Dương Văn Đoàn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
108(08): 161 - 164<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẨY TRẮNG VÁN MỎNG<br />
Dương Văn Đoàn1*, Trần Văn Chứ2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
2<br />
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tẩy trắng ván mỏng là một trong những công đoạn xử lý quan trọng trước khi dán phủ lên bề mặt<br />
ván nhân tạo hoặc dùng để sản xuất ván mỏng tổ hợp. Với mục đích tìm và kiểm tra một số<br />
phương pháp tẩy trắng, tôi tiến hành nghiên cứu hai giải pháp tẩy trắng trên ván bóc từ gỗ Bồ Đề<br />
có chiều dày 1.5 (mm) là: H2O2 35% pha với CH3COOH tỉ lệ 1:1 và H2O2 35% pha với NH4OH<br />
28% tỉ lệ 1:1. Kết quả thu được: Màu sắc ván mỏng sau khi tẩy trắng trở nên trắng và đồng đều.<br />
Các vết nấm, mốc, nhựa bám,… gần như không còn. Mặc dù hoá chất tẩy trắng đã có sự tác động,<br />
ảnh hưởng nhất định tới chất lượng, khả năng dán dính của ván mỏng, song mức độ ảnh hưởng là<br />
rất nhỏ, so với các tiêu chuẩn kiểm tra thì chúng hoàn toàn đảm bảo chất lượng cho sử dụng.<br />
Từ khóa: Chất lượng ván mỏng, khả năng dán dính, tẩy trắng.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Ngày nay, khi mà tài nguyên gỗ trên thế giới<br />
ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng, mâu thuẫn<br />
cung cầu rất gay gắt thì phạm vi sử dụng ván<br />
nhân tạo ngày càng được mở rộng. Để nâng<br />
cao hiệu quả sử dụng, một trong những giải<br />
pháp đó là dán ván mỏng lên bề mặt chúng từ<br />
các loại gỗ tự nhiên có vân thớ, màu sắc<br />
đẹp[2]. Tuy nhiên, khi mà những loại gỗ quý<br />
này cũng không còn nhiều thì người ta lại phải<br />
nghĩ đến việc sử dụng các loại ván mỏng được<br />
chế biến, sản xuất từ các loại gỗ thông thường<br />
[4]. Các loại ván này thông qua xử lý tẩy trắng,<br />
đánh nhẵn, trang sức, nhuộm màu,… được<br />
dùng để dán phủ lên bề mặt ván nhân tạo hoặc<br />
dùng để sản xuất ván mỏng tổ hợp [1].<br />
Tuy nhiên, ở Việt Nam đây vẫn còn là một<br />
lĩnh vực rất mới mẻ, chưa được quan tâm<br />
đúng mức. Trong đó, công nghệ tẩy trắng,<br />
nhuộm màu còn rất hạn chế. Công nghệ tẩy<br />
trắng chủ yếu phát triển trong lĩnh vực bột<br />
giấy, còn trong ngành chế biến gỗ gần như<br />
chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể,<br />
hiệu quả nào được đưa ra [3]. Xuất phát từ<br />
thực tế đó, nhằm góp phần nhỏ bé cho sự phát<br />
triển của lĩnh vực chế biến gỗ nước nhà,<br />
chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đề<br />
tài: Nghiên cứu một số giải pháp tẩy trắng<br />
ván mỏng.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0988712951. Email: doanduongfb@gmail.com.<br />
<br />
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Nguyên liệu<br />
<br />
- Ván bóc từ gỗ Bồ đề có chiều dày 1,5(mm).<br />
- Các hóa chất tẩy trắng:<br />
+ H2O2 pha với NH4OH tỉ lệ 1:1<br />
+ H2O2 pha với CH3COOH tỉ lệ 1:1<br />
- Dụng cụ tẩy: Chổi quét<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm được<br />
ứng dụng trong việc tẩy trắng ván mỏng,<br />
trang sức lên ván nhân tạo và tạo các mẫu<br />
kiểm tra chất lượng ván.<br />
- Tẩy trắng ván mỏng<br />
<br />
Pha hóa chất:<br />
+ H2O2 35% pha với Acid Acetic tỉ lệ 1:1<br />
(Mẫu tẩy 1)<br />
+ H2O2 35% pha với NH4OH 28% tỉ lệ 1:1<br />
(Mẫu tẩy 2)<br />
Quá trình tẩy: Ván mỏng sau khi đã được làm<br />
sạch bụi bẩn dùng chổi quét phủ dung dịch<br />
tẩy trắng lên. Dung dịch được phủ lên cả hai<br />
mặt của ván mỏng sau đó để khô ở điều kiện<br />
nhiệt độ, áp suất môi trường. Đối với mỗi<br />
mẫu tẩy tiến hành trên 4 tấm ván mỏng kích<br />
thước dài x rộng: 500 x 500 mm.<br />
161<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Văn Đoàn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Tạo mẫu kiểm tra chất lượng ván mỏng<br />
Tạo mẫu có kích thước 100 x 100 mm.<br />
Dùng panme, thước kẹp, lúp ống để kiểm<br />
tra tần số vết nứt và chiều sâu vết nứt ván<br />
mỏ ng trước và sau khi tẩ y trắng theo tiêu<br />
chu ẩn Việ t Nam [5].<br />
- Trang sức lên ván nhân tạo<br />
Dùng ván mỏng tạo ra từ các bước thực<br />
nghiệm trước, bao gồm các ván chưa qua xử<br />
lý tẩy trắng (làm đối chứng) và ván đã qua<br />
các chế độ xử lý tẩy trắng dán phủ lên ván<br />
dăm bằng keo PVAc (Poly Vinyl Acetate)<br />
theo chế độ ép nguội với thời gian ép: 30<br />
phút; áp suất ép: 1 MPa.<br />
Ván sau khi dán ép được để ổn định trong 24<br />
giờ rồi mới đem đi kiểm tra độ bền dán dính.<br />
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả<br />
thực nghiệm<br />
* Kiểm tra tần số vết nứt, chiều sâu vết nứt hệ<br />
thống theo tiêu chuẩn Việt Nam[5].<br />
Được đo trước và sau khi tẩy trắng để so sánh<br />
sự thay đổi tần số vết nứt, chiều sâu vết nứt.<br />
- Kích thước mẫu: L х W х t: 100 x 100 x<br />
1,5 (mm)<br />
- Số lượng mẫu: 3 mẫu<br />
- Dụng cụ kiểm tra: Pan me, lúp ống.<br />
- Phương pháp tiến hành:<br />
• Xác định mặt trái của ván bóc<br />
• Trên mặt trái của ván bóc ta chia thành<br />
những ô nhỏ có kích thước 100х100 (mm)<br />
• Dùng mực tàu pha loãng, bôi lên các ô vừa<br />
chia (Bôi so le) rồi để ráo mực sau đó dùng<br />
kéo cắt các ô vừa bôi.<br />
• Dùng panme đo chiều dày ván bóc (các ô<br />
vừa cắt) tại 4 điểm (Hình vẽ) được t1,t2,t3,t4<br />
sau đó tính giá trị trung bình.<br />
• Cắ t đôi mẫu theo chiều vuông góc với<br />
thớ gỗ .<br />
<br />
108(08): 161 - 164<br />
<br />
Tần số vết nứt<br />
Tần số vết nứt được xác định theo công thức:<br />
<br />
N=<br />
<br />
Z<br />
(vết/cm)<br />
10<br />
<br />
Trong đ ó: Z là số vết n ứt đếm được trên<br />
mỗ i mẫu.<br />
Chiều sâu vết nứt<br />
Dùng lúp ống có thước đo đo chiều sâu vết (H),<br />
chiều sâu vết được xác định theo công thức:<br />
n<br />
<br />
H=<br />
<br />
∑h<br />
i =1<br />
<br />
n.ttb<br />
<br />
i<br />
<br />
.100(%)<br />
<br />
Trong đó: H là chiều sâu một vết nứt; n là số<br />
vết nứt đếm được trên một mẫu; ttb là chiều<br />
dày trung bình ván bóc (mm).<br />
- Kiểm tra màu sắc bằng phương pháp so màu<br />
trên photoshop: Mẫu gỗ được chụp ảnh, scan<br />
trong photoshop và màu sắc sẽ được phản ánh<br />
qua giá trị Sắc độ được ký hiệu là S<br />
(Saturation), là chỉ cường độ hay độ tinh khiết<br />
của màu. Độ bão hoà thể hiện lượng màu xám<br />
tương thích với màu sắc, được tính theo tỷ lệ<br />
% từ 0% (đen) - 100% (trắng) trên vòng tròn<br />
màu chuẩn. Mẫu đối chứng là mẫu trước khi<br />
đưa và xử lý nhiệt.<br />
- Phương pháp kiểm tra độ bền dán dính của<br />
ván lên bề mặt ván dăm được tiến hành theo<br />
tiêu chuẩn ngành 04TCN2-1999 bằng thiết bị<br />
thí nghiệm chuyên dùng DYNATEST có độ<br />
chính xác tới 0,01kN [5].<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Về màu sắc của ván<br />
Để so sánh màu sắc của gỗ trước và sau khi<br />
tẩy trắng. Mẫu gỗ được chụp ảnh, scan trong<br />
photoshop và đo chỉ số S được kết quả như ở<br />
bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1: Kết quả kiểm tra chỉ số màu sắc S trên photoshop (%)<br />
