Nghiên cứu khoa học " Nhân giống thông đuôi ngựa bằng hom "
lượt xem 6
download
Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana) là một trong những loài cây trồng rừng quan trọng ở vùng núi của các tỉnh phía Bắc. Nhân giống bằng hom cho các loài thông và vân sam đã được áp dụng khá thành công ở các nước châu Âu, Australia và New Zealand. Công ty Hilleshog của Thuỵ Điển hàng năm đã sản xuất đến 4 triệu cây hom vân sam (Picea abies), các vườn ươm ở Queensland và Victoria của Australia cũng sản xuất hàng năm 6 - 7 triệu cây hom cho thông P. radiata và P. caribaea để...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " Nhân giống thông đuôi ngựa bằng hom "
- Nhân giống thông đuôi ngựa bằng hom GS.Lê Đình Khả I. Mở đầu. Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana) là một trong những loài cây trồng rừng quan trọng ở vùng núi của các tỉnh phía Bắc. Nhân giống bằng hom cho các loài thông và vân sam đã được áp dụng khá thành công ở các nước châu Âu, Australia và New Zealand. Công ty Hilleshog của Thuỵ Điển hàng năm đã sản xuất đến 4 triệu cây hom vân sam (Picea abies), các vườn ươm ở Queensland và Victoria của Australia cũng sản xuất hàng năm 6 - 7 triệu cây hom cho thông P. radiata và P. caribaea để cung cấp giống cho các nhu cầu trồng rừng. áp dụng nhân giống hom như một công cụ để nhân các giống cây đã được chọn lọc và lai tạo cho phép tăng nhanh tốc độ cải thiện giống cây rừng. Rừng trồng bằng cây hom từ các giống đã được chọn lọc có ưu điểm là tốc độ sinh trưởng nhanh và đồng đều, nên ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến. Nghiên cứu của I.I.Dansin (1983) cho thấy trong lúc vân sam có tỷ lệ ra rễ 80% thì thông châu Âu tỷ lệ ra rễ cao nhất chỉ đạt 42%. Tác giả cũng thấy xử lý hom bằng IAA trong 24 giờ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. Còn R.I.Haines và cộng sự (1989) nghiên cứu cho Pinus caribaea var. Hondurensis x P. tecunumanii lại thấy rằng xử lý IBA có thể cho tỷ lệ ra rễ đến 76 - 77%. Khả năng ra rễ của thông cũng thay đổi theo giai đoạn tuổi. V.N.Stebacova, I.I.Lalymenko (1988) đã thấy răng nếu thông châu Âu 2 - 3 tuổi có tỷ lệ ra rễ 60 - 80% thì cây 4 - 5 tuổi có tỷ lệ ra rễ 30 - 40%, cây 10 tuổi có tỷ lệ ra rễ 20%, cây già hơn không thể ra rễ. Mặt khác, khả năng ra rễ cũng thay đổi theo từng cá thể
- cây lấy hom. Cây ra rễ tốt nhất có thể đạt 100% thì cây kém nhất hoàn toàn không ra rễ. Vì vậy, tìm hiểu loại thuốc, nồng độ thuốc và thời gian xử lý thích hợp cho thông đuôi ngựa để tạo được tỷ lệ ra rễ cao là một bước trong chương trình cải thiện giống và nhân giống cho loài cây này. II. vật liệu và phương pháp nghiên cứu. Vật liệu nghiên cứu là các hom đầu cành của thông đuôi ngựa (Pinus massoniana) lấy từ cây 8 - 10 tuổi, 20 tuổi và 50 tuổi. Mỗi công thức xử lý 15 - 20 hom, riêng thí nghiệm thăm dò đầu tiên chỉ xử lý mỗi công thức 6 hom. Giâm hom được tiến hành vào các tháng đông xuân. Thuốc xử lý là IAA (Axit Indol axetic) và IBA (Axit Indol butiric) có nồng độ và thời gian xử lý khác nhau. Thí nghiệm được tiến hành tại nhà kính của Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (tại Chèm - Từ Liêm - Hà Nội). III. Kết quả nghiên cứu. 1. Tác dụng của IAA và IBA. Trong các loại thuốc được sử dụng để kích thích ra rễ thì IAA và IBA là những chất phổ biến nhất và thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. Xử lý thử hom thông đuôi ngựa 8 năm tuổi bằng IAA và IBA theo các nồng độ 100ppm, 150ppm và 200ppm trong các thời gian 8 giờ, 16 giờ và 24 giờ đã thấy rằng sau 80 ngày công thức đối chứng (không xử lý) hoàn toàn chưa ra rễ, các công thức xử lý thuốc đã ra rễ ở các mức độ khác nhau (biểu 1). a. Tác dụng của IAA.
