intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu lựa chọn cặp kháng thể sử dụng cho chế tạo bộ xét nghiệm sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh nọc rắn hổ mang Naja atra

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm lựa chọn cặp kháng thể cho chế tạo bộ xét nghiệm sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh nọc rắn Hổ mang Naja atra (N. atra). Mời các bạn cùng tham khảo nội chung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu lựa chọn cặp kháng thể sử dụng cho chế tạo bộ xét nghiệm sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh nọc rắn hổ mang Naja atra

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br /> <br /> NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CẶP KHÁNG THỂ SỬ DỤNG CHO<br /> CHẾ TẠO BỘ ÉT NGHIỆM SẮC KÝ MIỄN DỊCH<br /> PHÁT HIỆN NHANH NỌC RẮN HỔ MANG Naja atra<br /> Nguyễn Ngọc uấn*;<br /> nh hanh Hùng**<br /> Nguyễn ung Nguyên***; Nguyễn Đặng Dũng*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: lựa chọn cặp kháng thể cho chế tạo bộ xét nghiệm sắc ký miễn dịch phát hiện<br /> nhanh nọc rắn Hổ mang Naja atra (N. atra). Đối tượng và phương pháp: từ 3 nguồn kháng thể<br /> đặc hiệu kháng nguyên nọc rắn Hổ mang N. atra, tiến hành đánh giá độ đặc hiệu và khả năng<br /> phát hiện kháng nguyên khi ghép cặp các kháng thể (bằng kỹ thuật ELISA và phương pháp thử<br /> nghiệm trực tiếp trên que nhúng). Kết quả: độ đặc hiệu của từng kháng thể với kháng nguyên<br /> nọc rắn N. atra khác nhau; cặp kháng thể đặc hiệu gồm IgG ngựa và IgG thỏ thể hiện khác biệt<br /> rõ rệt nhất và khi thử nghiệm trên que nhúng cho tín hiệu màu dương tính rõ nhất, không có<br /> hiện tượng dương tính giả. Kết luận: có thể sử dụng cặp kháng thể IgG ngựa và IgG thỏ đặc hiệu<br /> với nọc rắn N. atra cho phát triển xét nghiệm sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh nọc rắn N. atra.<br /> * Từ khóa: Rắn Hổ mang; Naja atra; Sắc ký miễn dịch; Kháng thể.<br /> <br /> Study in Selecting a Pair of Antibodies for Development of an<br /> Immuno-Chromatographic Assay for Naja atra Snake Venom Detection<br /> Summary<br /> Objectives: To select a pair of antibodies for development of an immuno-chromatographic<br /> assay for Naja atra snake venom detection. Materials and methods: Each pair of antibodies<br /> (from 3 different antibodies against N. atra venom) was tested (by ELISA, and directly on the<br /> testing stick) for their possible combination in development of a rapid immuno-chromatographic<br /> assay for N. atra venom detection. Results: There was difference in specificity of the 3 antibodies<br /> to N. atra venom antigen. The pair of rabbit and horse IgGs against N .atra venom showed most<br /> obvious difference, giving best color signal on testing stick without false positive result.<br /> Conclusions: The rabbit and horse IgGs against N. atra venom can be utilized for development<br /> of a rapid immuno-chromatographic assay for N. atra venom detection.<br /> * Key words: Snake venom; Naja atra; Immunochromatographic assay; Antibody.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong cấp cứu và điều trị nạn nhân rắn<br /> độc cắn, việc xác định nhanh loài rắn gây<br /> tai nạn rắn độc cắn có ý nghĩa quan trọng,<br /> <br /> giúp chỉ định sử dụng huyết thanh kháng<br /> nọc rắn đặc hiệu một cách chính xác và<br /> kịp thời. Phương pháp được áp dụng phổ<br /> biến nhất hiện nay để xác định nọc rắn độc<br /> <br /> * Học viện Quân y<br /> ** Bộ Khoa học và Công nghệ<br /> *** Bệnh viện Bạch Mai<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc uấn (nguyenngoctuanmd@yhaoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 29/10/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/01/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 22/01/2016<br /> <br /> 35<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br /> <br /> là sử dụng kỹ thuật sắc ký miễn dịch dưới<br /> dạng que thử (hay que nhúng), do tính<br /> đơn giản và nhanh chóng của kỹ thuật<br /> này. Xét nghiệm sắc ký miễn dịch dạng<br /> que nhúng (lateral flow immunoassay LFIA) phát hiện nọc rắn dựa trên nguyên<br /> lý kết hợp đặc hiệu kháng nguyên - kháng<br /> thể. Cụ thể, khi một đầu que thử được<br /> nhúng vào mẫu thử (hoặc mẫu thử được<br /> nhỏ lên một vị trí nhất định tại một đầu<br /> que thử), đánh dấu kháng thể thứ nhất<br /> kháng nọc rắn bằng hạt nano vàng (còn<br /> gọi là kháng thể bắt giữ) sẽ gắn với<br /> kháng nguyên nọc rắn tương ứng trong<br /> mẫu thử (nếu có); phức hợp kháng<br /> <br /> nguyên - kháng thể sẽ dịch chuyển trên<br /> màng đệm của que thử về phía đầu kia<br /> của que thử dưới tác động của lực mao<br /> dẫn; tại vị trí vạch phát hiện (test line) trên<br /> que thử, nơi có kháng thể thứ hai kháng<br /> nọc rắn (còn gọi là kháng thể phát hiện)<br /> được cố định trước đó, phức hợp kháng<br /> nguyên - kháng thể sẽ bị giữ lại do gắn<br /> kết của kháng thể thứ hai với kháng<br /> nguyên nọc rắn (hình 1), dẫn đến các hạt<br /> nano vàng nano tập trung (gắn trên kháng<br /> thể thứ nhất) và tạo nên hình ảnh 1 vạch<br /> có màu đặc trưng tại vị trí vạch phát hiện,<br /> đồng nghĩa với kết quả phản ứng dương<br /> tính.<br /> <br /> Hình 1: Cấu tạo và nguyên lý xét nghiệm sắc ký miễn dịch.<br /> Cặp kháng thể được lựa chọn để chế tạo bộ xét nghiệm cần phải có hoạt tính<br /> kháng thể cao với kháng nguyên nọc rắn cần phát hiện [7]. Ngoài ra, cần lựa chọn cặp<br /> kháng thể sao cho có thể giảm thiểu phản ứng gắn cạnh tranh của 2 kháng thể với<br /> kháng nguyên nọc rắn.<br /> Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: Lựa chọn cặp kháng thể tốt nhất trong<br /> 3 kháng thể đặc hiệu nọc rắn N. atra (do chúng tôi chế tạo và tinh sạch thành công<br /> trước đây) để phát triển bộ xét nghiệm sắc ký miễn dịch dạng que nhúng phát hiện<br /> nhanh nọc rắn N. atra.<br /> 36<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br /> <br /> VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Vật liệu nghiên cứu.<br /> - Nọc rắn Hổ mang N. atra, Hổ đất, Hổ<br /> chúa, Lục xanh, Chàm quạp.<br /> - Kháng thể IgG kháng nọc rắn Hổ mang<br /> N. atra từ ngựa, kháng thể IgG kháng nọc<br /> rắn Hổ mang N. atra từ thỏ và kháng thể<br /> IgY kháng nọc rắn Hổ mang N. atra từ<br /> trứng gà.<br /> - Các kháng thể kháng IgG thỏ, IgG ngựa,<br /> IgY gà đánh dấu HRP (Hãng Thermo); hạt<br /> nano vàng 30 nm, OD3 (Hãng Tanbead);<br /> một số hóa chất khác: BSA, sucrose,<br /> NaCl...; màng PVDF; cơ chất OPD, ECL<br /> (Hãng Sigma, Merck).<br /> - Một số dụng cụ, thiết bị dùng cho<br /> nghiên cứu: khay phản ứng ELISA loại 96<br /> giếng, pipet và đầu côn các loại, ống<br /> nghiệm, đĩa petri vô trùng; máy đo mật độ<br /> quang, máy ly tâm lạnh; bộ dụng cụ điện<br /> di, máy CCD chụp ảnh màng lai.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Kiểm tra độ đặc hiệu của kháng thể<br /> với kháng nguyên nọc rắn:<br /> Sử dụng kỹ thuật Western blot: nọc<br /> rắn N. atra (100 µg) được điện di SDSPAGE 15% trong điều kiện biến tính (theo<br /> phương pháp do Laemmli mô tả), sau đó<br /> chuyển qua màng PVDF, ủ với kháng thể<br /> IgG thỏ, IgG ngựa và IgY gà đặc hiệu nọc<br /> rắn. Sau đó, ủ màng PVDF với kháng thể<br /> đánh dấu enzym peroxidase đặc hiệu lần<br /> lượt với IgG thỏ, IgG ngựa và IgY gà,<br /> cuối cùng ủ với cơ chất ECL trong 3 phút.<br /> Ghi nhận kết quả phản ứng bằng máy<br /> CCD với đầu dò huỳnh quang, trong thời<br /> gian từ 30 giây đến 2 phút.<br /> * Phương pháp hấp phụ miễn dịch:<br /> <br /> Tiến hành hấp phụ các kháng thể phản<br /> ứng chéo bằng cách sử dụng cột sắc ký<br /> miễn dịch với kháng nguyên nọc rắn Hổ<br /> đất và Hổ chúa. Sau hấp phụ, kiểm tra<br /> hoạt tính kháng thể bằng kỹ thuật ELISA,<br /> kiểm tra độ đặc hiệu bằng kỹ thuật Western<br /> blot (theo phương pháp được mô tả ở trên).<br /> * Thử nghiệm lựa chọn cặp kháng thể<br /> bằng kỹ thuật ELIS gián tiếp:<br /> Từ 3 kháng thể sau tinh sạch, tiến hành<br /> thử nghiệm từng cặp kháng thể bằng kỹ<br /> thuật ELISA. Kháng thể IgG thỏ, IgG<br /> ngựa và IgY gà được gắn lên bề mặt<br /> giếng ELISA (100 μl, nồng độ 10 μg/ml/24<br /> giờ). Kháng nguyên nọc rắn N. atra (ở các<br /> nồng độ khác nhau, từ 0,3 - 100 ng/ml)<br /> được bổ sung vào các giếng. Tiếp đó, bổ<br /> sung 100 μl kháng thể thứ hai (nồng độ<br /> 5 μg/ml) vào các giếng. Sự có mặt của<br /> kháng nguyên được phát hiện gián tiếp<br /> bằng cách bổ sung vào các giếng dung<br /> dịch cộng hợp kháng thể (kháng IgG thỏ,<br /> IgG ngựa hoặc IgY gà) đánh dấu enzym<br /> peroxidase, tiếp đó là cơ chất OPD<br /> (o-phenylenediamin). Đo mật độ quang<br /> học (OD) của các giếng ở bước sóng 450<br /> nm. Phản ứng được coi là dương tính khi<br /> OD trung bình (<br /> ứng cao hơn<br /> <br /> OD<br /> <br /> OD)<br /> <br /> ở các giếng phản<br /> <br /> của giếng đối chứng âm<br /> <br /> (0 ng/ml) một giá trị  10 lần độ lệch<br /> chuẩn (SD) giá trị OD giếng đối chứng<br /> âm. Cặp kháng thể được lựa chọn là cặp<br /> kháng thể có khả năng phát hiện nhiều<br /> nhất nồng độ nọc rắn N. atra.<br /> <br /> 37<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br /> <br /> * Thử nghiệm lựa chọn cặp kháng thể trực tiếp trên que nhúng:<br /> <br /> Hình 2: Thử nghiệm lựa chọn cặp kháng thể trực tiếp trên que thử.<br /> Các cặp kháng thể sau khi lựa chọn bằng kỹ thuật ELISA, tiếp tục thử nghiệm khảo<br /> sát độ nhạy và độc đặc hiệu phản ứng trực tiếp trên que thử. Lựa chọn một kháng thể<br /> gắn hạt nano vàng, một kháng thể khác được cố định tại vạch phát hiện của que thử<br /> (1 l dung dịch kháng thể nồng độ 1 mg/ml). Kháng thể được gắn vàng theo quy trình<br /> của Beesley J (1989) [5]. Nồng độ kháng nguyên nọc rắn dùng cho thử nghiệm lần<br /> lượt là 50 ng/ml và 100 ng/ml.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Phản ứng đặc hiệu và phản ứng chéo củ kháng thể với các kháng nguyên<br /> nọc rắn.<br /> kDa<br /> <br /> M<br /> <br /> N. atra<br /> <br /> N. k.<br /> <br /> O. h. (100 g)<br /> <br /> 188<br /> 98<br /> <br /> kDa<br /> <br /> M<br /> <br /> N. atra<br /> <br /> N. k.<br /> <br /> O. h. (100 g)<br /> <br /> 28<br /> <br /> 28<br /> <br /> 17<br /> <br /> O. h. (100 g)<br /> <br /> 38<br /> <br /> 38<br /> <br /> 28<br /> <br /> N. k.<br /> <br /> 49<br /> <br /> 49<br /> <br /> 38<br /> <br /> N. atra<br /> <br /> 62<br /> <br /> 62<br /> <br /> 49<br /> <br /> M<br /> <br /> 188<br /> 98<br /> <br /> 188<br /> 98<br /> <br /> 62<br /> <br /> kDa<br /> <br /> 17<br /> <br /> 17<br /> <br /> 14<br /> <br /> 14<br /> 14<br /> <br /> 6<br /> <br /> 6<br /> 6<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3<br /> <br /> (M: Thang protein chuẩn; 1: Kháng thể IgG thỏ; 2: Kháng thể IgG ngựa; 3: Kháng thể<br /> IgY gà; N.k: Rắn Hổ đất; O.h: Rắn Hổ chúa).<br /> Hình 3: Phản ứng đặc hiệu và phản ứng chéo của kháng thể trên Western blot.<br /> 38<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br /> <br /> Kết quả phản ứng Western blot cho thấy, các kháng thể có độ đặc hiệu khác nhau<br /> với nọc rắn hổ mang N. atra; kháng thể IgG thỏ phản ứng mạnh với kháng nguyên có<br /> trọng lượng phân tử < 6 kDa, kháng thể IgY gà phản ứng mạnh với kháng nguyên có<br /> trọng lượng phân tử > 188 kDa và < 6 kDa, trong khi kháng thể IgG ngựa phản ứng<br /> với hầu hết các kháng nguyên nọc rắn, đặc biệt mạnh với kháng nguyên có trọng<br /> lượng phân tử < 6, 14, 17 kDa và 28 - 49 kDa. Với kháng nguyên nọc rắn Hổ đất (Naja<br /> kaouthia), các kháng thể đều có phản ứng chéo mạnh với kháng nguyên có trọng<br /> lượng phân tử < 6 kDa. Với kháng nguyên nọc rắn Hổ chúa (Ophiophagus hannah),<br /> phản ứng chéo xảy ra mạnh nhất ở kháng thể IgG ngựa và IgY gà với kháng nguyên<br /> có trọng lượng phân tử từ 49 - 62 kDa.<br /> 2. Ho t tính và độ đặc hiệu củ kháng thể với kháng nguyên nọc rắn Hổ m ng N.<br /> atra s u hấp phụ miễn dịch.<br /> <br /> OD 450 nm<br /> <br /> 0,39<br /> <br /> KT ngựa<br /> <br /> 0,34<br /> <br /> KT thỏ<br /> <br /> 0,29<br /> <br /> KT gà<br /> kT ngựa thường<br /> <br /> 0,24<br /> <br /> KT thỏ thường<br /> <br /> 0,19<br /> <br /> KT gà thường<br /> <br /> 0,14<br /> 0,09<br /> 0,04<br /> 2<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8<br /> <br /> 16<br /> <br /> 32<br /> <br /> 64<br /> <br /> 128<br /> <br /> Blank<br /> <br /> Độ pha loãng KT x 1000<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,39<br /> <br /> KT ngựa<br /> <br /> 0,34<br /> <br /> KT thỏ<br /> KT gà<br /> <br /> OD 450 nm<br /> <br /> 0,29<br /> <br /> kT ngựa thường<br /> 0,24<br /> <br /> KT thỏ thường<br /> <br /> 0,19<br /> <br /> KT gà thường<br /> <br /> 0,14<br /> 0,09<br /> 0,04<br /> 2<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8<br /> <br /> 16<br /> <br /> 32<br /> <br /> 64<br /> <br /> Độ pha loãng KT x 1000<br /> <br /> 128<br /> <br /> 2<br /> <br /> (1: Hấp phụ với kháng nguyên nọc rắn Hổ đất; 2: Hấp phụ với kháng nguyên nọc<br /> rắn Hổ chúa).<br /> Biểu đồ 1: Hoạt tính của kháng thể với nọc rắn N. atra sau hấp phụ miễn dịch.<br /> Sau khi hấp phụ với kháng nguyên nọc rắn Hổ đất, các kháng thể IgG thỏ, IgG ngựa và<br /> IgY gà còn thể hiện hoạt tính rõ khi pha loãng lần lượt là 2.000, 4.000 và 2.000 lần.<br /> Sau khi hấp phụ với kháng nguyên nọc rắn Hổ chúa, các giá trị đó lần lượt là 32.000,<br /> 64.000 và 32.000.<br /> 39<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0