Điểm đo<br />
Mẫu<br />
Đối chứng<br />
Mẫu tẩy 1<br />
Mẫu tẩy 2<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
TB<br />
<br />
14<br />
8<br />
1<br />
<br />
19<br />
2<br />
1<br />
<br />
10<br />
7<br />
2<br />
<br />
22<br />
1<br />
3<br />
<br />
21<br />
5<br />
1<br />
<br />
22<br />
3<br />
1<br />
<br />
11<br />
10<br />
2<br />
<br />
8<br />
8<br />
3<br />
<br />
24<br />
2<br />
1<br />
<br />
25<br />
3<br />
1<br />
<br />
17,6<br />
4,9<br />
1,6<br />
<br />
162<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Văn Đoàn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Dưạ vào bảng 1 ta thấy giá trị chỉ số S giảm<br />
dần từ mẫu đối chứng đến mẫu tẩy 1 và mẫu<br />
tẩy 2. Các giá trị S của mẫu tẩy 1 và 2 tiến<br />
dần đến 0. Như vậy đã có sự thay đổi về màu<br />
sắc, các mẫu tẩy có sắc màu trắng.<br />
Cũng từ biểu đồ này ta thấy giá trị S tại các<br />
điểm đo của mẫu đối chứng có sự chênh lệch<br />
lớn nhất (Min = 8, Max = 25), các mẫu tẩy có<br />
sự chênh lệch thấp, điều này chứng tỏ rằng<br />
các mẫu tẩy đã có sự đồng đều về màu sắc.<br />
So sánh màu sắc giữa mẫu tẩy 1 và mẫu<br />
tẩy 2<br />
- Giá trị S trung bình tại 10 điểm đo của mẫu<br />
tẩy 1 bằng 4,9 cao hơn giá trị S trung bình tại<br />
10 điểm đo của mẫu tẩy 2 bằng 1,6. Hơn thế<br />
giá trị B của mẫu tẩy 2 (66,6) lại cao hơn mẫu<br />
tẩy 1 (59,9). Điều này chứng tỏ rằng mẫu tẩy<br />
2 có độ trắng lớn hơn mẫu tẩy 1.<br />
- Giá trị S tại 10 điểm đo của mẫu tẩy 1 có sự<br />
chênh lệnh lớn hơn mẫu tẩy 2. Cụ thể, sự<br />
chênh lệch giữa giá trị Max và Min ở mẫu tẩy<br />
1 là 9, ở mẫu tẩy 2 là 2. Như vậy mẫu tẩy 2 có<br />
sự đồng đều về màu sắc lớn hơn mẫu tẩy 1.<br />
Về chất lượng ván mỏng<br />
Để kiểm tra chất lượng ván mỏng, tiến hảnh<br />
kiểm tra qua hai chỉ tiêu là tần số vết nứt và<br />
chiều sâu vết nứt. Kết quả được trình bày ở<br />
bảng 2.<br />
Bảng 2. Kết quả kiểm tra tần số vết nứt<br />
và chiều sâu vết nứt<br />
STT<br />
Tần số vết nứt<br />
(v/cm)<br />
Chiều sâu<br />
vết nứt (%)<br />
<br />
Mẫu đối<br />
chứng<br />
<br />
Mẫu<br />
tẩy 1<br />
<br />
Mẫu<br />
tẩy 2<br />
<br />
4.15<br />
<br />
4.35<br />
<br />
4.5<br />
<br />
16.5<br />
<br />
21.6<br />
<br />
23.5<br />
<br />
Sự tăng lên về tần số và chiều sâu vết nứt sau<br />
khi tẩy chứng tỏ hóa chất tẩy trắng đã có ảnh<br />
hưởng nhất định. Cụ thể: Đối với mẫu tẩy<br />
bằng hỗn hợp H2O2 và CH3COOH tần số vết<br />
nứt tăng 0,2%; Đối với mẫu tẩy bằng hỗn hợp<br />
H2O2 và NH4OH tăng 0,35%. Chiều sâu vết<br />
nứt trên ván mỏng đối với mẫu tẩy bằng hỗn<br />
hợp H2O2 và CH3COOH tăng 5,1%; Đối với<br />
mẫu tẩy bằng hỗn hợp H2O2 và NH4OH tăng<br />
7% (so với mẫu đối chứng).<br />
<br />
108(08): 161 - 164<br />
<br />
Về độ bền dán dính<br />
Qua các kết quả kiểm tra độ bền dán dính khi<br />
dán ván mỏng lên bề mặt ván dăm cho thấy<br />
(Bảng 3): hoá chất tẩy trắng đã ít nhiều ảnh<br />
hưởng tới các tính chất của ván. Độ bền dán<br />
dính có xu hướng giảm sau khi tẩy trắng.<br />
Bảng 3. Kết quả kiểm tra độ bền dán dính<br />
Mẫu<br />
Mẫu<br />
đối<br />
chứng<br />
Mẫu<br />
tẩy 1<br />
Mẫu<br />
tẩy 2<br />
<br />
P1<br />
<br />
P2<br />
<br />
P3<br />
<br />
P4<br />
<br />
Ptb<br />
<br />
σd<br />
<br />
2,68<br />
<br />
2,84<br />
<br />
2,75<br />
<br />
2,61<br />
<br />
2,72<br />
<br />
1,39<br />
<br />
2,61<br />
<br />
2,52<br />
<br />
2,56<br />
<br />
2,49<br />
