intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi thanh toán bằng mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

50
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu khoa học "Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi thanh toán bằng mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh" với mục đích chính là khám phá và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng thanh toán bằng mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại TP.HCM. Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các nhà kinh doanh bán lẻ, các ngân hàng và các cơ quan quản lý ngành có các biện pháp nhằm tăng cường thanh toán bằng mã QR của khách hàng và thúc đẩy khách hàng tham gia thanh toán bằng mã QR nhiều hơn để theo kịp xu thế của thế giới hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi thanh toán bằng mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. lOMoARcPSD|16911414 TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG --------------------------------- Công trình Nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2020 - 2021 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HÀNH VI THANH TOÁN BẰNG MÃ QR TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BÁN LẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: 1. TS. PHÙNG MINH TUẤN 2. Th.S. PHẠM THỊ HOÀN NGUYÊN SINH VIÊN/NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: 1. NGUYỄN THỊ HOÀI THANH 2. NGUYỄN NGỌC KIM QUYÊN 3. NGUYỄN HOÀNG LAM TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2021 1 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 VIETNAM GENERAL CONFEDERATION OF LABOR TON DUC THANG UNIVERSITY --------------------------------- Student Scientific Research in the Academic Year 2020 - 2021 FACTORS AFFECTING THE BEHAVIOR INTENTION OF QR CODE PAYMENT IN THE RETAIL BUSINESS IN HO CHI MINH CITY FACULTY OF BUSINESS ADMINISTRATION ACADEMIC SUPERVISOR(S): 1. TS. PHÙNG MINH TUẤN 2. Th.S. PHẠM THỊ HOÀN NGUYÊN RESEARCH GROUP MEMBERS: 1. NGUYỄN THỊ HOÀI THANH 2. NGUYỄN NGỌC KIM QUYÊN 3. NGUYỄN HOÀNG LAM TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2021 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 LỜI CAM ĐOAN Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi thanh toán bằng mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành công khai, dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của từng cá nhân trong nhóm nghiên cứu và sự giúp đỡ không nhỏ từ phía Trường Đại học Tôn Đức Thắng, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình khoa học của TS. Phùng Minh Tuấn và ThS. Phạm Thị Hoàn Nguyên. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn không sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự. Nếu phát hiện có sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 05 năm 2021 Nhóm nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Lam Nguyễn Thị Hoài Thanh Nguyễn Ngọc Kim Quyên 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 LỜI CÁM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ thầy cô và bạn bè. Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo, tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước. Trước hết, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phùng Minh Tuấn và ThS. Phạm Thị Hoàn Nguyên – người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin trân trọng cám ơn Khoa Quản trị kinh doanh, Lãnh đạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng toàn thể các Thầy, Cô khoa Quản trị kinh doanh đã hỗ trợ, quan tâm, tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi kính mong quý Thầy, Cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chân thành cám ơn! Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2021 Nhóm nghiên cứu 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 TÓM TẮT Nghiên cứu này cung cấp những thông tin cần thiết về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi thanh toán bằng mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với 317 mẫu khảo sát đạt yêu cầu với các đối tượng trên 18 tuổi tại Việt Nam. Sử dụng các phần mềm SPSS 20.0 và Amos 20.0, tăng thêm độ tin cậy và chuẩn xác của nghiên cứu, từ đó cho ra kết quả phù hợp để cải tiến các vấn đề ảnh hưởng có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng và ý định hành vi có mối quan hệ mật thiết với việc thanh toán trực tuyến bằng mã QR. Từ kết quả này sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hiểu được tầm quan trọng trong việc có được sự hài lòng của khách hàng, tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín trong lòng khách hàng. Kết quả nghiên cứu cung cấp những đóng góp hữu ích để các doanh nghiệp phát triển và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai. 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... 3 LỜI CÁM ƠN ..................................................................................................... 4 TÓM TẮT ........................................................................................................... 5 DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... 9 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 11 DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... 12 CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 13 GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 13 1.1 Lý do chọn đề tài..................................................................................... 13 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 15 1.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 15 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 15 1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................................... 16 1.5.1 Ý nghĩa về học thuật .......................................................................... 16 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 16 1.6 Bố cục nghiên cứu ................................................................................... 17 CHƯƠNG 2 ...................................................................................................... 18 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................ 18 2.1 Tổng quan về thanh toán trực tuyến bằng mã QR ................................... 18 2.2 Các khái niệm nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................................. 20 2.2.1 Cảm nhận sự bảo mật (Perceived Security) ...................................... 20 2.2.2 Cảm nhận sự hữu ích (Perceived Usefulness) .................................. 20 2.2.3 Cảm nhận về sự dễ sử dụng (Perceived Easy to Use)....................... 20 2.2.4 Cảm nhận sự thích thú (Perceived Enjoy) ........................................ 21 2.2.5 Ảnh hưởng xã hội (Social Influence)................................................. 21 2.2.6 Ý định hành vi (Behavioral Intentions) ............................................. 22 2.3 Các công trình nghiên cứu trước đây ...................................................... 23 2.4 Mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ................... 25 2.4.1 Mối quan hệ giữa cảm nhận sự dễ sử dụng và ý định hành vi .......... 25 2.4.2 Mối quan hệ giữa cảm nhận sự hữu ích và ý định hành vi ............... 25 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 2.4.3 Mối quan hệ giữa cảm nhận sự thích thú và ý định hành vi ............. 26 2.4.4 Mối quan hệ ảnh hưởng xã hội và ý định hành vi ............................. 27 2.4.5 Mối quan hệ giữa cảm nhận sự bảo mật và ý định hành vi .............. 27 2.4.6 Giới tính tác động đến mối quan hệ của các nhân tố PS, SI, PE...... 28 2.5 Mô hình nghiên cứu lí thuyết .................................................................. 29 CHƯƠNG 3 ...................................................................................................... 30 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 30 3.1 Khái quát về phương pháp và quy trình nghiên cứu ............................... 30 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 30 3.1.2 Quy trình nghiên cứu......................................................................... 32 3.2. Thang đo nghiên cứu .............................................................................. 33 3.2.1 Mô tả thang đo .................................................................................. 33 3.2.2 Thiết kế thang đo ............................................................................... 35 3.3 Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 36 3.4 Phương pháp phân tích ............................................................................ 36 3.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .... 36 3.4.2 Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) 37 3.4.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ................................................... 38 3.4.4 Kiểm định mô hình và giả thuyết nguyên cứu bằng phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM)......................................................................................... 39 3.4.5 Phân tích cấu trúc đa nhóm .............................................................. 40 CHƯƠNG 4 ...................................................................................................... 42 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ..................................................... 42 4.1 Thống kê mô tả mẫu ................................................................................ 42 4.2 Thống kê mô tả thang đo ......................................................................... 43 4.3 Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha .............................. 45 4.4 Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích EFA ........................................ 48 4.5 Phân tích các nhân tố khẳng định CFA ................................................... 48 4.6 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ............................................ 49 4.6.1 Kiểm tra sự phù hợp của mô hình ..................................................... 49 4.7 Phân tích cấu trúc đa nhóm...................................................................... 49 4.8 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................ 51 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 CHƯƠNG 5 ...................................................................................................... 53 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................................. 53 5.1 Tóm tắt ..................................................................................................... 54 5.1.1 Kết quả hoàn thiện và phát triển thang đo khái niệm ....................... 54 5.1.2 Đóng góp nghiên cứu ........................................................................ 56 5.2 Hàm ý quản trị ......................................................................................... 56 5.3 Giới hạn nghiên cứu, hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 59 5.3.1 Giới hạn nghiên cứu .......................................................................... 59 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 60 PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 65 PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... 71 PHỤ LỤC 3 ....................................................................................................... 75 PHỤ LỤC 4 ....................................................................................................... 77 PHỤ LỤC 5 ....................................................................................................... 82 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC VIẾT TẮT PS Perceived Security Cảm nhận sự bảo mật PU Perceived Usefulness Cảm nhận sự hữu ích PEU Perceived Easy to Use Cảm nhận dễ sử dụng PE Perceived Enjoy Cảm nhận sự thích thú SI Social Influence Ảnh hưởng xã hội BI Behavioral Intentions Ý định hành vi EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá KMO Kaiser-Meyer-Olkin Hệ số KMO CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định GFI Goodness of fix index Chỉ số phù hợp Root mean square errors of Sai số trung bình RMSEA approximation SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính TLI Tucker – Lewis index Chỉ số Tucker – Lewis Analysis of Moment Structures Phần mềm phân tích cấu trúc AMOS tuyến tính Statistical Package for the Social Phần mềm thống kê dùng SPSS Sciences trong nghiên cứu khoa học NTT Data Nippon Telegraph and Telephone Công ty tích hợp hệ thống Japan Japan Nhật Bản 9 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 Hiệp hội Thương mại điện tử VECOM Việt Nam Công ty CP Thanh toán Quốc NAPAS gia Việt Nam Công ty Chuyển mạch Thái NITMX Lan Technology Acceptance Model Mô hình chấp nhận công TAM nghệ Mobile Technology Acceptance Mô hình chấp nhận công MTAM Model nghệ trên di động m-Payment Mobile Payment Thanh toán trên di động JIMA Journal of Islamic Marketing Tạp chí Islamic Marketing NFC Near-Field Communication m- m-Payment Payment 10 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Mô tả các biến quan sát…………………………………………….34 Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu………………………………………….43 Bảng 4.2 Thống kê mô tả thang đo…………………………………………...44 Bảng 4.3 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha…………...46 Bảng 4.4 Tính giá trị p phân tích đa nhóm theo giới tính……………………51 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định giả thuyết………………………………………52 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết……………………………………30 Hình 4.1 Mô hình phù hợp của CFA……………………………………….83 Hình 4.2 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM………………………………..84 Hình 4.3 Phân tích đa nhóm theo giới tính của mô hình khả biến………...85 Hình 4.4 Phân tích đa nhóm theo giới tính của mô hình bất biến………....86 12 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, công nghệ đã phát triển mạnh mẽ với những tốc độ chưa từng có liên quan đến Internet, điện toán đám mây, công nghệ cảm biến, thực tế ảo,…đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống, ngành tài chính, ngân hàng và ngành kinh doanh bán lẻ không nằm ngoại lệ. Với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc Chính phủ số hóa, kinh tế số hóa, các doanh nghiệp số hóa và ngân hàng số hóa là một bước tiến rất quan trọng đáp ứng những yêu cầu mới của xu hướng thời đại, mục tiêu kinh tế, xã hội của Việt Nam và góp phần giải các bài toán số hóa toàn cầu hiện nay. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ- TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2020 tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chiếm trên 30% tổng phương tiện thanh toán tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và hành vi thanh toán. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan, các địa phương tích cực, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định này và các Nghị quyết của Chính phủ. Vì thế, các ngân hàng đã không ngừng nỗ lực ứng dụng công nghệ để triển khai, đầu tư, phát triển hạ tầng thanh toán để đáp ứng chủ trương của chính phủ. Các ngân hàng đã cho ra đời đa dạng các phương thức thanh toán khả dụng nên người dân không còn bị ràng buộc trong việc thanh toán các sản phẩm và dịch bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng. Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều hình thức thanh toán ứng dụng dựa trên công nghệ, trong đó hình thức thanh toán thẻ ứng dụng khá phổ biến rộng rãi như ngày nay. mã QR là dạng mã vạch hai chiều thế hệ mới có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay điện thoại thông minh. Mã QR là một dạng mã hóa thay thế ngắn gọn cho một chuỗi ký tự hoặc một nội dung bất kỳ. Tại Việt Nam, mã QR đang trở thành phương thức thanh toán nhanh 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 gọn, thuận tiện và an toàn cho cả người mua và người bán. Ứng dụng thanh toán bằng mã QR là một trong những bước phát triển quan trong tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ, các shop, siêu thị, bán vé máy bay,… Phương thức quét mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ trở nên tiện lợi, an toàn và đặc biệt là tạo ra một hệ sinh thái thanh toán “xanh” phi tiền mặt tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán, mã QR rất tiện dụng và dễ áp dụng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể với chi phí thực hiện tương đối thấp. Doanh nghiệp cũng không cần đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng ban đầu cho việc thanh toán, có thể dễ dàng triển khai đại trà, nhanh chóng với chi phí thấp và ứng dụng rất đa dạng trong đời sống, như thanh toán tại quầy, trên hóa đơn, website,… Sự thuận lợi, đơn giản, an toàn của hình thức thanh toán mới sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc thanh toán, mua, bán hàng hoá, dịch vụ bán lẻ, dịch vụ online. Việc thanh toán bằng mã QR mang lại rất nhiều thuận lợi, giúp giao dịch diễn ra nhanh chóng, rất tiện lợi hơn so với thanh toán bằng tiền mặt, không lo bị mất thẻ hay giảm thiểu rủi ro gian lận khi giao dịch cho khách hàng và doanh nghiệp bán lẻ. Ngoài ra góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiên tiến ở thời đại hiện đại hóa ngày nay. Đặc biệt trong thời buổi cạnh tranh gay gắt về mặt khách hàng như hiện nay, CRM (Customer Relationship Management) được xem là một trong những công cụ giúp các doanh nghiệp có thể kết nối, kiểm soát và nâng cấp mối quan hệ với khách hàng, thanh toán bằng mã QR sẽ mang đến một hệ thống thông tin cho doanh nghiệp có thể sử dụng tốt và bổ sung vào nguồn dữ liệu cho hệ thống CRM. Để thúc đẩy việc thanh toán mã QR trong thời gian đến, nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi thanh toán bằng mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết. Nghiên cứu nhằm xác định những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến ý định thanh toán bằng mã QR trong ngành kinh doanh bán lẻ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các nhà kinh doanh bán lẻ, các ngân hàng và các cơ quan quản lý ngành có các biện pháp nhằm tăng cường thanh toán bằng mã QR của khách 14 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 hàng và thúc đẩy khách hàng tham gia thanh toán bằng mã QR nhiều hơn để theo kịp xu thế của thế giới và đáp ứng mục tiêu đặt ra của Chính phủ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chính: Khám phá và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng thanh toán bằng mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại TP.HCM.  Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa về cơ sở lý luận về ý định hành vi thanh toán bằng mã QR. Xây dựng mô hình, kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi thanh toán bằng mã QR. Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các nhà kinh doanh bán lẻ, các ngân hàng và các cơ quan quản lý ngành có các biện pháp nhằm tăng cường thanh toán bằng mã QR của khách hàng và thúc đẩy khách hàng tham gia thanh toán bằng mã QR nhiều hơn để theo kịp xu thế của thế giới, an toàn, hạn chế tình hình dịch bệnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay và đáp ứng mục tiêu đặt ra của chính phủ. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi thanh toán bằng mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.4 Phạm vi nghiên cứu  Địa bàn khảo sát: Thành phố Hồ Chí Minh  Lĩnh vực: Kinh doanh bán lẻ  Thời gian khảo sát: 2 tháng (3/2021 – 4/2021)  Cỡ mẫu: Khoảng 378 mẫu  Đối tượng khảo sát: Những khách hàng đã từng sử dụng hình thức thanh toán bằng mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại TP.HCM. 15 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414 1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu 1.5.1 Ý nghĩa về học thuật Nghiên cứu thực hiện sẽ góp phần vào việc hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hình thức thanh toán mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ và hệ thống một số mô hình nghiên cứu về hình thức thanh toán mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam, điển hình cụ thể tại TP.HCM. Nghiên cứu đã đóng góp cụ thể về mặt học thuật như sau: Thứ nhất, nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về hình thức thanh toán mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ và hệ thống một số mô hình nghiên cứu về hình thức thanh toán mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ. Thứ hai, nghiên cứu đã xác định 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi thanh toán mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại TP.HCM. Thứ ba, nghiên cứu đã kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi thanh toán mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ trong bối cảnh nghiên cứu tại TP.HCM. 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi thanh toán mã QR trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ và xác định được mức độ ảnh hưởng cho từng nhân tố đến ý định hành vi thanh toán mã QR. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu thực tiễn quan trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ, ngân hàng tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung nghiên cứu, tham khảo để từ đó có thể xây dựng những giải pháp phù hợp xoay quanh mức độ ảnh hưởng của 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi thanh toán mã QR. Dựa vào kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ, các ngân hàng và các cơ quan quản lý ngành nhận thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để xây dựng những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy việc thanh toán bằng mã QR hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp và kiến nghị quan trọng đến các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ, các ngân hàng và cơ quan quản lý ngành về hình thức thanh toán mã QR nhằm nâng cao chất lượng thanh toán đáp ứng được xu thế phát triển công nghệ của thế giới 16 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16911414 và đế xuất của Chính phủ về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. 1.6 Bố cục nghiên cứu Chương 1: Giới thiệu Trình bày về cơ sở lý luận về thanh toán bằng mã QR, ý định hành vi thanh toán bằng mã QR và tổng quan về nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trong chương này nghiên cứu sẽ trình bày các vấn đề bao gồm: Tổng quan về thanh toán trự tuyến bằng mã QR; Các khái niệm nghiên cứu có liên quan đến đề tài; Các công trình nghiên cứu trước đây; Mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Từ đó, nhóm tác giả xây dựng các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Nội dung trong chương này, nghiên cứu sẽ trình bày về khái quát về phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu; Xây dựng thang đo nghiên cứu; Trình bày phương pháp lấy mẫu nghiên cứu và các phương pháp phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trong chương này, nghiên cứu sẽ trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm: Mô tả mẫu nghiên cứu; Trình bày các kết quả về kiểm định thang đo; Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Chương 5: Kết luận Trong chương này, nghiên cứu trình bày tóm tắt và bàn luận các kết quả nghiên cứu; Các đóng góp của nghiên cứu và trình bày hàm ý quản trị. Ngoài ra, nghiên cứu còn trình bày những hạn chế trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. 17 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16911414 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong chương này nghiên cứu sẽ trình bày các vấn đề bao gồm: Tổng quan về thanh toán trự tuyến bằng mã QR; Các khái niệm nghiên cứu có liên quan đến đề tài; Các công trình nghiên cứu trước đây; Mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Từ đó, nhóm tác giả xây dựng các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. 2.1 Tổng quan về thanh toán trực tuyến bằng mã QR Năm 2019, người dân châu Á chi khoảng 25 nghìn tỷ USD qua thẻ, nhưng chi tới 51 nghìn tỷ cho thanh toán di động - đứng đầu các phương thức thanh toán số (Theo NTT Data Japan). Trong đó hình thức thanh toán bằng mã QR đang dần khẳng định sự tiềm năng của mình. Cụ thể theo số liệu mới nhất, hai ứng dụng hỗ trợ thanh toán mã QR là WeChat Pay của Tencent đã vượt 900 triệu người dùng, Alibaba Alipay là hơn 500 triệu người dùng, tổng tài khoản kích hoạt đã ngang bằng dân số Trung Quốc. Tại Nhật Bản, mã QR cũng phát triển mạnh, nhiều cửa hàng đứng trước lựa chọn, hoặc chấp nhận thanh toán bằng mã QR, hoặc mất doanh thu do không tạo được sự tiện dụng trong thanh toán. Cùng những cột mốc phát triển trên thị trường thanh toán điện tử đó, sự bùng nổ về di động của Việt Nam như đã mở đèn xanh cho mã QR trở thành một xu hướng công nghệ trong tương lai tại khu vực. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, người Việt chi gần 20.000 tỷ đồng mua smartphone trong 3 tháng đầu năm 2017. Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người với phần lớn là người trẻ, khoảng một nửa dân số được tiếp xúc nhiều với Internet và đến 70% dân số sử dụng smartphone. Với tỷ lệ này, Việt Nam đang đứng thứ hạng cao ở châu Á – Thái Bình Dương và thế giới. Bên cạnh đó, nhóm khách hàng sử dụng smartphone hiện nay hầu hết là những người trẻ, có kiến thức và ham trải nghiệm. Họ ưa chuộng các phương thức thanh toán mới, đặc biệt là các phương thức được tích hợp trên nền tảng di động, giúp cho việc kết nối thanh toán một cách dễ dàng, thuận tiện mà không phải dùng tới tiền mặt hay mang thẻ bên mình. Chính vì thế, thanh toán bằng mã 18 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16911414 QR đang có nhiều cơ hội phát triển tại Việt Nam. Theo cuộc khảo sát về vấn đề mua sắm trực tuyến của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thì có đến 40% người dùng smartphone sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm. Theo Euromonitor dự đoán, tổng giá trị thanh toán bằng mã QR của thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ đạt khoảng 32 tỷ USD trong năm 2021, gấp 10 lần so với năm 2013. Trong cuộc trao đổi giữa Báo Công Thương đã trao đổi với bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Việt Nam và Lào của Visa, bà cho biết: “Tính đến hết tháng 6/2019, Việt Nam đang có 134,5 triệu thuê bao di động (trong đó có trên 51 triệu thuê bao sử dụng 3G, 4G) và có 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh nên việc thanh toán bằng mã QR được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển”. Ngoài ra theo khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á do phía công ty Visa thực hiện vào năm 2019, số người biết đến các hình thức thanh toán bằng mã QR đã tăng đến 81%, và có 19% số người được khảo sát tại Việt Nam đã sử dụng hình thức thanh toán này. Nhìn chung, con số đó so với những gì mà các điều có thể khai thác tại thị trường tiềm năng như Việt Nam là vô cùng đột phá. Về tình hình thanh toán bằng mã QR trong ngành bán lẻ tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng với số lượng thẻ ngân hàng dự kiến khoảng 150 triệu vào năm 2018 và chủ yếu tập trung ở người tiêu dùng trẻ tuổi, thị trường di động với 130 triệu thuê bao và 70% sử dụng smartphone sẽ là bước tạo đà cho sự phát triển của mã QR với quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam là 150 tỷ USD vào năm 2020 với mức tăng trưởng 10%/năm. Cụ thể cho những nghiên cứu trên, mới đây dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Thái Lan thì dự án: “Kết nối thanh toán bán lẻ sử dụng mã QR giữa Việt Nam và Thái Lan” đã được hoàn thành vào ngày 26/3/2021 với 2 đơn vị nồng cốt là Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Công ty Chuyển mạch Thái Lan (NITMX). Từ những yếu tố, sự kiện đang diễn ra thì những nhà bán lẻ không thể nào không quan tâm đến sự quan trọng của mã QR hiện tại. Đó là một sự hòa nhập, đổi mới, bước tiến giúp doanh nghiệp bán lẻ trụ vững, phát triển hơn trong thời 19 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16911414 đại công nghệ này đặc biệt những nhu cầu, sự chuyển đổi sở thích của người tiêu dùng diễn ra ngày càng phức tạp. 2.2 Các khái niệm nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2.2.1 Cảm nhận sự bảo mật (Perceived Security) Nhìn chung, sự bảo mật là tập hợp các quy trình, cơ chế và chương trình máy tính để xác thực các nguồn thông tin và đảm bảo sự toàn vẹn và riêng tư của thông tin (dữ liệu) nhằm tránh tình trạng các thông tin, dữ liệu quan trọng bị đánh cắp gây ra nhiều khó khăn trong kinh tế hoặc phục hồi tài nguyên mạng. Bảo mật liên quan đến thanh toán iện tử bao gồm 3 lĩnh vực sau đây: - Bảo mật và triển khai cơ sở hạ tầng - Các giao dịch bảo mật để đảm bảo thanh toán theo các quy tắc được xác định và xác định đúng - Theo Tsiakis và Sthephanides (2004) nghiên cứu về bảo mật pháp lý và khung pháp lý cho thanh toán điện tử. Khái niệm bảo mật và tin tưởng trong thanh toán điện tử (Máy tính và bảo mật, 2005). 2.2.2 Cảm nhận sự hữu ích (Perceived Usefulness) Theo nghiên cứu của Rosario Raymundo (2017) về “QR as mobile learning tools for labor room nurses” cho rằng: “Hữu ích là cảm nhận chủ quan của người tiêu dùng về khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Chức năng và khả năng sử dụng của sản phẩm là sự cấu thành chính tạo nên sự hữu ích. Về cơ bản, chức năng và khả năng sử dụng được xác định bởi sự đáp ứng nhu cầu với khả năng tương ứng của một sản phẩm. Sự hữu ích của sản phẩm thường được xác định là mức độ dễ sử dụng và niềm vui khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Cả khả năng sử dụng và chức năng của sản phẩm là bắt buộc trong tiếp thị; chúng hòa hợp với nhau khác và cùng nhau tạo nên sự hữu ích của sản phẩm.” 2.2.3 Cảm nhận về sự dễ sử dụng (Perceived Easy to Use) Theo Davis (1989), Taylor và Todd (1995) cho rằng việc dễ sử dụng đề cập đến nhận thức của một cá nhân là sử dụng một hệ thống cụ thể nào đó một cách dễ dàng hoặc dễ thực hiện tác tương tác. Trong nghiên cứu của 20 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2