BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC<br />
<br />
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG<br />
MỤC TIÊU GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG<br />
PHỔ THÔNG VIỆT NAM<br />
Mã số B94 – 37 – 38<br />
<br />
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. THÁI DUY TUYÊN<br />
Thƣ ký đề tài<br />
<br />
: CỬ NHÂN BÙI HỒNG YẾN<br />
<br />
Hà Nội – 1996<br />
<br />
TẬP THỂ TÁC GIẢ:<br />
CHỦ BIÊN: PGS . TS. THÁI DUY TUYÊN<br />
CÁC TÁC GIẢ: GS. Phan Trọng Luận, Nguyễn Đăng Tiến,<br />
Hoàng Mạnh Kha, PTS. Trần Đức Xƣớc<br />
PTS. Nguyễn Nhƣ An, PTS. Trần Kiểm<br />
PTS. Đỗ Huân<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
1.- MỤC TIÊU DẠY HỌC GIÁO DỤC (THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN<br />
THIỆN) ...................................................................................................................................... 2<br />
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MỤC TIÊU DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƢỜNG HIỆN NAY .. 19<br />
3- MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM .......................... 40<br />
4- VÀI Ý KIẾN VỀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO TRONG LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI<br />
DƢỚI GÓC ĐỘ GIÁ TRỊ HỌC .............................................................................................. 49<br />
5.- THUẬT NGỮ: MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC (DẠY HỌC)..................................................... 61<br />
6-. MẤY Ý KIẾN NHỎ VỀ CÁCH TIẾP CẬN MỤC TIÊU GIÁO DỤC ............................. 70<br />
7.- TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI ................................................. 76<br />
8. BÀN VỀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI<br />
CÁCH TIẾP CẬN MỤC TIÊU ............................................................................................... 82<br />
9. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN CHO MỤC TIÊU GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO CỦA<br />
NHÀ TRƢỜNG PHỔ THỒNG VIỆT NAM........................................................................... 93<br />
10. PHƢƠNG DIỆN VĂN HÓA TRONG MỤC TIÊU GIÁO DỤC ................................... 103<br />
11. SUY NGHĨ VỀ MỘT VÀI QUAN ĐIỂM “MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA<br />
MAKIGUCHI” ...................................................................................................................... 109<br />
12. TÌM KIẾM NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MỐI<br />
QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ VĂN HÓA – ĐẠO ĐỨC ................................................. 115<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC TIÊU DẠY HỌC GIÁO DỤC (THỰC TRẠNG, PHƢƠNG<br />
HƢỚNG HOÀN THIỆN)<br />
1. Vị trí mục tiêu giáo dục:<br />
1. Khái niệm: Trong đời sống hàng ngày, ngƣời ta thƣờng dùng hai từ mục đích, mục<br />
tiêu với ý nghĩa có thể giống nhau, có thể thay thế cho nhau – đó là cái mà mình nhằm đạt<br />
tới”. Song trong thuật ngữ giáo dục học (GDH), có sự phân biệt tƣơng đối giữa mục đích giáo<br />
dục (MĐGD) với mục tiêu giáo dục (đào tạo).<br />
MĐGD: là kết quả dự kiến của một quá trình giáo dục tƣơng đối dài, biểu thiij những<br />
yêu cầu, những quan điểm chung nhất của xã hội đối với giáo dục con ngƣời. Nó có tính chất<br />
định hƣớng cho việc hình thành nhân cách một lớp ngƣời trong một giai đoạn lịch sử nhất<br />
định (công tác giáo dục phải phát biểu theo quy mô lớn nhằm bồi dƣỡng thế hệ trẻ thành<br />
những ngƣời lao động làm chủ nƣớc nhà. Có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa và kĩ<br />
thuật, có sức khỏe nhằm phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ và nâng cao văn hóa của<br />
nhân dân lao động – đó là MĐGD đƣợc ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III):<br />
Mục tiêu giáo dục (MTGD) (đào tạo) bao gồm một hệ thống các phẩm chất cần thiết<br />
của nhân cách đƣợc trình bày dƣới hình thức những yêu cầu giáo dục mà trƣờng phổ thông có<br />
nhiệm vụ hình thành và phát triển cho thế hệ trẻ trong một thời hạn nhất định. MTGD là sự<br />
cụ thể hóa MĐGD. Để đạt đƣợc MĐGD, phải thực hiện đƣợc một hệ thống mục tiêu xếp<br />
thành nhiều tầng bậc, trong đó có mục tiêu dạy học-giáo dục, mục tiêu giáo dục từng cấp học,<br />
từng lớp học, từng môn học.<br />
1. Mục tiêu dạy học- giáo dục:<br />
Do tính chỉnh thể của nhân cách qui định, nên những mục tiêu giáo dục bộ phận<br />
không thể là những thành tố dơn lẻ, riêng biệt mà về cơ bản, những mục tiêu đó phải phản<br />
ánh những yêu cầu của MTGD tổng quát, đông thời có chú ý tới đặc thù của mỗi hoạt động,<br />
mỗi đối tƣợng giáo dục và đặc điểm của địa phƣơng mà có sự nhấn mạnh hơn đối với một số<br />
yêu cầu giáo dục nào đó.<br />
Là mục tiêu bộ phận, mục tiêu dạy học - giáo dục phải chú ý nhiều hơn tới yêu cầu<br />
phát triển năng lực nhƣ vũ trang hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí tuệ ngƣời<br />
đọc, qua đó hình thành thái độ và giáo dục nhân cách học sinh. Lâu nay phần lớn ngƣời dạy<br />
thƣờng dùng nhiều công sức vào việc chuyển tải kiến thức mà chƣa chú trọng đúng mức vào<br />
việc phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo. Kết quả là ngƣời đọc chỉ quen với kiểu học bị<br />
động, thiếu suy nghĩ độc lập, phát triển tƣ duy sáng tạo. Với tình trạng này hoạt động dạy<br />
học- giáo dục của nhà trƣờng chỉ hứa hẹn đào tạo ra những ngƣời quen thực hành, ít năng<br />
động<br />
<br />
2<br />
<br />