BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
Trƣờng Đại học sƣ phạm TP . Hồ Chí Minh<br />
****<br />
<br />
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ DẪN SUẤT CỦA<br />
<br />
BENZOTHIAZOLE<br />
MÃ SỐ: B 91 – 30 – 06<br />
<br />
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI<br />
PTS Trần Thị Tửu<br />
Chủ nhiệm bộ môn Hóa Hữu cơ<br />
<br />
CỘNG TÁC VIÊN<br />
Hồ Xuân Đậu Giảng viên<br />
Lê Thị Bích Giảng viên<br />
<br />
Năm 1995<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
Trƣờng Đại học sƣ phạm TP . Hồ Chí Minh<br />
****<br />
<br />
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ DẪN SUẤT CỦA<br />
<br />
BENZOTHIAZOLE<br />
MÃ SỐ: B 91 – 30 – 06<br />
<br />
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI<br />
PTS Trần Thị Tửu<br />
Chủ nhiệm bộ môn Hóa Hữu cơ<br />
<br />
CỘNG TÁC VIÊN<br />
Hồ Xuân Đậu Giảng viên<br />
Lê Thị Bích Giảng viên<br />
<br />
Năm 1995<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Table of Contents<br />
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................................... 1<br />
I. TỔNG QUAN .................................................................................................................................. 3<br />
I.1 BENZOTHIAZOLE VÀ MỘT SỐ DẪN XUẤT CƠ BẢN CỦA NÓ ........................................................... 4<br />
I.1.1 Benzothiazole. .......................................................................................................................... 4<br />
I.1.2 2-Mercaptobenzothiazole( 2-bezothiazolinthione) viết tắt là 2-MBT. ....................................... 5<br />
I.1.3.2-Hydroxybenzothiazole (2-Benzothiazolinone) ....................................................................... 7<br />
I.1.4 Ứng dụng thức tế của benzothiazole và một số dẫn suất của nó. ........................................... 13<br />
I.2. PHẢN ỨNG WITTIG .................................................................................................................... 18<br />
1.2.1. Cơ chế của phản ứng Wittig . ................................................................................................ 19<br />
I.2.2 Hóa học lập thể của sự hình thành olefin trong phản ứng Wittig . .......................................... 22<br />
II. THỰC NGHIỆM .............................................................................................................................. 1<br />
II.1. SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CỦA QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP : .................................................................... 25<br />
II.2. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP CÁC CHẤT............................................................................................. 25<br />
II.2.1. Tổng hợp 2- mercaptobenzothiazole tinh khiết[12] ( I ) .......................................................... 25<br />
II.2.2. Tổng hợp 2-Hydroxybenzothiazole (2-benzothiazolinone)[12] (lI). ......................................... 26<br />
II.2.3. Tổng hợp 3-hydroxymethyl -2- benzothiazolinone [19] (III) .................................................... 27<br />
II.2.4. Tổng hợp 3-chloromethyl-2-benzothialinone [19] (IV) ............................................................ 28<br />
II.2.5.Tổng hợp 2-oxobenzothiazolyl-3-methyltriphenylphosphonium chloride(V ) ....................... 29<br />
II.2.6. Tổng hợp 3-(2-phenylvinyn)-2-benzothiazolinone (VI) ......................................................... 30<br />
II.2.7. Tổng hợp 3 { 2-(4-chloropheny)Vinyl } -2-benzothiazolinone (VII) ........................................ 31<br />
II.2.8. Tổng hợp 3 { 2- (4- nitrophenyl) vinyl } -2- benzothiazoIinone (VIII) ..................................... 32<br />
II.2.9. Tổng hợp 3- { 2- (2.4 -dimethoxyphenyl )vinyl } -2-benzo thiazolinone (IX) .......................... 33<br />
III. KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 35<br />
III.1 QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP – HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG ...................................................................... 35<br />
III.2. PHỔ HỒNG NGOẠI ................................................................................................................... 38<br />
III.3. PHỔ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN : ........................................................................................ 45<br />
III.4 CÁC Ý KIẾN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................................................................... 47<br />
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 48<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Benzothiazole và các dẫn xuất của nó thuộc loại hợp chất dị vòng . Vòng Benzothiazole với<br />
hai dị tố khi liên kết vói các nguyên tố khác , nó trở thành các loại thuốc có tác dụng rất khác<br />
nhau như Penicillin một loại thuốc kháng sinh đã được sử dụng từ năm 1941 . Cũng vòng<br />
thiazole đó khi liên kết với các nhóm thế khác nó lại tạo ra một vitamin là thuốc bổ đó là<br />
vitamin B1 ( thiamine ) [1] . Khi vòng thiazole ngưng tụ với nhân benzene lại xuất hiện những<br />
tính chất hóa học rất khác biệt và có nhiều ứng dụng trong mọi ngành của nền kinh tế quốc<br />
dân : 2-Mercaptobenzothiazole từ xưa đến nay vẫn dược dùng làm chất tăng tốc độ của quá<br />
trình lưu hóa cao su ( chất xúc tiến ) . Dơ đặc điểm cấu tạo cũng như những ứng dụng rộng<br />
rãi trong thực tế nên từ lâu nhiều nhà hóa học trên thế giới đã quan tâm đến loại hợp chất<br />
này , đặc biệt ở bộ môn hóa Hữu cơ khoa ,Tự nhiên trường Đại Học Tống hợp<br />
KOMENSKY - Tiệp Khắc . Một số nhà hóa học đã nghiên cứu tổng hợp các dẫn xuất thế ở<br />
các vị trí khác nhau của Benzothiazole .Một số khác đã nghiên cứu phản ứng alkyl hóa , acyl<br />
hóa vào vị trí 2,3 của phân tử 2-Mercaptobenzothiazole và 2-Hydroxybenzothiazole [2] hay<br />
thực hiện phản ứng Mannich ở 2-Hydroxybenzothiazole [3] .<br />
Đồng thời với việc tổng hợp chất, nghiên cứu để xác định cấu trúc của các chất đã<br />
tổng hợp bằng các phương pháp hóa , lý hiện đại. Các nhà hóa học cũng đã nghiên cứu mối<br />
quan hệ giữa cấu trúc với hoạt tính sinh lý của các chất và đã rút ra được các nhận xét sau :<br />
Các dẫn xuất thế ở vị trí 2 của benzothiazole như 2-alkơxybenzothiazole ,2-alkyl-thio6-halogenbenzothiazole , 2-phenoxybenzothiazole , 2-phenylthio-benzothiazole,... có tác dụng<br />
chữa bệnh ngoài da .<br />
Các dẫn xuất thế ở vị trí 3 của 2-hydroxybenzothiazole như 3- acetonitril - 2Benzothiazolinone , 3-metyl -4-chlor-2-benzothiazolinone . Các dẫn xuất mà nhóm thế ở vị trí<br />
thứ 3 của 2- benzothiazolinone có chứa lưu huỳnh như 3-alkyl-thioalkyleste -2benzothiazolinone , 3-thioester-2-benzothiazolinone . Các dẫn xuất mà nhóm thế ở vị trí thứ 3<br />
có chứa nitrogen như các amide , các hydrazide , các imidoester , imidoamide ,<br />
imidoanhydride và các muối amonium bậc bốn của 2-Benzothiazolinone có tác dụng điêu<br />
khiển sự phát triển của thực vật. đặc biệt là 3-<br />
<br />
1<br />
<br />
Acetonitril-2-Benzothiazolinone có tác dụng làm tăng hàm lượng đường của cả cải đường .<br />
3-metyl-4-chlor- 2-Benzothiazolinone có tác dụng làm tăng năng suất lúa và kìm hãm sự phát<br />
triển của thực vật.<br />
Trong những vấn đề đã trình bày ở trên và các thông tin khác mà chúng tôi đã thu<br />
thập dược, chúng tôi nhận thấy rằng : Các dẫn xuất có nhóm thế ở vị trí thứ 3 của 2Benzothiazolinone có hoạt tính sinh lý mạnh đối với cây trồng .Nhiều dẫn xuất thuộc loại này<br />
đã được nghiên cứu và có chất đã áp dụng trong thực tế\ Tuy nhiên chứng tôi cũng nhận thấy<br />
dẫn xuất có nhóm vinyl ở vị trí thứ 3 của 2-Benzothiazolinone chưa được nghiên cứu nhiều .<br />
Vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu loại dẫn xuất này . Để tổng hợp dẫn xuất có nhóm vinyl ở vị<br />
trí thứ 3 của 2-Benzothiazolinone , chúng tôi đã áp dụng phản ứng Wittig trong những điều<br />
kiện thích hợp cho mỗi quá trình tổng hợp . Phản ứng Wittig thường được sử dụng để điều<br />
chế các olefin có nhóm thế , nó có ưu điểm hơn các phương pháp khác là trong quá trình<br />
phản ứng không tạo ra các olefin đồng phần cấu tạo .<br />
Áp dụng phản ứng Wittig , chúng tôi đã tổng hợp được các chất có dạng chung là 3(2-R-vinyl ) 2-Benzothiazolinone . Nghiên cứu cấu trúc của các hợp chất này dựa vào hằng<br />
số vật lý , phân tích nguyên tố, quang phổ hồng ngoại (IR) và phổ cộng hưởng từ hạt nhân<br />
(NMR ) .Chúng tôi cũng có ý định thử hoạt tính sinh lý của các chất đã tổng hợp , hy vọng<br />
tìm ra những ứng dụng thực tế, song vì điều kiện kinh phí không cho phép nên chúng tôi chưa<br />
thề tiến hành được . Đây cũng là vấn đê mà chúng tôi mong muốn được phát triển tiếp theo<br />
sau khi đã nghiệm thu đề tài,<br />
Để thực hiện đề tài này , chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu ,<br />
Phòng Quản lý Khoa Học-Thiết Bị , Trung Tâm Dịch vụ phòng thí nghiệm , Ban Chủ Nhiệm<br />
Khoa Hóa và đặc biệt là anh chị em trong Tổ Bộ môn Hoá Hữu cơ. Nhân dịp được nghiệm<br />
thu đề tài, chúng tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu , các phồng Ban , các đơn vị và cá<br />
nhân đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên chúng tôi cả về vật chất và tinh thần để chúng tôi hoàn<br />
thành nhiệm vụ .<br />
<br />
2<br />
<br />