<br />
2,55<br />
<br />
1,30<br />
<br />
2,54<br />
<br />
2,45<br />
<br />
2,49<br />
<br />
2,52<br />
<br />
2,50<br />
<br />
1,27<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Màu sắc của ván mỏng sau khi tẩy trắng đ ã<br />
có sự thay đổ i rõ rệt. Như vậ y các hóa chấ t<br />
tẩy trắng đã có ảnh h ưởng lớn tới màu sắc<br />
của ván mỏ ng. Nhìn chung màu sắc của ván<br />
sau khi tẩ y có màu trắng, sáng, đồng đều và<br />
đẹp hơn rất nhiều so với trước khi tẩy. Đây<br />
là mộ t đ iều kiện thuận lợi cho các công<br />
đ oạn kế tiếp nh ư: Nhuộm màu, trang trí hoa<br />
v ăn, sơn ph ủ,…<br />
So với h ỗn hợp H2O2 và Acid Acetic thì hỗn<br />
h ợp H2O2 và NH4OH có tác d ụng tẩy trắng<br />
h ơn hẳn. Các vết nấm, mố c, nhựa bám,…<br />
gần nh ư không còn. Màu sắc đẹp và đồ ng<br />
đều hơn.<br />
Sự tăng lên về tần số và chiều sâu vết nứt sau<br />
khi tẩy chứng tỏ hóa chất tẩy trắng đã có ảnh<br />
hưởng nhất định. Tuy nhiên, sự tăng lên đó là<br />
không đáng kể và gần như là không ảnh<br />
hưởng gì đến những công đoạn tiếp theo.<br />
Qua các kết quả kiểm tra độ bền dán dính khi<br />
dán ván mỏng lên bề mặt ván dăm cho thấy:<br />
hoá chất tẩy trắng đã ít nhiều ảnh hưởng tới<br />
các tính chất của ván. Độ bền dán dính có xu<br />
hướng giảm sau khi tẩy trắng.<br />
Mặc dù hoá chất tẩy trắng đã có sự tác động,<br />
ảnh hưởng nhất định tới khả năng dán dính<br />
của ván mỏng, song mức độ ảnh hưởng là rất<br />
nhỏ, so với các tiêu chuẩn kiểm tra thì chúng<br />
hoàn toàn đảm bảo chất lượng cho sử dụng.<br />
163<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Văn Đoàn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Trần Văn Chứ (2003), Công nghệ trang sức<br />
vật liệu gỗ, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.<br />
2. Phạm Văn Chương, Nguyễn Hữu Quang<br />
(2004), Công nghệ sản xuất ván nhân tạo Tập 1,<br />
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
<br />
108(08): 161 - 164<br />
<br />
3. Trường Đại học Lâm nghiệp (2004), Công<br />
nghệ biến tính gỗ, Tài liệu dịch, Hà Tây.<br />
4. Trường Đại học Lâm nghiệp (2004), Trang sức<br />
bề mặt ván nhân tạo, Tài liệu dịch, Hà Tây.<br />
5. Tiêu chuẩn Việt Nam (1988), Tiêu chuẩn nhà<br />
nước về gỗ và sản phẩm gỗ, Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
RESEARCH ON SOLUTIONS OF BLEACHING VENEER<br />
Duong Van Doan1*, Tran Van Chu2<br />
1<br />
<br />
College of Agriculture and Forestry – TNU<br />
2<br />
Vietnam Forestry University<br />
<br />
Bleaching veneer is one important step before treatment paste coating of artificial board or used to<br />
produce veneer combination. With the aim to find and test some bleaching method, I conducted<br />
two studies on the solution bleached planks of wood peeled from the Bodhi thickness 1.5 (mm) is:<br />
35% H2O2 mixed CH3COOH with a ration 1:1 and 35% H2O2 mixed 28% NH4 OH with a ratio 1:1.<br />
The results are: color veneer after becoming bleached white and uniform. The stain fungus, mold,<br />
plastic stick,... almost gone. Although bleaching chemicals have influenced certain influence on<br />
the quality, the ability to stick the veneer, but the influence is very small, compared with the<br />
standard to ensure they fully quality for use.<br />
Key words: Quality veneer, abilty to stick, bleaching.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0988712951; Email: doanduongfb@gmail.com<br />
<br />
164<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />