intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hành vi nhà đầu tư và ứng xử của địa phương trong thu hút đầu tư vào các tỉnh biên giới phía Bắc: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phàn 1, phần 2 cuốn sách "Hành vi nhà đầu tư và ứng xử của địa phương trong thu hút đầu tư vào các tỉnh biên giới phía Bắc" cung cấp cho người đọc các nội dung: Định hướng và giải pháp ứng xử với nhà đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các tỉnh biên giới phía Bắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hành vi nhà đầu tư và ứng xử của địa phương trong thu hút đầu tư vào các tỉnh biên giới phía Bắc: Phần 2

  1. PHẨN 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG x ử VỚI NHÀ ĐẦU Tư NHẰM ĐAY m ạ n h t h u h ú t đ ầ u t ư VÀO CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 3.1. Định hướng và chinh sách thu hút đầu tư của các địa phuong thuộc các tĩnh biên giói phía Bắc 3.1.1. Định hướng chung cho toàn vùng Vùng Trung du và miền núi phía Bắc phấn đấu duy tri tốc độ phát triển kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước, khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm nâng, thế mạnh về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu, cải thiện hệ thống hạ tầng KT - XH đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và bảo đảm an ninh quốc phòng; bảo tồn và phát huy bản sắc vãn hóa dân tộc, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, bảo đảm Quốc phòng an ninh, ổn định chính trị và bảo vệ vững chắc chù quyền quốc gia. Các định hướng lĩnh vục ưu tiên phát triển dựa theoquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trang du và miền núi phía Bắc đến năm 2020 của Thủ Tướng: - Tập trung đầu tư xây dựng và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông gắn kết các tỉnh Ưong Vùng và với các vùng lân cận. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án nêu trong Nghị quyết số 37- NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị, Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 cùa Bộ Chính trị và chương trinh hành động của Chính phủ 119
  2. thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 16/8/2004 cùa Bộ Chính trị; xây dựng mới và nâng cấp hoàn thiện các trung tâm y tế chất lượng cao và các bệnh viện khu vực tại Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai; đầu tư cơ sờ vật chất và nâng cao năng lực đào tạo cho các truờng Đại học Tây Bắc, Đại học Thái Nguyên, Đại học H ùng Vương (Phú Thọ); hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà ở giáo viên tại các địa phương trong Vùng. - Nâng cao chất lượng giáo đục - đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Vùng. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất - Tập trung phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trên cơ sờ đẩy mạnh hợp tác phát triển “hai hành lang" kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc. Ưu tiên phát triển công nghiệp điện, chế biến sâu khoáng sản, chế biến nông lâm sản, chế tạo và lắp ráp điện tủ, vật liệu xây dựng. Đầu tu hạ tầng du lịch tại các khu căn cứ cách mạng, gắn phát triển du lịch của Vùng với các tour du lịch cùa vùng Đồng bằng sông H ồng và cả nước. 3.1.2. Định hướng thu hút đầu tư tinh Quảng Ninh 3.1.2.1. Định hướng thu hút đầu tư theo ngành, lĩnh vực Tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vục lợi thế cùa tỉnh như du lịch, xây dựng và kinh doanh cảng biển, công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, sàn phẩm nông n g h iệp ...; - về xây dựng cơ sở hạ tầng: Các dự án trọng điểm gồm: xây dựng hạ tầng giao thông như cảng biển (hệ thống càng của tinh theo quy hoạch phân bổ dọc theo bờ biển gồm cảng Vạn Gia, M óng Cái; cảng Hải Hà; cảng Mũi Chùa, Tiên Yên; cảng Cái Rồng, Vân Đồn; cảng Hòn Nét, c ẩ m Phả; càng khách Hòn G ai...), đường cao tốc đoạn Vân Đ ồn-Tiên Yên và Tiên Yên. - M óng Cái; hệ thống đường sắt, đường bộ đảm bảo kết nối nhanh hơn với khu vực và quốc tế, khuyến khích đầu tư các dự án theo các hình thức Đối tác công tu. 120
  3. Các dự án hạ tầng xã hội: tập trung thu hút đầu tư các trường dạy nghề chất lượng cao gần các khu công nghiệp lớn như KCN Texhong Hải Hà (huyện Hải Hà), KCN Sông Khoai, KCN Đầm Nhà Mạc (TX Quảng Y ên)... phục vụ nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các KCN. Các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp quy mô lớn, đồng bộ theo quy hoạch đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư (KCN Việt Hưng giai đoạn 2, KCN Sông Khoai thuộc Tổ hợp Khu đô thị công nghiệp công nghệ cao) kèm theo các công trình phụ trợ phục vụ KCN như các khu nhà ờ công nhân, nhà ờ cho chuyên gia nước ngoài...; Tập trung thu hút đầu tư các dự án phát triển hạ tầng 02 Khu kinh tế Vân Đồn, Móng Cái. - về lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại: Tập trung xúc tiến các dự án phát triển hạ tầng: khu du lịch sinh thái, resort cao cấp, sân golf, khu vui chơi, giải trí, m ua sam tổng hợp tại các thành phố trung tâm nhu TP Hạ Long, TP Móng Cái, huyện Vân Đồn, TP cẩm Phả, TP Uông Bí. và các dự án cao cấp phục vụ du lịch trên vịnh Hạ Long nhằm khai thác toi đa lợi thế về tài nguyên thiên nhiên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long hoặc các dự án