- Xử lý hom bằng IAA nồng độ 100ppm trong 8 giờ sau 80 ngày vẫn chưa ra rễ, xử lý trong 16 và 24 giờ đã có tỷ lệ ra rễ 17 - 33% (biểu 1). Còn xử lý bằng IAA ở nồng độ 150 và 200ppm trong 8 giờ đều cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (83%) với số lượng rễ 2,0 - 2,6 cái/rễ và chiều dài rễ 3,7 - 4,3cm, tăng thời gian xử lý lên 16 và 24 giờ đều làm giảm tỷ lệ ra rễ. Biểu 1. Đặc điểm ra rễ của thông đuôi ngựa 8 tuổi, xử lý IAA và IBA (kiểm tra sau 80 ngày, mỗi công thức 6 hom). Nồng Thời gian IAA IBA độ (ppm) xử lý Tỷ lệ Số lượng rễ Chiều dài Tỷ lệ ra Số lượng rễ Chiều (giờ) ra rễ rễ (cm) rễ (%) dài rễ (cái/hom) (cái/hom) (%) (cm) Đối chứng 0 0 0 0 0 0 100 8 0 0 0 50 3,3 4,8 16 33 1,0 3,9 83 2,0 4,2 24 17 1,0 4,5 50 2,0 2,5
- 150 8 83 2,0 3,7 100 5,2 4,7 16 50 1,3 6,0 50 9,3 5,9 24 50 1,3 4,9 33 4,0 3,7 200 8 83 2,6 4,3 83 4,2 4,6 16 50 1,3 1,7 100 3,5 2,8 24 33 1,0 0,3 0 0 0 b. Tác dụng của IBA. Xử lý hom bằng IBA 100ppm trong 16 giờ đã cho tỷ lệ ra rễ đến 83%. Còn khi xử lý ở nồng độ 150 - 200ppm trong 8 - 16 giờ có thể cho tỷ lệ ra rễ đến 100% (biểu 1). Số lượng rễ và chiều dài rễ cũng đều khá hơn các công thức khác. Trong lúc công thức đối chứng vẫn chưa ra rễ, còn nồng độ 200ppm trong 24 giờ lại bị chết hoàn toàn.
- Xét cả tỷ lệ ra rễ lẫn số lượng rễ/hom và chiều dài rễ đều thấy công thức xử lý IBA nồng động 150ppm trong 8 giờ là có hiệu quả ra rễ lớn nhất đối với thông đuôi ngựa. Vì vậy, các thí nghiệm về sau chỉ tập trung vào việc xử lý IBA nồng độ 150ppm với các thời gian khác nhau. 2. Xử lý hom lấy từ cây có tuổi khác nhau bằng IBA nồng độ 150ppm theo các thời gian khác nhau. Xử lý hom thông đuôi ngựa lấy từ cây mẹ có tuổi khác nhau (từ 2 năm đến 50 năm tuổi) bằng IBA nồng độ 150ppm với các thời gian 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ, 16 giờ và 24 giờ vào khoảng tháng 11 trong năm (biểu 2), cho thấy sau 60 ngày tất cả các công thức đối chứng (không xử lý) đều chưa ra rễ. Sau 73 ngày mới có tỷ lệ ra rễ 10 - 15%. Trong lúc các công thức xử lý thuốc đều ra rễ với tỷ lệ khác nhau tuỳ theo tuổi cây và thời gian xử lý thuốc. Cây 8 - 10 năm tuổi cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (100%) với số lượng rễ nhiều nhất (6,7 cái/hom) và chiều dài rễ lớn nhất (2,96cm) khi xử lý trong thời gian 6 giờ. Tiếp đó là công thức xử lý trong thời gian 8 giờ. Biểu 2. Đặc điểm ra rễ của hom thông đuôi ngựa khi xử lý IBA nồng độ 150ppm (mỗi công thức xử lý 20 hom). Cộng dồn sau 73 ngày Sau 60 ngày Công thức Số hom Tỷ lệ ra Số lượng rễ Chiều dài Số hom ra Tỷ lệ ra ra rễ rễ (%) rễ (cm) rễ rễ (%) (cái/hom)
- Cây 8 - 10 năm Đối chứng 0 0 0 0 3 15 2 giờ 13 65 5,2 3,13 14 70 4 giờ 10 50 6,2 2,81 12 60 6 giờ 18 90 6,7 2,96 20 100 8 giờ 12 60 5,6 1,53 17 85 16 giờ 5 25 6,2 2,22 8 40 24 giờ 3 15 3,7 0,83 3 15 Cây 20 năm Đối chứng 0 0 0 0 0 0
- 2 giờ 0 0 0 0 1 5 4 giờ 1 5 1,0 1,5 1 5 6 giờ 2 10 1,0 0,3 2 10 8 giờ 3 15 1,0 0,4 4 20 16 giờ 0 0 0 0 0 0 24 giờ 0 0 0 0 0 0 Cây 50 năm Tất cả các công thức đều không ra rễ Cây 20 năm tuổi. Xử lý 2 giờ thì sau 60 ngày vẫn chưa ra rễ, sau 73 ngày mới có 5%. Xử lý 8 giờ sau 73 ngày mới có 20% số hom ra rễ. Xử lý 16 giờ và 24 giờ vẫn không ra rễ. Điều đó chứng tỏ ở tuổi cao thì tỷ lệ ra rễ thấp và dù có kéo dài thời gian xử lý thì hom vẫn không ra rễ. Đối với cây 50 tuổi. Tất cả các công thức xử lý đều không ra rễ. Tóm lại, qua thí nghiệm trong 2 năm có thể thấy:
- Xử lý IBA trong thời gian 6 - 8 giờ thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. - Cây 8 - 10 năm tuổi luôn luôn có tỷ lệ ra rễ cao nhất (90 - 100%). - Cây 20 năm tuổi có tỷ lệ ra rễ rất kém (cao nhất chỉ 20%). - Cây 50 tuổi hoàn toàn không có khả năng ra rễ. IV. Kết luận. Qua các đợt thí nghiệm với các loại thuốc có nồng độ và thời gian khác nhau cho hom đầu cành lấy từ các cây thông đuôi ngựa có tuổi khác nhau có thể rút ra các nhận định chính sau đây: 1. Hom thông đuôi ngựa không xử lý thì lâu ra rễ và tỷ lệ ra rễ rất thấp (10 - 15%). Xử lý bằng IAA và IBA có tác dụng kích thích ra rễ rõ rệt đối với hom thông đuôi ngựa. Trong đó IBA là chất có hiệu quả hơn so với IAA. 2. Xử lý IBA nồng độ 150ppm trong thời gian 6 - 8 giờ cho tỷ lệ ra rễ 100%. Cây hom có số lượng rễ nhiều nhất và chiều dài rễ khá nhất. 3. Hom lấy từ cây 8 - 10 tuổi có tỷ lệ ra đến 100%, lấy từ cây 20 tuổi có tỷ lệ ra rễ rất thấp (20%), lấy từ cây 50 tuổi thì hoàn toàn không có khả năng ra rễ. Vegetative propagation of Pinus massoniana by cuttings Summary Treating terminal branch cuttings of P.massoniana trees of different ages with IAA and IBA at concentrations of 100, 150 and 200ppm showed that in comparision to control treatment, rooting ability of P.massoniana cuttings are significantly increased by using growth regulators 70 - 80 days after treatment, cuttings in control treatment (without growth regulator) were either not yet rooted or a roo ting
- percentage of only 10 - 15% was observed, whereas rooting percentage of cuttings treated with 150ppm of IAA in 8hrs was 83% and that of cuttings treated with IBA in 6 - 8hrs was up to 100%. Treating with IBA at concentration of 150ppm indicated that rooting percentage of cuttings from 10 years old trees was up to 100% and 20% for trees of 20 years old. No rooted cuttings were observed for cuttings from 50 years old trees.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá nhận thức, thái độ của nhân viên y tế trong việc thu gom, phân loại chất thải y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Thống Nhất
5 p | 1414 | 107
-
Giáo trình Nghiên cứu khoa học
70 p | 278 | 69
-
BÁO CÁO PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI CAI SỮA VÀ THỨC ĂN SAU CAI SỮA TRÊN SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON
25 p | 235 | 40
-
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẶC TÍNH PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN VỚI ĐỘ MẶN ĐẤT, TẦN SUẤT NGẬP TRIỀU TẠI VÙNG VEN SÔNG RẠCH CÀ MAU "
11 p | 182 | 30
-
Nghiên cứu khoa học " MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, VẬT HẬU, KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY THANH THẤT (AILANTHUS TRIPHYSA (DENNST) ALSTON) "
10 p | 123 | 22
-
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: “NHẬN DẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG”
16 p | 144 | 15
-
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu, xác định nhu cầu dinh dưỡng khoáng (N,p,k) và chế độ nước của một số dòng keo lai và bạch đàn urophylla ở giai đoạn vườn ươm và rừng non "
8 p | 110 | 13
-
Nghiên cứu khoa học " Cải cách tiền lương chính là đầu tư tốt cho con người và xã hội "
5 p | 86 | 10
-
Nghiên cứu khoa học " Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng Sở Camellia sp "
10 p | 91 | 7
-
SPSS trong nghiên cứu khoa học giáo dục
10 p | 70 | 7
-
Một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ Trái Đất - Mỏ - Môi trường
13 p | 81 | 6
-
Một số giải pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học cho học sinh - sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 132 | 5
-
Nghiên cứu khoa học " Cây trúc sào "
8 p | 107 | 5
-
Tổng quan hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu khoa học Tây Nguyên giai đoạn 2015-2020
5 p | 47 | 3
-
Hoạt động nghiên cứu khoa học ở Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh – Thực trạng và giải pháp
4 p | 43 | 2
-
Góc nhìn mới về sử dụng bản đồ trong nghiên cứu Khoa học Xã hội & Nhân văn
15 p | 74 | 2
-
Đổi mới dạy học xác suất – Thống kê theo hướng tích hợp để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên Y – Dược
4 p | 78 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn