intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " Đánh giá kết quả bước đầu về công tác giao rừng tự nhiên "

Chia sẻ: Nguye Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

63
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc giao đất trống đồi núi trọc cho nông dân để sản xuất lâm nghiệp là nhu cầu khách quan, cấp bách, khi nông dân miền núi và vùng gò đồi đang thiếu đất canh tác, lại dư thừa sức lao động nên ngay từ đầu thập kỉ 90 nhà nước đã có 2 nghị định rất kịp thời và hữu hiệu:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " Đánh giá kết quả bước đầu về công tác giao rừng tự nhiên "

  1. Đánh giá kết quả bước đầu về công tác giao rừng tự nhiên 1. Bối cảnh Việc giao đất trống đồi núi trọc cho nông dân để sản xuất lâm nghiệp l à nhu cầu khách quan, cấp bách, khi nông dân miền núi và vùng gò đồi đang thiếu đất canh tác, lại dư thừa sức lao động nên ngay từ đầu thập kỉ 90 nhà nước đã có 2 nghị định rất kịp thời và hữu hiệu: - Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ ban hành bản quy định việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước. - Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp,. nay là nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999. Đến cuối năm 1999, mỗi năm gần 2 triệu ha rừng được khoán cho nhân dân bảo vệ, hàng chục vạn ha rừng được giao cho dân gây trồng, chăm sóc cho nhà nước và 700 nghìn ha rừng đã và đang được khoanh nuôi và xúc tiến tái sinh tự nhiên thuộc chương trình 327 tính tới năm 1998, trong đó trên 50% là giao khoán cho hộ gia đình nông dân thực hiện. Người dân nhận khoán trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ, trong đó có kết hợp trồng cây công nghiệp, đặc sản, cây lương thực thực phẩm và chăn nuôi được đảm bảo quyền lợi quy định trong quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 1
  2. 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Theo nghị định 02/CP nay là 163/1999/NĐ - CP, đến hết năm 1999 trong cả nước đã có khoảng 1,8 triệu ha đất trống đồi núi trọc, bãi hoang được giao cho dân. Giao đất trở thành điều kiện tiên quyết cho việc thực thi các dự án gây trồng rừng và phát triển lâm nghiệp xã hội, và chính giao đất trở thành chính sách phù hợp nguyện vọng nhân dân và nổi tiếng để thế giới biết đến Việt Nam trong thời xây dung kinh tế và đổi mới xã hội. Hiệu quả của việc khoán gây trồng, bảo vệ rừng và giao đất sử dụng lâu dài ổn định vào mục đích lâm nghiệp là trên 55% đất trống đồi núi trọc được giao cho cá nhân, hộ, nhóm hộ đã trở thành rừng, vườn rừng, trang traị, vừa làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống xã hội, vừa làm xanh sạch môi trường sống (tổng kết các đề tài, luận án đánh giá hiệu quả giao đất lâm nghiệp đến năm 1999). Vậy thì việc giao rừng tự nhiên cho dân là bước tiếp theo của việc giao đất (theo 02 và 163/CP) hay là 1 chương trình khác? Chúng ta hãy nhìn lại kết quả tổng kiểm kê rừng 1999 để thấy rằng vẫn còn tới 2.958.617 ha rừng chưa có chủ thật sự. Biểu 1: Rừng cả nước thống kê theo chủ quản lý (Viện ĐTQHR – 1999) Diện tích (1000 ha) STT Chủ quản lý (%) 2
  3. Doanh nghiệp nhà nước (lâm trường, công ty) 1 3.578,4 32,8 Các công ty, xí nghiệp liên doanh 2 15,1 0,1 Lực lượng vũ trang 3 204,7 2,0 Hộ gia đình, tập thể 4 2.006,5 18,4 Ban quản lý các khu rừng phòng hộ 5 1.025,2 9,4 Ban quản lý các khu rừng đặc dụng 6 1.127,0 10,3 Chưa giao 7 2.958,7 27,0 Cộng diện tích rừng cả nước 10.915,6 100,0 Số phận của gần 3 triệu ha rừng chưa giao hiện nay ra sao? Về lý thuyết thì chủ rừng là nhà nước, một nhà nước chung chung mà khi còn Bộ Lâm nghiệp 1995 trở về trước nếu chưa giao thì đều do Kiểm lâm quản lý. Thực tế bảo vệ rừng của Kiểm lâm l à bảo vệ bằng thừa hành pháp luật, bằng tuyên truyền giáo dục và bằng giám sát các chủ rừng thực thi pháp luật, chứ không thay thế chức năng quản lý bảo vệ và tổ chức sản xuất của chủ rừng được. 3
