. Bản văn tế xưa bằng chữ Hán của làng ghi rõ: Cung kính/ Tôn bà Quốc Tỷ Thánh Mẫu Nương Nương, Trận tiến công thần, chánh thăn, sắc phong Dực Bảo Trung Hưng, gia tặng Trang Huy Trung đẳng thần. Giáng Thẩn dục tú giúp phò bậc thánh, cứu nạn ách bâng một sọt tơ, đàn bà nhưng hào kiệt vè vang; hai thẻ kim bài còn ghi sự tích. Nữ lưu xuất công thân, báo ân theo điển lệ lại ban thêm lợi lạc Tam Giang trải dài bách thế. Nay đến ngày húy cung hành lễ mọn xôi thịt tinh sạch để báo ơn, vật phẩm như thực, tôn bà gia huệ vậy/Căn cảo} Ở chi tiết phân định ranh giới của sự ban thưởng này trên phá Tam Giang, có hai mô típ truyền khẩu đặc biệt, gắn liền với hai thổ sản: vỏ/quả bưởi và bã mía. Nội dung cơ bản của truyền tích này là trước sự chứng kiến của triều đinh, các làng xã cận cư, người ta thả bưởi hay bã mía, từ sông Bổ, ở phía trước làng Bác Vọng, cho trôi theo dòng nước, đến khi nào dạt vào bờ, thì nơi đó được xác định là giới hạn xa nhất trong giang phận của làng Bác Vọng. Không biết thực hư câu chuyện nhuốm đậm m àu sắc tâm linh ly kỳ, hấp dẫn, dân dã này ra sao, nhưng rõ ràng, làng Bác Vọng được quyền canh phá và khai thác (đánh bắt thủy sản, thu thuế) trên m ột khu vực phá Tam Giang rộng lớn, ít nhất củng từ vùng đầm Hà Lạc phía thượng nguồn phá Tam Giang (thôn Hà Lạc, xã Quảng Lợi) cho đến vùng “Trộ Bã Mía” ở giữa phá Tam Giang (thôn Mai Dương, thôn Hà Đổ, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điển). Ve sau, không có được thông tin cụ thể nào về hành trạng của Bà, chỉ biết Bà mất khi còn trẻ, bởi m ột sự ngộ/đẩu độc thức ăn. Tưởng nhớ công lao to lớn đó, làng đưa Bà vào quy chế thờ tự cộng đổng, xây dựng miếu thờ ở cả làng Bác Vọng lẫn ấp Hà Đổ. Người ta tiến hành trọng thể nghi lễ thờ Bà tại miếu vào các dịp Minh niên (11- 12/1 âm lịch) và húy nhật (18/5 âm lịch). Đặc biệt 1 Bản vản tế bằng chữ Hán được đính kèm trong bài viết của Chapuis. A (1932) "Les lieux de culte du village de Bac-Vong-Dong", tlđd, bàn dịch của Lê Đình Hùng, Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế.
  9. Lể hội Bà Tơ ở vùng ỉỉuế... I 201 là trong vấn để lễ nghi, còn có tuổng hát, lễ hội đua trải nhân dịp lễ trọng “lục niên đáo lệ” tại bến sông phía trước miếu Bà làng Bác Vọng, ]ẻ hội cấu ngư ở làng Hà Đồ bên phá Tam Giang. Trong số phẩm vật, đáng chú ý là phải luôn có m ột con thuyển bằng tre hay đổ vàng mã để hạ thủy trong ý nghĩa dâng cúng phương tiện đi lại lên Bà, đổng thời, cũng là một cách thức nhờ Bà “tống ô n ”. Trong nghi lễ cầu ngư trên phá Tam Giang, như một minh chứng cho chi tiết Bà qua đời bởi ngộ độc/đẵu độc, ông chủ lễ trong lúc tiến hành nghi lễ, cũng phải ăn trước một số thức ăn để cho “Bà tin” khi hưởng các lễ vật mà con cháu phàm trẩn dâng cúng, dạng thức tương tự như trong tín ngưỡng thờ cúng Ông Địa hiện nay (thịt quay, vào những ngày mổng 2, 16 âm lịch). Trong lễ minh niên, làng dâng cúng bò, lợn hoặc vịt. Lễ húy nhật tồ chức thường niên, tại miếu Bà và tồ chức trọng thể trong sáu năm một lẩn, bằng việc tổ chức đua ghe. Do vậy, đây là lễ hội rất lớn, có cả kịch hát, thu hút nhiều người, vói niềm tin nhờ vậy mà nảm đó, việc đánh cá được bội thu. Lễ Chánh tế/hiến sinh là nghi lễ chính, được thực hiện vào nửa đêm - giờ Tý, giống với cuộc lễ thứ nhất nhưng rất quan trọng; dâng cúng và hiến sinh dâng lẻn Bà. Nghi lễ hiến tế kết thúc, mọi người cùng nhau uống rượu, ăn trẩu. Sau đó, người ta mang bò, lợn và xôi lên nhà tăng, chia phần cho các làng Bác Vọng Đông - Tây và Hạ Lang, những làng được quyển đánh cá ờ phá Tam Giang và tương truyền, vốn được hình thành từ một làng gốc. Lễ đua trải được tổ chức vào rạng sáng ngày 18. Từ sáng sớm, người ta sửa soạn bàn thờ trong một lều trại phía trước cồng ngôi miếu, để Bà Tơ ngồi xem. Trong ý nghĩa tôn vinh Bà, một bàn thờ khác được thiết trí dọc bờ sông, trên hai con đò được kết lại, gôm có một bàn vuông được bao phủ bởi màn trướng và m ành sáo đỏ. Sau khi các thuyền xuất phát, làng Bác Vọng Đông và Bác Vọng Tây cừ hành nghi lễ sau cùng của lễ hội - lễ tạ, nhằm tạ ơn Bà Tơ. Ngoài ra, để tôn vinh Bà Tơ, người ta cũng còn có m ột lễ hội thường niên khác, không kém phẩn long trọng, tưng bừng. Từ lâu lắm rồi, làng đã dựng bên bờ phá Tam Giang m ột ngôi miếu khác, được xây dựng khang trang để thờ Bà. Ở đó, hằng năm, các ngư dân làng Bác Vọng tập hợp lại vào tháng 4, để cử hành nghi lễ Cẩu ngư, vào một ngày tốt trong tháng theo quan niệm truyền thống. Trước tiên, người ta phải chuẩn bị một chiếc thuyên, được thiết trí một bàn thờ nhỏ, với đầy đủ bài vị tượng trưng cho sự hiện diện của Bà. Khi những phầm vật, lợn quay và xôi đã được thiết trí trên bàn thờ và nến, nhang đâ được thắp lên, người ta cho thuyền chạy đến giữa đầm phá để mời Bà vể dự.
