intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số hội làng trên địa bàn Hà Nội: Phần 1

Chia sẻ: Vô Sắc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:546

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn sách "Nghiên cứu một số hội làng ở Hà Nội" giới thiệu tới người đọc toàn cảnh hội làng Hà Nội được văn bản hóa, không chỉ cốt giới thiệu những nét đặc sắc và giá trị nguồn văn hóa phi vật thể của Thăng Long - Hà Nội, mà còn là phương thức lưu giữ tài sản tinh thần quý giá này. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số hội làng trên địa bàn Hà Nội: Phần 1

  1. LẼ TRUNG VŨ [Ỵ1 NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA - THÔNG TIN u n & VIỆN VĂN HÓA
  2. '2ÔỘÌ l à n t ị ~ỉ()ù Q ĩ ỏ i
  3. LÊ TRUNG VŨ IịộJ LKĨtũ lịÀ TLỘ2 NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA - THÔNG TIN & VIỆN VĂN HÓA HÀ NỘI - 2006
  4. J íò ’i g i ớ i th iê u M ộ t số công trình khoa học, lịch sử... với những thông tin bổ ích và xác thực về sinh hoạt văn hóa - tôn giáo của cộng đồng người Việt đã hình thành từ rất sớm trên đất đế đô này. Chẳng hạn, ngày hội đua thuyền có từ thời tiền Lê: "Năm Thiên Phúc thứ 6 (985) đòi Lê Đại Hành, gặp ngày sinh... vua mở cuộc đua thuyền cho dân chúng thi. Từ đó năm nào cũng có hội đua thuyền"0'. Nhưng sử không ghi vua mở hội trên dòng sông nào. Đời Lý, các vua càng hâm mộ hội này hơn. Vua cho xây nhiều cung điện nguy nga ở phía đông kinh thành, trên bờ sông Nhị đê vua cùng bá quan và hoàng hậu, phi tần, công chúa dự; như điện Hàm Quang (1011), điện Linh Quang (1058), hoặc sau đó vua Anh Tông (1138 - 1175) cho xây cung Thánh từ và cung Thủy tinh... Còn dân chúng và quân lính tụ tập 2 bên bờ sông rấ t đông"(2). Đua thuyền là loại hội nước, triều đình coi là hội thượng võ, vừa là để rèn luyện thủy quân dành cho các cuộc thủy chiến (đã từng xảy ra và sẽ còn xảy ra trong tương lai) như lịch sử đã chứng minh trước đó (thòi Ngô Quyển) và sau đó (thời Trần); vừa đê’ giải trí cho quần thần và dân chúng. " 'N h ữ n g đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam . Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề. NXB Văn học, 1992. 121 Xã Kỳ Bô*, huyện Vũ Tiên (Thị xã Thái Bình ngày nay) - Theo N hững đại lễ... sđd các tran g 89, 90. 5
  5. Hội tuy do triều đình tổ chức song nó mang tính toàn dân và được các bô lão làng quê giải thích theo ý nghĩa khác. Các cụ nói rằng, đua thuyền là việc đánh thức thủy th ần mong nưốc nh u ần tưới cho .