  4. ở miền Bắc, rừng chưa có chủ này khá rộng, thường là các khu rừng nghèo kiệt, nghèo lâm sản như rừng tre nứa pha gỗ nghèo, rừng núi đá vôi, rừng non mới phục hồi. ở miền Trung và Tây Nguyên cũng rất ít khi là rừng giàu gỗ hoặc trung bình, rừng le rừng khoọc, rừng non tái sinh sau nương rãy,... Do không có chủ quản lý bảo vệ nên đây là nơi cung cấp lâm sản cho nhu cầu gỗ, măng tre, chim thú cho dân cư, nhiều nơi còn là vùng đất chặt rãy đốt rừng cho dân xã khác xâm canh, hoặc dân cư tự do làm nương trái phép. Trước thực trạng này, nhiều đồng chí lãnh đạo cấp tỉnh đã tìm các giải pháp về chính sách, về tổ chức, về xã hội để bảo vệ rừng, trong đó có thử nghiệm việc giao rừng tự nhiên (kèm đất rừng) cho dân. Daklak bắt đầu từ 1999, Thừa Thiên Huế từ 1999, Sơn La từ năm 2000, Thanh Hoá, Lai Châu, Hoà Bình, năm 2000 cũng là các tỉnh đã có thử nghiệm giao rừng tự nhiên cho dân. Song vì giao th ử nghiệm nên về phương pháp, về quy mô, về chích sách hưởng lợi và nghĩa vụ có khác nhau, vi thế hiệu quả cũng không như nhau. Giao rừng như thế nào, đánh giá hiệu quả như thế nào chính là sơ kết đầu tiên của chúng tôi thực hiện ở tỉnh Daklak, tỉnh giao rừng tự nhiên thử nghiệm sớm nhất và tỉnh Sơn La là tỉnh đã giao nhiều nhất trong 3 năm vừa qua, để có các nhận xét ưu khuyết điểm và những khuyến nghị phù hợp cho các bước tiếp theo. Đã hoàn thành nhiệm vụ này, nhiều thành viên đã tham gia khảo sát đánh giá và đóng góp nhiều kinh nghiệm, công sức cho việc thu nhập, phỏng vấn, chỉnh lý số liệu như sau: - Từ dự án LNXH Sông Đà: Th. S. Phạm Quốc Tuấn (đến tháng 9/2003) - Từ dự án Hạ lưu Mêkông: Các NCS: Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Quang Tâ n (đến 7/2003) - Từ chi cục KL Sơn La: KS. Quàng Văn Bình 4
  5. - Từ chi cục PTLN Daklak: KS. Nguyễn Trọng Tường - Từ hạt KL Phú Lộc - Thừa Thiên Huế: KS. Nguyễn Văn Sơn - Từ chi cục KL Thanh Hoá: KS. Nguyễn Thế Long. 2. Phương pháp tiếp cận 2.1 Sử dụng tài liệu thống kê của các cơ quan chức năng tại địa phương thực hiện các kế hoạch giao đất giao rừng (GĐGR) như kiểm lâm, địa chính, lâm nghiệp để có số liệu báo cáo, và các đánh giá từ các đơn vị thực hiện. Số liệu của cơ quan thống kê địa phương này sẽ được kiểm chứng thông qua đợt khảo sát của chủ nhiệm công trình tại địa phương có sự tham gia của người dân. Các bản số liệu này được dẫn trong phần phụ lục. 2.2 Phương pháp chuyên gia sẽ sử dụng kinh nghiệm của các cộng tác viên có chuyên môn sâu về xã hội, kinh tế, lâm nghiệp, dân tộc để xem xét quá trình GĐGR và hiệu quả của nó trong 3 năm đầu tiên. Kỹ thuật phỏng vấn và phân tích các biểu mẫu phỏng vấn ý kiến của mọi đối tác, từ người lãnh đạo quản lý cấp tỉnh, cấp sở đến các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện, x ã và thôn bản, cho đến người dân đã nhận đất nhận rừng và chưa nhận đất nhận rừng để có bức tranh toàn cảnh và ý kiến từ mọi vị trí của xã. Ngoài các cộng tác viên ghi trong 5
  6. phần bối cảnh, còn có sự hợp tác của GS. Hoàng Hoè tại Thanh Hoá, Thừa thiên Huế, TS. Đào Công Khanh, PTS. Bảo Huy tại Đắc Lắc. 2.3 Khảo sát chuyên đề. Chọn ngẫu nhiên một số bản có GĐ-GR cho hộ, nhóm hộ và cho cộng đồng thôn bản, đồng thời chọn 1 số hộ hoặc nhóm hộ m à hiệu quả GĐGR được địa phương đánh giá là tốt nhất và yếu nhất để có điều tra chuyên đề và tìm ra các nguyên nhân gây ra các kết quả đó. 2.4 Gặp gỡ, hội thảo để lấy ý kiến trực tiếp hoặc bình luận của rộng rãi các thành phần xã hội, từ cơ sở đến các cấp huyện tỉnh. Cuối cùng là hội thảo của Tổ công tác quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng để đánh giá. Báo cáo này sau khi được nghiệm thu cũng cần có bình luận phản hồi từ các tỉnh đã tiến hành GĐGR và khảo sát đánh giá. 2.5 Kế thừa các đánh giá trước đây đối với 2 tỉnh có quy mô giao rừng tự nhiên sớm nhất (Đắc Lắc) và diện tích lớn nhất (Sơn la). Đó là - Báo cáo khảo sát đánh giá chương trình giao rừng tự nhiên 2001 tại Sơn la, của Nguyễn Ngọc Lung và Lê Ngọc Anh. - Hướng dẫn đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cấp thôn buôn 2003 của Trần Ngọc Thanh, Nguyễn quang Tân, Thomas Sikor, - ảnh hưởng của giao rừng tự nhiên ở cấp thôn/buôn: Kinh nghiệm sau 3 năm thực hiện ở tỉnh Đắc lắc, 2003, của Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Quang Tân, Thomas Sikor. 6
  7. 3. Tiến trình giao rừng 3.1 Quá trình giao rừng tự nhiên Theo khảo sát của chúng tôi thì đa số các tỉnh có rừng tự nhiên và đặc biệt là tỉnh giàu rừng đều còn nhiều khu rừng tự nhiên chưa có chủ thật sự, cho dù khâu quy hoạch phân chia 3 loại rừng (sản xuất, phòng hộ, đặc dụng) đã hoàn thành từ lâu. Ví dụ, theo con số kiểm kê rừng 1999, Cao Bằng còn tới 109 nghìn ha, Lào Cai còn 119 nghìn ha, Yên Bái còn 141 nghìn ha, Lai Châu còn 293 nghìn ha, Nghệ An còn 292 nghìn ha, Quảng Bình còn 136 nghìn ha, Quảng Nam còn 245 nghìn ha, Gia Lai còn 234 nghìn ha, Daklak còn 102 nghìn ha, Kontum còn 196 nghìn ha, Bình Thuận còn 65 nghìn ha, Kiên Giang còn 25 nghìn ha,… Trong khi đó nhiều tỉnh hầu hết rừng đã được giao hết, do đó rừng đã có chủ thật sự, diện tích chưa giao chỉ còn dưới 2000 ha như Lâm Đồng, Phú Thọ, Hoà Bình, Ninh Bình, Bình Phước,… Về quy mô giao cũng khác nhau, phương pháp cũng rất phong phú mà chắc chắn sẽ có các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm. Thống kê tại 5 tỉnh giao rừng thử nghiệm đầu tiên thì sự khác nhau như sau Biểu 2: Diện tích rừng tự nhiên đã giao tính đến tháng 7/2003 STT Tỉnh Huyện Diện tích đã giao Đối tượng nhận rừng (ha) 7
  8. Thừa Thiên Huế 1.570 Cộng đồng 1 1 119.252 Cộng đồng, nhóm hộ, hộ 2 Thanh Hoá 14 132.445 Cộng đồng, nhóm hộ, hộ 3 Lai Châu 9 Sơn La 384.784 Cộng đồng, nhóm hộ, hộ 4 16 nhóm hộ, hộ 5 Daklak 6 16.199 Như vậy đối tượng được giao rừng có 3 loại: Cộng đồng thôn bản, nhóm hộ, và hộ gia đinh, sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau. Về mục tiêu mà mỗi tỉnh đưa ra thì được trình bày dài ngắn khác nhau, nhưng không ngoài 2 mục đích sau đây: Một là tăng thu nhập cho người nhận rừng Hai là bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn Nhưng do khác nhau về phương pháp giao, người giao, người nhận rừng. Nên sự khác nhau này làm phong phú cho việc trao đổi kinh nghiệm, làm tăng tính khả thi phù hợp mọi điều kiện khác nhau cho từng nơi về tài nguyên và xã hội khi tổng kết thành quy trình giao rừng tự nhiên sau này. Ngay việc cơ quan nào lập kế hoạch và thực thi việc giao thử nghiệm cũng khác nhau ở mỗi tỉnh, cho dù cùng là chủ trương và chỉ đạo của UBND tỉnh. 8
  9. ở Daklak, lâm trường có truyền thống là cơ quan nhà nước vừa làm kinh tế, vừa làm dân vận, xã hội, vừa cùng dân làm an ninh trật tự xã hội ngay sau ngày thống nhất đất nước, nay lâm trường nhường lại một số diện tích rừng và cũng được tỉnh giao nhiệm vụ thực thi việc quy hoạch thiết kết và giao rừng cho dân với sự chỉ đạo của Sở NN-PTNT. Ngoài lâm trường, đại học Tây Nguyên cũng được giao rừng thử nghiệm và giúp dân tổ chức quản lý bảo vệ rừng được giao, đồng thời thử nghiệm các kỹ thuật điều tra thống kê thể tích gỗ khu rừng, xây dung ph ương án bảo vệ, làm giàu, trồng thêm lâm sản ngoài gỗ, canh tác nông lâm kết hợp. Kiểm lâm Thừa Thiên Huế là đơn vị quy hoạch và giao rừng tự nhiên chỉ cho đối tượng