  10. 202 I Lễ hội Bà Tơ ở vùng Huế... Ông hội chủ lễ phục tê' chỉnh, quỳ lạy trước bàn thờ, cắu khấn, trong khi m ột thầy cúng đứng bên cạnh cao giọng cẩu nguyện, thỉnh mời. Trong thời gian này, những thuyển nhỏ bơi nhiều vòng xung quanh để kiếm tìm và đón rước linh hồn Bà vê' dự lễ. Nghi lễ kết thúc bằng việc đốt giấy tiền vàng mã, và thuyền trở lại bờ. Trên bờ, từ trước, đã có 5 - 6 ngư dân bước theo hàng dọc, cùng m ột chiếc cẩu cáng, trên đó đặt m ột bài vị nằm trên bàn thờ của con thuyền. Đến gấn ngôi miếu, ông hội chù kính cẩn hai tay nâng bài vị và bước đến, đặt bài vị trên bàn thờ, trong khi m ột lão ngư khác vừa nhảy xung quanh vừa vổ tay trong tiếng tung hô và lắc lư đầu: Mừng Bày Mừng Bà! Trong suốt thời gian ông ta hát và nhảy múa, người ta mời ông ăn ba miếng thịt lớn và m ột ly rượu trong số phẩm vật dâng cúng, để cho Bà thấy rằng những phẩm vật này không độc hại. Nghi lễ kết thúc bằng việc đốt m ột bộ áo giấy vàng mã, giấy tiền và đây vào đầm phá m ột chiếc thuyền được làm bằng giấy, trên bộ khung sườn bằng tre để làm nơi ở cho Bà. Người ta đặt lên đó một miếng thịt và mâm xôi, không được buột miệng nói may mẳn từ khi hạ thuỷ con thuyền trên đẩm phá. Cuối cùng là bữa tiệc, người ta phải dùng hết mọi phẩm vật, cả đổ ăn lẫn thức uống nhưng thủ lợn chỉ được quyển dành riêng cho ông hội chủ. 3. Lễ hội Bà Tơ: từ hiện trạng đến nhu cầu phục hồi, tái hiện 3.1. H iện trạng Qua tài liệu thư tịch và điển dã làng xã, tôi nhận thấy tổn tại phổ biến dạng thức truyền khẩu dân gian ghi nhận nhiều địa danh, nhân danh gắn liền sự phò trợ các chúa Nguyễn, vua Nguyễn cùng bộ tướng, đặc biệt là trong những lúc bôn tẩu. Để ổn định nhân tâm, trong nhiều trường hợp, các chính trị gia, triều đình phong kiến thường chính thống hóa m ột số truyển khẩu, truyền thuyết, hiện tượng từ dân gian, có khi tạo dựng, nâng cao bằng cách khoác lên bên trên m ột màu sắc linh thiêng của tín ngưỡng. Việc mang ơn cây trái lòn bon rừng từng giúp chúa tôi họ Nguyễn qua cơn bĩ cực, được ban tên Nam Trân và định ỉệ dâng tiến tôn miếu. Mang ơn cứu mạng của loài vật biển cả sông nước mà Cá Voi được ban mỹ tự Nam Hải Ngọc Lân; hai con rái cá - Đông Nam Sát hải Lang Lại Nhị đại tướng quân, v.v. Đối đãi có trước có sau, từ loài cây, loài vật cho đến con người, như trường hợp Bà Tơ, và các vị thẩn Trảo Trảo phu nhân, Bà Trời Áo Đỏ... Tất cả đểu là thông điệp điển hình nhất
  11. Lể hội Rà Tơ ở vùng Huế... I 203 cho chiến lược nhân tâm, định hình chính thể mới hợp lòng Người, thuận ý Trời của nhà Nguyễn.1 Yếu tổ thiêng được xác lập bển vững, từ quá trình truyền ihuyết hóa lịch sử, hay lịch sử hóa truyền thuyết, đã tạo dựng nên sức sống chủ đạo, xuyên suốt của di tích, lễ hội. Từ những phân tích ở trên, có thể thấy lễ hội Bà Tơ là một trường hợp điển hình. Đáng tiếc là từ sau năm 1975 đến nay, bởi nhiều điểu kiện chi phối, đặc biệt là quá trình vỡ ra của xã hội làng truyền thống, mà nghi lễ thờ cúng Bà Tơ bị giản lược nhiêu, như thiếu vắng lễ hội đua trải trên sông Bồ và nhiểu nghi lễ, phẩm vật thiết yếu khác. Lâu nay, bà con dân làng có nguyện vọng tha thiết muốn được từng bước tổ chức lại không gian lễ nghi và quy trình truyền thống của lễ hội đua trải tại miếu Bà Tơ nhưng chưa có điểu kiện. Khó khăn trước tiên, chính là kinh phí, bởi nhiểu năm nay, bà con hai làng Bác Vọng Đông - Tây đểu phải đóng góp kinh phí để luân phiên tập trung cho việc trùng tu, tái thiết đình, chùa, miếu. Ồng Ngô Mễ, một bậc cao niên trong làng cho biết, từ trước đến nay, làng Bác Vọng Đông có lệ định vé việc ở từ cho ba thiết chế văn hóa truyền thống đặc biệt quan trọng của làng, là đình làng, cô đàn và miếu Bà Tơ. Hằng năm, làng cử ba người/phiên đàn ông trung niên (từ 46 tuổi - 60 tuổi), mỗi người “ở từ” tại m ột tự sở, với trách nhiệm quét tước dọn dẹp, hương khói trong những ngày sóc, vọng, những