intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của trẻ sơ sinh đủ tháng tại khoa phụ sản, Bệnh viện Quân y 103

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

118
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu bài viết nhằm mô tả một số số đo nhân trắc của trẻ sơ sinh đủ tháng sinh tại Khoa sản, Bệnh viện Quân y 103, đánh giá một số yếu tố của mẹ liên quan đến chiều cao, cân nặng, vòng đầu trung bình của trẻ sơ sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của trẻ sơ sinh đủ tháng tại khoa phụ sản, Bệnh viện Quân y 103

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA TRẺ SƠ SINH<br /> ĐỦ THÁNG TẠI KHOA PHỤ SẢN, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br /> Nguyễn Thị Minh Tâm* và CS<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: mô tả một số số đo nhân trắc của trẻ sơ sinh đủ tháng sinh tại Khoa sản, Bệnh viện<br /> Quân y 103; đánh giá một số yếu tố của mẹ liên quan đến chiều cao, cân nặng, vòng đầu trung<br /> bình của trẻ sơ sinh. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 117<br /> sản phụ sinh tại Khoa Sản, Bệnh viện Quân y 103 với 117 trẻ sơ sinh từ tháng 7 - 2015 đến<br /> tháng 11 - 2015. Kết quả: cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh 3.100 ± 300 g, chiều cao trung<br /> bình của trẻ 50,2 ± 1,3 cm, vòng đầu trung bình của trẻ trai 34,8 ± 1,0 cm; vòng đầu trung bình<br /> trẻ gái 34,7 ± 1,4 cm. Nhóm tuổi sản phụ từ 20 - 34 chiếm 58,1%; tuổi trung bình của mẹ:<br /> 28,5 ± 5 tuổi. Kết luận: tuổi, chiều cao cân nặng của mẹ liên quan đến trọng lượng, chiều cao<br /> và vòng đầu trung bình của trẻ.<br /> * Từ khóa: Trẻ sơ sinh; Sản phụ; Chiều cao; Cân nặng; Chu vi vòng đầu.<br /> <br /> Study of some Morphological Characteristics of Mature Delivery<br /> Newborn Babies at Obstetrics Department, 103 Hospital<br /> Summary<br /> Objectives: To describe some basic anthropometric measurements of mature infants at<br /> 103 Hospital and to evaluate the related factors between mothers and the height, weight ,<br /> head circumference of newborn babies. Subjects and methods: A cross-sectional, descriptive<br /> and analytical study on 117 pregnant women and their babies were delivered at Obstetrics<br /> Department, 103 Hospital from July, 2015 to November, 2015. Results: Average weight of<br /> infants 3,100 ± 300 g; their mean height 50.2 ± 1.3 cm, the average head circumference of<br /> baby boys was 34.8 ± 1.0 cm, that of baby girls from 34.7 ± 1.4 cm. The pregnant woman at<br /> the age between 20 - 34 years old accounted for 58.1% with mean age of 28.5 ± 5 years.<br /> Conclusion: The age, height and weight of the mother is associated with height, weight and<br /> average head circumference of the newborn baby.<br /> * Key words: Newborn baby; Height; Weight; Head circumference; Pregnant woman.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Kích thước và cân nặng của trẻ sơ<br /> sinh lúc mới sinh là một trong những yếu<br /> tố quan trọng nhất liên quan đến tình trạng<br /> <br /> sức khỏe hiện tại cũng như lâu dài của<br /> trẻ. Cân nặng của bé chịu ảnh hưởng của<br /> nhiều yếu tố như di truyền, giới tính, chế<br /> độ ăn, sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ<br /> trong thời kỳ mang thai.