đầu tư hạ tầng khu du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng với bản sắc riêng tạo sàn phẩm du lịch mới cho tinh. - về nông nghiệp: tập trung xúc tiến đầu tư vào các dự án sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững và các dự án chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, sản phẩm nông nghiệp... - về phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ: Sản xuất linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm, cung cấp cho việc sản xuất lắp ráp sản phẩm cuối cùng trong các ngành công nghiệp chế tạo (bao gồm cả công nghiệp công nghệ cao) và cả linh kiện phụ tùng thay thế; Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp dệt may và sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phẩn mềm và dịch vụ phục vụ cho việc tạo nên sản phẩm cuối cùng cho các ngành công nghiệp công nghệ cao. 3.1.2.2. Định hướng thu hút đầu tư theo đối tác Xác định rõ địa bàn trọng điểm, đối tác, nhà đầu tư chiến lược trong giai đoạn sắp tới để xúc tiến đầu tư là các với các Tập đoàn, các 121
  4. Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, các công ty vừa và nhò (đối với ngành công nghiệp hỗ trợ) trong và ngoài nước có định hướng, chiến lược phát triển mờ rộng thị trường, cam kết đầu tư lâu dài. Thị trường mục tiêu là các nước: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Trung Đông, H ồng Công, Thái Lan. Trên cơ sở đó chú trọng vào một số đối tác như sau: - Với đối tác Nhật Bản: cần thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác trong chiến lược công nghiệp hóa của V iệt Nam trong khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản hướng tới 2020 tầm nhìn 2030 trong các lĩnh vực: chế biến nông thủy sản, máy nông nghiệp, điện tử, sản xuất phụ tùng ô tô, đóng tàu và công nghiệp môi truờng và tiết kiệm năng lượng, hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Với Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore: tập trung vào các lĩnh vực điện tử, sản xuất cơ khí, năng lượng, công nghiệp nặng và thiết bị công nghiệp, chế biến nông thủy sản và dệt may... - Với đối tác Hồng Công, Trung Quốc: trong thời gian tới cần tập trung hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành đầu tư KCN Texhong Hải Hà và kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp đầu tu vào KCN, chù yếu đầu tư trong lĩnh vực dệt may. - Riêng với M ỹ và EU: cần xây dựng chính sách xúc tiến riêng, tiếp cận hướng tới các Tập đoàn đa quốc gia hướng vào các ngành công nghệ cao như điện tử, hóa chất, thông tin liên lạc, ngành thương mại bán buôn bàn lẻ, dịch vụ chất luợng cao (tài chính, y tế, giáo d ụ c ...), cơ sờ hạ tầng công nghiệp, du lịch. M ặt khác, trong thời gian tới, sẽ hướng tới kết nối với các doanh nghiệp SM Es của H oa Kỳ trong các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp nhẹ... chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng nhằm tận dụng các lợi thế của Hiệp định TPP. 3.1.3. Định hướng thu hút đầu tư tỉnh L ào Cai Lào Cai định hướng ưu tiên thu hút đầu tư theo hướng có chọn lọc, tập trung trên các lĩnh vực trọng tâm, dự án trọng điểm, xác định cụ thể các địa bàn ưu tiên, các nhà đầu tu chiến lược để triển khai công tác XTĐT, cụ thể như sau: 122
  5. - Vê lĩnh vực công nghiệp - xây dựng cơ bản: ưu tiên kêu gọi thu hút đầu tu các dự án che biến sâu khoáng sản, các dự án gắn khai thác với chế biến, như: đồng, sắt, apatít - về lĩnh vực du lịch - dịch vụ: hiện nay, dự án cáp treo Fanxipan và tổ hợp khu vui chơi giải trí do Tập đoàn Sungroup đầu tư tại Sa pa đã hoàn thành giai đoạn 1; tới đây tinh sẽ tập trung ưu tiên cho nhà đầu tư thực hiện tiếp giai đoạn 2 của dự án này; đồng thời tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư các dự án mới tại các huyện Sa Pa và thành phố Lào Cai với các dự án tổ hợp khách sạn cao cấp với tiêu chuẩn từ 3-4 sao trở lẽn nhằm phục vụ phát triển du lịch; mờ rộng, phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu lưu thông hàng hóa; xây dựng khu logistics hiện đại, kết nối với hệ thống cảng biển, cảng cạn, cảng hàng không, ga đường sắt, mạng lưới giao thông đường bộ, cửa khẩu quốc tế, khu kinh tế cửa khẩu và các khu công nghiệp . gắn với tuyến hành lang kinh tế Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh. - v ề lĩnh vực nông nghiệp: tập trung thu hút đầu tư các dự án nông nghiệp quy mô sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ cao trong chuỗi sản xuất - cung ứng - phân phối ổn định trên cơ sở đặc thù khi hậu của một số vùng như: Sa Pa, Bắc Hà, M ường Khương, Bát Xát và thành phố Lào Cai để sản xuất một số sản phẩm chủ đạo như giống cây trồng, rau, hoa, cây ăn quả trái mùa, cây dược liệu ... có giá trị kinh tế cao. 3.1.4. Định hướng thu hút đầu tư tinh Cao Bằng - Dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, nếu thuộc danh mục lĩnh vục đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư đuợc quy định tại phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và huớng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư [6] thi được hường các ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành về đầu tư. Ngoài ra còn được hưởng thêm các ưu đãi của tỉnh quy định tại cơ chế, chính sách này. 123
  6. - Dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nếu không thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này được hường ưu đãi đầu tư đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại phụ lục II, ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/N Đ -CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành m ột số Điều của Luật Đầu tư. - Các dự án đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực: Khai thác, chế biến khoáng sản và dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nếu không thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc danh mục lĩnh vục ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phù thì được hưởng các ưu đãi đầu tu có thời hạn theo quy định đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II, ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ [6], - Đối với nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu kinh tế cùa khẩu. Điều kiện đuợc hường ưu đãi: + Khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu phải nằm trong danh mục quy hoạch phát triển khu công nghiệp cùa tinh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; + N hà đầu tu có đủ các điều kiện đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu được quy định tại Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Chính phù quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản. [7] 3.1.5. Định hướng đầu tư vào L ạng Sơn Trong định hướng của minh, Lạng Sơn xác định hướng ưu tiên phát triển vào các khu vực thương mại, dịch vụ và kinh tế cửa khẩu; tập trung phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có lợi thế như vật liệu xây dựng, khai khoáng, chế biến nông lâm sản, thủy điện... khai thác và phát triển mạnh kinh tế đồi rừng. 124
  7. Xác định kinh tế cửa khẩu là khâu đột phá, hiện tỉnh này đã hoàn thành đề án phát triển khu kinh tế Đồng Đãng - Lạng Sơn, đang trình Chính phũ phê duyệt. Với diện tích lẻn tới khoảng 400km 2, khu này sẽ tập trung ưu tiên phát triển khu phi thuế quan, phát triển thương mại dịch vụ gắn với các cửa khẩu quốc tế, phát triển công nghiệp, các khu đô thị và các khu du lịch trong quy hoạch Tập trung phát triển và kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng cùa minh là công nghiệp khai khoáng, thủy điện, du lịch và nòng lâm nghiệp. 3.1.6. Định hướng đầu tư vào Lai Châu Trên cơ sờ định hướng các lĩnh vực đầu tư, căn cứ vào định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ, du lịch tình Lai Châu có thể xác định các khu vực ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2020 nhu sau: • Khu vực thị xã Lai Châu và phụ cận: - Đẩu tư phát triển trung tâm dịch vụ tổng hợp, điều hành du lịch; - Đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí tổng hợp ; - Phát triển thành trung tâm hội nghị, hội chợ và các sự kiện trọng đại. • Khu vực cửa khẩu M a Lù Thàng: Ma Lù Thàng là cùa khẩu đường bộ thông thương với Trung Quốc, thị trường khách du lịch trọng điểm hàng đầu cùa du lịch Lai Châu. Định hướng phát triển kinh tế của Lai Châu đến năm 2020 xác định đây sẽ là khu kinh tế cửa khẩu cùa tinh với nhiều loại hình dịch vụ. Mặt khác về vị tri liên hệ giữa cửa khẩu M a Lù Thàng so với thị xã Lai Châu là khá thuận lợi. Với nhìn nhận như vậy, khu vực cửa khẩu Ma Lù thàng được xác định ưu tiên phát triển du lịch để thu hút khách du lịch quốc tế. Huớng ưu tiên đầu tư phát triển gồm : - Phát triển thành khu dịch vụ du lịch cửa khẩu; - Trung tâm hội chợ thương mại. • Khu vực Thị trấn Bình Lư và phụ cận: Khu vục Bình Lu có động Tiên Sơn nổi tiếng với cảnh quan và di tích lịch sử, có thác nước Tắc Tình, có suối nuớc nóng Nà Đon V.V.. 125
  8. từ lâu rất hấp dẫn khách du lịch. Bên cạnh đó thị trấn Binh Lư nằm ở khu vực ngã ba quốc lộ 4D và 32 cửa ngõ nối Lai Châu với H à Nội, Lào Cai và các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ, là vị trí hết sức thuận lợi để phát triển du lịch. Phát triển du lịch ở khu vực thị trấn Bình Lư là một trong những hướng ưu tiên để làm đòn bẩy phát triển du lịch khu vực thị xã Lai Châu và toàn tinh. H ướng ưu tiên đầu tư phát triển khu vực Binh Lư là du lịch sinh thái kết hợp văn hoá lễ hội. • Khu vực thị trấn Sìn H ồ và phụ cận: Thị trấn Sìn Hồ với độ cao gần 2.000m, khí hậu m át m ẻ quanh năm, cảnh quan vừa nguyên sơ vừa hùng v ĩ luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách ở vùng xuôi. Để phát huy thế m ạnh về khí hậu và cảnh quan cùa tài nguyên du lịch tự nhiên và tạo nên nhiều điểm khám phá, chinh phục độ cao hấp dẫn cần thiết ưu tiên đầu tư khu vực thị trấn Sìn Hồ nhu một cực phát triển du lịch của tỉnh Lai Châu. Hướng ưu tiên phát triển khu vực Sìn Hồ là: Phát triển loại hình du lịch nghi dưỡng núi, tham quan bản văn hoá dân tộc, nghiên cứu dược liệu. Đối với khu vực Sìn Hồ, để phát triển du lịch cần sự hỗ trợ phát triển hệ thống cơ hạ tầng kỹ thuật trong đó đầu tư nâng cấp tuyến giao thông lên cao nguyên Sìn H ồ là hết sức quan trọng. Ngoài nhưng địa bàn trên, du lịch Lai Châu cần thiết phải chú ý đầu tư phát triển khu vực thị trấn Phong thổ và phụ cận như là điểm nối tiếp giữa Bỉnh Lư thị xã Lai Châu và cửa khẩu M a Lù Thàng, khu vực dọc sông Đà giáp tình Điện Biên và về lâu dài phát triển khu vực M ường Tè. 3.1 .7. Định hướng đầu tư vào Điện Biên • Lĩnh vực Thương mại - du lịch Kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại tại khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang, của khẩu Huổi Puốc, xây dựng các chợ biên giới. Phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, xây dựng kho ngoại quan, khu chế biến tái chế hàng hóa xuất khẩu tại các khu kinh tế cửa khẩu. 126
