intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hình ảnh học các trường hợp dị dạng thông động tĩnh mạch não chưa vỡ tại khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc tìm hiểu đặc điểm hình ảnh học của dị dạng thông động tĩnh mạch não được phát hiện trước khi có xuất huyết nội sọ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 52 bệnh nhân dị dạng thông động tĩnh mạch não chưa có biến chứng xuất huyết nội sọ, được xác định bằng chụp mạch cộng hưởng từ hoặc MSCT hoặc DSA.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hình ảnh học các trường hợp dị dạng thông động tĩnh mạch não chưa vỡ tại khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai

  1. NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO CHƯA VỠ TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN BẠCH MAI TS. Nguyễn Văn Liệu – BV Bạch Mai TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm hình ảnh học của dị dạng thông động tĩnh mạch não được phát hiên trước khi có xuất huyết nội sọ.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 52 bệnh nhân dị dạng thông động tĩnh mạch não chưa có biến chứng xuất huyết nội sọ, được xác định bằng chụp mạch cộng hưởng từ hoặc MSCT hoặc DSA. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả:Tuổi trung bình 34 ± 11,24. 75% các ổ dị dạng ở nông và 82,88% có vị trí liên quan đến các vùng chức năng của não. 79,85% các ổ dị dạng có kích thước từ 3cm trở lên, trong đó loại trên 6cm chiếm 34,62%. Thường gặp loại dị dạng có 2 -3 cuống nuôi hoặc nhiều cuống nuôi.Hơn 80% các ổ dị dạng được dẫn lưu bởi hệ thống tĩnh mạch nông. Từ khóa: dị dạng thông động tĩnh mạch não (AVM). Sumary: STUDY THE IMAGES OF THE CASES OF CEREBRAL AVM NOT YET BROKEN IN NEUROLOGY DEPARTMENT IN BACH MAI HOSPITAL. Objectives: To carry out caracteristics imaging at the images of AVM which are discovered before intracranial hemorrhage happened. Methods: 52 patients of AVM have not yet encountered the problem of intracranial hermorrhage internally, determined by CT, MSCT or DSA. The horizontal-cut description is studied. Results: Average age: 34 ± 11.24; in which 75% of the malfomation places are in superficial areas and 82.88% are in places relating to the function of the brain; 79.85% the AVM have the dimension from 3cm upward, in which the ones with the dimension more than 6cm are of 34.62%. It often meets with the kind of malfomation cases having 2-3 feeding pediculus or more. More than 80% the AVM are led by superficial vein system. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dị dạng thông động tĩnh mạch não là một trong số các bất thường bẩm sinh của hệ thống mạch máu não. Ở các bệnh nhân này có sự thông thương trực tiếp giữa động mạch và tĩnh mạch não, không qua mạng lưới mao mạch. Dị dạng thông động tĩnh mạch não có xu hướng luôn tiến triển dẫn đến biến chứng chảy máu não. Phần lớn các trường hợp dị dạng thông động tĩnh mạch não được phát hiện khi đã vỡ, số bệnh nhân được phát hiện trước khi có biến chứng này không nhiều. Phần lớn các trường hợp này ổ dị dạng nằm ở vùng chức năng của não do đó các triệu chứng lâm sàng xuất hiện sớm. Ngoài ra các ổ dị dạng này có thể có các đặc điểm đặc biệt về hình thái giúp cho chúng tránh được nguy cơ vỡ sớm. Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu hình ảnh học thần kinh các trường hợp dị dạng thông động tĩnh mạch não chưa vỡ tại khoa Thần kinh BV Bạch mai” nhằm tìm hiểu các đặc điểm hình ảnh học của các trường hợp dị dạng thông động tĩnh mạch não được phát hiện trước khi có biến chứng xuất huyết nội sọ.
  2. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52 bệnh nhân dị dạng thông động tĩnh mạch não chưa có biến chứng xuất huyết nội sọ được phát hiện và theo dõi tại Khoa Thần kinh BV Bạch mai từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2011. Dị dạng thông động tĩnh mạch não được xác định bằng chụp mạch cộng hưởng từ, hoặc MSCT hoặc DSA. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. III. KẾT QUẢ Bảng 3.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Tuổi Nam Nữ Tổng số Tỷ lệ % ˂ 20 2 1 3 5,77 21- 30 9 7 16 30,77 31 – 40 11 6 17 32,69 41 - 50 7 4 11 21,15 51 – 60 2 3 5 9,62 > 60 0 0 0 0 Tổng số 31 21 52 100% Nhận xét: Nam gặp nhiều hơn nữ. Tuổi trung bình 34 ± 11,24. Lứa tuổi từ 21 đến 50 gặp nhiều nhất (84,1% ). Bảng 3.2. Vị trí theo các vùng của não Vùng não Số trường hợp Tỷ lệ % Thùy trán 18 34,62 Thùy thái dương 13 25,00 Thùy đỉnh 9 17,31 Thùy chẩm 7 13,47 Thể trai 1 1,92 Đồi thị 0 0 Nhân xám 2 3,84 Thân não 0 0 Tiểu não 2 3,84 Tổng số 52 100 Nhận xét: Chủ yếu gặp dị dạng thông động tĩnh mạch ở khu vực trên lều, dưới lều chỉ chiếm 3,84%. Bảng 3.3. Vị trí theo các khu vực nông - sâu và vùng chức năng của não. Vị trí ổ dị dạng Số trường hợp Tỷ lệ % Vỏ não 39 75,00 Sâu 13 25,00 Vùng chức năng 43 82,88 Vùng không chức năng 9 17.12 Tổng số 52 100 Nhận xét: Phần lớn các ổ dị dạng thông động tĩnh mạch não nằm ở nông, khu vực vỏ não. Hầu hết các vị trí này có liên quan đến các vùng chức năng của não.
  3. Bảng 3.4. Kích thước của ổ dị dạng. Kích thước ( cm) Số trường hợp Tỷ lệ % Nhỏ ( ˂ 3cm ) 11 21,15 Trung bình ( 3-6 cm ) 23 44,23 Lớn ( > 6cm ) 18 34,62 Tổng số 52 100 Nhận xét: 79,85% các ổ dị dạng có kích thước trung bình hoặc lớn. Bảng 3.5. Nguồn cấp máu. Nguồn cấp máu Số trường hợp Tỷ lệ % ĐM não trước 13 25,00 ĐM não giữa 17 32,70 ĐM não sau 10 19,23 Phối hợp 10 19,23 ĐM tiểu não 2 3,84 Tổng 52 100 Nhận xét: 67,7% các ổ dị dạng mạch có các động mạch đến từ hệ cảnh. 23,07% có nguồi cấp máu từ hệ động mạch sống và 19,23% các ổ dị dạng có nguồn cấp máu phối hợp. Bảng 3.6. Số lượng cuống nuôi. Số lượng cuống nuôi Số trường hợp Tỷ lệ % 1 động mạch nuôi duy nhất 7 13,46 2 động mạch nuôi 14 26,92 3 động mạch nuôi 20 38,46 4 động mạch nuôi 5 9,61 > 4 động mạch nuôi 6 11,55 Tổng 52 100 Nhận xét: Loại ổ dị dạng chỉ có 1 động mạch nuôi duy nhất chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ; Thường gặp loại có 2 – 3 động mạch nuôi. Bảng 3.7. Đặc điểm hệ thống tĩnh mạch dẫn lưu. Tĩnh mạch dẫn lưu Số trường hợp Tỷ lệ % Nông 42 80,77 Sâu 10 19,23 Tổng 52 100 Nhận xét: Hơn 80% các ổ dị dạng được dẫn lưu bởi các tĩnh mạch nông ở vỏ não để đổ vào các xoang tĩnh mạch kế cận; thường là xoang tĩnh mạch dọc trên. IV. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của bệnh: Dị dạng thông động tĩnh mạch não gặp chủ yếu ở khu vực trên lều. Bảng 3.3 cho thấy 75% các ổ dị dạng thông động tĩnh mạch não nằm ở khu vực vỏ não và 82,88% các ổ dị dạng này nằm ở các vùng não có chức năng. Do đó các triêu chứng lâm sàng khu trú thường xuất hiện sớm, bệnh nhân có cơ hội được phát hiện khi chưa có biến chứng xuất huyết nội sọ. Chính vì vậy tuổi phát hiện các dị dạng thông động tĩnh mạch trong nhóm này khá trẻ, trung bình 34 ± 11,24. Ngoài ra có rất nhiều yếu tố giúp cho các ổ dị dạng thông động tĩnh mạch này giảm thiểu được nguy cơ xuất huyết.
  4. 4.2. Các đặc điểm giải phẫu của dị dạng thông động tĩnh mạch qua hình ảnh học. - Kích thước của các ổ dị dạng thông động tĩnh mạch: Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy gần 80% các ổ dị dạng có kích thước trung bình hoặc lớn ( đường kính từ 3 cm trở lên ). Phần lớn các nghiên cứu đều có nhận định tương đối thống nhất là các ổ dị dạng kích thước nhỏ thì có nguy cơ xuất huyết nhiều hơn các ổ có kích thước lớn. - Số lượng mạch nuôi: Bảng 3.6 cho thấy loại ổ dị dạng có một mạch nuôi duy nhất chỉ chiếm 13,46%. Số còn lại có tối thiểu từ 2 cuống trở lên, thậm chí có rất nhiều cuống nuôi. Người ta thấy các ổ dị dạng có nhiều cuống nuôi thì áp lực máu trong ổ dị dạng nhỏ hơn là loại chỉ có một cuống nuôi duy nhất. - Đặc điểm của hệ thống tĩnh mạch dẫn lưu: Hơn 80% các ổ dị dạng trong nhóm nghiên cứu có các tĩnh mạch dẫn lưu nông. Khi được dẫn lưu bởi các tĩnh mạch nông thì áp lực trong các ổ dị dạng sẽ không lớn như trường hợp dẫn lưu bởi các tĩnh mạch sâu. Đây cũng là một yếu tố gỉảm thiểu nguy cơ xuất huyết. V. KẾT LUẬN Dị dạng thông động tĩnh mạch não phát hiện được khi chưa vỡ chủ yếu ở khu vực trên lều, 75% các ổ dị dạng thông động tĩnh mạch não nằm ở khu vực vỏ não và 82,88% các ổ dị dạng này ở vùng não có chức năng do vậy có biểu hiện triệu chứng sớm. 79,85% các ổ dị dạng có kích thước từ 3cm trở lên, trong đó loại trên 6cm chiếm 34,62%. Thường gặp loại dị dạng có 2 -3 cuống nuôi hoặc nhiều cuống nuôi. Hơn 80% các ổ dị dạng được dẫn lưu bởi hệ thống tĩnh mạch nông. Những đặc điểm này có thể là các yếu tố giúp các ổ dị dạng thông động tĩnh mạch não tránh được nguy cơ vỡ sớm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Bình ( 1999), “ Nhận xét 35 trường hợp dị dạng mạch não về chẩn đoán và hướng điều trị”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. 2. Phan Văn Đức ( 2005), “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dị dạng thông động tĩnh mạch não tại khoa thần kinh bệnh viện Bạch mai”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. 3. Vũ Ngọc Liên, Phan Anh Phong, Nguyễn Đạt Anh ( 2009), “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của dị dạng động tĩnh mạch não được điều trị tại bệnh viện Bạch mai”,Tạp chí Y học Việt nam, tháng 9- số 1 năm 2009, tr 29-33. 4. Lê Văn Thính và cs ( 1998), “ Dị dạng mạch máu não ( chẩn đoán và điều trị”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học BV Bạch mai, II, tr 143- 150. 4. Al- Sahahi R, Bhattacharya JJ, Curie DG , et al. ( 2003), “ Prospective, population- based detection of intracranial vascular malfomations in adults : the Scottish Intracranial Vascular Malfomation Study ( SIVMS)”, Stroke, 34: 1163- 1169. 5. Mohr JP, John Pile – Spelllman, Bennett M Stein ( 1998), “ Arteriovenous malfomations and other vascular anormalies”, Stroke, pp 725 – 745. 6. Hofmeister C, Stapf C, Hartmann A, Sciacca RR, Mansmann U, Terbrugge K et al. ( 2000), “ Demographic, morphological, and clinical characteristic of 1289 patients with brain arteriovenous malfomation”, Stroke, 31: 1307 – 1310. 7. Langer DJ, Lasner TM, Hurst RW, et al. ( 1998 ), “ Hypertension, small size and deep venous drainage are associated with risk of hemorrhagic presentation of cerebral arteriovenous malformations”, Neurosurgery, 42: 481 – 489. 8. Mansmann U, Meisel J, Brock M, Rodesch G, Alvares H, Lasjaunias P ( 2000), “ Factors associated with intracranial hemorrhage in cases of cerebral arteriovenous malformation”, Neurosurgery, 46: 272 – 281.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0