ngày tế lễ. Thông qua đối tượng khảo sát là những di tích, truyền tích, giai thoại có liên quan, bằng phương pháp điền dã dân tộc học, nhăt là phòng vẫn người dân địa phương, có sự bổ sung của phương pháp sừ học - thu thập dữ liệu thứ cấp, chúng tôi m uốn nhấn m ạnh đến vai trò cũng như ý nghĩa biểu tượng của Bà 1 Trần Đình Hằng (2008), "Từ Cô Gái Áo Xanh ở Ấi Tử (Quảng Trị) đến Bà Trời Áo Đỏ ở Thiên Mụ (Huế): Sinh lộ tư tưởng cùa vùng đất mới Nam hà", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI đến thế kỳ XIX, Thanh Hóa, 18-19/10, Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 524 - 532. Xưa & Nay, số tháng 10; Trần Đình Hằng (2012), "Hệ thống thẩn linh biển và vấn đề ý thức dân tộc, chủ nghĩa quổc gia Việt Nam thống nhất: Nhìn từvản hóa miền Trung, miền Nam", Tham ỉuận tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lẩn thứ IV: Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền, Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 26-28/11/2012. ỉn lại dưới tiêu đề"Hệ thống thần linh biển và vấn đề ý thức dân tộc: nhìn từ miền Trung - miền Nam", Vân hóa học, số 4/2012, tr. 16-31.
  12. 204 I Lễ hội Bà Tơ ở vùng Huế.. Tơ và lễ hội cẩu ngư trong diễn trình phát triển của làng xã và vấn đề tư tưởng ở Nam hà, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của cả “ý trời”, lẫn “lòng người”. Đây cũng là một m inh chứng cho giả thiết nghiên cứu về dạng thức phổ biến có liên quan đến người phụ nữ có công trong việc thành lập, xây dựng làng xã trong thực hành đời sống tín ngưỡng làng xã miền Trung. Tất cả, được “thiêng hóa *qua những giai thoại, chuyện kể bất thành văn; cũng có khi được “thành vãn” trong một văn khắc ở đình, miếu, trong văn tế hoặc hương ước..., được làng xã đưa vào quy chế thờ tự cộng đổng. Vai trò thực tế vô cùng to lớn của Bà Tơ, trong nguyên tắc “thiêng hóa” đó, càng có khả năng làm tăng thêm hiệu lực thực hành tín ngưỡng và cả trong cuộc sống thường nhật của cộng đổng. Do vậy, tôi nghĩ rằng, đó cũng là bài học tham khảo thiết thực cho quá trình tái hiện lễ hội cẩu ngư làng Bác Vọng Đông nói riêng, lễ hội truyển thống hiện nay nói chung. Tinh thần cốt lõi trong lịch sử văn hóa vùng đất Quảng Điền là sự tiếp cận miền sông nước của các cộng đỗng làng xã, gắn liền quá trình “phá Tam Giang ngày rày đã cạn” và sự chuyển dịch vai trò trung tâm từ vùng Sịa - Hóa châu dẩn vào nam, nhường lại vai trò nổi bật đó cho vùng Kim Long - Phú Xuân - Huế. Đặc biệt, nó gắn liễn chặt chẽ với sự hiện diện của các chúa Nguyễn và vùng dinh phủ, trong vai trò xác lập một thế lực chính trị mới đương thời. Tẩm vóc và ý nghĩa của lễ hội Bà Tơ, do đó, hoàn toàn vượt ra khỏi phạm vi làng xã nói riêng hay vùng sông Bổ - Tam Giang nói chung, trở thành quốc lễ thời phong kiến, mà đến nay, qua bao thăng trẩm, vẫn được nuôi dưỡng đậm nét trong không gian văn hóa làng xã truyền thống. Đã từ lâu, nghi thức cúng tế ở miếu Bà Tơ vẫn được người dân làng Bác Vọng duy trì đểu đặn, nhưng rõ ràng là không đẵy đủ bởi còn nhiểu khó khăn. Chỉ có ở khu vực Hà Đô, trong môi trường sông nước, lại có nhiểu điểu kiện thuận lợi nhờ phát triển kinh tế thủy hải sản, nên việc thờ cúng Bà cùng nghi lễ, lễ hội cẩu ngư vẫn được tổ chức thường niên, dù chỉ diễn ra trong phạm vi nội bộ làng xã. Việc ƯBND huyện Quảng Điển tổ chức chương trình Sóng nước Tam Giang năm 2012, trong đó có lễ hội Bà Tơ then chốt (tế lễ, đua thuyền) chính thức khẳng định sự hỗ trợ của nhà nước vào đời sống lễ nghi của làng xã ở Bác Vọng. Từ đây, cho thấy rõ nét những điểm tích cực lẫn hạn chế trong mối quan hệ hỗ tương giữa yếu tố hành chính nhà nước và yếu tổ tự quản làng xã truyền thống, có thể làm củng cố hoặc nguy cơ làm phương hại đến tính chất
  13. Lề hội Bà Tơ ở vùng Huế... I 205 cùa lễ hội Bà Tơ. Bằng cái nhìn lịch đại qua các nguổn tài liệu thành văn và phương pháp quan sát tham dự, ghi nhận ý kiến cùa các thành phẩn dân cư nơi đây, tôi muốn bài viết này góp phần nêu bật giá trị đặc trưng của lễ hội, những thuận lợi và thách thức của một di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt gắn liến với thời kỳ Đàng Trong, trong bối cảnh hiện nay. 3. 2. N hu cầu phục h ồ i lễ hội truyền thống làng xã trong b ối cảnh “Són g nước Tam G iang 2012” của U B N D huyện Q uảng Đ iền Rút kinh nghiệm từ chương trình lễ hội Sóng nước Tam Giang lần I (2010), thuần túy chỉ là một liên hoan ca múa nhạc tổng hợp, Ban Tổ chức của huyện Quảng Điển đã kịp thời bổ khuyết tinh thẩn chủ đạo, tính chất lễ nghi trọng tâm xuyên suốt này trong Sóng nước Tam Giang lẩn II (1.5.2012), theo vai trò tư vấn chuyên môn của Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế. Điểu đó đã mang lại sức sống, sức cuỗn hút mạnh mẽ, đáp ứng như cẩu văn hóa tín ngưỡng chính đáng của các cộng đổng cư dân dọc lưu vực sông Bổ, phá Tam Giang, góp phẩn đặc biệt quan trọng đưa đến thành công của lễ hội. Điểm nhấn then chốt ở đây chính là UBND huyện Quảng Điển giao trách nhiệm trực tiếp cho Phòng Văn hóa - Thông tin, chú trọng tư vấn chuyên môn, phối hợp với bà con dân làng Bác Vọng và các làng xả cận cư trong việc khảo sát, nghiên cứu hổi cố, hổ trợ phẩm vật lễ tế Bà Tơ một cách đây đủ nhất, từ nghi thức cúng tế, nghi lễ hát bả trạo, đua thuyễn, v.v. Toàn bộ quy trình tổ chức, nghi thức tế tự, quyết định các phẩm vật dâng cúng... đểu thuộc sự điểu hành của ban nghi lễ truyền thống làng Bác Vọng, mà huyện đặc biệt tôn trọng, không can thiệp m ột cách trực tiếp, cụ thể. Nhờ đó, lễ hội đã kích thích, đáp ứng được lòng mong mòi và nguyện vọng chính đáng của người dân địa phương, mang lại giá trị văn hóa tín ngưỡng tâm linh cao cả, xuyêt suốt chương trình lễ hội, tạo sự gắn kết cộng đổng. Đặc biệt, nó đã trở thành trường hợp điển hình của sự can thiệp, hổ trợ và phối hợp của chính quyền địa phương trong việc phục hổi một lẻ hội độc đáo, hiếm hoi phát xuất và gắn liền với thời chúa Nguyễn, tín ngưỡng thờ nữ thẩn, được văn hóa làng xã bảo lưu hàng trảm nảm nay. 3.3. Sự thay đ ổi trong m ô i trường, phương thức tổ chức quản lý với vấn đê tính chất lễ hội Việc phục hổi lễ hội Bà Tơ trở thành trục tâm linh chù đạo đã góp phần quyết định mang lại sự thành công của Sóng nước Tam Giang năm 2012, đáp ứng
  14. 206 I Lể hội Bà Tơ ở vũng Huế.. nguyện vọng tha thiết, chính đáng của làng xã. Chính từ nỗ lực của chính quyển các cấp, được kết hợp hài hòa với nhu cẩu và sự cố gắng khắc phục mọi khó khăn của cộng đổng làng xã trong vùng là bài học kinh nghiệm quý báu, thiết thực trong việc kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống hiện nay. Đây là vấn đề then chốt, dẫn đến sự thay đổi trong môi trường lễ hội, phương thức tổ chức quản lý, để rồi từ đó, dẫn đến việc quyết định tính chất của lễ hội. Từ trước đến nay, cho dù được tổ chức với quy mô, cấp độ nào, trong bối cảnh kinh tế - xã hội nào đi nữa, thì lễ hội Bà Tơ truyền thống vẫn được các cộng đông cư dân làng xã quanh vùng Bác Vọng chung tay tổ chức thường niên, Từ sau năm 1975, phát xuất từ sự vỡ ra của xã hội truyền thống, vai trò của cộng đổng làng xã và đặc biệt là các thiết chế văn hóa tín ngưỡng tâm linh ít được coi trọng. Hơn nữa, gắn liền với quá trình đó là sự lớn mạnh của hợp tác xã và phong trào hợp tác hóa, làm cho nền tảng kinh tế vốn có của làng xã truyền thống không còn nữa, đặc biệt là các loại hoa lợi từ điển địa (tự điền, đất hương hỏa). Cho nên, lễ hội Bà Tơ chỉ được duy trì khiêm tốn, giản đơn. Sự phân rã các thiết chế làng xã truyền thống khó cho phép các cộng đổng làng xã liên kết lại cùng tổ chức nghi lễ quy mô như xưa. * Tính tự quản của cộng đổng cư dân làng xã truyền thống trong lễ tế Bà Tơ là m ột thực tế xuyên suốt, gắn liền định chế làng xã truyền thống. Mọi thu nhập