<br /> <br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Minh Tâm (drtam103@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 15/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/02/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 02/03/2016<br /> <br /> 128<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> Đối với Chuyên ngành Sản phụ khoa,<br /> nghiên cứu đặc điểm về nhân trắc của trẻ<br /> sơ sinh là nhiệm vụ rất cần thiết để theo<br /> dõi sự phát triển của trẻ, từ đó có kế<br /> hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản thích<br /> hợp cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai.<br /> Xuất phát từ vấn đề nêu trên, chúng tôi<br /> tiến hành đề tài này nhằm:<br /> - Mô tả một số chỉ số nhân trắc và giới<br /> tính của trẻ sơ sinh đủ tháng sau sinh tại<br /> Khoa Sản, Bệnh viện Quân y 103.<br /> - Đánh giá một số yếu tố liên quan đến<br /> cân nặng, chiều cao, vòng đầu trung bình<br /> của trẻ sơ sinh sau sinh.<br /> <br /> * Cỡ mẫu:<br /> n=<br /> <br /> Z2(1-α/2).q<br /> (p. ε)2<br /> <br /> Z2(1-α/2): biểu thị độ tin cậy.<br /> Nếu chọn α = 0,05 thì Z2(1-α/2) = 1,96<br /> (tương ứng độ tin cậy 95%).<br /> p = độ nhạy tương ứng điểm cắt ước<br /> đoán 87%.<br /> q = 1 - p (sai lệch chẩn đoán dương<br /> tính) = 13% (theo Phan Trường Duyệt)<br /> ε: sai số nghiên cứu: ước tính là 5%.<br /> Thay các số liệu vào công thức, ta có:<br /> 1,96 . 0,13<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> <br /> n=<br /> <br /> 0,87 . 0,052<br /> <br /> = 117<br /> <br /> * Phương tiện và dụng cụ nghiên cứu:<br /> <br /> * Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên<br /> cứu:<br /> <br /> Thước đo vòng đầu, thước đo chiều<br /> dài, cân nặng trẻ sơ sinh.<br /> <br /> Người mẹ: thai phụ khỏe mạnh, chồng<br /> là người Việt Nam vào khám thai, sinh<br /> con tại Khoa Sản, Bệnh viện Quân y 103,<br /> tuổi từ 18 - 40, tuổi thai từ 38 - 42 tuần.<br /> <br /> * Các tiêu chuẩn đánh giá liên quan<br /> đến nghiên cứu:<br /> <br /> Trẻ sơ sinh: là con của các bà mẹ nói<br /> trên.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> <br /> - Tuổi thai tính theo ngày đầu của kỳ<br /> kinh cuối hoặc đặc điểm của trẻ sau sinh.<br /> - Cân nặng trẻ sơ sinh được cân trong<br /> giờ đầu ngay sau sinh.<br /> <br /> - Người mẹ: mẹ có bệnh nội khoa hoặc<br /> phụ khoa.<br /> <br /> - Chiều dài của trẻ đo ngay sau khi<br /> sinh bằng thước đo chuyên dụng.<br /> <br /> - Thai nhi: thai bệnh lý có liên quan<br /> đến sự phát triển của con.<br /> <br /> - Vòng đầu của trẻ đo ngay sau sinh,<br /> dùng thước dây đo vòng đầu qua đường<br /> kính chẩm trán kết quả chính xác đến 0,5 cm.<br /> <br /> * Thời gian và địa điểm nghiên cứu:<br /> Khoa Sản, Bệnh viện Quân y 103 từ<br /> tháng 7 - 2014 đến 11 - 2015.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô<br /> tả cắt ngang có phân tích.<br /> <br /> * Xử lý số liệu: theo thuật toán thống kê.<br /> * Đạo đức trong nghiên cứu:<br /> Đề tài được thực hiện trên trẻ sơ sinh<br /> với các phương pháp cân đo thăm dò<br /> không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.<br /> 129<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> phụ nữ Việt Nam. Số liệu này tương tự<br /> của Trịnh Văn Minh và CS (2000).<br /> * Đặc điểm về số lần sinh:<br /> <br /> 1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu.<br /> * Tuổi của me:<br /> Nhóm tuổi 20 - 34 chiếm 58,12%;<br /> thấp nhất 17 tuổi, cao nhất 49 tuổi,<br /> trung bình 28,5 ± 5 tuổi. Điều này phù<br /> hợp với tiêu chuẩn chọn tuổi của các<br /> đối tượng nghiên cứu, phù hợp với<br /> Trịnh Văn Minh: tuổi trung bình 29,2 ± 4<br /> hay tài liệu thống kê của Bryan SM<br /> (2006) là 28,8 ± 5,5 tuổi.<br /> * Đặc điểm về chiều cao của mẹ:<br /> Đa số các bà mẹ có chiều cao > 1m50<br /> (53,85%); bà mẹ cao nhất 1,72 m; thấp<br /> nhất 1,45 m; phù hợp với chiều cao của<br /> <br /> Nhóm đối tượng sinh con thứ nhất<br /> (58,12%) chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm sinh<br /> con thứ hai. Điều này cho thấy đối tượng<br /> nghiên cứu chủ yếu từ 20 - 34 tuổi, do xu<br /> hướng lập gia đình muộn, thậm chí một<br /> số còn do hiếm muộn.<br /> * Đặc điểm giới tính của tr sơ sinh:<br /> Tỷ lệ sơ sinh trai cao hơn sơ sinh gái<br /> (54,70% so với 45,30%), cho thấy có sự<br /> chênh lệch đáng kể về tỷ lệ giới tính. Có<br /> thể giải thích một phần do tâm lý muốn<br /> sinh con trai của các cặp vợ chồng. Điều<br /> này dẫn đến nguy cơ mất cân bằng giới<br /> trong tương lai.<br /> <br /> 2. Một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh.<br /> * Chỉ số cân nặng trung bình của tr sơ sinh:<br /> Bảng 1: Chỉ số cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh (n = 117).<br /> Giới tính<br /> Nam<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> Chỉ số<br /> n<br /> <br /> 64<br /> <br /> Cân nặng trung bình<br /> <br /> 3.100 ± 400<br /> <br /> n<br /> <br /> 53<br /> <br /> Cân nặng trung bình<br /> <br /> 3.000 ± 300<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> p<br /> <br /> 3.100 ± 300<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> p<br /> <br /> 50,2 ± 1,3<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> * Chỉ số chiều cao trung bình của tr sơ sinh:<br /> Bảng 2: Số đo chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh (cm).<br /> Giới tính<br /> <br /> Chỉ số<br /> n<br /> <br /> 64<br /> <br /> Chiều cao trung bình<br /> <br /> 50,4 ± 1,2<br /> <br /> n<br /> <br /> 53<br /> <br /> Chiều cao trung bình<br /> <br /> 50,1 ± 1,4<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> * Số đo vòng đầu trung bình của tr sơ sinh (cm):<br /> 130<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> Bảng 3:<br /> Giới tính<br /> Nam<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> Chỉ số<br /> n<br /> <br /> 64<br /> <br /> Vòng đầu trung bình<br /> <br /> 34,8 ± 1,0<br /> <br /> n<br /> <br /> 53<br /> <br /> Vòng đầu trung bình<br /> <br /> 34,7 ± 1,2<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> p<br /> <br /> 34,7 ± 1,2<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu bảng 1, 2, 3 cho<br /> thấy đặc điểm chiều cao, cân nặng, vòng<br /> đầu của trẻ sơ sinh nam và nữ tương<br /> đương nhau; tương tự tổng kết của<br /> Cunningham FG (2010) [6], Trịnh Văn<br /> Minh [1], Đỗ Thị Đức Mai [2], Ngô Thị<br /> Uyên [3]. Điều này được giải thích là do<br /> quá trình tăng trưởng của đứa trẻ trong<br /> bụng mẹ không phụ thuộc nhiều vào giới<br /> tính của trẻ. Sau này, tùy thuộc vào chế<br /> độ dinh dưỡng, tập luyện, hoạt động, nội<br /> tiết… khác nhau của nam và nữ nên số<br /> đo cân nặng, chiều cao và vòng đầu khác<br /> nhau.<br /> <br /> Trẻ sơ sinh.được.sinh.ra.từ bà mẹ trong<br /> độ tuổi 20 - 39 có chiều cao trung bình<br /> 50,4 ± 1,4 cm; cao hơn nhóm bà mẹ trong<br /> độ tuổi ≤ 19 hoặc ≥ 40 (p > 0,05). Kết quả<br /> này tương tự nghiên cứu của Cunningham<br /> FG (2010) [7], Trịnh Văn Minh [1], Đỗ Thị<br /> Đức Mai [2], Ngô Thị Uyên [3].<br /> <br /> 3. Một số yếu tố liên quan đến cân<br /> nặng, chiều cao và vòng đầu của trẻ.<br /> <br /> * Liên quan giữa cân nặng trung bình<br /> của con với chiều cao mẹ:<br /> <br /> * Liên quan giữa cân nặng của tr sơ<br /> sinh với tuổi mẹ:<br /> <br /> Mẹ có chiều cao ≥ 150 cm, cân nặng<br /> trung bình của con là 3.200 ± 400 gram,<br /> cao hơn ở nhóm mẹ có chiều cao<br /> < 150 cm, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,05).<br /> <br /> Trẻ.sơ sinh.được.sinh.ra.từ bà mẹ trong<br /> độ tuổi từ 20 - 39 có cân nặng trung bình<br /> 3.200 ± 400 gram, cao hơn nhóm bà mẹ<br /> ≤ 19 tuổi hoặc ≥ 40 tuổi (p < 0,05). Kết quả<br /> này tương tự nghiên cứu của Bryan SM<br /> và CS (2006) [6], Trịnh Văn Minh [1],<br /> Đỗ Thị Đức Mai [2], Ngô Thị Uyên [3].<br /> Bà mẹ ≤ 19 tuổi đa số sinh con đầu lòng<br /> nên ít nhiều ảnh hưởng đến cân nặng,<br /> chiều cao của trẻ. Độ tuổi 20 - 39 là độ<br /> tuổi sinh đẻ phù hợp để sinh một đứa trẻ<br /> khỏe mạnh.<br /> * Liên quan giữa chiều cao tr sơ sinh<br /> với tuổi mẹ:<br /> <br /> * Liên quan giữa vòng đầu của tr với<br /> tăng cân của mẹ trong thai kỳ:<br /> Nhóm bà mẹ tăng > 9 kg trong quá<br /> trình mang thai, trẻ lúc sinh ra có vòng<br /> đầu trung bình 34,8 ± 1,2 cm, cao hơn<br /> nhóm mẹ tăng ≤ 9 kg, khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê (p < 0,05).<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu 117 sản phụ sinh tại<br /> Khoa Sản, Bệnh viện Quân y 103 với 117<br /> trẻ sơ sinh, chúng tôi rút ra một số kết<br /> luận:<br /> - Nhóm tuổi sản phụ từ 20 - 34 chiếm<br /> 58,12%, tuổi trung bình 28,5 ± 5. Cân<br /> nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh là<br /> 3.100 ± 300 gram và 50,2 ± 1,3 cm;<br /> sơ sinh nam 54,7%; sơ sinh nữ: 45,3%.<br /> 131<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> - Trẻ sơ sinh của các bà mẹ trong độ<br /> tuổi từ 20 - 39 có cân nặng trung bình<br /> 3.200 ± 400 gram, cao hơn trẻ sơ sinh<br /> được sinh ra từ bà mẹ trong độ tuổi ≤ 19<br /> hoặc ≥ 40.<br /> - Mẹ có chiều cao ≥ 150 cm, cân nặng<br /> trung bình của con: 3.200 ± 400 gram,<br /> cao hơn ở nhóm mẹ có chiều cao < 150 cm.<br /> - Nhóm mẹ tăng cân > 9 kg, trẻ sinh ra<br /> có vòng đầu trung bình 35,2 ± 1,2 cm cao<br /> hơn nhóm mẹ tăng < 9 kg, khác biệt có<br /> ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Trịnh Văn Minh và CS. Dự án điều tra<br /> cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt<br /> Nam bình thường ở thập kỷ 90. Báo cáo toàn<br /> văn dự án. Bộ Y tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.<br /> 2000, tr.94-178.<br /> 2. Đỗ Thị Đức Mai. Nghiên cứu một số chỉ<br /> số nhân trắc của trẻ sơ sinh theo tuổi thai.<br /> <br /> 132<br /> <br /> Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ Chuyên khoa Cấp II.<br /> Trường Đại học Y Hà Nội. 2001.<br /> 3. Ngô Thị Uyên. Biểu đồ bách phân vị<br /> chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh từ 28 - 42<br /> tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm<br /> 2010. Tạp chí Nghiên cứu Y học, phụ trương<br /> 80 (C). 2012, tr.221-227.<br /> 4. Bộ môn Nhi - Học viện Quân y. Đặc điểm<br /> trẻ sơ sinh đủ tháng - thiếu tháng và cách<br /> chăm sóc. Bài giảng Nhi Khoa. Nhà xuất bản<br /> Quân đội Nhân dân. Hà Nội. 2013, tr.21.<br /> 5. Bộ môn Phụ Sản - Học viện Quân y.<br /> Tính chất thai nhi đủ tháng. Bài giảng sản<br /> phụ khoa. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân,<br /> Hà Nội. 2013, tr.62.<br /> 6. Bryan SM et al. Normal and abnormal<br /> fetal growth. Horm Res 65 (Suppl 3). 2006,<br /> pp.19-27.<br /> 7. Cunningham FG. Chapter IV: Fetal<br /> growth and development. Williams Obstric,<br /> 23 edition-McGraw-hill medical publishing<br /> division. 2010.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2