cộng đồng thôn bản. Hạt kiểm lâm Phú Lộc vừa giao rừng, vừa giúp thôn bản xây dung kết hoạch bảo vệ, quản lý, tác động và sử dụng, vừa là cơ quan giám sát, tổng kết, rút kinh nghiệm, cũng giống nh ư kiểm lâm Thanh Hoá thực thi nhiệm vụ này, nhưng đối tượng giao vừa là hộ gia đình, vừa là nhóm hộ hoặc cộng đồng đồng thời ở 1 số xã, huyện có sự hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí từ dự án Khu vực lâm nghiệp ADB. Tại Sơn La, tỉnh chỉ đạo việc quy hoạch, xây dựng ph ương án, quy chế quyền lợi, nghĩa vụ, và kế hoạch giao rừng cho cả 3 đối tượng là hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng. Nhưng thực hiện việc giao rừng lại là 2 cơ quan giao riêng biệt, đó là Kiểm lâm và Địa chính. Kiểm lâm mạnh về lâm nghiệp và pháp chế, địa chính mạnh về đo đạc, giao đất, cấp đất, khi mỗi bên tổ chức giao rừng riêng cho từng huyện thì ngoài việc phát huy điểm mạnh đã không khắc phục được các điểm yếu của mình. Đặc biệt những nơi sự tham gia của người dân một cách không đầy đủ đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả GĐGR. Trong khi đó ở tỉnh Lai Châu thì cơ quan chủ trì GĐGR lại chỉ là địa chính. Như vậy trong giai đoạn thử nghiệm, kết quả giao rừng tự nhiên chưa có chủ quản lý cho dân đã được tiến hành sớm nhất tại Daklak từ 1999 và sau này là Thừa 9
  10. Thiên Huế, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá đã giao hàng trăm nghìn ha rừng tự nhiên, mà điểm giống nhau ở mọi nơi đã giao thì đại đa số là rừng nghèo, rừng non mới tái sinh trữ lượng thấp, rừng tre nứa, và đôi khi cả đất trống hoặc nương rãy, cây non tái sinh chưa thành rừng non (loại Ic) nên chưa hỗ trợ kịp thời cho nhu cầu cuộc sống của người dân. 3.2 Quy trình kỹ thuật Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan cao nhất chỉ đạo chương trình giao đất có rừng tự nhiên (GĐGR) và ra các văn bản pháp lý để đảm bảo thực hiện quá trình này trong tỉnh. Do mỗi tỉnh lại giao trách nhiệm cho một cơ quan khác nhau chủ trì để phối hợp với các cơ quan ban ngành khác trong tỉnh như Kiểm lâm tại Sơn la, Thừa thiên Huế, Thanh Hoá, Lâm trường tại Đắc lắc, địa chính tại Lai Châu nên ở mỗi tỉnh đã phải dự thảo một bản hướng dẫn kỹ thuật hay còn gọi là quy trình GĐGR. Sơn la được coi là tỉnh có hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ nhất. Ví dụ theo quyết định số 3010/QĐ/UB ngày 12/12/2000 c ủa Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật GĐGR do tổ tư vấn giúp việc ban chỉ đạo GĐGR tỉnh soạn thảo. Chính các cơ quan nghiệp vụ như dự án lâm nghiệp xã hội Sông Đà, dự án hạ lưu Mê Kông, Đại học Tây nguyên đã tham gia các tổ tư vấn để soạn thảo hướng dẫn kỹ thuật này. Hướng dẫn kỹ thuật GĐGR của tỉnh Sơn La gồm 7 bước như sau: Bước 1: Công tác chuẩn bị. Bước 2: Kiểm tra diện tích đất, trạng thái rừng sẽ giao, phổ biến cho dân. 10
  11. Bước 3: Xây dựng phương án giao rừng cấp xã. Bước 4: Đo trữ lượng rừng và ranh giới rừng được giao ngoài thực địa. Bước 5: Hoàn thiện các tài liệu giao rừng. Bước 6: Thẩm định và trình duyệt hồ sơ địa chính. Bước 7: Nghiệm thu quyết toán, trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất v à rừng. Tại Sơn La việc kiểm kê thể tích gỗ cho mỗi lô rừng sẽ giao bằng ph ương pháp Bitterlich. Có sự trùng hợp một cách ngẫu nhiên về thời hạn quy định là 15 năm để chuyển quyền sở hữu rừng tự nhiên từ nhà nước sang người nhận rừng tại 2 tỉnh Sơn la, Đắc Lắc. ở Sơn la chủ rừng được giao bảo vệ tốt sau 5 năm nếu khai thác được hưởng 33% sản phẩm, sau 10 năm được hưởng 67%, sau 15 năm được hưởng 100% sản phẩm, có nghĩa là được hoàn toàn sở hữu tài nguyên rừng cùng với quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo chính sách hiện hành. Tại Đắc chủ hộ nhận rừng cho đến khi khai thác gỗ, nếu bảo vệ tốt thì mỗi năm được hưởng 6,67% như vậy sau 15 năm bảo vệ tốt cũng có nghĩa là được toàn quyền sở hữu tài nguyên rừng và quyền sở hữu đất lâm nghiệp nh ư ở Sơn la quy định. 4. Phân tích hiệu quả và thảo luận. 4.1 Tiêu chí đánh giá hiệu quả và phương pháp tiến hành 11