của cộng đổng làng xã từ hoa lợi trong canh tác các loại tự điển, từ hoạt động đánh bắt và quản lý các nguồn lợi thủy sản trên đẩm phá Tam Giang và sông Bồ... giúp cho lễ tế Bà Tơ truyền thống thường niên được tổ chức quy mô, thiêng liêng, trang trọng, đúng tầm vóc của m ột vị nữ nhân thẩn có công lao đặc biệt to lớn, hàm Quốc tỷ Thánh mẫu nương nương, Thượng đẳng thẩn. C hính từ tính thiêng, quy mô lớn mà lễ hội này đã thu hút được nhiều sự quan tầm đóng góp, cúng dường của các thành phẩn con dân, trên nhiều phương diện: tri thức, tinh thẩn lẫn vật chất... Đó chính là tiền thân, là nét tương đỗng và cũng là bài học kinh nghiệm thiết thực cho vấn để xã hội hóa các hoạt động văn hóa hiện naỵ, vốn còn nhiểu khoảng trống, sự bất hợp lý. N hưng rõ ràng trong bối cảnh kinh tế - xã hội làng xã gặp nhiều khó khăn như hiện nay, việc tổ chức lễ tế Bà Tơ với tính chất và quy mô như xưa là rất khó. Chính vì vậy, sự hỗ trợ gẩn như toàn bộ chi phí vật chất và cả việc phục hổi m ột cách đầy đủ nhất những nghi thức theo đúng tập tục cổ truyền của các cơ quan hành chính từ huyện đến xã, vô hình trung, đã làm cho, đưa đến
  15. Lễ hội Bà Tơ ở vùng Huế... I 207 cho cộng đổng làng xã m ột sự thụ động thái quá. Tính chất phong trào cùa các hoạt động văn hóa lâu nay thường mang tính đồng nhất, nhất thể hóa, mà thiếu đi sự tôn trọng những giá trị mang tính bản sắc đặc trưng của lễ hội, của đời sống văn hóa làng xã truyển thống các địa phương. Ý tưởng ban đầu còn đưa cả chương trình hát bả trạo thờ cúng Cá Ông vào lễ tế Bà Tơ là m ột m inh chứng, rất may đã có sự can thiệp kịp thời của các nhà nghiên cứu văn hóa và nội dung này vẫn giữ nguyên nhưng được thay thế bằng những chủ để cẩu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa... Sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của đội ngũ cán bộ huyện, xã, thôn m ột cách hợp lý là rất cần thiết, song cũng cần chú ý rằng sự can thiệp sâu rộng đến quá mức cẩn thiết, mang nặng tính chất hành chính, là điểu cẩn cảnh tỉnh, có nguy cơ triệt tiêu đi mọi sự năng động, sáng tạo và tri thức, phong tục tập quán vé lễ nghi cúng tế của cộng đồng cư dân làng xã đã được bổi đắp, phát huy tự bao đời nay. Do vậy, chúng tôi nhận thấy tù kinh nghiệm của lẩn hỗ trợ phục hổi nghi lễ cúng tế Bà Tơ năm 2012, phải đặc biệt tôn trọng và phát huy tinh hoa, kinh nghiệm tổ chức lễ hội truyền thống của cộng đổng cư dân làng xã, theo hướng phục hồi, hổi cố để phát huy tối đa mọi giá trị tích cực và kịp thời hạn chế những nét tiêu cực. Mọi sự hỗ trợ, đặc biệt là trên phương diện chuyên môn và kinh phí, phương tiện - trang thiết bị hữu hiệu của các cấp hành chính, là rất cẩn thiết. Huyện hay xã thôn hành chính, không thể đứng ra đảm trách toàn bộ quy trình tồ chức lễ hội, từ chuẩn bị cho tới lịch lễ nghi tế tự, phẩm vật dảng cúng. Lễ tế Bà Tơ, dù trong hoàn cảnh nào, cũng phải đảm bảo chủ thể xuyên suốt chính là cộng đổng cư dân làng xã Bác Vọng - Hà Đổ nói riêng và các cộng đồng cư dân làng xã dọc lưu vực sông Bô và phá Tam Giang nói chung, chứ không phải là UBND huyện Quảng Điển hay Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, UBND xã Quảng Phú... Hành chính hóa lễ hội là điểu không cấn thiết và hoàn toàn phản tác dụng trong trường hợp này mà nếu không kịp thời nhận ra và khắc phục, bài học kinh nghiệm từ íestival Huế, hay trong Lệ Bà Thu Bồn ở Quảng Nam sẽ tái diễn: vấn để chủ thể và hành chính hóa lễ hội - sự can thiệp cực đoan của các cơ quan hành chính.1 V Kể từ sau chương trình Sóng nước Tam Giang năm 2012, lễ tế Bà Tơ và những di sản văn hóa đặc trưng liên quan đã thu hút được sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp, và đặc biệt là của bà con dân làng. Phòng Văn hóa 1 Trần Đình Hằng (2011), Lẻ hội Bà Thu Bồn (Quảng Nơm), Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (đề tài NCKH), Hà Nội.
  16. 208 I Lễ hội Bà Tơ ở vùng Huế... - Thông tin huyện Quảng Điền đã có tờ trình để nghị Sở Vãn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên - H uế xem xét lập hổ sơ công nhận miếu Bà Tơ trờ thành di tích lịch sử cấp tỉnh, để có căn cứ pháp lý cho việc trùng tu, tôn tạo sau này. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc lập hổ sơ di tích cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay cần được tính toán kỹ và trước mắt, có thể tập trung nghiên cứu, khảo sát, lập hổ sơ di sản văn hóa phi vật thể đối với lễ hội Bà Tơ. Từ đó, làm cơ sở pháp lý lẫn luận chứng, luận cứ khoa học cho việc trùng tu, tôn tạo di tích theo nguyên trạng những thập niên 1930 (tài liệu thành văn, hình ảnh) mà chúng tôi đã thu thập được. M ột khi di tích và lễ hội Bà Tơ chưa được công nhận, trên phương diện hành chính, sẽ thiếu cơ sờ cho việc đẩu tư ngân sách trùng tu, tôn tạo và phục hồi các giá trị lễ nghi truyền thống. Cho nên, vấn để cẩn xem xét ở đây là phương thức xã hội hóa, kế thừa truyền thống và hiện đại, để huy động mọi nguổn lực xã hội cho công tác cấp bách này. Ở đó, mô hình và phương thức tổ chức, điểu hành quản lý của làng xã truyền thống cẩn được tôn trọng, phát huy ở mức cao nhất, đặc biệt là trên phương diện tri thức dân gian và tính chủ động, phù hợp, hữu hiệu của nó. Lễ tế Bà Tơ thường niên vẫn nên do cộng đồng làng xã truyền thống Bác Vọng điểu hành, quản lý, có sự phối hợp hỗ trợ cùa các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã thôn, trên các phương diện như tư vấn định hướng, đâu tư cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị, an ninh trật tự, kinh phí... Mọi sự đồi mới hay cải tiến, cẩn được xem xét cẩn trọng từ nhiểu phía: các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, và đặc biệt là từ chính ý kiến đổng thuận của Ban Nghi lễ, Hội đổng làng và đại diện dân làng. Có như vậy, di sản lễ hội truyền thống cộng đông mới có cơ hội được kích thích, khơi gợi và khẳng định lòng tự hào, ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương. Đó là tiền để cơ sở, hữu hiệu cho vấn để xã hội hóa. 4. Thay lời kết luận: vấn đề đặt ra Vượt qua bao thăng trầm nghiệt ngã của thiên tai, địch họa, đặc biệt là sự triệt tiêu giữa các triểu đại chúa Nguyễn - Tây Sơn - Nguyễn..., Bà Tơ vẫn sống mãi vói cộng đổng CƯ dân Bác Vọng, với cả các cộng đồng làng dọc lưu vực sông Bổ. Có được điểu đó chính là nhờ sự nuôi dưỡng, trao truyền m ạnh mẽ của vản hóa làng xã suổt chiéu dài lịch sử. Khái niệm xã hội hóa các hoạt động văn hóa hiện nay, thực ra nội dung hoàn toàn không mới, rõ nét như trường hợp lẻ hội Bà Tơ. Sức sống chính cùa lễ hội Bà Tơ trong môi trường văn hóa làng xã truyển thống chính là ở chất thiêng được cấu thành từ nguyên tắc thiêng
  17. Lễ hội fìà Tơ ở vừng Huế... I 209 hóa trên nén tảng cốt lõi truyền thuyết hóa lịch sử từ sự tích Bà Tơ và quá trình thực hành nghi lễ, lễ hội Bà Tơ. Một vùng đất mới, hay thuở ban sơ của mọi quốc gia, dân tộc, thưởng được mở đẩu bằng huyền thoại và huyển tích. Ở đó, “những sự thực lịch sử bị khuất lấp toàn phần hay từng phẩn trong khói sương, khi dày đặc, khi tản loang, của những câu chuyện huyển hoặc, thần kỳ... đó là số phận chung của buổi bình m inh lịch sử loài người khi màn đêm tiển sừ đang dần tan nhưng hiện thực thân xác cùa con người tỏ mờ trong làn sương sớm...”.1Hay nói m ột cách cụ thể hơn, “huyền thoại phủ lên những di tích và danh thắng”.2 Ở đây, mọi câu chuyện lại gẩn như có liên quan đến một vấn để học thuật quan trọng, đặc biệt hữu ích cho việc nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng - ma thuật ở miền Trung Việt Nam: ma thuật và kinh nghiệm. Theo đó, một khi con người cảm thấy căng thẳng hay bất lực trước m ột sự vật, hiện tượng thì sẽ cần đến những tác động có vẻ càng siêu nhiên càng tốt, những lớp áo huyền hoặc, u linh, kỳ bí..., tất cả nhằm tạo niềm tin và hiệu quả một cách thiết thực. Đó chính là môi trường và nhu cẩu trực tiếp, chính đáng nhất cho sự ra đời của m ột hiện tượng khá phổ quát: thẩn thoại đương thời của ma thuật. Nhờ đó, các vị thẩn “hiển linh” thông qua những vòng hào quang được tạo nên bằng những câu chuyện kỳ bí, huyển diệu, có thể là những bài thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm đến tuyệt vời, hay gây nên những chết chóc... Cho nên, có thể nói: “Thẩn thoại không phải là m ột sản phẩm chết của những thời đại đã qua, đơn thuẩn chỉ tồn tại như m ột câu chuyện vu vơ. Nó là nguồn sống, thường xuyên sản sinh ra các hiện tượng mới, thường xuyên bao trùm ma thuật bằng những lời chứng mới. Ma thuật hoạt động trong vinh quang của truyén thống đã qua, nhưng nó cũng tạo ra không khí của thẩn thoại luôn luôn phát triển... Thẩn thoại là lời tuyên bổ có tính lịch sử của một trong những sự kiện từng đảm bảo cho sự thật của m ột loại hình nhẩt định của ma thuật... Mối quan hệ sâu sắc giữa thẩn thoại và cúng tế, chức năng thực tế của thẩn thoại trong việc củng cố niêm tin đã luôn bị bò sót...”.3 1 Trần Quốc Vượng (1993), Trong cõi, Caliíornia.: Trăm Hoa xb, bản điện tử 150 trang, tr. 23. 2 TrẩnQuốc Vượng (1996), "Đất Tổ: huyén thoại và lịch sử", trong Theo dòng lịch sử, những vùng đất, thân và tâm thức Việt, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, tr.l 4. 3 Malinovvski. B (2006), "Ma thuật, khoa học và tôn giáo", trong Những vấn đề nhân học tôn giáo, Tạp chí Xưa & Nay - Nxb. Đà Nằng, Hà Nội - Đà Nẵng, tr. 206 - 207.