  9. • Lĩnh vục Nông - lâm nghiệp Khuyến khích, thu hút đầu tư khai thác, phát triển các loại cây công nghiệp như: Cao su, cà phê, chè, bông, cây cọc rào (chế biến dầu diesel sinh học), cây đậu tương, sản xuất và chế biến gạo đặc sản chất lượng cao, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tu, các doanh nghiệp đến tìm kiếm, khảo sát xây dựng vùng nguyên liệu giấy, gồ, cao su, chè • Lĩnh vực Công nghiệp Thu hút đầu tư trong việc nghiên cứu và triển khai thục hiện các dự án phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sờ nhà máy chế biến nông - lâm sản, dược liệu... nhất là loại cây có dầu và cây hương liệu trên địa bàn tinh. Khuyến khích đầu tư sản xuất các loại vật liệu xây dựng và xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ; khai thác và sản xuất than cốc phục vụ nhu cầu công nghiệp trong nước và xuất khẩu. • về Y tế Khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển công tác xã hội hóa về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và khảo sát quy hoạch vùng trồng và sản xuất dược liệu trên địa bàn tính, trước mắt tập trung vào địa bàn T p Điện Biên Phù và huyện Điện Biên. • về G iáo dục và Đào tạo Khuyến khích, thu hút đầu tu xây dựng cơ sở hạ tầng và hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực y tế, giáo dục, kinh tế kỹ thuật, thương mại du lịch, nông lâm nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh trong khu vực vùng Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng. 3.1.8. Định hướng đầu tư và H à Giang Thú nhất là ưu tiên đầu tư vào phát triển ngành du lịch sinh thái.Hà G iang có hệ thống sinh thái đa dạng, có nhiều điểm tham quan lý thú như hang Phương Thiện, hang Chui, động Tiên, suối Tiên, động Én, cao nguyên đá Đồng V ăn... có sức hút đối với những khách du lịch yêu thích thiên nhiên. Hà Giang cũng có sự đa dạng về vãn hóa và nhiều nét văn 127
  10. hóa truyền thống đặc sắc như chợ tình Khâu Vai, chùa Sùng Khánh .. đề thu hút những khách du lịch muốn tìm hiểu văn hóa bản địa. N hu vậy, ngành du lịch là một ngành mũi nhọn của tinh. Thứ hai là, ưu tiên đầu tư vào công nghiệp năng lượng, chú trọng đầu tư khai thác thủy điện nhưng đảm bảo nguồn nước sàn xuất nông nghiệp. Thứ ba là, đầu tu vào ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Kết hợp với du lịch, ngành công nghiệp khoáng sản và xây dựng thủy điện sẽ trờ thành trụ cột trong việc huy động và sử dụng vốn, trở thành đầu tàu, kéo nền kinh tế phát triển nhanh. Thứ tư là đầu tu vào ngành nông nghiệp: Hà Giang cũng có một số thế mạnh về nông nghiệp. Tùy thuộc vào từng loại địa hình trong tinh mà nền nông nghiệp có những đặc thù khác nhau. Chẳng hạn ờ vùng thấp như huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc M ê ... thi trồng lúa thâm canh mang giá trị kinh tế cao; còn ờ vùng cao phát triển cày ngô với các giống mới, năng suất cao và đảm bảo an ninh lương thực. Ngoài ra, các loại cây ăn quà như cam, quýt, lê, đào cũng là thế mạnh trong nông nghiệp của tinh. Tinh ưu tiên các dự án. Thứ năm là, đầu tu vào cơ sở hạ tầng phát triển khu kinh tế cửa khẩu. Trong đó cửa khẩu Thanh Thủy là cửa khẩu quan trọng nhất và là cửa khẩu quốc gia duy nhất tại Hà Giang. C ửa khẩu được kỳ vọng sẽ tạo nẽn mũi đột phá trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triền kinh tế - xã hội của tinh. 3.2. Giải pháp trong ứng xử của địa phương với nhà đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các tỉnh biên giói phía Bắc Thực hiện phân tích về hành vi cùa nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào các tinh biên giới phía Bắc cho thấy những hạn chế cùa các địa phương ảnh huởng đến quyết định đầu tư cùa các nhà đầu tư vào các tinh biên giới phía bắc. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quyết định đầu tu của các nhà đầu tu, các địa phương cần có phương pháp ứng xử phù hợp với các nhà đầu tư nhằm thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tu vào từng tinh nói riêng và vùng biên giới phía bắc nói chung. N hững giải pháp được đưa ra cụ thể như sau: 128
  11. 3.2.1. Giải pháp về c ơ chế chính sách Xây dimg chinh sách khai thác, sử dụng công trình kết cấu hạ tầng: - Đây mạnh xây dựng cơ sỡ hạ tầng giao thông liên vùng.Nhà đầu tư có dự án đẩu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn địa phương có sừ dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong vùng phải trả tiền sử dụng hạ tầng, hoặc quy đổi thành một giá trị kinh tế khác cho địa phương. - Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội ở địa phương được tổ chức quản lý, khai thác theo quy định của pháp luật. - Đối với các công trình hạ tầng kinh tê - xã hội chung trên địa bản, Ban quản lý khu kinh tế hoặc người quản lý khu vực phải có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng và thu tiền sử dụng hạ tầng cùa các nhà đầu tư, duy trì điều kiện phục vụ của các công trình hạ tầng này và thực hiện quàn lý theo quy định cùa pháp luật. Có chính sách, biện pháp cài thiện môi trưcmg đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tạo điều kiện thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển. Đa dạng hóa các loại hình đầu tư BOT, BTO, BT, đẩy m ạnh đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) để tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội. Xây dựng chính sách hỗ trợ để phát triển có trọng diểm các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; xây dựng chính sách phát triển các loại thị trường, tạo môi truờng thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh. Từng bước mờ rộng thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ tư vấn pháp luật, khoa học - công nghệ, tư vấn quản lý và thị trường sản phẩm tri tuệ nhằm thu hút nhân tài. - Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công 129
  12. chức nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và giải quyết tốt các thủ tục hành chính. - Xây dựng và ban hành đẩy đù, kịp thời các cơ chế, chính sách đảm bảo phát huy dân chủ, sáng kiến, sáng tạo và làm cho toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp hoạt động tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển. - Nâng cao hiệu quả trong quản lý điều hành của chính quyền các cấp; phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan nhằm khắc phục sự chồng chéo trong thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng cường công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong thực thi nhiệm vụ cùa các cơ quan nhà nước. 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách và quy định pháp luật về hoại động xúc tiến đầu tư (a) M ớ rộng mục tiêu và đoi tượng cùa hoạt động xúc tiến đầu tư: Hiện nay, hầu hết các địa phương đang kêu gọi hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp theo chủ trương cùa Chính phù tại Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016. Tuy nhiên trên thực tế đang diễn ra cuộc chạy đua quyết liệt giữa các tinh, thành trong việc thu hút nguồn vốn đầu tu từ các tập đoàn, doanh nghiệp quy mô lớn trong nước và quốc tế, trong khi lại thiếu sự quan tâm thỏa đáng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp hay các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này là dễ hiểu,vỉ việc thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp quy mô lớn không chỉ đem lại nguồn vốn đầu tư lớn mà chúng còn có góp phần thay đổi diện mạo kinh tế địa phương, giảiquyết công ăn việc làm cho người dân, tăng nguồn thu thuế và giảm bớt áp lực về m ặt xã hội của địa phuơng; đồng thời giúp địa phương thể hiện được hình ảnh và cải thiện vị tri xếp hạng trong thu hút đầu tu. Tuy nhiên, điều này đã tạo ra sự bất binh đẳng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương. Các doanh nghiệp này là đối tượng chịu thiệt thòi nhất do chinh quyền các địa phương chỉ quan tâm hỗ trợ nhằm thu hút đầu tu nước ngoài và ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn nhà nước hơn là quan tâm đến các doanh nghiệp nhó và vừa thuộc khu 130
  13. vực tư nhân. Trong khi đó, doanh nghiệp nhò và vừa lại chiếm đa số trong tổng so doanh nghiệp tại các địa phương hiện nay. Khi các doanh nghiệp này không cảm thấy hài lòng về môi trường đẩu tư thi việc phản ánh, đánh giá cảm nhận của họ sẽ dẫn đến kết quả bất lợi đối với môi trường đầu tư cùa địa phương. Kết quả xếp hạng PCI năm 2017 [50] vừa được VCCI công bố đã phần nào nói lẽn thực tế này Một điều quan trọng mà ít địa phương nào nhìn thấy được là việc quan tâm phát triển và hồ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là giải pháp hữu hiệu để thu hút các tổng công ty, tập đoàn lớn trong nước và tập đoàn đa quốc gia đẩu tư vào địa phương do đã có sẵn một mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm thứ cấp chuyên nghiệp và một thị trường kinh doanh ổn định. M ột vấn đề nữa cũng cần đề cập đen là hiện nay các chính sách và quy định hiện hành chỉ tập trung khuyến khích, định hướng các địa phương tập trung vào thu hút nguồn vốn đầu tư mới từ bên ngoài và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, mà ít quan tâm thậm chí quên mất vai trò, tiềm năng và giá trị cùa việc 'tái đầu tu' tại địa phương. Hoạt động tái đầu tư của doanh nghiệp vừa tạo giá tiịkinh tế cho địa phương, vừa cho thấy môi trường đầu tư, kinh doanh của địaphương đó thực sự ổn định, an toàn và hấp dẫn. Duới góc độ quảng bá về môi truờng đầu tu cùa địa phương thì con số về vốn tái đầu tu thậm chí còn có nghĩa hơn cả số vốn đầu tư mới. Song như đã nói ở trên, việc giữ chân nhà đầu tư ờ lại lâu dài và tái đầu tu phụ thuộc rất lớn vào sự đồng hành, hiện thực hóa những cam kết của chính quyền và những nỗ lực cải thiện và hoàn thiện thể chế, chính sách và môi truờng đầu tu cùa địa phương. Do đó, việc chăm sóc và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong suốt quá trình triền khai hoạt động đầu tư cũng cần được các địa phuơng coi trọng ngang bằng, thậm chí quan tâm hơn so với việc thu hút đầu tư ban đầu. (b) Tăngcườtig vai trò, tham quyền cùa các Trung tâm xúc tiến đầu tư và bổ sung các quy định cụ thể về cơ chế báo cáo, đánh giá hiệu quà hoạt động xúc tiến đầu tư: Hiện nay, các quy định về báo cáo, đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư theo Quyết định 0 3 /2 0 14/QĐ-TTg còn chung chung, chưa 131
  14. cụ thề các nội dung báo cáo và tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến đẩu tư. Thông thường, việc đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến đầu tư thướng dựa trên kếtquả triển khai kế hoạch xúc tiến đầu tư do địa phương báo cáo hàng năm; và việc đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư thường dựa trên tổng vốn đầu tu thuhút mới vào địa phương và các sáng kiến mới của địa phương trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Như đã phân tích ở trên, hoạt động xúc tiến đẩu tư hiện đang chù yếu tập trung vào việc quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư và các giải pháp hỗ trợ gia nhập thị trường của doanh nghiệp; trong khi kết quả hiện thực hoá các cam kết và tuyên bố về thu hút đầu tư của địa phương thỉ lại phụ thuộc vào hiệu quả phối hợp và chất lượng điều hành của các sở,ngành và cơ quan chuyên môn thuộc tinh Do đó, hiệu quà thu hút đầu tu thực chất đang phụ thuộc vào chất lượng điều hành và chất lượng cung ứng dịch vụ công của cả hệ thống chính quyền địa phương Để tăng cường hiệu quả xúc tiến đầu tư, theo quan điểm cùa chúng tôi, các Trung tâm xúc tiến đầu tư cấp tỉnh hiện nay cần được tăng thẩm quyền, đồng thời với việc tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư. Bèn cạnh đó, cần có các quy định cụ thể về cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tu cùa các IPA phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Để đồng hành xuyên suốt với nhà đầu tư và rút ngẳn thời gian và chi phí không chính thức trong giai đoạnhoàn thanh chuẩn bị đầu tu, các IPA cần đuợc mở rộng theo m ô hình lồng ghép ba chức năng: xúc tiến đầu tư, một cửa liên thông giải quyết thủ tục cho nhà đầu tư và tư vấn, hỗ trợ đầu tu và hỗ trợ doanh nghiệp. Khi chuyển sang hoạt động theo mô hỉnh này thì hiệu lực, hiệu quả, phối hợp giữa IPA với các sờ, ngành sẽ tốt hơn, việc xử lý các công việc liên quan đến nhà đầu tư sẽ thuận tiện và chóng hơn. Việc m ột cơ quan làm đầu mối thống nhất để tham mưu cho Lãnh đạo địa phương tồ chức, thực hiện các hoạt động vận động, xúc tiến, cải thiệnmôi trường đầu tư và hỗ trợ sau cấp phép sẽ vừa mang lại lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư, vừa nâng cao chất lượng điều hành của địa phương. 132
  15. Song song với việc mở rộng chức năng,thẩm quyền của các IPA, cần quy xây dựng và ban hành các tiêu chí đánh giá hiệu quả xúc tiến đầu tu cụ thế để ảp dụng thống nhất trong toàn quốc Trong đó kết hợp giữa các tiêu chíđánh giá ngan hạn (nguồn vốn thu hút đầu tư, kết quà hoạt động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp) và các tiêu chí đánh giá dài hạn (nguồn vốn tái đầu tư, mua bán, chuyển nhượng dự án, sáng kiến về xúc tiến đầu tư, đóng góp hoàn thiệnchính sách, quy định pháp luật ve đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư). 3.2.3. Nhóm giải pháp m ớ rộng hợp tác trong hoạt động xúc tiến đầu tư (a) Vai trò cua quan hệ hợp tác trong hoạt động xúc liến đầu tư Hợp tác về xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong hoạt động xúc tiến đầu tư được Chính phù khuyến khích tại Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014, theo đó các hình thức phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác tập trung ờ ba nhóm chính: Hợp tác liên ngành: Ket hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại và du lịch); Hợp tác liên vùng: Kết hợp xúc tiến đầu tưtrong nước và quốc tế, giữa các địa phương với nhau; và Hợp tác liên cấp: Giữa Bộ, UBND tỉnh và Ban quản lý; Giữa UBND tinh, Ban quản lý với các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp và nhà đẩu tư . Thực tế, nhiều địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng cùa việc mờ rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và thông tin trong hoạt động xúc tiến đầu tu, tuy nhiên ở cấp địa phương, các tỉnh và thành phố thường mới chi hợp tác ở mức độ trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng xúc tiến đầu tu với các đối tác. Trong quan hệ hợp tác với nước ngoài, nhiều địa phương tổ chức hoạt động xúctiến đầu tư tại nước ngoài và ký kết các thoả thuận hợp tác với các tổ chức, hiệp hội tại nước ngoài để tranh thủ nguồn thông tin, cơ hội tiếp cận nhà đầu tư chiến lược tại nước ngoài, và quảng bá về hình ảnh, môi trường đẩu tư tại địa phương. Ngoài ra, nhiều hoạt động hội trợ, chương trinh xúc tiến cũng được các địa phương kỳ công mời các đối tác nước ngoài tham dự để quảng bá về hình ảnh, môi trường đầu tu tại địa phương. 133
  16. Nhưng nhìn chung qua theo dõi các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến đầu tư, thương mại, chúng tôi nhận thấy các hoạt động này mặc dù được tổ chức rất rầm rộ về quy mô và số lượng, nhưng hầu như chỉ đạt hiệu quả về giới thiệu hình ảnh của địa phương và sản phẩm địa phương, chứ không có ý nghĩa nhiều về thu hút đầu tư trực tiếp, nên gây tốn kém về chi phí và ít hiệu quả. Trong khi đó, phần lớn các địa phương lại chưa chú trọng đúng mức đến vai trò và hiệu quả của việc hợp tác giữa các cơ quan chính quyền với các chủ thể tư, đặc biệt là các tổ chức tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp. Việc bắt tay, hợp tác giữa Đơn vị quản lý nhà nước với các Tổ chức tư vấn độc lập sẽ giúp mỗi bên tận dụng được tiềm năng, lợi thế cùa mình trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư và quảng bá thương hiệu. Cụ thể: Các cơ quan chính quyền thỉ có lợi thế về thông tin quy hoạch, thị trường và nhu cầu tư vấn, hỗ trợ cùa doanh nghiệp; Các tổ chức tư vấn tu nhân thì am hiểu về thị trường, nhu cầu đầu tu, kinh doanh của nhà đầu tư và có kinh nghiệm chuyên môn, có khả năng tư vấn, hỗ trợ cho chính các Địa phương và Nhà đầu tư. Thực tế, mô hình hợp tác 'Ba Nhà' (Nhà quản lý - Nhà đầu tư - Nhà tu vấn) đã từng được nhắc đến trong hoạt động xúc tiến đầu tư nhưng gần như chưa đuợc cụ thể hoá bằng các chương trình hành động, quan hệ hợp tác cụ thể. Trong khi đó, hinh thức này hoàn toàn phù hợp với chính sách mở rộng quan hệ hợp tác trong hoạt động xúc tiến đầu tu của Chính phù, phù hợp với chính sách khuyến khích các mô hình hợp tác công-tư để tận dụng, khai thác các thế mạnh của các tổ chức tư nhân; đồng thời cũng phù hợp với xu hướng hợp tác công-tư trên thế giới và nhu cầu thực tế cùa thị trường, nhà đầu tư. (b) Mô hình liên kết,hợp tác công-tư ừ ong lĩnh vực cung ứng dịch vụ pháp lý đế nâng cao hiệu quà thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư tại chỗ Nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý là nhu cầu xuyên suốt của một nhà đầu tư từ bước tìm hiểu địa điểm, môi trường đầu tư cho đến bước chuẩn bị đầu tư, xin cấpphép đầu tu và tổ chức doanh nghiệp, triển khai và thực hiện dự án,... Cụ thể: 134
  17. - Đối với hoạt động thu hút đầu tư: Với việc thường xuyên tiếp xúc và tu vấn cho doanh nghiệp, các đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp sẽ nắm bắt được xu hướng, biến động, nhu cầu của thị trường cũng như nắm bắt được thông tin và xu hướng đầu tu, nhu cầu tỉm kiếm địa điểm cùa Nhà đầu tư. Do đó, bằng việt bắt tay với các tồ chức tư vấn này,các địa phương không những tận dụng được cơ hội tiếp cận nhà đẩu tu phủ hợp với tiềm năng, thế mạnh và định hướng thu hút đẩu tư của minh, mà còn được tu vấn để chọn lọc các đối tượng chiến lược trong hoạt động xúc tiến đẩu tư đúng trọng tâm, định hướng; từ đó vừa tiết kiệm được chi phí cho các hoạt động xúc tiến dàn trải thiếu tập trung lại vừa nâng cao hiệu quà thu hút đầu tư - Đoi với hoạt động tư vấn, hỗ n ợ đầu tư: Thông qua việc kết nối nhà đầu tư có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ dịch vụ đầu tu, các địa phương vừa tận dụng thế mạnh chuyên môn của các đối tác tư nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Thông thường,doanh nghiệp quan tâm tới các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, có uy tín về các lĩnh vực: Thu xếp vốn đầu tư; Tư vấn thị truờng, Tư vấn về đất đai, thuế,tài chính;Tu vấn M&A; Tư vấn pháp lý và Hỗ trợ thực hiện thù tục hành chínhtrong việc cấp phép đầu tư.xuất nhập khẩu, nâng cấp và mờ rộng quy mô dự án đầu tư ... Đặc biệt ờ giai đoạn tìm hiểu đầu tư và chuẩn bị đầu tư,doanh nghiệp luôn cần sự đồng hành cùa các đơn vị tư vấn pháp lý để đảm bảo an toàn pháp lý cho hoạt động đầu tư cùa mình. Đặc điểm cùa giai đoạn này là Doanh nghiệp thuờng phải đàm phán với các đối tác và các tổ chức tài trợ vốn như ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các quỹ đẩu tư... Do đó, việc hợp tác và bắt tay với tổ chức tư vấn pháplý chuyên nghiệp sẽ là lợi thế cho địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp dung đạt đirợc các giải pháp đầu tư hiệu quả và an toàn. - Đối với hoạt động ho trợ doanh nghiệp: Việc có nhũng tổ chức trung gian tu vấn, hỗ trợ cho Nhà đầu tư và Lãnh đạo địa phương là một cách dung hoà lợi ích trong việc giải quyết vướng mắc, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp đã được cấp phép đầu tư (xúc tiến tại chỗ) để thúc đẩy triển khai dựán hiệu quả. 135
  18. Hiện nay, các địa phương đứng đầu bảng xếp hạng PCI gần như đã chạm ngưỡng về cảicách thủ tục hành chính và bắt đẩu quan tâm cải thiện các chỉ số có tính chiều sâu và thực chất hơn. Hàng loạt sáng kiến đã được tung ra trong nỗ lực xây dựng hỉnh ảnh chính quyền thân thiện, gắn kết với nhà đầu tu Tiêu biểu phải kể đến các tinh như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Bình Phước... với các sáng kiến như “Tiếp xúc doanh nghiệp ”, “C àphê doanh nhân ”, “C àphê chù tịch Bên cạnh những đánh giá tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp và dư luận xã hội thi cũng không ít ý kiến cho rằng các sáng kiến này chỉ là một kiểu PR cho địaphương, trên thực tế các chính quyền vẫn phản ứng chậm chạp hoặc làm ngơ trước các yêu cầu hay bức xúc chính đáng cùa các doanh nghiệp. Cơ quan quản lý đầu tư và các IPA cũng chi quyết liệt khi có sự phản ánh của báo chí cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền cao hơn và toàn hệ thống chính trị. Tuy nhiên điều này có thể được lí giải như sau: nhiều vướng mắc của doanh nghiệp bắtnguồn sự không nhất quán, thường xuyên thay đồi trong các quy định pháp luật vàchính sách thu hút đầu tư giữa các thời kỳ, nên vẫn mất rất nhiều thời gian để liên ngành và lãnh đạo địa phương tìm được tiếng nói chung trong cách giải quyết. Mặt khác, một số vướng mắc và bức xúc của doanh nghiệp chậm được giải quyết là do có