  12. Muc tiêu bao quát và lâu dài mà lãnh đạo UBND các tỉnh thử nghiệm giao rừng chưa có chủ quản lý cho dân là: - Tăng thu nhập cho chủ nhận rừng và bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn. Song trong công trình đánh giá bước đầu về công tác giao rừng tự nhiên của tổ công tác quốc gia về quản lý rừng dựa vào cộng đồng, chúng tôi đã đề xuất tiêu chí cụ thể sau 4 năm ở Đắc lắc và Thừa Thiên Huế, sau 3 năm ở Sơn la. Ngoài ra cũng xem xét sự hợp lý hay ch ưa hợp lý của quy trình và tổ chức giao rừng: 1- Sự thay đổi của tài nguyên rừng: mất rừng về diện tích, giảm sút chất lượng trữ lượng do chặt trộm, chặt quá mức; hoặc ngược lại rừng bảo vệ tốt lên do tăng trưởng tự nhiên, do trồng rừng thêm, làm giàu bằng cây gỗ hoặc sản phẩm nông lâm kết hợp.. 2- Lợi ích chủ rừng thu được từ rừng: lợi ích vật chất về lâm sản; về dịch vụ (du lịch, nguồn nước, môi trường); sự thay đổi lợi ích so với quy định ban đầu khi nhận rừng. 3. Mối quan hệ giữa người giao rừng, người nhận rừng: Sự chuẩn bị về mặt pháp lý, kỹ thuật, nguồn lực; sự tham gia của người dân; cơ quan nào chủ trì việc giao rừng thị thuận lợi nhất; chính sách hỗ trợ sau giao rừng. 4. Đặc thù của địa phương về phong tục tập quán, dân tộc, dân trí, thị tr ường: Sự khác nhau đó đòi hỏi phải quy định hạn điền, đối tượng nhận rừng là hộ cá thể hay cộng đồng? chính sách ưu đãi sau giao, dồn điền đổi thửa, dự trữ thiếu hụt. 12
  13. Để sử dụng 4 tiêu chí đánh giá nói trên, công trình này đã trình bày phương pháp tiếp cận tại phần 2, đó chính là sử dụng tổng hợp các phương pháp: - Thống kê số liệu, phương pháp chuyên gia, có sự tham gia của người dân và các cấp giao, nhận rừng( phỏng vấn, hội thảo), và kế thừa. Tại các tỉnh, hàng năm đều có đánh giá việc thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả của việc giao rừng, ngoài ra có các đánh giá hiệu quả giao rừng sau 1 năm, 2 năm, và sau 3 năm. Việc đánh giá hiệu quả cũng sử dụng các phương pháp khác nhau và đạt kết quả khác nhau. Nói chung, mục tiêu đề ra là bảo vệ rừng tốt hơn, và có thu nhập cho dân thì đều đúng, nhưng hiện nay cũng chưa thật có hiệu quả cao, nhiều nơi vẫn mất rừng, tuy ít hơn nhiều so với rừng chưa có chủ. Thu nhập chưa cao, chưa cải thiện được đời sống cho dân và chưa hấp dẫn người nhận rừng, nhưng từng nơi, từng tỉnh lại có mức độ khác nhau. Các tác giả Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Quang Tân, cùng TS. Thomas Sikor, chuyên gia dài hạn dự án Mekong tại Daklak đã nghiên cứu và đề xuất phương pháp đánh giá hiệu quả giao rừng khá độc đáo và vận dụng vào địa bàn Daklak đã đạt được các kết quả phản ánh khách quan sự thật, được báo cáo tại hai hội thảo Hà nội 18/7/2003 để trao đổi kinh nghiệm, cho dù điều kiện tài nguyên rừng, phong tục tập quán tại Daklak có đặc thù rừng như đã nói ở phần hiện trạng. Song thực ra đã đưa ra các gợi ý tốt để xây dựng các tiêu chí đánh giá vừa trình bày trên Phương pháp đánh giá của các tác giả này đòi hỏi có sự tham gia của người dân nhận rừng và cấp quản lý thôn, bản, xã là chính. (cũng dùng công cụ phỏng vấn và họp/hội thảo nhóm hộ). Nội dung của phương pháp gồm 5 điểm sau đây: 13
  14. 1. Thay đổi tài nguyên rừng được giao? - Thay đổi giai đoạn đánh giá - Dự báo thay đổi tương lai gần 2. Thay đổi lợi ích từ rừng được giao? - Giai đoạn đánh giá - Dự báo khả năng thay đổi tương lai 3. Những nhân tố nào làm thay đổi (tài nguyên và lợi ích)? 4. Mối quan hệ giữa người được giao rừng và người tổ chức giao? - Nhận thức về quyền lợi nghĩa vụ người được giao rừng có đầy đủ? - Sự tham gia của người dân đến mức nào, chủ động hay bị động? 5. Điều kiện đặc thù về tài nguyên, tập quán tạo ra hình thức nhận rừng? Phương pháp đánh giá hiệu quả giao rừng này đã được chính các tác giả tiến hành tại 10 buôn giai đoạn 1999-2002 đối với 120 hộ nhận rừng, 89 hộ chưa nhận rừng và rừng lâm trường quản lý và báo cáo tại hội thảo lần 2, Hà Nội 7/2003 mà bạn đọc có thể tham khảo trong tài liệu “Giao rừng tự nhiên cho nông dân và đánh giá hiệu quả sau 3 năm “ của Nguyễn Quang Tân, Trần Ngọc Thanh, Thomas Sikor, Nguyễn Ngọc Lung đăng trong Tạp chí Nông nghiệp & phát triển nông thôn số 9/2003. 4.2 Hiệu quả của giao rừng tự nhiên cho dân 14
  15. Sự thay đổi của rừng sau khi giao: 1.1 - Rừng sau khi đã giao, có chủ thật sự được bảo vệ tốt hơn về diện tích, không chỉ từ nguồn báo cáo của các cấp quản lý địa phương mà là 92% phiếu phỏng vấn nữa. - Người kinh nhận rừng xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, Sơn La đã trồng cây ăn quả dọc chân núi, trồng tre trúc vào các đám đất trồng trên sườn dốc ngay sau khi nhận sổ đỏ. Người dân tộc M’nông đội 6 xã Đắc Tik Huyện Đắc R’lap (Đắc lắc) đã trồng cây ăn quả vào nương rẫy cũ, trông song mây, tre trúc vào các bãi trống trong rừng mới nhận trồng cây gỗ lớn vào rừng nghèo kiệt để làm giàu với sự giúp đỡ cây giống và kỹ thuật của ĐHTN. - Người kinh và người dân tộc sống dọc theo quốc lộ, nơi gần thị trấn dân cư có thị trường tiêu thụ đều biết trồng thêm tre trúc, cây lâm sản ngoài gỗ tại Sơn la, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế làm cho rừng nhanh phục hồi và có giá trị kinh tế cao hơn. 1.2 - Đa số trường hợp là sau khi nhận rừng chỉ được bảo vệ, tuần tra chống khai thác gỗ, lâm sản trộm, phòng chống cháy rừng, và để nguyên chưa tác động, trừ việc thu nhặt củi khô và lấy măng, song mây như trước khi nhận rừng. Vì vậy rừng sau khi nhận ít thay đổi về diện tích, lượng gỗ tăng trưởng trong 3 năm khó kiểm kê và thường còn nằm trong sai số điều tra khi giao rừng. - Vẫn thường xuyên có vi phạm chặt trộm gỗ, lấy măng, củi bất hợp pháp ở các khu rừng giao cho cộng đồng bản Muông, xã Chiềng ngần, bản Có xã Chiềng sinh (thị xã Sơn la) nhưng ở quy mô nhỏ và không thường xuyên và nể nang nên không bắt, không báo lẫn nhau. 15
  16. - Một số hộ được giao rừng tại xã Chiềng Ve, huyện Mai Sơn (Sơn la) không được học tập kỹ nên cho rằng hộ có quyền sử dụng đất và rừng ngay đã chặt hết gỗ, củi bán cho nhà máy đường và làm nhà nên mất rừng, dù chỉ dưới 10ha loại IIb nên bị xử lý. - Cộng đồng bản Mường, xã Chiềng Yên, thị xã Sơn la sau khi nhận rừng đã khai thác trắng rừng tự nhiên để bán gỗ, củi chia tiền cho các hộ, do công tác học tập quy chế không đầy đủ, làm mất rừng. 1.3 Việc mất rừng ở Đắc lắc lại do nguyên nhân khác, Đó là sức ép khai hoang rừng trồng lương thực và cà phê, chè, tiêu, điều. Mặc dug quy chế giao rừng tự nhiên của tỉnh cho phép các hộ thiếu đất nông nghiệp đ ược giành 1 ha đất trống để trồng cây lương thực, cây công nghiệp, nhưng nhiều hộ và cộng đồng đã làm quá mức quy định. - Sau khi chính quyền có biện pháp ngăn chặn nạn người thường chặt rừng khai hoang trồng điều để bán đất cho người kinh thì hiện nay phong tục đòi nương rãy cũ để tiếp tục đốt mương làm rãy, chỉ cần tìm lại cây xoài, cây mít mà trước đây trông trên rãy cũ là đủ, hoặc có bà con chứng nhận khu rừng non là do gia đình hoặc bố mẹ, ông bà đã từng đốt rãy trước đây cũng đủ để hộ gia đình khai hoang, cho dù khụ rừng đã giao cho hộ hay cho cộng đồng nhận. 1.4 Hai tác giả Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Quang Tân đã điều tra diện tích mất rừng trong 3 năm vừa qua (1999 - 2002) tại 10 buôn có 120 hộ nhận rừng đã bị chặt 54,8 ha rừng làm rãy, chiếm tới 10% diện tích đã giao. Song khi điều tra diện tích rừng tự nhiên do lâm trường quản lý mà không giao cho dân c ũng thuộc 10 buôn này thì đã mất tới 183,8 ha, nghĩa là 3 lần lớn hơn rừng mà lâm trường đã giao cho hộ dân quản lý. 16
  17. 1.5 Đa số các khu rừng giao cho hộ hoặc cộng đồng quản lý đều được bảo vệ tốt hơn, nhưng ở những nơi gần thị trường tiêu thụ hoặc có nhu cầu lâm sản cao thì việc giảm trữ lượng hoặc giảm lâm sản ngoài gỗ so với lúc giao vẫn sảy ra (tuy ít) như dọc quốc lộ 6 (Sơn la), xã Ea-sol huyện Ea H’leo(Đắc lắc) khi gỗ nọc tiêu thiếu thốn thì vẫn bị xâm hại lẫn nhau. Lợi ích thu được từ rừng 2.1 Sự hạn chế của người được giao là do đại đa số trường hợp là rừng nghèo kiệt, rừng non tái sinh, lùm bụi, tre nứa v.v..nghĩa là ít giá trị kinh tế do sản lượng trữ lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ đã cạn kiệt, trước khi giao cho dân thường là chưa có chủ thật sự là nơi mà dân tranh nhau lấy củi, lấy măng hoặc thu hái lâm sản, vì vậy nay giao cho chủ thì: - Chủ rừng tiếp tục sử dụng rất hạn chế khu rừng của mình bởi những lâm sản cho phép như củi, tre nứa gia dụng, măng, một ít cây thuốc, song mây v.v…nh ưng do mình tự điều chỉnh để sử dụng lâu dài như ở Sơn la, Thừa thiên Huế. Đối với chủ rừng cộng đồng thì việc sử dụng còn hạn chế hơn nữa vì quy chế và hương ước cần được tôn trọng - ở Tây nguyên, trung bình. 2.2 Qua khảo sát cho thấy kinh tế lâm nghiệp đối với người nông dân chỉ là thu nhập phụ, đảm bảo chất đốt, 1 ít đồ gỗ gia dụng hay tre nứa, măng nấm, cây thuốc, ít khi thành hàng hoá bán góp vào thu nhập. Điều tra cơ cấu thu nhập từ rừng hộ ông Lò văn Pôn ở bản Nhọp, xã Cò Nòi huyện Mai Sơn (Sơn la) cho they trong 2 năm 2000- 2001 chỉ chiếm 12 - 17%. Hoặc hộ ông Quàng văn Sướng, thôn Tà Vài 1, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, thu nhập từ lâm nghiệp cao nhất cũng chưa tới 20% của kinh tế hộ. 17
  18. ở Đắc lắc, tuy rừng mà lâm trường đã nhượng lại để giao cho dân cũng đều l à nghèo kiệt nhưng còn trữ lượng nên bình quân mỗi hộ trước và sau khi có chủ trương nhận rừng thường khai thác sử dụng 0,5 m3 gỗ/hộ/năm thuộc 12 loài cây ưa thích, lấy bình quân 5 cọc tiêu/năm/hộ. Như vậy chưa bằng tăng trưởng gỗ 1 ha rừng nghèo kiệt. 2.3 Rừng “mó nước” dọc suối do cộng đồng quản lý bảo vệ đã đảm bảo nước sinh hoạt cho nhiều bản làng ở Sơn la, Lai châu, ở Ea-sol, huyện Ea-H’leo (Đắc lắc), Thuỷ Yên thượng, xã Lộc Thuỷ (Thừa thiên Huế). - Tại Thuỷ Yên Thượng, cộng đồng thôn không chỉ trồng cây làm giàu rừng mà còn làm đường vào rừng khuyến khích du lịch và đầu tư nghỉ ngơi du lịch. - Cộng đồng cũng còn xem xét nhu cầu gỗ làm nhà để xếp thứ tự ưu tiên sao cho lượng xin chặt hàng năm dưới lượng tăng trưởng 2%. Năm 2002 đã xin vay trước chỉ tiêu của năm 2003 để giúp 1 vài gia đình hang nhà cần làm gấp. Hai khu rừng giao cho cộng đồng cùng huyện Phú lộc (Thừa Thiên Huế) là Thuỷ Dương, Phú Hải, cũng giống như Thuỷ Yên thượng đều xây dựng phương pháp quản lý có thu hoạch gỗ củi bền vững lâu dài. 2.4 Cũng theo phân tích tài liệu 10 thôn nhận rừng từ 1999 đến năm 2002 với 2 xã Ea sol, Đắc tik (Đắc lắc) thì: 120 hộ nhận rừng thu nhập từ rừng 450 000 VND/năm/hộ, còn 89 hộ không nhận rừng khai thác tự do như trước đây chỉ thu nhập bình quân 33 000 VND/năm/hộ (Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Quang Tân , 2003). - Trong khi tại Đắc lắc đang thử nghiệm giao rừng cho cộng đồng thì rừng do hộ được nhận đang bị 2 áp lực do phong tục là: - Không ngăn cản được người khác xâm nhập vào khu rừng riêng của mình và - Rất khó từ chối khi người không nhận rừng xin chặt cọc tiêu từ các loài gỗ cứng. 18
  19. Mối quan hệ giữa người giao rừng và người nhận rừng 3.1 Như đã trình bày trên, các tỉnh khác nhau đã giao cho các cơ quan chuyên ngành khác nhau chủ trì việc GĐGR cho dân: + Cơ quan lâm nghiệp, lâm trường: Đắc Lắc + Kiểm lâm: Thanh hoá, Thừa Thiên Huế, Sơn la + Địa chính: Lai châu, 1 phần Sơn la. - Ngoài những quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ quan lâm nghiệp và kiểm lâm có chuyên môn sâu về nghề rừng, pháp luật về rừng và kỹ năng tuyên truyền giáo dục, khuyến lâm cho dân nên dễ dàng soạn thảo quy trình giao rừng có người dân tham gia. - Lâm trường trước đây vừa là doanh nghiệp vừa là cơ quan sự nghiệp giúp dân phát triển kinh tế xã hội, khuyến lâm và kể cả an ninh vùng núi. Từ khi chuyển sang doanh nghiệp mặc dù vẫn giữ truyền thống gắn với dân và uy tín cũ nên nhường 1 phần rừng của mình và chủ trì việc giao rừng vẫn tốt, nhưng không đúng chức năng, nhất là trách nhiệm tiếp tục theo dõi , điều chỉnh và đề xuất chính sách hỗ trợ sau giao rừng. - Địa chính với nghiệp vụ tốt về đo đạc, xác định, nghiệp vụ đăng ký, quản lý và thủ tục giao, cấp quyền sử dụng, song do thiếu nghiệp vụ phân chia 3 loại rừng, xác định trữ lượng gỗ, giải pháp lâm sinh, khuyến lâm nên rất khó truyền đạt và tuyên truyền giáo dục để dân hiểu biết luật pháp lâm nghiệp nên sẽ gặp nhiều hạn chế nếu chủ trì việc GĐ-GR. Vấn đề chọn người GĐ-GR đã phản ảnh kết quả, hiệu quả GĐ-GR mà báo cáo này trình bày trong phần phân tích hiệu quả này. 19
  20. 3.2 Người nhận rừng được quy định hiện nay là 3 loại đối tượng: hộ gia đình, nhóm hộ, và cộng đồng trong 1 đơn vị dân cư như thôn, buôn, bản. Hội thảo nhỏ cấp tỉnh và phiếu phỏng vấn đã phản ảnh một số quy luật lựa chọn sau đây một cách rất r õ nét. - Hộ gia đình phù hợp với người kinh, hoặc người có ít nhiều năng lực quản lý, kinh doanh, có vốn, hoặc đang sống ở khu dân cư, gần thị trường, hoặc các vùng ít rừng, ít đất, có kỹ thuật, dân trí cao. Vì vậy hộ gia đình nhận rừng phù hợp với nhiều trường hợp, nhiều vùng của nhiều tỉnh khi cơ chế thị trường và sản xuất hàng hoá càng phát triển. - Nhóm hộ nhận rừng phù hợp trong trường hợp đặc thù về rừng hoặc về dân sự. Nếu khu rừng khó chia công bằng nh ư một quả núi cao, chân núi bằng phẳng, đất tốt, sườn dốc đất xấu, rừng nghèo, lên đỉnh hết rừng, đất trống trọc và xấu như nhiều trường hợp ở Hát Lót, Mai Sơn (Sơn la), Lộc Tiến, Lộc Thuỷ, Phú Lộc( Thừa Thiên Huế) nên chia khó công bằng, manh mún.Hoặc khi dân trí còn thấp, cần có sự tương hỗ trong bảo vệ rừng, trong đầu t ư, vì vậy vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa nên xem xé t nguyện vọng chưa muốn tự lập của từng hộ để giao rừng cho nhóm hộ. Sau nhóm hộ, khi phát triển vẫn có cơ hội chia lại cho từng hộ. - Cộng đồng là đơn vị lớn hơn có gắn kết truyền thống dòng họ hoặc địa lý hành chính, nên quản lý các khu rừng thiêng để thờ cúng, rừng ma làm nghĩa địa và rừng mó nước bảo vệ đầu nguồn suối nước theo truyền thống tại Sơn la, Lai châu, Hoà bình. Cũng phù hợp cho các vùng kinh tế thị trường còn kém phát triển, các vùng dân tộc còn tính cộng đồng cao như Tây bắc, Tây nguyên hoặc nơi an ninh an toàn chưa tốt cần có quy chế, hương ước và dựa vào sức mạnh tập thể để bảo vệ rừng. Chính vì thế không nên cứng nhắc trong các tiêu chuẩn xác định đối tượng giao rừng và theo nguyện vọng dân cư. Đã có những kinh nghiệm GĐ-GR như Sơn la ban đầu dự định chỉ giao rừng cho hộ, Đắc lắc tới nay mới giao cho cộng đồng v.v.. Song điều chỉnh cho hợp lý l à giải pháp tôn trọng quy luật phát triển của xã hội. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2