Nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Việt Nam và Trung Quốc: Phần 2
lượt xem 5
download
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Đời sống tôn giáo ở Việt Nam và Trung Quốc" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Hôn nhân của dân tộc thiểu số trong bối cảnh đa nguyên tôn giáo (qua trường hợp dân tộc Nộ Cống Sơn - Vân Nam, Trung Quốc); Lại bàn về cách gọi thuật ngữ “Công giáo”: Những nét đồng dị Việt Trung; Nghiên cứu tôn giáo bằng phương pháp xã hội học (Nghiên cứu trường hợp vai trò của người phụ nữ đối với các hoạt động Phật giáo);... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Việt Nam và Trung Quốc: Phần 2
- HÔN NH Â N CỦA DÂN TỘC THlỂU s ố TRONG BỐI CẢNH ĐA NGUYÊN TÔN GIÁO (Qua trường hợp dân tộc Nộ c ố n g Sơn, Vân Nam, Trung Quốc) □ TS.HÀLÂM' Tóm tắ t: Trong bối cảnh nhiều tín ngưỡng tôn giáo cùng tồn tại, hôn nhân của dân tộc Nộ Cống Sơn thể hiện đặc điểm mang tính đa dạng hóa. Họ đã kế thừa được những nghi 11 kết hôn truyền thống, đồng thời cũng đã thể hiện đặc điểm tín ngưỡng của từng tôn giáo giữa nhiều tín đồ với nhau, hôn nhân vừa thể hiện được những nét văn hóa xã hội khác nhau, mặt khác tiến hành thay đổi chúng thông qua các phương thức như thay đổi tín ngưỡng tôn giáo, điều chỉnh sự việc trong gia đình. T ừ khoá: Đa tôn giáo, dân tộc Nộ, hôn nhân. ' Viện Nghiên cứu Dân tộc học, Trường Đại học Vân Nam, Trung Quốc.
- HÀ LÂM Dân tộc Nộ Cống Sơn hay còn được gọi là A Nộ chủ yếu phân bố ở phía tây bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo thông kí cuối năm 2007, dân số là 6.681 người, chiếm 20%1 số dân cả huyện, tập trung chủ yếu ở xã Bính Trung Lạc, chiếm 50%2 số dân của làng (6.283 người). Tín ngưỡng chủ yếu của người A Nộ là Lạt Ma giáo3, Thiên Chúa giáo, Kitô giáo4. Năm 2005, trong số những tín đồ của cả xã Bính Trung Lạc, giáo đồ Lạt Ma giáo chiếm 55%, Thiên Chúa giáo chiếm 22%, Kitô giáo chiếm 212%, giáo đồ khác chiếm 2%. Tại thôn Trà Lạp, nơi dân tộc A Nộ sinh sống, từ tháng 3.2005 có 76 hộ gia đinh với số dân là 328 người. Trong số đó 47 hộ gia đình theo Lạt Ma giáo, 17 hộ theo Thiên Chúa giáo, Kitô giáo chiếm 5 hộ, gia đình theo tôn giáo khác chiếm 6 hộ (bao gồm Thiên Chúa giáo - Lạt Ma giáo 4 hộ, Kitô giáo - Lạt Ma giáo 1 hộ, Lạt Ma giáo - Thiên Chúa giáo - Kitô giáo 1 hộ). Có gia đĩnh không theo tôn giáo nào. Thông hôn của người A Nộ trước tiên là 1 khái niệm không gian. Như ở Trà Lạp, hôn nhân chỉ trong bán kính 5km, bao 1. Chính quyền huyện Cống Sơn, Tài liệu báo cáo về tình hình dãn sô', tháng 10.2008. Mã số: 53324-001532-20081201-0022. 2. Chính quyền xã Bính Trung Lạc, huyện Cống Sơn, Giới thiệu tóm tắt x ã Bính Trung Lạc. Mã số: 533324-011597-20081126-0002. 3. Lạt Ma giáo là tên thường gọi, được truyền bá vào khu vực Bính Trung Lạc. Trên thực tế, đây là một thể hỗn hợp với tín ngưỡng nguyên sinh địa phương. Để tiện cho việc miêu tả, dưới đây thường dùng Lạt Ma giáo. 4. Dựa vào cách gọi theo thói quen cùa nhiểu người, Kitô giáo chi Tân giáo Kitô giáo.
- Hỗn nhân của dân tộc thiểu số.. gồm làng Bính Trung Lạc và thôn Địch Ma Lạc1 thuộc làng Bổng Đương, xa nhất từ làng Công Sơn tới làng Sát Ngõa Long thuộc khu tự trị Tây Tạng (tiếp giáp với làng Bính Trung Lạc). Nếu nói về tôn giáo, phạm vi thông hôn của giáo đồ Lạt Ma giáo hoàn toàn trùng khớp như trên, Thiên Chúa giáo về cơ bản cũng như vậy, phạm vi thông hôn của Kitô giáo chủ yếu là giáo hội, lần lượt là những tín đồ ở thôn Song La, làng Bính Trung Lạc, huyện Cống Sơn tới Nộ Giang. I. NGHI LỄ HÔN NHÂN TRUYỂN t h ố n g 1. Thông hôn Sau khi Lạt Ma giáo truyền vào đã có sự dung hòa với tín ngưỡng nguyên sinh của dân tộc A Nộ. Do vậy, truyền thống vãn hóa của dân tộc A Nộ cũng đã lưu giữ được những nét cơ bản của giáo đồ Lạt Ma giáo bao gồm cả nghi lễ kết hôn. Do vậy, nghi lễ hôn nhân của giáo đồ Lạt Ma giáo ngày nay cũng có thể coi là nghi lễ truyền thông của dân tộc A Nộ. Nghi lễ “thông hôn huynh muội” ghi chép trong Sáng th ế kí thì vẫn chư a được lưu lại trong văn bản lịch sử, nhưng nghi lễ hôn nhân “đơn hướng giao biểu” (họ hàng cùng giới thông hôn) được coi là thinh hành nhất, cho đến hiện nay vẫn còn có nhiều nghi lễ kết hôn theo kiểu hôn nhân cùng giới vẫn bị cấm kị như “dị biểu”, “bình biểu” (chị em cùng họ). 1. Địch Ma Lạc là khu vực có nhiều đạo Thiên Chúa, trước đây thuộc xã Bính Trung Sơn, năm 1984 khôi phục lại thành xã Bổng Đương, do khoảng cách rất gần, nên cư dân cùa Trà Lạp và Song La có thể thông hôn. 22
- HÀ LẢM Cách gọi người thân của A Nộ hoàn toàn phù hợp với nghi lễ kết hôn “đơn hướng giao biểu” (họ hàng cùng giới lấy nhau), cách gọi thông thường như sau: Anh em trai của bố, anh em rể của mẹ gọi là “A Ung”, anh em trai của mẹ, bố vợ hoặc bố chồng, anh em rể của bố được gọi là ‘A Khắc’; chị em của mẹ và của vợ, anh em của mẹ, chị em dâu của bổ gọ là “A Thu Mẫu”; chị của bố, mẹ chồng, mẹ vợ gọi là ‘Ni Ni”. Theo điều tra năm 1957, dân tộc A Nộ tuân theo nguyên tắc kết hôn ngoài thị tộc đó chính là lấy đơn hướng giao biểu làm nghi lễ kết hôn đầu tiên. Ví dụ như Nhị Khu (trấn Từ Khai), dân tộc Nộ Đạt Thụ (A Nộ) cấm kết hôn trong thị tộc, trong khi đó dân tộc Nộ, thôn Phổ La Để, thôn Diệp Khỏa của Tam KKu có thể thông hôn. Dân tộc Nộ, thôn Cát Tô, Nhàn Khiếm cũng có thể thông hôn. Thị tộc Kích Kim thôn Hướng Đăng Mộc thôn thứ 6 khu 1 có thể thông hôn cùng với thôn Long Tăng, Bành Đăng Mộc, ừong tộc Kỳ Kim cấm thông hôn. Theo điều tra tình hình tại 4 thôn: Đạt La (nay là Đả La), Tú Lãng (nay là Song La), Trà Lạp và Bành Đăng Mộc (nay là thôn Bổng Đả) trong 68 trường hợp kết hôn có 14 trường hợp là kết hôn cô họ, 12 trường hợp kết hôn cậu họ, 3 trường hợp kết hôn dì họ, 10 trường hợp kết hôn ừong thị tộc từ thế hệ thứ 3 trở đi. Bên cạnh đó, phong tục chuyển chi không chỉ duy trì liên kết quần thể, mà còn bảo đảm thực thi giới hạn lớn nhất trong giấy kết hôn, đồng thời tránh cấm kị loạn luân trong hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, qua đó cho thấy rõ hôn nhân là chuyện của hai gia đinh. Ngoài ra, việc lập gia đĩnh trở thành một cách làm mang tính thay thế, thể hiện mối liên kết giite hai dòng tộc hoặc hai gia đinh. Hiện nay, trong 83 trường hợp của 76 hộ gia đinh ờ thôn Trà Lạp (năm 2005)
- H ôn n h â n của d â n tộc thiểu số...___________________________________________ không có trường hợp kết hôn đơn hướng, mà phổ biến nhất là kết hôn lấy nam giới, chuyển chi. Ớ thôn Trà Lạp hiện có 14 trường hợp kết hôn lấy nam giói, 5 trường hợp chuyển chi. 2 . Tình yêu và đính hôn “bả nhĩ ba” Tinh yêu nam nữ thanh niên dân tộc A Nộ không chịu sự can thiệp của bố mẹ, nhưng tình yêu không phải là trình tự tất yếu của hôn nhân, mối quan hệ giữa nó với hôn nhân được coi như là 2 đường song song, hôn nhân cuối cùng do bố mẹ quyết định và sắp xếp. Đối với những người con gái, họ chỉ thuộc về người bạn trai trong phạm vi tình yêu và thuộc về bố mẹ trong hôn nhân và không bao giờ có hi vọng được gặp lại bạn tình của mình. Mối duyên tình của họ chỉ gây ra những nỗi buồn không có cách nào xoa dịu được. Trước khi kết hôn mà người con gái có thai là việc không thích đáng, bởi vì như vậy sẽ ép buộc bố mẹ đồng ý cho họ kết hôn. Do chịu ảnh hưởng của chính sách sinh đẻ có kê' hoạch nên những cô gái ở đây đã nắm rõ kiến thức tránh thai. Hằng năm, cứ sau ngày 2 tháng 1 là thời gian đĩnh hôn nhiều nhất. Đa phần đính hôn đều do phía con trai chủ động, nhưng những gia đinh có con gái đủ tuổi lấy chồng (16 tuổi trở lên) mà lại thiếu lực lượng lao động cũng có thể nghĩ tới việc tới nhà trai định hôn, đưa một chàng rể về ờ rể. Nghi lễ đính hôn nhà trai có 1 người dẫn đầu, các thành viên bao gồm “nhà trai” và những người được mời. Người dẫn đầu phải là người thân, hàng xóm hoặc người trong làng 40 - 50 tuổi, có học vấn, không giới hạn nam, nữ. Đồ lễ thường là thuốc lá (2 cây), rượu (40 chai), trà (2 gãi), tiền mặt 200 đồng (lễ đính hôn thôn Trà Lạp năm 2002). Đội ngũ đính hôn thường tới nhà gái vào lúc trời tối. Buổi nói
- HÀ LÂM chuyện được tiến hành giữa người đại diện bên nhà trai và cha mẹ, họ hàng bên nhà gái vi vậy cách thể hiện của người đại diện bên nhà trai là rất quan trọng, ông ấy thậm chí có thể quyết đinh tới sự thành công hay thất bại của lễ đính hôn. Thời gian đính hôn thường kéo dài trong cả một đêm. Nếu như không thành công, nhà trai chỉ cần mang lễ vật về. Nếu như đĩnh hôn thành công, người đại diện sẽ trao lễ vật cho nhà gái, bố mẹ nhà gái sẽ lấy một phần lễ vật chia cho những người thân, họ hàng. Sau lễ đính hôn, đôi nam nữ thành vợ chồng, con trai ở lại nhà gái sau 3 ngày mới cùng vợ trở về nhà, còn những người đại diện có thể về ngay trong đêm hôm đó hoặc sáng ngày hôm sau. Nếu bố mẹ nhà gái thấy hài lòng về hôn sự này, người con gái có thể cùng về với những người nhà trai, sau 3 ngày con rể sẽ mang vợ về nhà nhạc phụ, khoảng 10 ngày sau mới quay trở về nhà trai. Nếu người đứng lên đính hôn là nhà gái thì nghi lễ cũng giống như trên. 3. Hôn lễ Sau khi kết hôn, món nợ tự nhiên nhà trai đưa cho nhà gái cũng lập tức phát sinh. Đầu tiên, do địa vị nhà gái cao hơn so với nhà trai, con rể trước mặt bố vợ phải luôn kính trọng, ngay cả bố mẹ nhà trai cũng phải rất khách khí với thân gia. Sau khi đính hôn, người con gái sẽ luôn chịu sự giám sát, phê bình của bố mẹ, người thân bên nhà trai cho tới khi tổ chức hôn lễ. Hôn lễ là một việc rất nặng nề, có người tổ chức hôn lễ khi đã sinh được một tới hai đứa con, rất nhiều người cả đời không tổ chức hôn lễ. Hôn lễ không chỉ là việc nhà trai bồi thường cho nhà gái, đồng thời cũng là giai đoạn thử nghiệm cuộc sống hôn nhân của đôi vợ chồng.
- H ôn n h â n của d â n tộc thiểu số. Do vậy, đối với nhà trai, tổ chức hôn lễ là sự trao đổi với nhà gái, đồng thời cũng là cách thực hiện mối quan hệ bình đẩng với nhà gái. Do phải có rất nhiều thứ để chuẩn bị hôn lễ, nhà trai cũng không dám coi nhẹ lời hứci. Hôn lễ của Lý Tiểu Long, tổ 2 Trà Lạp tổ chức từ ngày 21 tới 23 tháng 12 năm 2005 được chuẩn bị trong vòng 3 năm. Hôn lễ chính là bữci tiệc nhà trai chuẩn bị cho nhà gái, bố mẹ và người thân của cô dâu sẽ là nhân vật chính ừong lễ cưới, họ có quyền đánh giá về bũci tiệc, hôn lễ là tốt hay xấu. Trước khi bắt đầu, cần phải chuẩn bị một mâm thức ăn để người đại diện nhà gái nếm thử, sau đó bố mẹ chú rể và đầu bếp nghe lời đánh giá, nhận xét. Sau khi đánh giá, nhận xét xong, mọi người mới được bắt đầu ăn cỗ. Bố mẹ và người thân của cô dâu sẽ là người dùng trước. Lúc đó nhà trai, từ những người trong nhà cho tới người tới giúp, đều thấp thỏm lo sợ, không dám khinh xuất ừong việc tiếp đãi khách mời. Bố chú rể và những bậc trưởng bối nhà trai cùng bố cô dâu, khách mời nam ở trong nhà chính dùng cơm, mẹ cô dâu cùng khách mời nữ ăn cơm ở phòng nữ. Người họ nhà trai (bao gồm người tới giúp, cô dâu, chú rể) đều đợi khách nhà gái ăn xong mới được ăn cơm. Sau khi bữa tiệc kết thúc, hôn lễ mới lập tức bắt đầu. Các khách mời khởi xướng đầu tiên, 2 bên giao lưu nhảy múa, đáy được coi như một buổi biểu diễn nghệ thuật và kéo dài suốt đêm. Nghi thức nhận lễ trước bữa cơm trưa ngày hôm sau là nghi lễ quan trọng trong hôn lễ. Nội dung chủ yếu là cô dâu, chú rể nhận tặng phẩm, lời chúc, lời giáo dục, bao gồm cả lời phê bình của bố mẹ vợ và người thân. Kết thúc nghi lễ này cũng !à lúc hôn
- HÀ LÀM lễ kết thúc cũng là lúc đôi nam nữ hoàn tất việc trả nợ cho gia đĩnh nhà gái. 4. Li hôn và tái hôn Hôn nhân của người A Nộ được coi là thành công khi lấy đính hôn làm tiêu chí, nhưng sau khi kết hôn một thời gian lại không ổn định. Giấy đãng kí kết hôn hiện nay yêu cầu nam nữ phải đủ tuổi mới được kết hôn, cho nên nhiều khi phải đợi đến lúc chuẩn bị sinh con mới đi làm. Nếu sau khi đính hôn, nhà gái không hài lòng và đề nghị chia tay thì trả lại lễ vật nhà trai đã đưa. Nhưng do trước đáy, lễ vật đính hôn rất ít, thường không cần phải trả lại. Nếu người con gái quay về nhà mẹ đẻ mà người con trai không tới đón về, thì sau một khoảng thời gian hôn ước sẽ tự nhiên kết thúc, người con gái có thể nhận lời đính hôn mới. Hai bên nam nữ sau khi đính hôn nếu như đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật sỗ được kết hôn và sinh con, hôn nhân được coi là thời gian đi vào ổn đĩnh, có nghĩa là tình trạng li hôn trong thời điểm này là rất ít. Tái hôn hoặc cải giá đối với những người đã li hôn không bị hạn chế, họ thậm chí có thể mang con theo, đồng thời phải được sự đồng ý của bố mẹ và chồng trước. Nếu là chồng chết, nghi lễ cải giá tự nhiên đổi thành chuyển chi, nếu như chồng không có anh em thích hợp, thì có thể nghĩ tới chuyện lấy người khác. Trong xã hội A Nộ, địa vị của người con gái li hôn hoặc chồng chết cũng giống với người phụ nữ chite kết hôn, không phải chịu bất cứ sự kì thị nào, đồng thời có quyền và địa vị sinh con như với chồng trước.
- H ôn n h â n của d â n tộc thiểu số.. n . HÔN NHÂN CỦA GIÁO Đ ổ THIÊN CHÚA Trong 3 tôn giáo chủ yếu cùng tồn tại trong xã hội A Nộ, Thiên Chúa giáo được cho là gần giống với Lat Ma giáo. Thiên Chúa giáo là sự kết hợp với tín ngưỡng nguyên sinh và Kitô giáo, đồng thời nó đã hoàn thiện việc bảo lưu lại nội dung tín ngưỡng nguyên sinh, mặt khác về cơ bản vẫn chưa có sự dung hòa với cơ chế, kết cấu của xã hội vốn có. Cách thức sống của giáo đồ cũng không thay đổi đáng kể, không bài xích cuộc sống văn hóa và phong tục truyền thống. Do vậy, nguyên tắc tín ngưỡng của những tôn giáo không giống nhau sẽ không trở thành vấn đề trở ngại đối với những tín đồ Thiên Chúa giáo. Lấy thôn Trà Lạp làm ví dụ, vòng hôn nhân của giáo đồ Thiên Chúa giáo trước tiên là giáo đồ Thiên Chúa giáo và phi tín đồ của thôn với những thôn lân cận như Song La, Giang Long, xa hơn một chút như Thu Ná Đồng, Địch Ma Lạc, sau đó mới là những phi tín đồ ở những thôn xa. Do vậy, việc thông hôn giữa giáo đồ Thiên Chúa giáo với Lạt Ma giáo là không ít. Hôn nhân đơn hướng trong xã hội A Nộ không thuộc vào nghi lễ kết hôn ưu tiên, tín đồ Thiên Chúa giáo luôn tuân thủ những quy đinh về luật hôn nhân quốc gia như có mối quan hệ thân thiết không được kết hôn, đồng thời tôn trọng những kiêng kị truyền thống như cô, dì, chị em họ,... không được kết hôn. Tinh yêu nam nữ giữa các tín đồ không chịu sự ép buộc, nhưng hôn nhân thì lại do cha mẹ quyết định. Nhưng nếu như trong thời gian yêu nhau mà có thai thì sẽ mau chóng tiến hành đính hôn và làm thủ tục đãng kí kết hôn, nếu con gái chưa đủ tuổi kết hôn thì có thể lựa chọn cách phá thai, bởi vì không kết
- HÀ LĂM hôn mà sinh con thì phạm phải điều cấm kị. Thiên Chúa giáo phản đối việc phá thai nhưng theo giáo đường Thiên Chúa, việc này thuộc phạm vi chính sách nhà nước, do vậy giáo đồ nên tuân theo quy định pháp luật của nhà nước. Lịch sử Thiên Chúa giáo ở Thu Ná Đồng được coi là lâu đời, các tín đồ trong thôn mà vi phạm vào điều này coi như đã phạm vào điều kiêng kị. Cuộc sống hôn nhân và kết hôn của giáo đồ Thiên Chúa giáo ờ Song La, Bính Trung Lạc được bắt đầu khi tiến hành lễ đính hôn, nhưng sau một thời gian hôn lễ sẽ được tổ chức tại nhà thờ dưới sự chứng giám của linh mục và Chúa. ở địa phương, tín đồ đạo Thiên Chúa rất hiếm khi ly hôn. Nếu cuộc sống vợ chồng có vấn đề thỉ người trong Giáo hội sẽ tới hòa giải. Nếu hòa giải không được cũng sẽ không can thiệp sâu hơn. Người tổng quản trong giáo đường cho biết, nếu họ không thể tiếp tục chung sống với nhau nũte thì chúng tôi ép cũng không được. Việc này cũng không thuộc quyền của Giáo hội, cứ giải quyết theo luật định nhà nước. Nếu phải ly hôn hai bên sẽ tới cơ quan chính quyền địa phương làm thủ tục. Vợ, chồng đã ly hôn vẫn được tham gia vào những hoạt động của giáo đường. Vấn đề tái hôn cũng không thuộc sự quản lý của Giáo hội. Vì vậy, hôn lễ cũng không tổ chức ở giáo đường. Đối với những tín đồ Thiên Chúa giáo, việc “chuyển phòng” không còn được ưu tiên nữa. m. HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI THEO KITÔ GIÁO Đối với người A Nộ, đạo Kitô có sự khác biệt lớn so với những tôn giáo khác. Trong tổng thể hệ thống nền văn hóa
- Hôn nhân của d â n tộc thiểu số. truyền thống, đạo Kitô đã thay thế cho tín ngưỡng nguyên thủy. Điểm này tương đồng với đạo Thiên Chúa, nhưng khác ở chỗ nó xóa bỏ hoàn toàn nội dung tín ngưỡng nguyên thủy. Cơ cấu và quan hệ xã hội cơ bản của tín đồ vẫn chưa có sự thay đổi căn bản. So với các tín đồ tôn giáo khác, điểm khác biệt chủ yếu của đạo Kitô ở chỗ kỷ luật khá nghiêm khắc. Ví dụ: cấm uống rượu, hút thuốc, uống máu..., không được phép tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống như ca hát nhảy múa. Mỗi tuần, Giáo hội tổ chức khá nhiều các hoạt động. Cũng vì những đặc điểm trên mà tín đồ đạo Kitô chủ yếu lấy người trong đạo. Vì vậy, phạm vi kết hôn chủ yếu chỉ diễn ra trong cùng tôn giáo. Như thôn Trà Lạp, trước tiên là giáo đường (giáo hội) của thôn, trong đó có 4 tín đồ của các thôn Song La, Giang Long, tiếp theo là tín đồ khác của thôn Thu Na Đồng và các thị trấn, thôn xóm trong huyện, cuối cùng là các huyện như Phúc Cống, Trinh Thủy ừong Châu Nỗ Giang. Theo quy định của Giáo hội Kitô địa phương, họ sẽ không can thiệp vào tự do hôn nhân và mong muốn những người “anh em” trong đạo giúp đỡ. Vì vậy, người nhận giúp đỡ phải là người ừong đạo Kitô hoặc người khác (trước khi kết hôn) muốn chuyển đạo. Hôn nhân của tín đồ là sự kết nối, tìm hiểu của nam nữ trước khi đính hôn. Đính hôn và hôn lễ đều được tổ chức ở giáo đ ư ờ n g và do Giáo hội chủ trì. Nếu một “anh chàng" (tín đồ nam) yêu một “cô gái” (tín đồ nữ), anh ta sẽ nói với mục sư và một cán bộ nữ, cũng có thể viết thư bằng tiếng Hán hoặc để mục sư và cán bộ hội phụ nữ chuyển giúp hoặc viết thay. Những ai tự do tìm hiểu, không thông qua Giáo hội sẽ không liên quan tới Giáo hội và không nhận được trợ giúp. Mục sư và cán bộ phụ nữ trước
- HÀ LÂM tiên sẽ đĩều tra hai bên nam nữ như đã đến tuổi kết hôn chưa, có nắm vững tín giáo hay không, v.v... Nếu đạt yêu cầu, sẽ chuyển lời của nhà trai tới cô gái và gia đính cô để cùng bàn bạc. Nếu họ đồng ý thì chuẩn bị cử hành lễ đính hôn, nếu không sẽ trả lại thư cho chàng trai. Nếu hôn nhân ngoài đạo (coi Giáo hội của thôn là gốc), thỉ cần phải thông qua mục sư và cán bộ phụ nữ của 2 giáo. Đính hôn thường do bên nhà trai đề nghị với nhà gái. Nếu chàng trai ngoài đạo muốn đính hôn với cô gái thỉ Giáo hội thường giúp đỡ chàng trai cho đến khi nào anh ta tiếp nhận tín ngưỡng và đi chuẩn bị thủ tục đính hôn. Sau lễ rửa tội sẽ tiến hành hôn lễ nhà thờ. Khi đính hôn, nhà trai sẽ chuẩn bị kẹo, hạt dưa, đồ uống, trà, 200-300 NDT (tùy t h e o điều kiện kinh tế) mang tới cho mục sư và cán bộ hội phụ nữ. Lễ đính hôn không thông qua Giáo hội sẽ không liên quan tới Giáo hội. Sau khi tới nhà gái, trước tiên mục sư sẽ nói, ví dụ: “Trước đây, Thượng đế đã sinh ra A Đam và E Va, thần đã tạo nên vợ chồng. Tín chủ “người anh em” của chúng ta rất giỏi giang. Anh ấy đã đem lòng yêu thương con gái nhà ngươi, người con gái ấy cũng rất giỏi giang. Họ cùng muốn được chung sống với nhau. Ta muốn hỏi xem ý nhà ngươi thế nào". Sau đó, cha mẹ cô gái cho biết: “Chúng tôi không có ý kiến gì, các con đồng ý thì cha mẹ cũng đồng ý”. Cuối cùng, hai bên đều nhất trí. Nếu cha mẹ nhà gái và cô gái đều đồng ý sẽ nhận luôn lễ vật và chọn ngày cử hành hôn lễ. Lễ đính hôn thường diễn ra trong nửa tiếng là xong. Nếu hai bên đều ngại ngùng thì phải mất 3-4 giờ mới xong. Hôn lễ của tín đồ đạo Kitô thường do tổ phụ trách của Giáo hội đứng ra tổ chức và tổ chức tại giáo đường. Trước tiên do Mã Ba (người truyền giáo) chủ trì tuyên giảng chương hôn lễ Kinh 30
- H ôn n h â n của d â n tộc thiểu số. thánh. Sau đó là lời thề kết hôn. Sau khi cô dâu chú rể đồng ý, Mã Ba nắm tay họ cầu nguyện, mọi người cùng hát Thánh ca. Hôn lễ kết thúc. Tham gia hôn lễ của 2 người, ngoài những người thân, thần chức và đông đảo tín đồ, bạn bè, thì những ai theo đạo Kitô đều có thể tới dự. Hôn lễ trong đạo này thường không tổ chức ăn cỗ, nếu có điều kiện chuẩn bị một chút kẹo, trà, đồ uống. Hôn lễ đánh dấu sự khởi đầu của cuộc sống hôn nhân. Giáo đường thường yêu cầu nhanh chóng hoàn tất thủ tục kết hôn. Nếu có vấn đề gĩ có thể nhờ Giáo hội giúp đỡ. Giáo đường đã quy đinh rõ, nam nữ kết hôn đã được Giáo hội thông qua thi không được ly hôn. Nếu không thông qua Giáo hội, tự ý đuà lên chính quyền địa phương thì Giáo hội sẽ không chịu trách nhiệm. Hôn nhân của tín đồ đạo Kitô không nhất thiết phải tuân theo những điều cấm kị truyền thống, v ề cơ bản, điều kiện kết hôn sẽ tuân theo điều khoản ừong luật hôn nhân. Cuộc sống sau kết hôn nếu xảy ra mâu thuẫn thì người ừong Giáo hội sẽ giúp đỡ. Nếu không thể giải quyết được thì 2 bên đành phải ly hôn. Điều này sẽ không thuộc trách nhiệm của Giáo hội. Tự động ly hôn, không có sự ràng buộc của Giáo hội thì không liên quan tới Giáo hội. Tín đồ sau khi tự ý ly hôn vẫn được tham gia vào các hoạt động của Giáo hội. Nhưng nếu muốn tái hôn, cũng không phải trách nhiệm của Giáo hội. Thực tế hồ sơ ly hôn của họ rất ít. IV. KẾT HÔN GIỮA NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÙNG TÔN GIÁO Trước đáy, hôn nhân không cùng tôn giáo, đa phần là do một người kết hôn với một người rồi theo tín ngưỡng của gia đinh
- HÀ LẢM người đó. Chỉ có một số ít duy trì tín ngưỡng khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Từ năm 1958 đến năm 1978 hoặc muộn hơn, một số gia đinh có tôn giáo khác nhau cùng thông gia với nhau. Sau khi khôi phục tín đồ tôn giáo, vợ chổng vẫn giữ truyền thống tín ngưỡng gia đĩnh. Một số do bản thân thay đổi tín ngưỡng mà trong cuộc sống hôn nhân vẫn tồn tại tín ngưỡng khác nhau. Tuy tín ngưỡng tôn giáo khác nhau nhưng nhu cầu về tín ngưỡng của người A Nộ và mối quan hệ giữa cơ cấu, chế độ, đời sống xã hội không khác nhau. Vì vậy, kết hôn không cùng tôn giáo không còn trở ngại. Thông thường có thể điều chỉnh bằng việc thay đổi tín ngưỡng tôn giáo và thói quen gia đĩnh để cùng thích ứng. Ớ thôn Song La, Trà Lạp có thể thấy tỉ lệ Kitô giáo thay đổi tín ngưỡng khi kết hôn với người không theo đạo cao nhất, đạo Thiên Chúa đứng thứ 2, đạo Lạt Ma thấp nhất. Trong bối cảnh hôn nhân tự do và tự do tín ngưỡng, trường hợp người ngoài đạo theo một tôn giáo nào đó của vợ hoặc chồng mình đều có thể xảy ra. Từ năm 2004 đến năm 2008, ừong số 10 trường hợp kết hôn ở thôn Trà Lạp thì có 5 trường hợp theo Lạt Ma giáo và Thiên Chúa giáo. Trong đó 1 trường hợp nam theo đạo Lạt Ma thay đổi theo đạo Thiên Chúa của vợ, 3 trường hợp nữ đạo Lạt Ma theo đạo Thiên Chúa của chồng, một trường hợp nữ đạo Thiên Chúa theo đạo Lạt Ma của chồng. Thôn này có rất nhiều trường hợp chuyển tì/ đạo Lạt Ma sang đạo Thiên Chúa sau khi kết hôn. Đên năm 1957, ở A Nộ, đạo Lạt Ma, đạo Thiên Chúa và đạo Kitô cùng tồn tại. Từ năm 1958 đến năm 1978, do hạn chế về tôn giáo, những người không cùng tôn giáo được kết hôn với người không theo đạo, thậm chí đã xuất hiện gia đình kiểu mới.
- H ôn n h â n của d â n tộc thiểu số...______________ ____________________________ SdU năm 1978, cùng với việc khôi phục tín ngưỡng tôn giáo, đa số vợ chồng không cùng tôn giáo đều lựa chọn theo tín ngưỡng của vợ hoặc chồng. Nhưng một số đồng ý hoặc có lý do cá nhân mà vẫn giữ tín ngưỡng của mình. Từ năm 1958 đến năm 1990 (đạo Thiên Chúa và đạo Kitô bắt đầu khôi phục và lan truyền nhanh chóng), thôn Trà Lạp có 30 trường hợp kết hôn. Sau năm 1990, có 10 trường hợp theo đổi theo đạo Thiên Chúa, một trường hợp chồng theo đạo Lạt Ma và vợ theo đạo Thiên Chúa, 2 trường hợp chồng theo đạo Kitô, vợ theo đạo Lạt Ma, 3 trường hợp căn cứ theo nhu cầu của cá nhân thay đổi tôn giáo (2 hộ thay đổi theo đạo Thiên Chúa, 1 hộ thay đổi theo đạo Kitô). Từ năm 1990 về sau, một số người A Nộ cũng bắt đầu lựa chọn tôn giáo tín ngưỡng theo nhu cầu của gia đĩnh hoặc bản thân. Nguyên nhân đa phần là do cai rượu, sức khỏe, thay đổi “vận may”,... Họ cho rằng, tên gọi tôn giáo khác nhau thì bản chất cũng khác nhau (tín đồ đạo Kitô chủ yếu tin vào quan điểm này). Lựa chọn hoặc thay đổi tôn giáo có thể giải quyết hữu hiệu vấn đề của họ. Nếu có khó khăn hoặc không thể giải quyết được thì có thể quay lại tín ngưỡng ban đầu hoặc thay đổi tôn giáo khác. Đối với việc lựa chọn hoặc thay đổi tôn giáo không phải đơn giản là thay đổi từ đạo Lạt Ma sang đạo Thiên Chúa hay đạo Kitô, mà có nhiều định hướng và nhiều hình thức. Hơn nữa, mọi người có thể “tùy tiện” không hạn chế số lần thay đổi tôn giáo. Lựa chọn hoặc thay đổi tôn giáo có thể do thành viên trong gia đinh quyết đinh, cũng có thể do cả gia đĩnh quyết định. Kết quả có thể hình thành hôn nhân một tôn giáo hoặc nhiều tôn giáo. Trong hôn nhân hoặc trong gia đĩnh tồn tại nhiều tôn giáo, bất lợi lớn nhất không phải là tín ngưỡng mà là các việc liên quan BB
- HÀ LĂM như thói quen sống, giờ giấc ngủ nghỉ,... Trong gia đĩnh hoặc hôn nhân của đạo Lạt Ma, đạo Thiên Chúa do không có mấy sự khác biệt ừong cuộc sống như uống rượu, hút thuốc, nên vợ chồng đôi bên chỉ cần tránh can thiệp vào hoạt động tôn giáo của người kia là được. Hơn nữa, do hoạt động văn hóa truyền thống của Thiên Chúa giáo như hát múa truyền thống, mà mối quan hệ hai bên cũng dễ hài hòa. Phong Quý Hương ở thôn Trà Lạp theo Thiên Chúa giáo và người chồng thứ 2 theo Lạt Ma giáo. Trong phòng chính của gia đĩnh, bàn thờ không đặt đồ lễ, trên cột nhà mỗi năm đến mùa thu hoạch và ăn tết đều do người chồng thay cành cây thông mới, cành dừa để đuổi ma quỷ, tranh vẽ Mã Lệ Nga. Hoạt động hằng năm của họ chủ yếu là lao động, ăn và uống rượu. Mỗi năm đều có lễ tạ cơm. Lúc đó, người chồng thường ở ngoài đợi. Chị nói: “Chúng tôi, tín ngưỡng của ai người ấy theo nhưng cùng sinh sống”. Trong hôn nhân, gia đinh theo đạo Kitô và đạo Lạt Ma, do tín đồ đạo Kitô cấm uống rượu, loại bỏ mọi hành vi mê tín dị đoan thậm chí không tham gia bất cứ hoạt động văn hóa nào nên giữa hai vợ chồng gặp nhiều mâu thuẫn. Hai vợ chồng theo hai tín ngưỡng như vậy cần phải giữ khoảng cách và dung hòa để cùng chung sống. Mộc Chân, một người trong thôn Trà Lạp và 2 người con cùng theo đạo Kitô, vợ là A Lao theo đạo Lạt Ma. Gia đĩnh ông vẫn là gia đĩnh theo đạo Kitô. Biểu tượng duy nhất không phải là đạo Kitô trong gia đình ông là chiếc thùng nhựà đựng đầy nước trong gian bếp và chiếc nồi mà người vợ chuyên dùng. Việc người vợ hút thuốc, uống rượu, hoạt động tụ tập 3 ngày trong tuần đều trở thành điều bất tiện cho cả nhà. “Tôi tin rằng sau này gia đinh sỗ tốt hơn, người vợ nghe lời tôi, tôi cũng bỏ qua cho vợ, ví như chủ nhật phải đĩ
- Hôn n h â n của d â n tộc thiểu số.. lễ, thứ 6 phải làm nhiều việc hơn. Chúng tôi dần dần sẽ không còn mâu thuẫn nite”, Mộc Chân chia sẻ. “Tuy tôn giáo không giống nhau nhưng vợ tôi cũng giúp tôi. Bà ấy biết chúng tôi không uống rượu thì cũng không uống”. Tuy vợ tôi không theo nhưng cũng nhận ra chồng mình theo tín đồ tôn giáo đó. Mọi việc trong gia đính đều do Mộc Chân thu xếp. Ông chia sẻ, khi vợ ốm, ông cũng cầu chúc cho vợ. V. KẾT LUẬN Trong bối cảnh đa tôn giáo tín ngưỡng, hôn nhân của người A Nộ nên được hiểu tó những gốc văn hóa khác nhau. Nghĩa là tín ngưỡng tôn giáo khác nhau sẽ không tồn tại sự khác biệt căn bản, mà chỉ có “chủ nghĩa đa tôn giáo đơn thuần” với chức năng và hình thức khác nhau. Điều tra sâu hơn cho thấy, trong tín ngưỡng nguyên thủy, Lạt Ma giáo, Thiên Chúa giáo và Kitô giáo... khó thấy được, đa phần tín đồ người A Nộ thuộc tôn giáo truyền thống Lạt Ma hay là đạo Thiên Chúa thời cận đại hay đạo Kitô thì họ vẫn theo phương thức và cơ cấu của tín ngưỡng nguyên thủy tức là thỏa mãn nhu cầu săn bắt hái lượm, sức khỏe và an toàn. Có thể lấy việc quay về nhà như một nhu cầu để lí giải về tôn giáo. Vì vậy, sự hài hòa về tôn giáo trong hôn nhân của họ giờ đây về cơ bản vẫn tồn tại trong các tầng lớp xã hội. Đồng thời cũng cho thấy, cùng với việc nâng cao trình độ hiểu biết về tôn giáo thỉ con người cũng hiểu biết sâu sắc hơn về các tôn giáo. Đối với quan hệ không cùng tôn giáo, đặc biệt là vấn đề hôn nhân không cùng tôn giáo cũng trở nên hài hòa hòa hơn. Từ góc độ hôn nhân và vấn đề đa tôn giáo của người A Nộ, hôn
- HÀ LÂM nhân đa tôn giáo cũng có xu thế phát triển tốt, đồng thời sự hài hòa về vấn đề đa tôn giáo sẽ tồn tại trong thời gian dài hơn nữa và được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. W.J. Guoldbet (Ngụy Chương Linh dịch), Gia dinh. Nxb Văn hóa Khoa học, 1986. 2. Nghiêm Nhữ Hiền, Hôn nhân gia dinh các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Nxb Phụ nữ Trung Quốc, 1986. 3. Cao Phát Nguyên, Triệu Mỹ Phần (chủ biên), Điều tra dân tộc Vân Nam. Dân tộc Nộ, thôn Cống Sơn Bính Lạc, xã Trà Lạp, Nxb Đại học Vân Nam, 2008. 4. Hà Lâm Trứ, Tín ngưỡng tôn giáo khác nhau trong gia dinh người A Nộ. Nxb Đại học Vân Nam. 5. Ban Biên tập tỉnh Vân Nam chủ biên. Tuyển tập 5 cuốn về vấn dề dân tộc; cuốn Điều tra về lịch sứ xã hộ dân tộc Nộ, tập 1. Nxb Nhân dân Vân Nam, 1981. 6. Hồng Tuấn, Sơ khảo uề nguồn gốc dân tộcĐộc Long. Ban Tư liệu lịch sử văn hóa của ủy ban Châu Giang. 7. Tuyên tập tư liệu về lịch sứ vân hóa Nộ Giang, TI - T20, Nxb Dân tộc Đức Hồng, 1994.
- 33 2Z00-I02I8002-2£9I00-ỉ’2E£eS : ê r l Ế ì ễ ” if0Iáj:8002
- HÀ LÂM ^ Ồ - ^ A P 6 2 8 3 A W 5 0 % 'o m\mmwi\ ^±a, i t t 1 . 2005ÍP Í Ì Ì a A P t . *i#ttíÈ£55% , ^ ± « fê £ 2 2 % , g § ệ £ t A ‘212%, M 2005^3^« W ^ E 7 6 ^ , & À P 328À . £4'5ll|lJfctíÌM47 P , % ì.W L M n p , £ % Ị & L m m p ('& mm ‘ù íẽ m m ( - ^ s a s s ^ s ^ ) f ê m ± & ĩ Ễ * m ¥ & 5 & s rtttỉís ? ! tí; f ts w ỉẳ ® iijễ : ± m i ỉ í R ^ m ^ m ^ m m ^ m m Ề ỉ à K m m m ^ m m .ịễ m m ^ ± « fê W ffl» ? E B £ * j:jíê -± iặ Ẽ ffl. ì ầ m , m ^ . ì M i ỉầ ^ m . m K ^ m j i - , 1. &*4*ỉíg: . 3? 3 1■ 533324-011697-20081126 0002. §•: 2. ‘% m m ” K i ế i ĩ i m , a s^ỊS ĩ^m ^m ú ia ơ Ề m ỉ& m Ẽ ià ẽ : a m tm ), AữEííHiìỀ, t t t t T m m '%mwLn . 3. & V ẳ iầ 1 ĩỉ! ịfr J ìfâ fà a f, “ * ■ » & ” ®.ftm%WLỈgt%L. 4. ìâfófè ẽ - ^ ^ ^ i i i í Ế A a s ^ ô ù l È E . HUSP5 l9 8 4 ^ fc g # â * fT ja S & M a jjE ia ^ > , ẺTỄẼ*&ÌỄ (iSìl^it^M&ílHỈSíi^gLLiSPỈii) , iă£JJg. JRtìíèlỀ65®R
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác động của đa dạng tôn giáo tới hiện tượng tôn giáo mới tại Việt Nam hiện nay
10 p | 112 | 8
-
Nghiên cứu đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa: Phần 1
115 p | 18 | 8
-
Biến đổi đời sống tôn giáo - Một yếu tố cần tính đến trong việc hoàn thiện chính sách tôn giáo
18 p | 130 | 7
-
Đời sống tôn giáo thế giới những năm gần đây: Một số vấn đề thực tiễn
8 p | 63 | 6
-
Đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay
12 p | 49 | 5
-
Những chuyển biến trên phương diện niềm tin của đời sống tôn giáo ở Việt Nam từ 1990 đến nay
32 p | 11 | 5
-
Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị
14 p | 27 | 5
-
Tác động của đầu tư nước ngoài đối với đời sống tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay
5 p | 73 | 4
-
Nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Việt Nam và Trung Quốc: Phần 1
403 p | 15 | 4
-
Nhận diện các xu hướng biến đổi trong đời sống tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay
16 p | 98 | 3
-
Sự hình thành và phát triển của nhân học tôn giáo
28 p | 8 | 3
-
Khái quát một số biến đổi trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở người Chăm Bà La Môn tỉnh Ninh Thuận hiện nay
13 p | 11 | 3
-
Những biến chuyển trong đời sống tôn giáo của người mông tin lành di cư ở tỉnh Đăk Lăk
11 p | 72 | 2
-
Các Chúa Nguyễn với chính sách dung hòa tôn giáo ở Đàng Trong
16 p | 51 | 2
-
Tái cấu hình đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Những thách thức về mặt pháp lí
6 p | 70 | 2
-
Tái cấu hình đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Những thách thức về mặt pháo lí
8 p | 65 | 2
-
Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền
3 p | 67 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn