intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khả năng truyền đặc điểm đề kháng kháng sinh của probiotic sang vi khuẩn khác trong điều kiện in vitro

Chia sẻ: Bananalachuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là kiểm tra khả năng truyền gen đề kháng kháng sinh từ probiotic sang Bacillus subtilis PY79 in vitro.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khả năng truyền đặc điểm đề kháng kháng sinh của probiotic sang vi khuẩn khác trong điều kiện in vitro

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TRUYỀN ĐẶC ĐIỂM ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA PROBIOTIC SANG VI KHUẨN KHÁC TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Lê Văn Hoài Trân1, Vũ Thanh Thảo1, Trần Cát Đông1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Một số chủng probiotic chứa gen kháng kháng sinh trên nhiễm sắc thể, có thể tiềm ẩn nguy cơ truyền gen này sang vi sinh vật khác, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh bằng phương thức chuyển gen theo chiều ngang. Mục tiêu: Kiểm tra khả năng truyền gen đề kháng kháng sinh từ probiotic sang Bacillus subtilis PY79 in vitro. Đối tượng và phương pháp: MIC của vi khuẩn probiotic và B. subtilis Y79 được xác định bằng phương pháp pha loãng kháng sinh trong thạch. ADN nhiễm sắc thể của probiotic được chiết và biến nạp vào B. subtilis PY79 bằng hóa biến nạp. Thể biến nạp được khảo sát hình thái khuẩn lạc, nhuộm Gram, xác định MIC và kiểu gen bằng rep-PCR. Kết quả: Khi chuyển gen của vi khuẩn probiotic vào B. subtilis Y79 thu được 12 thể biến nạp có MIC với chloramphenicol cao gấp 4-32 lần so với MIC của B. subtilis PY79; 10 thể biến nạp có MIC với tetracyclin cao hơn MIC của B. subtilis PY79. Trong số 22 thể biến nạp, 4 chủng có kiểu gen tương đồng khoảng 80% với B. subtilis PY79, không có chủng nào có kiểu gen tương đồng 100% với B. subtilis PY79, chứng tỏ kiểu gen của các thể biến nạp đã thay đổi. Kết luận: Quá trình chuyển gen đề kháng kháng sinh theo chiều ngang có thể xảy ra từ probiotic sang B. subtilis PY79 qua biến nạp in vitro. Từ khóa: Đề kháng kháng sinh, Bacillus, probiotic, biến nạp, chuyển gen theo chiều ngang ABSTRACT STUDY ON TRANSFER OF ANTIBIOTIC-RESISTANCE CHARACTERISTIC FROM PROBIOTICS TO OTHER BACTERIAL SPECIES IN VITRO Le Van Hoai Tran, Vu Thanh Thao, Tran Cat Dong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 4 - 2021: 77 - 83 Background: Some probiotic strains possess intrinsic antibiotic-resistance genes have potential risk of spreading these genes to other bacterial species, especially in case of pathogenic bacteria by horizontal gene transfer. Objectives: Investigate the possibility of transformation antibiotic-resistance genes from probiotics to Bacillus subtilis PY79 in vitro. Methods: Minimal inhibitory concentration (MIC) of probiotics and B. subtilis PY79 were determined. using agar dilution method. Genomic DNA of probiotic strains was extracted and transformed to B. subtilis PY79 via chemical transformation. Transformants were characterized colony morphology, Gram stain, determined MIC and genotype by rep-PCR. Results: Transfer of probiotic’s D A to B. subtilis PY79 yield 12 transformants that showed MIC value for chloramphenicol 4 to 32 times higher than the value of B. subtilis PY79, 10 transformants had MIC value for tetracyclin higher than B. subtilis PY79. Among 22 transformants, there were 4 strains had approximately 80% genotype similarity to B. subtilis PY79, none of these strains showed 100% genotype similarity to B. subtilis Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 1 Tác giả liên lạc: DS. Lê Văn Hoài Trân ĐT: 0387861271 Email: lvhtran@ump.edu.vn B - Khoa học Dược 77
  2. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 PY79, indicated that genotype of transformants have changed. Conclusions: Horizontal transfer of antibiotic-resistance genes is possible from probiotic strains to B. subtilis PY79 through in vitro transformation. Keywords: antibiotic-resistance, Bacillus, probiotic, transformation, horizontal gene transfer ĐẶT VẤNĐỀ gen đề kháng kháng sinh có nguồn gốc từ ADN Probiotic và sản phẩm có chứa probiotic như nhiễm sắc thể của probiotic qua con đường biến men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa hay sản phẩm lên nạp hoặc tiếp hợp. Jose và cộng sự cho rằng các men từ sữa... được chứng minh có nhiều tác gen này không thể truyền theo chiều ngang cho động có lợi cho người sử dụng như tái cân bằng các loài khác(7), Bozdogan và cộng sự(12) không hệ vi sinh vật đường ruột, kích thích hệ thống thực hiện thành công việc chuyển gen kháng miễn dịch của cơ thể(1). Tác động có lợi của macrolid trên ADN của Bacillus clausii sang probiotic đối với vật chủ thông qua nhiều cơ chế Enterococcus faecalis JH2-2, E. faecium HM1070 và khác nhau như sự cạnh tranh bám dính lên B. subtilis UCN19 trên in vitro. đường tiêu hóa, điều hòa miễn dịch và khả năng Nghiên cứu này nhằm kiểm tra rằng đặc tính tiết ra các chất kháng khuẩn kìm hãm sự phát đề kháng kháng sinh từ probiotic Bacillus clausii triển của các vi sinh vật khác(2,3). Nhóm vi khuẩn và Enterococcus faecalis Có khả năng truyền cho B. lactic (Lactic Acid Bacteria-LAB) biểu hiện nhiều subtilis PY79 thông qua biến nạp ở điều kiện in loại protein màng ngoài với vai trò trung gianh vitro hay không. bám dính lên chất nhầy và tế bào biểu mô ruột(4). ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Tương tác giữa vi khuẩn và tế bào biểu mô ruột Vật liệu làm tăng khả năng bám dính của chúng đồng Chủng vi sinh vật thời cũng tăng thải loại các vi khuẩn gây bệnh ra khỏi đường tiêu hóa(5). Một số vi khuẩn thuộc chi Bacillus subtilis PY79 (Phòng thí nghiệm Vi Lactobacillus trong hệ tiêu hóa người tiết Sinh Công Nghệ Dược, Khoa Dược, ĐH Y bacteriocin như lactacin B từ L. acidophilus hoặc Dược Thành phố Hồ Chí Minh-PTN); Bacillus nisin từ L. casein có khả năng kìm hãm sự phát clausii, Enterococcus faecalis phân lập từ chế triển của các vi khuẩn khác trong cùng môi phẩm probiotic chứa chủng vi khuẩn tương trường sống(6). ứng trên thị trường. Ngoài các cơ chế nêu trên, khả năng đề Hóa chất, môi trường kháng kháng sinh là một lợi thế nhằm tăng khả TSA (HiMedia-Ấn Độ), TSB (HiMedia-Ấn năng cạnh tranh của probiotic với vi khuẩn Độ), MHA (HiMedia-Ấn Độ); Ampicillin (Sigma trong đường ruột, nhất là trong trường hợp sử Aldrich), Chloramphenicol (Sigma Aldrich), dụng chung probiotic với kháng sinh trong điều Amikacin (Sigma Aldrich), Gentamycin (Sigma trị một số bệnh lý(7). Tuy nhiên, probiotic là sản Aldrich), Tetracyclin (Sigma Aldrich), phẩm có thể dùng hằng ngày nên hệ tiêu hóa trở Erythromycin (Sigma Aldrich); Oxacillin (Fluka), thành nơi tích lũy gen và probiotic đề kháng Levofloxacin (Fluka). Kit định danh vi khuẩn kháng sinh(8). Thông qua con đường tiếp hợp API 20 E (bioMérieux-Pháp) hoặc biến nạp, các gen này có thể được truyền Kit chiết ADN cho vi khuẩn khác trong hệ vi sinh vật đường Wizard ® Genomic DNA Purification Kit ruột(8). Nhiều nghiên cứu in vitro và in vivo (Promega). chứng minh gen đề kháng kháng sinh từ Mồi cho PCR plasmid của probiotic có khả năng truyền cho vi khuẩn khác thông qua tiếp hợp(9-11). Tuy nhiên MBO REP1 (Qiagen) (5’- chưa có nghiên cứu nào báo cáo về sự truyền CCGCCGTTGCCGCCGTTGCCGCCG-3’). 78 B - Khoa học Dược
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu Định danh vi khuẩn probiotic được. Từ các giá trị MIC, xác định kháng sinh Cấy ria hai chủng vi khuẩn probiotic trên làm môi trường chọn lọc cho thí nghiệm. môi trường TSA để được khuẩn lạc đơn. Định Bảng 1. Nồng độ các kháng sinh dùng trong thử nghiệm danh vi khuẩn E. feacalis bằng kit API 20 E kết STT Tên kháng sinh Khoảng nồng độ (µg/ml) hợp với phản ứng lên men lactose và lên men 1 Ampicillin (Amp) 0,016 – 4,0 2 Oxacillin (Oxa) 0,03 – 8 pyruvate. Probiotic B. clausii được định danh 3 Amikacin (Ami) 0,5 – 128 bằng giải trình tự 16S rADN. 4 Gentamycin (Gen) 0,25 – 64 Xác định MIC của kháng sinh 5 Chloramphenicol (Chl) 0,25 – 64 MIC của probiotic và B. subtilis PY79 được 6 Erythromycin (Ery) 0,06 – 16 7 Levofloxacin (Lev) 0,06 – 16 xác định theo hướng dẫn của CLSI về thử 8 Tetracyclin (Tet) 0,125 – 32 nghiệm nhạy cảm kháng sinh cho các vi khuẩn hiếu khí bằng phương pháp pha loãng(13). Biến nạp ADN nhiễm sắc thể của vi khuẩn probiotic vào B. subtilis PY79 khả nạp Các kháng sinh được chọn là đại diện cho nhựng nhóm kháng sinh đang sử dụng trong lâm Chiết ADN của probiotic sàng: ampicillin, oxacillin (nhóm beta lactam); Vi khuẩn probiotic được tăng sinh trong môi amikacin, gentamycin (nhóm aminoglycosid); trường TSB. Sau 16 giờ,thu dịch nuôi cấy và chloramphenicol (nhóm phenicol); erythromycin chiết ADN bằng Wizard® Genomic DNA (nhóm macrolid); levofloxacin (nhóm quinolon); Purification Kit (Promega). tetracyclin (nhóm cyclin). Xác định nồng độ háng sinh cho môi trường Chuẩn bị môi trường chọn lọc Pha stock từng loại kháng sinh với nồng độ Tế bào B.subtilis PY79 khả nạp được chuẩn bị gấp 20 lần nồng độ cao nhất trong Bảng 1. Từ qua hai bước trong môi trường dinh dưỡng tối dung dịch stock (dung dịch số 0), pha loãng theo thiểu(14). Trải 100 µL tế bào khả nạp lên môi cấp số 2 để dược dãy 8 dung dịch (1-8) có nồng trường MHA có bổ sung kháng sinh với nồng độ độ kháng sinh gấp 10 lần nồng độ thử nghiệm. tăng dần từ MIC của B. subtlis PY79, ủ trong 16- Pha loãng dung dịch 1-8 trong môi trường MHA 20 giờ ở nhiệt độ 35 ± 2 °C. Chọn nồng độ kháng với tỉ lệ 1:9 để đạt tới nồng độ thử nghiệm. Dãy sinh bổ sung mà tại nồng độ đó tế bào khả nạp nồng độ các kháng sinh được thể hiện trong không mọc được. Bảng 1. Biến nạp Chuẩn bị huyền dịch vi khuẩn 500 µl tế bào khả nạp B. subtilis PY79 được Pha loãng trực tiếp vi khuẩn trong nước cho vào eppendorf 1,5 ml; thêm vào 20 µg ADN muối sinh lí, chỉnh độ đục của huyền dịch vi probiotic; lắc eppendorf 200 vòng/phút trong 30 khuẩn về 0,5 McFarland (giá trị OD600 của huyền phút ở 37 °C; trải 100 µl huyền dịch vi khuẩn lên dịch nằm trong khoảng 0,08-0,1), sau đó pha môi trường MHA có chứa nồng độ kháng sinh loãng 10 lần bằng nước muối sinh lý. Huyền đã được xác trước đó. dịch sau khi pha loãng có mật độ vi khuẩn Kiểm tra kiểu hình, tính nhạy cảm kháng sinh khoảng 107 CFU/ml(13). và kiểu gen của thể biến nạp Chấm khoảng 2 µl huyền dịch vi khuẩn lên Kiểm tra kiểu hình môi trường MHA chứa kháng sinh, theo dãy Cấy ria các thể biến nạp lên môi trường nồng độ trong Bảng 1. Ủ môi trường ở 35± 2 °C. TSA, sau 24 giờ quan sát hình dạng, kích thước, Đọc kết quả sau 16 – 20 giờ. MIC là giá trị thấp màu sắc của khuẩn lạc. Nhuộm Gram và quan nhất của nồng độ kháng sinh bổ sung vào môi sát thể biến nạp qua kính hiển vi với độ phóng trường mà tại đó vi khuẩn không phát triển B - Khoa học Dược 79
  4. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 đại 1000X, chụp lại mẫu bằng phần mềm KẾT QUẢ ToupView 2.0. Ghi nhận các đặc điểm về; kích Định danh vi khuẩn probiotic thước, cách sắp xếp của tế bào vi khuẩn trên Dựa vào kết quả phản ứng sinh hóa theo kit mẫu nhuộm Gram. API 20 E, phản ứng lên men lactose dương tính, Tính nhạy cảm kháng sinh phản ứng lên men pyruvate dương tính, xác Thể biến nạp được xác định MIC. So sánh định probiotic là E. faecalis(16). khả năng đề kháng kháng sinh của thể biến Kết quả giải trình tự 16S rADN cho kết quả nạp với chủng probiotic và B. subtilis PY79. probiotic là B. clausii. Kiểm tra sự thay đổi của kiểu gen Xác định MIC của kháng sinh ADN của thể biến nạp, B. subtilis PY79 MIC và biện giải của các vi khuẩn thử được chiết bằng Wizard® Genomic DNA nghiệm được thể hiện trong Bảng 2. Purification Kit (Promega). Thực hiện phản Giá trị biện giải cho chi Bacillus được lấy từ ứng rep-PCR (50 µl) với mồi MBO REP1 (5’- tài liệu CLSI M45-A, 2006(17) và giá trị biện giải cho chi Enterococcus lấy từ CLSI M100-S23, CCGCCGTTGCCGCCGTTGCCGCCG-3’)(15). 2013(18). Chương trình nhiệt cho phản ứng PCR như Kháng sinh được chọn bổ sung vào môi sau: biến tính ADN ở 94 °C trong 5 phút, trường chọn lọc phải thỏa tiêu chí (1) B. subtilis thực hiện 32 chu kỳ với 94 °C trong 1 phút, PY79 nhạy cảm và (2) probiotic đề kháng với 52 °C trong 1 phút, 72 °C trong 4 phút, kết kháng sinh được chọn. Từ Bảng 2, oxacillin, thúc 72 °C trong 5 phút. Điện di sản phẩm chloramphenicol và erythromycin được dùng rep-PCR trên gel polyacrylamide 5%. So sánh chọn lọc thể biến nạp từ thí nghiệm chuyển gen các kết quả điện di bằng phần mềm B. clausii; amikacin, gentamycin, tetracyclin dùng Bionumeric V3.00. chọn lọc thể biến nạp trong chuyển gen E. faecalis. Bảng 2. Kết quả MIC của các chủng vi khuẩn với kháng sinh thử nghiệm MIC (µg/ml) Chủng vi khuẩn Amp Oxa Ami Gen Chl Ery Lev Tet S S,a S S S S S S B. subtilis PY79 0,12 0,25 0,5 0,06 2 0,06 0,25 2 S R,a S S R R S S B. clausii 0,5 8 0,25 0,25 64 32 0,25 1 S,a R,b R,b S S S R E. faecalis 0,5 - 64 16 8 4 1 32 Chú thích: R: Kháng; I: Trung gian; S: Nhạy; a: Không có giá trị biện giải cho chi Bacillus, dựa theo giá trị biện giải cho S. aureus; b Biện giải theo chi Bacillus; “-“ không thực hiện Biến nạp ADN của vi khuẩn probiotic vào tế trường và ủ ở nhiệt độ 35 ± 2 °C. Sau 20 giờ, bào khả nạp không có khuẩn lạc nào xuất hiện. Xác định nồng độ háng sinh cho môi trường Bảng 3. Nồng độ kháng sinh bổ sung vào môi trường chọn lọc chọn lọc Tên kháng sinh Nồng độ bổ sung (µg/ml) Trải 100 µl tế bào khả nạp lên môi trường Oxacillin 1 MHA bổ sung kháng sinh đã được chọn với Amikacin 25 nồng độ tăng dần từ MIC của B. subtilis PY79. Gentamycin 7,5 Sau khảo sát, nồng độ kháng sinh bổ sung vào Chloramphenicol 5 môi trường được thể hiện ở Bảng 3. Erythromycin 5 Tại các nồng độ kháng sinh tương ứng trong Tetracyclin 7,5 bảng trên, khi trải 100 µl tế bảo khả nạp trên môi 80 B - Khoa học Dược
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu Biến nạp ADN vi khuẩn probiotic Nhuộm Gram và quan sát thể biến nạp trên Thí nghiệm thu được 12 thể biến nạp trên kính hiển vi cho thấy tất cả chúng đều là trực môi trường có chứa kháng sinh chloramphenicol khuẩn Gram dương, kích thước 2,4-4×0,8 µm, và 10 thể biến nạp trên môi trường có tetracyclin. sắp xếp riêng lẻ hoặc thành chuỗi (Hình 2). Trên các môi trường có kháng sinh khác không Không có sự khác biệt về vi thể giữa thể biến thấy xuất hiện thể biến nạp. nạp và B. subtilis PY79. Kiểm tra các đặc điểm của thể biến nạp Kiểm tra sự thay đổi về kiểu hình Đối với 12 chủng C1-C12, 4 chủng C8, C10- C12 cho hình thái khóm giống với B. subtilis PY79. Trong số 10 chủng T1-T10, 7 chủng T3-T6, T8-T10 có hình thái khuẩn lạc tương tự Những thể biến nạp còn lại có hình thái thay đổi so với B. subtilis PY79. Hình thái khuẩn lạc có sự khác biệt rõ rệt giữa chủng T1, C9 khi so sánh với B. subtilis PY79 Hình 2. Hình ảnh nhuộm Gram B. subtilis PY79 (Hình 1). Ở chủng T1, kích thước đa số khuẩn lạc (PY79) và một số thể biến nạp dưới 1 mm nhỏ hơn nhiều so với B. subtilis PY79. Đối với chủng C9, kích thước khóm nhỏ hơn và Tính nhạy cảm kháng sinh hình dạng khóm là đa giác so với khóm tròn của Chủng C1 – C12, T1 – T10 được kiểm tra tính B. subtilis PY79. Đặc điểm khuẩn lạc của thể biến nhạy cảm với kháng sinh tương ứng là nạp được mô tả trong Bảng 4. chloramphenicol và tetracyclin (Bảng 5). Giá trị MIC của chủng C1-C12 đối với chloramphenicol và chủng T1-T10 đối với tetracyclin của đều cao hơn so với B. subtilis PY79. Với kháng sinh chloramphenicol, 12 thể biến nạp có giá trị MIC ở mức 16 – 64 µg/ml, trong đó có 5 chủng kháng ở mức trung gian (MIC = 16 µg/ml) và 7 chủng đề kháng (MIC ≥ 32 µg/ml). Chủng C9 có mức đề kháng ngang với probiotic B. clausii (MIC =64 µg/ml). Đối với tetracyclin, 10 thể biến Hình 1. Hình thái khuẩn lạc B. subttilis PY79 nạp có giá trị MIC ở mức 16 - 64 µg/ml, 7 chủng (PY79) và một số thể biến nạp kháng ở mức trung gian (MIC = 16 µg/ml) và 3 Bảng 4. So sánh hình thái khuẩn lạc của các thể biến chủng đề kháng (MIC ≥ 32 µg/ml). Trong đó nạp với B. subtilis PY79 chủng T4 có mức kháng cao hơn so với Chủng Hình thái khuẩn lạc probiotic E. faecalis (MIC = 32 µg/ml). Dẹt bằng, bìa tròn, đường kính 3-4 mm, B. sutilis PY79 màu trắng ngà Kiểm tra sự thay đổi về kiểu gen C1, C2, C3, C4, C5, Lồi, bìa tròn, đường kính 3-4 mm màu C6, C7 trắng ngà Theo cây phả hệ (Hình 3) của chủng C1 – Dẹt bằng, bìa đa giác, đường kính 1-3 C12, có hai kiểu gen chính thể hiện sự tương C9 mm, màu trắng ngà Dẹt bằng, bìa tròn, đường kính 3-5 mm, đồng trên 65% là A (với 7 chủng: C1, C2, C3, C5, C8, C10, C11, C12 màu trắng ngà C6, C7, C9) và B (5 chủng: C8, C10, C11,C12, T1, T2, T7 Lồi, bìa tròn, đường kính 0,5-1 mm, B. subtilis PY79). Kết quả này còn cho thấy có sự màu trắng ngà. T3, T4, T5, T6, T8, Dẹt bằng, bìa tròn, đường kính 3-5 mm, tương quan giữa kiểu gen và kiểu hình: thể biến T9, T10, màu trắng ngà nạp có kiểu gen A cho khuẩn lạc lồi và kháng B - Khoa học Dược 81
  6. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 chloramphenicol, trong khi đó thể biến nạp có kiểu gen B cho khuẩn lạc dẹt bằng và đề kháng ở mức trung gian với chloramphenicol. Đối với chủng T1 – T10 (Hình 4), có sự tương đồng cao về kiểu gen của các chủng này với nhau, thể hiện ở phần trăm tương đồng của 2 nhóm chính C và D đều là 80%. Tuy nhiên, không thấy được sự tương quan giữa kiểu gen và kiểu hình của các thể biến nạp. Chủng T7 có kiểu gen tương đồng cao với T3, T4, T6, T8 nhưng Hình 4. Cây phả hệ của thể biến nạp T1 – T10, B. hình thái khuẩn lạc có sự khác biệt; hay chủng T2 subtilis PY79 (PY79).(C, D là ký hiệu các kiểu gen có kiểu gen gần nhất -tương đồng khoảng 86%- Bên trái: cây phân loài; Bên phải: kết quả điện di đã với B. subtilis PY79 nhưng kích thước khuẩn lạc được xử lý b i phần mềm Bionumeric) lại có sự khác biệt nhiều (Bảng 4). BÀNLUẬN Xét trên hai cây phả hệ, không có thể Đa số những nghiên cứu được công bố trước biến nạp nào có kiểu gen tương đồng 100% đây xem xét khả năng truyền gen kháng kháng với B. subtilis PY79, chứng tỏ kiểu gen của thể sinh nằm trên plasmid của probiotic qua con biến nạp đều có sự khác biệt khi so sánh với B. đường tiếp hợp(9,10), hoặc những đoạn nhiễm sắc subtilis PY79 ban đầu. thể mang gen đề kháng sang loài khác(12,19). Khác Bảng 5. MIC của các thể biến nạp với các công bố trên, nghiên cứu này xem xét Giá trị MIC (µg/ml) Thể biến nạp khả năng biến nạp của tất các phân mảnh của bộ Chloramphenicol Tetracyclin C1, C2, C3, C4, C5, 32 R - gen nhiễm sắc thể của probiotic sang cho một vi C6, C7 I khuẩn khác là B. subtilis PY79. Trong điều kiện C8, C10, C11, C12 16 - C9 64 R - này, quá trình biến nạp xảy ra hoàn toàn ngẫu T1, T2, T5, T6, T7, - 16 I nhiên và thực tế đã thu được các thể biến nạp T9, T10 T3, T8 - 32 R trên môi trường chọn lọc. R T4 - 64 Từ kết quả MIC và các công bố trước đây(19-22), C, T: lần lượt là ký hiệu cho các thể biến nạp thu được có thể dự đoán rằng ADN nhiễm sắc thể của trên môi trường chứa các kháng sinh tương ứng là probiotic B. clausii và E. faecalis trong nghiên cứu chloramphenicol và tetracyclin; R, I, lần lượt ký hiệu này mang gen kháng kháng sinh. Tuy nhiên với cho “Kháng”, “Trung gian”, “-“ không thực hiện. kích thước của đoạn gen mã hóa cho chloramphenicol acetyltransferase khoảng 2,3 kb(19) và gen kháng tetracyclin có kích thước khoảng 2 kb 83(20,21,23), khả năng biến nạp được vào B. subtilis PY79 là rất thấp(24,25). Do đó có thể dự đoán nếu các gen này hiện diện ở probiotic sẽ được chuyển vào B. subtilis PY79 qua biến nạp cùng với đoạn gen có kích thước lớn hơn. Vì vậy, ngoài khả năng gia tăng sự đề kháng với kháng Hình 3. Cây phả hệ của thể biến nạp C1 – C12, sinh, thể biến nạp tạo thành còn có kiểu gen thay B. subtilis PY79 (PY79) và B. clausii (A, B là kí hiệu đổi khi so sánh với B. subtilis PY79. các kiểu gen; Bên trái: cây phân loài; Bên phải: kết quả Trong nghiên cứu này không xác nhận sự điện di đã được xử lý b i phần mềm Bionumeric) hiện diện của các gen đề kháng kháng sinh của 82 B - Khoa học Dược
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu probiotic bằng các phương pháp sinh học phân the gastrointestinal tract of gnotobiotic rats. FEMS Microbiol Ecol, 59(1):158-166. tử mà dựa vào sự đề kháng của probiotic đối với 11. Morelli L, Sarra PG, Bottazzi V (1988). In vivo transfer of pAM kháng sinh và nhiều nghiên cứu của các tác giả beta 1 from Lactobacillus reuteri to Enterococcus faecalis. J Appl Bacteriol, 65(5):371-375. khác đã công bố trước đó. Vì vậy, cần xác nhận 12. Bozdogan B, Galopin S, Leclercq R (2004). Characterization of a lại gen kháng kháng sinh có trong nhiễm sắc thể new erm-related macrolide resistance gene present in probiotic của probiotic và kiểm tra sự hiện diện của gen strains of Bacillus clausii. Appl Environ Microbiol, 70(1):280-284. 13. Clinical and Laboratory Standards Institute (2012). Methods for này trong thể biến nạp bằng giải trình tự gen để dilution antimicrobial susceptibility tests for bacteria that grow có thể khẳng định quá trình biến nạp đã xảy ra aerobically. 9th ed. Approved Standard, USA. trong điều kiện thử nghiệm. 14. Cutting SM, Horn V (1990). Molecular biological methods for Bacillus. Wiley, Chichester. KẾT LUẬN 15. Rusenova N, Parvanov P, Stanilova S (2013). Molecular typing of Paenibacillus larvae strains isolated from Bulgarian Từ kết quả thử nghiệm tính nhạy cảm kháng apiaries based on repetitive element polymerase chain sinh và so sánh kiểu gen của thể biến nạp so với reaction (Rep-PCR). Curr Microbiol, 66(6):573-7. 16. Cowen S (1993). Cowan and Steel's manual for the identification of chủng B. subtilis PY79, nghiên cứu cho thấy rằng medical bacteria. 3rd ed, pp.61-63. Cambridge University Press, USA. đặc điểm đề kháng kháng sinh của probiotic có 17. Hindler JA (2016). Methods for antimicrobial dilution and disk thể truyền sang B. subtilis PY79 bằng con đường susceptibility testing of infrequently isolated or fastidious bacteria: Approved guideline. 3rd ed. Clinical and Laboratory biến nạp trong điều kiện phòng thí nghiệm. Standards Institute, USA. TÀI LIỆU THAM KHẢO 18. Institute CaLS (2013). Performance standards for antimicrobial susceptibility testing. V33(1), 23rd ed. Clinical and Laboratory 1. Nguyễn Văn Thanh, Trần Cát Đông (2008). Công nghệ lên men. Standards Institute, USA. In: Công Nghệ Sinh Học Dược, pp.73-88. Nhà Xuất Bản Giáo dục 19. Galopin S, Cattoir V, Leclercq R (2009). A chromosomal Việt Nam, Hà Nội. chloramphenicol acetyltransferase determinant from a probiotic 2. Schiffrin EJ, Blum S (2002). Interactions between the microbiota strain of Bacillus clausii. FEMS Microbiol Lett, 296(2):185-189. and the intestinal mucosa. Eur J Clin Nutr, 56(S3):S60-64. 20. Ayeni FA, Odumosu BT, Oluseyi AE, et al (2016). Identification 3. Keersmaecker SC de, Verhoeven TL, Desair J, et al (2006). Strong and prevalence of tetracycline resistance in enterococci isolated antimicrobial activity of Lactobacillus rhamnosus GG against from poultry in Ilishan, Ogun State, Nigeria. J Pharm Bioallied Sci, Salmonella typhimurium is due to accumulation of lactic acid. 8(1):69-73. FEMS Microbiol Lett, 259(1):89-96. 21. Tian Y, Yu H, Wang Z (2019). Distribution of acquired antibiotic 4. Tassell ML van, Miller MJ (2011). Lactobacillus adhesion to resistance genes among Enterococcus spp. isolated from a mucus. Nutrients, 3(5):613-636. hospital in Baotou, China. BMC Res Notes, 12(1):27. 5. Ouwehand AC, Salminen S, Tolkko S, et al (2002). Resected 22. Rice LB (1998). Tn916 family conjugative transposons and human colonic tissue: new model for characterizing adhesion of dissemination of antimicrobial resistance determinants. lactic acid bacteria. Clin Diagn Lab Immunol, 9(1):184-186. Antimicrob Agents Chemother, 42(8):1871-1877. 6. Nielsen DS, Cho GS, Hanak A, et al (2010). The effect of 23. Nishimoto Y, Kobayashi N, Alam MM, et al (2005). Analysis of bacteriocin-producing Lactobacillus plantarum strains on the the prevalence of tetracycline resistance genes in clinical isolates intracellular pH of sessile and planktonic Listeria of Enterococcus faecalis and Enterococcus faecium in a Japanese monocytogenes single cells. Int J Food Microbiol, 141(S1):S53-S59. hospital. Microb Drug Resist, 11(2):146-153. 7. Jose NM, Bunt CR, Hussain MA (2015). Implications of 24. Lorenz MG, Wackernagel W (1994). Bacterial gene transfer by antibiotic resistance in probiotics. Food Reviews International, natural genetic transformation in the environment. Microbiol 31(1):52-62. Rev, 58(3):563-602. 8. Gueimonde M, Sánchez B, G de Los Reyes-Gavilán C, et al 25. Morrison DA, Guild WR (1972). Transformation and (2013). Antibiotic resistance in probiotic bacteria. Frontiers in deoxyribonucleic acid size: extent of degradation on entry varies Microbiology, 4:202-202. with size of donor. J Bacteriol, 112(3):1157-1168. 9. Gevers D, Huys G, Swings J (2003). In vitro conjugal transfer of tetracycline resistance from Lactobacillus isolates to other gram- positive bacteria. FEMS Microbiol Lett, 225(1):125-130. 10. Jacobsen L, Wilcks A, Hammer K, et al (2007). Horizontal Ngày nhận bài báo: 15/12/2020 transfer of tet(M) and erm(B) resistance plasmids from food Ngày phản biện nhận xét bài báo: 08/03/2021 strains of Lactobacillus plantarum to Enterococcus faecalis JH2-2 in gày bài báo được đăng: 20/08/2021 B - Khoa học Dược 83
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2