sự mâu thuẫn với lợi ích của chính quyền và cộng đồng, nhu các vấn về cơ sờ hạ tầng, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường, v.v... Giải quyết hài hòa các lợi ích nói trên vẫn là một bài toàn khó với hầu hết các địa phương. M ột trong những pháp hữu hiệu để giải quyết thực tế nêu trên là phát huy vai trò và sự tham gia tích cực cùa các đơn vị tư vấn độc lập, trong đó đặc biệt là tu vấn pháp lý trong hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ. Với năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn cùng tiếng nói độc lập, khách quan, tổ chức tư vấn pháp lý hoàn toàn có thể tham mưu cho cả chính quyền trong việc tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, tổ chức tu vẫn cũng có thể là một trung gian trong việc điều phối hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích cùa nhà nước và cộng đồng. 136
  19. Mọi sáng kiến, giải pháp xúc tiến đầu tư suy cho cùng cũng đều hướng các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Việc hợp tác với tổ chức tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý là để nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tại chỗ, the hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương đúng m ức và giải đáp thỏa đáng các yêu cầu, mong đợi chính đáng cùa nhà đầu tư. Địa phương nào nhận thức và giải quyết tốt vấn đề này thì chắc chắn sẽ thành công trong chiến lược thu hút đẩu tư, nâng cao chất lượng điều hành và cải thiện môi trường đầu tư của địa phương minh. c) Giai pháp về tăng cirờng hợp tác và phát triên thị trường - M ở rộng hợp tác về công tác dự báo thị trường, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp nguồn nhân lực giũa các địa phương trong Vùng với vùng Đồng bằng sông H ồng nhằm phát huy hiệu quả các tiềm năng của Vùng. - Tăng cường hợp tác giữa các địa phuơng trong Vùng về lĩnh vực xúc tiến đầu tu, mờ rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; phối hợp tuyên truyền và quảng bá du lịch, hình thành các tour du lịch; khai thác, sử dụng và bảo vệ bền vững tài nguyên nước, bảo vệ môi truờng. - Tăng cường hợp tác phát triển thương mại, du lịch qua biên giới với Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định. 3.2.4. Giải pháp maketing địa phương trong thu hút đầu tư M ột !à, giải pháp vừa căn bản vừa cấp thiết là bộ máy quản trị marketing địa phương cấp cao (Top management) cần thiết lập khung khổ, lộ trình để cung úng các năng lực chiến lược marketing địa phương vừa phù hợp, vừa có giá trị cao, vừa khó bắt chước, vừa đảm bảo năng lực nguồn lực chiến lược m arketing cốt lõi, vừa thực hành và tạo độ nhấn trong cung ứng các nâng lực chiến lược marketing khác biệt, vừa xây dựng và phát huy các năng lực marketing khác biệt cốt lõi. Cụ thể: Với năng lục nguồn lực cốt lõi cần tập trung nâng cấp, trước hết nguồn nhân lực marketing như nêu trên, bên cạnh đó là các năng lực công nghệ và 137
  20. MIS và năng lục tài sản tri thức marketing; với năng lục khác biệt và cốt lõi khác biệt cần tập trung khai thác các yếu tố khác biệt hóa và bản sắc sản phẩm, thực hành marketing tốt nhất về chất lượng và tốc độ, làm tốt marketing nội bộ và trách nhiệm xã hội, tiên phong trong thực hành chính phủ điện tử và marketing địa phương điện tử. Hai là, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; địa phương nào nắm được và đi trước trong thục hành marketing cơ sờ dữ liệu (Database Marketing) sẽ tạo lợi thế cạnh tranh dẫn đạo bền vững. M arketing cơ sờ dữ liệu là quá trình xây dựng, bảo đảm và sử dụng các cơ sờ dữ liệu khách hàng/NĐT và các cơ sở dữ liệu khác (sản phẩm, ngành kinh doanh, nhà cung ứng, nhà bán lại, công nghệ) cho mục đích tiếp xúc và giao dịch, ờ đây cơ sờ dữ liệu khách hàng/NĐT là m ột tập hợp được tổ chức các dữ liệu tổng hợp về từng khách hàng/NĐT hiện hữu và tiềm năng có xu hướng, có khả năng tiếp cận và đáp lại đối với những mục đích marketing như tạo động lực và khả năng trở thành khách hàng, bản sắc sản phẩm và dịch vụ hoặc thiết lập các quan hệ khách hàng/NĐT M ột cơ sở dữ liệu khách hàng/NĐT được phát triển tốt là một tài sản độc quyền có thề mang lại những lợi thế cạnh tranh duy nhất cho địa phương trong thu hút đầu tư Được trang bị với các thông tin trong cơ sờ dữ liệu của nó, một địa phương có thể đạt tới độ chính xác thị trường mục tiêu cao hơn nhiều so với marketing hàng loạt, marketing phân đoạn hoặc marketing nép góc có thể thực hiện. Các địa phương có thể nhận diện những nhóm khách hàng/NĐT nhỏ chấp nhận tốt hơn những chào hàng và truyền thông marketing. Đầu tu có thể thực hành marketing cơ sờ dữ liệu bằng 4 cách: Nhận diện các NĐT tiềm năng; Quyết định những N Đ T nào nên nhận một chào hàng thị trường cụ thể, làm sâu sắc làm trung thành khách hàng/NĐT; khách hàng hóa các dự định và quyết định hành vi đầu tư cùa nhà đầu tư. Nhiều chuyên gia hàng đầu về quản trị thông tin marketing đã dự báo rằng phân tích thông tin m arketing sẽ là một nghề hấp dẫn, “hot” và có thu nhập cao trong hiện tại và triển vọng bởi marketing cơ sở dữ liệu đang là một xu thế nổi trội. Vỉ vậy, nếu các địa phương chấp nhận sớm và đi tiên phong trong lĩnh vực này là một giải pháp chiến lược độc đáo, hiệu quả và bền vững. 138
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2