  18. 210 I L ễ hội Bà Tơ ở vùng Huề'.. Hành chính hóa lễ hội luôn gắn liền sự phân bổ ngân sách nhà nước cho lễ hội, là những “quả ngọt” mà dưới góc nhìn tiêu cực, “quan lại” hành chính thường hướng đến, chứ hoàn toàn không phải là mục tiêu của cộng đông cù dân làng xã, vốn là chù thể cùa lễ hội, luôn bị chi phối bởi tính thiêng, với khái vọng dân an vật phú. Bảo tổn và phát huy giá trị của di tích hay lễ hội truyền thống cần kết hợp hài hòa cái nhìn bên trong lẫn cái nhìn bên ngoài. Mọi sự can thiệp mang tính áp đặt cực đoan, thô thiển tù bên ngoài sẽ mang lại một cuộc “hôn phối” bất đắc dĩ, với nhiểu hậu quả nhãn tiền lẫn dài lâu. Các vụ việc xung quanh vấn để ]ễ hội Đọi Sơn, Lảnh Giang hay Bình Đà ở miền Bắc vừa qua đã dấy nên nhiều tranh luận gay gắt, suy cho cùng, chính là phát xuấĩ từ vấn để này. Đã đến lúc các nhà quản lý hành chính, nghiên cứu, bảo tón, phát huy giá trị di sản văn hóa cần tĩnh tâm nhìn nhận, đánh giá thực trạng một cách xác thực, không quá chú trọng đến hình thức, số lượng... để có thế đưa ra giải pháp, phương thức và lộ trình phù hợp đối với từng di tích, lễ hội. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cẩn ưu tiên chú ý đến môi trường nuôi dưỡng những giá trị lịch sử và tính thiêng đặc trưng trong lễ hội Bà Tơ. Sự tác động qua lại giữa các yếu tố tự quản làng xă truyền thống và yếu tố hành chính, từ xã đến huyện, tỉnh, trong những hoàn cảnh cụ thể, là một thực tế. Lập hổ sơ di tích văn hóa vật thể lẫn phi vật thể là cẩn thiết, nhưng cẫn phân định rõ tinh thẩn chù đạo xuyên suốt để tính chất của lễ hội Bà Tơ vẫn được bảo đảm hệ giá trị văn hóa làng xã truyền thống và phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay, với ý nghĩa nhân văn cao cả của cả cộng đổng, chứ hoàn toàn không phải là “quả ngọt” của một vài cá nhân, nhóm người. TÀI LIỆU THAM KHẢO •í Cadière, Léopold (1905), “Monuments et souvenirs chams du Quảng Trị et du Tkừa Thiên”, B.E.F.E.Oị tập V, sổ 1 - 2, pp.185 - 195. Chapuis. A (1932) “Les lieux de culte du village de Bac-Vong-Dong”, BA. V. Hy số 4, tr.371 - 410. Lê Đình Hùng (2005), “Dấu ấn nữ thẩn trên bước đường Nam tiến cùa Tiên ciúa Nguyễn Hoàng”, trong Thông tin Khoa học, Phân viện Nghiên cứu VHTT tại Huế số tháng 9, tr.36 - 45. Lê Nguyễn Lưu (1995), “S.ự tích miếu Bà Tơ ở làng Bác Vọng Đông và các lễ hội Lên quan”, trong Nhiểu tác giả (1995), Từ Huế... đến Quảng: Huế - đẹp thơ, ngàn năn di sản, Nxb. Đà Nảng, Đà Nảng, tr.103 - 109.
  19. Lể hội Bà T ơ ở vùng H uế... I 211 Lê Quý Đôn (1977), Toàn tập, tập 1, Phủ biên tạp lục, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Malincnvski. B (2006), “Ma thuật, khoa học và tôn giáo”, trong Những vấn để nhãn học tôn giáoy Tạp chí Xưa Nay - Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng. Nguyễn Hữu Thông chủ biên, Trần Đình Hằng, Lê Anh Tuấn (2007), M ạch sống của hương ước trong làng Việt Trung Bộ: dằn liệu từ các làng ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, Nxb. Thuận Hóa, Huế. Nguyễn Thế Anh (1995), “The Vietnamization of the Cham Deitỵ Po Nagar”, in Essays into Vietnamese Pastsy K.w. Taylor and John K. Whitmore, biên tập, Cornell Ưniversity Press, Ithaca (New York). Nguyễn Thế Anh (2005), “Thiên Y A Na hay sự tiếp nhận nữ thẩn Po Nagar của các triều đại Nho giáo Việt Nam ”, Xưa & Nay, số 4 (233), tr. 29 - 33. Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quảng Điển (2011), Kịch bản phục hổi lễ tế Bà Tơ trong không gian chương trình Sóng nước Tam Giang nàm 2012 của huyện Quảng Điên. Quốc sử quán triều Nguyễn (1972), Quốc triều chánh biên toát yếu, Nhóm Nghiến cứu Sử Địa Việt Nam, Sài Gòn. Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam liệt truyện, tập 1, Tiển biên, Nxb. Thuận Hóa, Huế. Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chú Nxb. Thuận Hóa, Huế. Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. Quốc sử quán triều Nguyễn (2003), Đổng Khánh địa dư chí, Hội Sử học Việt Nam, Viện Viễn Đông bác cổ Pháp, Trường Cao học Thực hành Pháp - Nxb. Thế giới, Hà Nội. Salemink, Oscar (2012), “Appropriating Culture: The politics of intangible cultural heritage in Vietnam” (Chiếm đoạt văn hóa: chính trị cùa di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam), trong H-T Ho Tai & M Sidel biên tập, State, Society and the Market in Contemporary Vietnam: Property, Power and Values. Routledge (Nhà nước, xã hội và thị trường ở Việt Nam đương đại), Oxon, o x , ƯK, tr. 158-180. Salemink, Oscar (2012), “‘Di sản hóa vàn hóa ở Việt Nam: di sản văn hóa phi vật thể giữa các cộng đổng, nhà nước và thị trường”, Tóm tắt kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lẩn thứ IV: Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bển vững, Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 26-28/11/2012, tr. 243-267. Bản tiếng Anh “The ‘heritagization of culture in vietnam: intangible culturale heritage betw een co m m u n ities, State a n d m ark et”, tr. 268-291. Tôn Thất Bình (1988), Lể hội dân gian Bình Trị Thiên, Sở VHTT Bình Trị Thiên xb, Huế.
  20. 212 I Lễ hội Bà Tơ ở vùng H u ế... Tôn Thất Bình (1997), Huế - lễ hội dân gian>Hội Vàn nghệ dân gian Thừa Thiên - Huế xb, Huế. Trần Đại Vinh (1995), Tín ngưỡng dân gian Huê] Nxb. Thuận Hóa» Huế. Trẩn Đình Hằng (2004), “Sự tích miếu Bà Tơ và lễ hội cầu ngư ở làng Bác Vọng Đông”, trong Thông báo văn hóa dân gian, Viện Nghiến cứu văn hóa, Nxb. Khoa học xã hội. Trẩn Đình Hằng (2004), “Không gian và mồi quan hệ làng - xã qua khảo sát một só trường hợp ở miền Trung”, tham luận tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 77, Tp. Hổ Chí Minh, 14-16/7. Trần Đình Hằng (2005), “Nữ ân nhân của chúa Nguyễn Hoàng trến phá Tam Giang hói thế ký XVI”, Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 519, ngày 10/01. Trần Đình Hằng (2008), “Từ Cô Gái Áo Xanh ở Ái Tử (Quảng Trị) đến Bà Trời Áo Đỏ ở Thiên Mụ (Huế): Sinh lộ tư tưởng của vùng đất mới Nam hà”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI đến thể kỷ XIX, Thanh Hóa, 18-19/10. Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 524 - 532, Xưa Nay, số tháng 10. Trần Đình Hằng (2009), “Cơ sở tiếp cận văn hóa làng Việt miễn Trung: nhìn từ làng xã vùng Huế”, trong Nhận thức về miên Trung Việt Nam: hành trình 10 năm tiếp cận, Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế, Nxb. Thuận Hóa, tr. 51-98. Trần Đình Hằng (2009), “Của Người, Của Ta: Thần điện làng Việt miền Trung”, Hội thảo khoa học Văn hóa nghệ thuật miên Trung - Hành trình 10 năm tiếp cận, Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế. Trẩn Đình Hằng (2010), “Người Việt đi vể phương Nam: Truyền thuyết mở cõi thời Đàng Trong buổi đẵu ở vùng Huế (trường hợp sự tích Bà Tơ)”, tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế Văn hóa trong thể giới hội nhập, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, ngày 25/11/2010, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Trấn Đình Hằng (2011), Lễ hội Bà Thu Bồn (Quảng Nam), Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (để tài NCKH), Hà Nội. Trần Đình Hằng (2011), “Dấu ấn ‘Việt* trên vùng đất mới: trường hợp lẻ hội Phù Quận công Lương Văn Chánh”, tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế Di sản văn hóa Nam Trung Bộ với sự phát triển du lịch trong hội nhập quốc tê] Bộ VH-TT&DL - ƯBND tỉnh Phu Yên xb, Phú Yên. Trần Đình Hằng (2012), “Hệ thống thẩn linh biển và vấn để ý thức dân tộc, chủ nghĩa quốc gia Việt Nam thống nhất: Nhìn từ văn hóa miền Trung, miền Nam”, tham luận tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học iắn thứ IV: Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững, Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Đại học Quốc gia Hà Nội, 26-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2