đồng ruộng. Quy lại, đua thuyền là một dạng thức cầu mùa nghề nông. Chúng ta còn biết các triều đại Lý, Trần là những thời đại cực thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam, cũng là những triều đại rấ t quan tâm đến đòi sông nhân dân, trước hết là nông nghiệp. Cho nên không chỉ hội đua thuyền mà một nghi lễ khác gần gũi với nghề nông hơn, là "lễ tịch điền" từng được thực hiện. Lễ này tổ chức lần đầu vào năm Thiên Phúc thứ 8 (987). Mùa xuân năm đó vua Lê Đại Hành đích thân cày ruộng ở Đội Sơn, bắt được một chum vàng. Năm sau vua cày ở Bàn Hải(1>, lại được một chum bạc. Vì th ế những thửa ruộng ấy được gọi là "Kim ngân điền"(2). Đời Lý, vua Thái Tông, năm Thông Thụy thứ 5 (1038), sai quan Hứa Ty đắp đền thò thần Nông. Vua đích th ân đến cầu cho mùa màng tươi tốt, rồi đích thân ra cày ruộng tịch điển ở Bô" Hải(3). sử cũ ghi tiếp, năm sau vua cày ruộng tịch điền ỏ Đỗ Động(,). Mùa hè, vua ra xem dân gặt, có người nông dân dâng một cụm thóc chiêm, mỗi bẹ nảy được 9 bông. Đời Trần đắp đàn xã tắc(5), hàng năm vua cử quan ra tế, không làm lễ tịch điển. (l) 1,1‘"'Thuộc Hà Tây. U) Kim ngân điền: ruộng bạc. c5) Xã tắc: - Đàn Xã thờ trời đ ất và thần Thái Xã (trông bờ cõi). - Đàn Tắc thờ th ầ n Thái Tắc, tức vua Thần Nông. 6
  6. ĐỜI Lê, năm 1484 (Hồng Đức thứ 15), vua Thánh Tông dựng đàn Tiên Nông ỏ làng Hồng Mf i(1) ngoài kinh đô Thăng Long. Đàn cao 7 thước'“' rộng 36 thước, tường đất bao quanh. Hàng năm vua và các quan ra tê Thần Nông và làm lễ tịch điền. Ngoài ra lại có lễ lập xuân và lễ tiến xuân ngưu và tục "đả xuân ngưu'f
  7. cây côi... Làng là nơi để mồ mả. Làng trỏ nên thiêng liêng mỗi khi xa quê, được trở về thắp nén hương tưởng niệm tổ tiên, người ta có dịp ôn lại quá khứ để từ đó, suy tưởng tới hôm nay, về nhiệm vụ của cháu con đối với quê hương đất nước. Làng cũng hình thành dần dần chứ không đột nhiên mà có. Như vậy từ thuở ban đầu, Hà Nội cũng từng là một "làng Hà Nội nhỏ" nào đó với núi Nùng, sông Tô. Rồi do tính chất trung tâm đất nước, Thăng Long đã thu hút được những tinh hoa văn hóa của các vùng miền về đây. Mặt khác, Hà Nội tuy đã định danh là đô thị - kinh đô từ lâu, song dấu vết nông thôn vẫn còn đậm nét. Bởi đây là một đô thị tru n g cổ kiểu phương Đông, loại đô thị phát triển chậm. Mặc dầu vậy, Hà Nội vẫn được coi là đô thị phát triển hàng đầu của cả nước. Nhưng Việt Nam, trong quá trình trưởng thành luôn bị quân xâm lược dòm ngó, tấ n công. Sự chông trả không mệt mỏi của cả nước cũng như của người Hà Nội, đê cuối cùng chúng ta luôn giành chiến thắng, đã tạo lập một Thăng Long - Hà Nội không chỉ có dinh thự, 36 phô' phường vối nhà cửa như bát úp, mà còn có một số đình, đền, chùa, miếu thờ các anh hùng lịch sử, anh hùng văn hóa đã bảo vệ và tô điểm cho đất nước, đê đô này ngày một sáng lạn văn minh hơn. Thảng Long - Hà Nội, vùng dất dịa linh nhân kiệt đã cùng cả nước bước vào thiên niên kỷ mới trong niềm hân hoan lớn, bởi trong tất cả các tỉnh thành, chỉ riêng Hà Nội, đúng hơn là Thăng Long - Hà Nội sẽ đón mừng nghìn năm tuổi (1010 - 2010). Thật là một kinh thành hiếm quý trên 8
  8. thê giới. Với ngót một thiên niên ký tạo cìựng, kinh thành đã là nơi giao lưu văn hóa của đất nước va về nhiều mặt, có thê COI Hà Nội như trung tâm của nến văn minh sông Hồng. Vói những đặc điểm đó, Hà Nội đã được UNESCO công nh ận là "Thành phố vì hòa bình". Người Hà Nội được hun đúc trong nền văn minh đó, đồng thời là chủ n h ân sáng tạo ra nó, càng làm tăng thêm giá trị của cả con người lẫn đời sông cộng đồng thông qua những hoạt động văn hóa mang bản sắc kinh th àn h của mình, mà một trong những nội dung ấy là Lễ hội. Có thể quan sát nền văn minh lúa nưốc Việt Nam hiển hiện trong lễ hội Thăng Long - Hà Nội dưới nhiều dạng vẻ như th ế nào. Tuy nhiên, cũng nên dành một ít dòng điểm qua tình hình giới thiệu, nghiên cứu hội làng trong một vài giai đoạn vừa qua. Được biết, mỗi khi làng vào đám thì người làng, bất kê già, trẻ, gái, trai đểu náo nức chờ đón hội, cũng là chờ đón cuộc vui lốn n h ất của làng hàng năm. Bởi mỗi lần hội mỏ, người ta thấy lại được hình ảnh, gặp lại những hoạt động tuy đã biết, tuy đã quen, song vẫn là luôn luôn mới bởi sức m ạnh nội dung của nó song song với sự lôi cuốn vể màu sắc, âm thanh, ánh sáng... n h ất n h ất đều trán g lệ, huy hoàng do tập thể ngưòi làng sắm vai, thể hiện trong một trậ t tự nghiêm ngặt thông qua nghi lể, và đặc biệt là đám rước của hội. Mỗi lần hội mở chính là dịp để người làng ôn lại quá khứ của làng, của nước thông qua những vị .anh hùng - anh hùng lịch sử hay anh hùng văn hóa - mà mình tôn thò và ngưỡng vọng. Đó là những người có công 9
  9. lớn với dân với nước lúc sinh thời, nay cần để n h ân dân ghi nhớ và giáo dục các t h ế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, tình hình từ xưa tới nay không phải hoàn toàn th u ậ n chiều như vậy. Đã có lúc - nhiều lúc - ở một SC) nơi (ngoài Thăng Long - Hà Nội) thò những vị th ầ n không có giá trị đích thực. Chẳng hạn, có làng thờ th ần ăn cắp, ăn cướp (ta gọi là tà thần) hoặc thờ th ần ăn xin hay đi buôn (tạp thần). Ôn lại một thoáng hội làng ấy để thấy rằng, với hôm nay, trong việc nhà nước cho mở lại các lễ hội cổ truyền, n h ất là đốì vối Hà Nội, đất ngàn năm văn hiến, thì tiêu chí đầu tiên phải lưu tâm là vị thần được tôn thờ. .Vị thành hoàng nào cũng phải là chính thần (phúc thần), người đã đem lại niềm vui cho địa phương, cho đất nước. Một vị th ầ n như t h ế mới đủ uy tín, có sức mạnh (vô hình) quy tụ dân làng về một mốì, tạo ra lòng tin tuyệt đối của dân trong việc th ầ n bảo vệ sinh mệnh của cả làng. Mỗi lần hội mở cũng là một lần người dân hiểu thêm được hệ thống nghi lễ, tức phương thức tôn thò thành hoàng làng, được coi như là một đức độ, là dịp con người bày tỏ lòng th à n h kính với th ầ n linh, và đồng thời cũng là dịp con người trầ n t h ế giao lưu vói giới siêu hình, thông qua cuộc tê thần. Nói cách khác, đây cũng là một phương thức làm thoả mãn tâm linh, điều hòa cuộc sống con người. Mỗi lần hội mỏ cũng là cơ hội nhắc lại th u ầ n phong mỹ tục mà ngày nay con cháu cần duy trì, p hát huy. Chẳng hạn, những cuộc đua tài như thi nấu cơm, thi dệt vải, khuyến khích -nữ công, gia chánh, hoặc vì lý do khác nữa, rằn g xưa, đây là con đường quân ta lên biên giới phía 10
  10. bắc đuối kẻ th ù xâm lược. Cuộc chuyển ụuân rấ t gấp nên các địa phương phải nấu cơm chín nhanh, ngon, kịp trao cho quân đội làm lương lên đưòng. Các cuộc thi nấu cơm, đồ xôi là để kỷ niệm những thời xưa ấy, và cũng là một hìn h thức rèn luyện nếp sống gia đình cho con cháu hôm nay. Hoặc hội mơ cuộc thi trâu khỏe, lợn to, gà béo là khuyên khích chăn nuôi; thi thơ, kéo chữ là mang ý nghĩa khuyên học. Thi vật, võ, đánh phết, đua thuyền, thi bơi, thi chạy... là cốt đề cao tinh th ầ n thượng võ, rèn luyện thể lực, ý chí tự cường trong th a n h niên, trung niên. Hoặc cao hơn, người ta diễn trận để nhắc lại lịch sử vẻ vang của d ân tộc như hội Phù Đổng (huyện Gia Lâm) thờ th án h Gióng, diễn lại hội tr ậ n "Thánh Gióng đánh giặc Ân", (hoặc như hội Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình) diễn lại trò "Cò lau tập trận", nhắc lại thời nịên thiếu của đế Đinh Tiên Hoàng. Lễ hội cố truyền còn có trò chơi (ngoài trò diễn như vừa dẫn), đặc biệt là trò chơi phong tục là trò chơi buộc phải có để thực hiện tín ngưỡng nào đó trong nhân dân, tuỳ thuộc từng địa phương, ví dụ trò chơi "cướp cầu" ở hội làng Xuân Dục, huyện Sóc Sơn vào ngày 4 tháng giêng. Quả cầu bằng gỗ, sơn đỏ là biểu tượng của mặt trời. Vào cuộc, ngưòi ta tran h nhau giành quả cầu ném vào hai hố cầu đào theo hưống đông và hưống tây. Quả cầu sẽ được tra n h đi cưốp lại, và đó là hình ảnh về sự vận động biểu kiến của mặt trời, phản ánh tục thờ mặt trời, cầu ánh sáng, cũng là cẩu mưa nắng thuận hòa cho nghề nông. Hoặc cũng ở hội này có tục rưốc và cướp hoa tre, thực hiện tín ngưỡng phồn thực, là nội dung của tín ngưỡng về nghề nông. Bởi hoa tre được các cụ cho biết, đó là "linga". 11
  11. Nhìn chung, từ thời "mở cửa" - 1986 - tỉnh, thành nào cũng cho phép nh ân dân tô chức lễ hội của địa phương đê thỏa m ãn nhu cầu tâm linh và nhu cầu văn hóa của con người. Mỗi lễ hội thường có đặc điểm riêng, song nội dung hội thường hướng về nông nghiệp, bởi người tổ chức và thưởng thức hội chủ yếu vẫn là nông dân. Từ đó Hà Nội, do vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa to lớn và quan trọng - thủ đô - thì sm h hoạt lễ hội càng mang những đặc điểm đáng lưu ý hơn. Có th ể nhìn lại lịch sử một lần nữa. Chỉ Thăng Long - Hà Nội mới có "tứ trấn" và đền, quán ở tứ trấn, một phương thức sáng tạo không gian thiêng, phủ lên bốn phương tròi, từ đó sinh ra sức mạnh huyền diệu, thần quyền hỗ trợ thê quyền để uy lực triều đình ngày càng vững mạnh, đất nưốc ngày càng yên vui. Đó là: - Đền Bạch Mã, thờ th ần Long Đỗ, thần trấn phương đông. - Đền Voi Phục, thờ thần Linh Lang, thần trấn phương tây. - Quán T rấn Vũ, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, thần trấn phương bắc. - Đền Kim Liên, thò Cao Sơn đại vương, thần trấn phương nam. Lễ hội tứ trấ n đã được tổ chức để khẳng định giá trị của phương thức sáng tạo không gian thiêng trên. Một kỷ niệm hết sức xúc động là ngày 19 tháng 2 năm 1976, cô" Thủ tưóng Phạm Văn Đồng đã vào thăm tứ trấn Thăng Long này. 12
  12. Trong sô lưu niệm ở đền, Thu tướng viết "Đây là một di tích lịch sử cán được giữ gìn chu đáo". Một loại lễ hội khác cũng mang đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội. Đó là lễ hội thập tam trại. Thăng Long được mở rộng diện tích ở phía tây kinh thành hồi th ế kỷ XI là do khai hoang lập được 13 trại dân'1' nhờ công lao của ông Hoàng Phúc Trung người làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm). Hàng năm 13 trại đều tổ chức lễ hoặc mở hội riêng tuy cùng thờ chung một tổ Hoàng Phúc Trung (sau gọi là ông Hoàng Lệ Mật). Vào ngày 23 tháng 3 cả 13 trại rưóc 13 mâm cỗ về dự hội làng đất tổ là Lệ Mật (huyện Gia Lâm). Lễ hội thập tam trại cũng là một hình thức biểu dương nội dung và tinh thần kết chạ - kết nghĩa, vổn là một mỹ tục của lễ hội cổ truyền Việt Nam cũng như của Hà Nội. Mỗi lễ hội của thập tam trại đều có đặc điểm của mình, hoặc đó là món ăn đặc sản như thịt bò thui (hội Kim Mã), hoặc thú chơi chọi chim tao nhã (hội Công Yên), hoặc lễ dâng hoa (hội Đại Yên)... đều tạo nên mỹ cảm cho người dự hội. Thăng Long - Hà Nội cũng giữ cho mình hình ảnh về tứ bất tử bằng hội về tứ bất tử. Đó là hội Tầm Xá (huyện Đông Anh) thờ Tản Viên sơn thánh với đặc điểm múa 13 mặt nạ - múa hóa trang - mà nội dung tới nay vẫn là ẩn số (tại sao lại là 13 mặt nạ) và ý nghĩa của nó. Hội làng Phù Đổng (huyện Gia Lâm) thò Thánh Gióng với hội trận "Thánh Gióng đánh giặc Ân" nổi tiếng; Hội Chử Dồng Tử (huyện Gia Lâm) tương nhố công lao một vị anh hùng văn hóa là anh hùng khai ,n 13 trại dân: Vạn Phúc, Công Vị, Đại Yên, Thủ Lệ, Liễu Giai, Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Kim Mã, Đồng Nước, Giảng Võ, Công Yên, Ngọc Khánh, Vĩnh Phúc. 13
  13. phá, chinh phục đầm lầy mở mang nông nghiệp góp phần đáng kể trong việc ổn định đòi sông cộng dồng dân cư trên đất phù sa màu mở vùng ven sông Hồng; hội Phủ Tây Hồ thờ bà chúa Liễu với tục hát chầu văn... Cũng hiếm thấy nơi nào xảy ra bi kịch đau thương như trong lễ hội đền c ổ Loa (huyện Đông Anh) phản ánh sự tan rã mau chóng của một vương triều ổn định tới 50 năm, rồi chỉ do sự thỏa mãn, hưởng lạc của ông vua (vua cha) và sự nhẹ dạ của nàng công chúa (Mỵ Châu)... đê cho kẻ th ù phương bắc có cơ hội cướp nước ta. Triều đình phong kiến Đại Việt vững mạnh nhiều thê kỷ, phần nào nhò có "hội thề" hàng năm do nhà nước tổ chức. Từ vua tói bá quan đều phải th am dự đê tỏ lòng trung hiếu của mình đôi vói tổ quốc, tạo nên sức m ạnh cố kết toàn dân tộc. Một hội kỳ lạ khác cũng chỉ thấy ở Thăng Long - Hà Nội. Đó là hội đấu thần. Các th ần đấu nhau và tiêu diệt nhau. Đó là hội chùa Láng (quận Đông Đa). Nhà sư Đại Điên (giúp Diên Thành Hầu) giết Từ Vinh, là người đã can tội thông dâm với vợ ngưòi khác. Từ Vinh bị chặt làm 3 khúc trôi nổi trên sông Tô Lịch. Từ Đạo Hạnh (con Từ Vinh) đã đánh chết Đại Điên trả th ù cho bô". Họ đều là những thiền sư lớn, lại là những đạo sĩ nổi danh. Thì ra "tính con người trần tục" vẫn không xa rời họ, mặc dầu họ uyên thâm về phật pháp. Thăng Long - Hà Nội còn có hội múa rắn, múa hổ, đều nằm ở mạn Gia Lâm, nơi xưa kia lả rừng rậm (với tên huyện và nhiều làng xóm có chữ "lâm" như Mai Lâm, Trường Lâm...)- Điều này vừa hợp lý, vừa đặc sắc (Hội múa 14
  14. rắn làng Lệ Mật, hội múa hô làng Phù Đổng...) và mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. Nhu đã trình bày, lễ hội ỏ Thăng Long - Hà Nội cũng là - chủ yếu là - hội làng như các tỉnh tru n g du và đồng bằng Bắc bộ. Thăng Long - Hà Nội đã thu hú t vào cho mình đủ loại đề tài, nếu có khác nơi nào đó chỉ là ở tỷ lệ sô lượng hội và nó đã được "kinh đô hóa " ít nhiều mà thôi, v ả chăng, không phải cứ hội nào nhập vào Hà Nội là đều có sự biến đổi, "thanh lọc" như vậy. Nhiều khi chỉ là sự "đậm nhạt" mà phải tốn công chút ít mói nhận ra được. Chẳng hạn, về tín ngưỡng phồn thực. Trong hội làng các nơi có trò "Bắt trạch trong chum" thì Hà Nội cũng có, song đã khác ít nhiều về hình thức biêu hiện. Nếu như ỏ P h ú Thọ, nơi còn lưu lại nhiều tục cổ của người Việt, trò "Bắt trạch trong chum" mang tính tự nhiên thì ở Hà Nội đôi nam nữ thanh niên đi thong dong sánh đôi, tay nắm tay đi đến chum nước đê bắt trạch. Chúng ta nhận ra ngay, động tác của đôi nam nữ thanh niên Hà Nội thanh nhã hơn. Đây là kỷ niệm hồi cố, nay đặc điểm này cũng không còn. Chẳng h ạn nữa, về đề tài nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp như hội nấu cơm thi Lương Quy (huyện Gia Lâm) thì lại rấ t cầu kỳ, phải qua 7 bước mới xong như: Thi bổ cau, thi chạy thẻ, thi kéo nưốc, thi xay thóc giã gạo, thi kéo lửa, thi bắt gà và thịt gà, thi nấu cơm. Ngoài ra còn nhiều cuộc thi về tài chẻ biến nông sẩn như "Thi cây xôi" (hội làng Phú Mỹ - Kiều Mai, huyện Từ Liêm). Hoặc cuộc thi có vẻ bình thường song đoạt được giải nhất chưa h ẳn đã dễ, như "Thi cơm nắm muối vừng" chẳng hạn (hội làng Tó, huyện Thanh Trì) là để kỷ niệm những 15
  15. ngày tháng nhân dân địa phương chuẩn bị cho quân đội nước ta do vua Lê Đại Hành trên đường đánh đuổi giặc Tông xâm lược, cần đi gấp đê tiêu diệt kẻ thù. Hoặc như thi cỗ 7 tầng (hội đền Kim Liên) không chỉ là biểu hiện tài chế biến nông sản và thực phẩm mà còn là biểu hiện của vụ mùa phong đăng hòa cốc, trồng trọt và chăn nuôi đều viên mãn. Hà Nội còn có r ấ t nhiều hội làng nghề, phô" nghề (thủ công, mỹ nghệ). Từ những hội này, người ta hiểu thêm cơ sở tạo nên nền văn hóa - văn minh của kinh đô trải dần theo n ăm tháng. Những làng nghề này có xuất xứ khác nhau về địa lý. Có làng - có nghề từ nơi khác(1), do thương nhân chuyển sản phẩm thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng tới mà trước đó Hà Nội có thể chưa có. Dần dần, chính những nghệ n h â n (cùng cả gia đình và công cụ - có thể cả xưởng th ủ công) về cư ngụ tại kinh đô. Những ngưòi thợ cùng nghề lập ra phường hội và phát triển, về sau th à n h phô' nghề. Tới lúc nào đó, kinh đô mang danh là "Hà Nội 36 phô' phường". Người ta đọc cho nhau nghe và tuyên truyền cho "văn minh Hà Nội": R ủ nhau chơi khắp Long thành Ba mươi sáu p h ố rành rành chẳng sai H àng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai, H àng Buồm, hàng Thiếc, hàng H ài, hàng Khay. M ã Vì, hàng Điếu, hàng Giầy H àng Lờ, hàng Cót, Mã Mây, hàng Đào... (l) Ví dụ phô' hàng Thiếc (quận Hoàn Kiếm) có trên 20 gia đình có nguồn gốc từ Khương H ạ (quận Thanh Xuân). 16
  16. Như vậy, có nghề sản xuất ra hang tiêu dùng như hàng dệt, đồ gôm, đồ rèn...; có nghe sản xuất ra hàng mỹ phẩm như đồ thêu, ren; và có cả làng nghề nghệ thuật ngoài vòng "36 phô’ phường" như làng ca trù, hát trông quân... Nhưng Thăng Long - Hà Nội chỉ thực sự tiêu biểu cho đô thị văn minh xứng đáng với kinh đô ngàn năm văn hiến khi có một lực lượng trí thức cao cấp ngày càng đông, vừa phục vụ cho triều đình, vừa chịu trách nhiệm đào tạo thường xuyên nhân tài cho cả nước. Cho nên, chỉ Thăng Long - Hà Nội có Văn miếu song song với Quổíc tử giám, trường đại học đầu tiên của nước ta, xây.dựng cách nay đã gần mười thê kỷ (1070) với mục đích thực hiện sự nghiệp lớn lao và cần thiết đó. Cũng từ đó, vành đai quanh kinh đô vốn là làng xóm nông nghiệp thì nay lại có một loại làng mới là các danh hương hay các làng khoa bảng, những làng có nhiều người đỗ đạt cao. Có thể kể ra đây một sô" làng rất tiêu biểu, nổi tiếng xưa nay về sô" người đỗ Tiến sĩ như: làng Đông Ngạc (huyện Từ Liêm): 25 ngưòi; làng Tả Thanh Oai (Thanh Trì): 12 người, làng Nguyệt Áng (Thanh Trì): 11 người, làng Hạ Yên Quyết (Từ Liêm): 10 người; làng Phú Thị (Gia Lâm): 10 người... Cả ngàn trang sách tiếp theo đây là toàn cảnh hội làng Hà Nội được văn bản hóa, không chỉ cốt giói thiệu những nét đặc sắc và giá trị nguồn văn hóa phi vật thể của Thăng Long - Hà Nội, mà còn là phương thức lưu giữ tài sản tinh th ầ n quý giá này (do công lao đóng góp ngàn năm 17
  17. của người Thăng Long - Hà Nội) như bằng chứng về một nét đẹp của nền văn hóa - văn minh xóm làng Việt Nam mà Thăng Long - Hà Nội là đại diện. Đồng thời cũng là giữ gìn cho ngưòi Hà Nội một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng truyền thống mà ngày nay nó vẫn có ích trong công cuộe xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc. Chúng tôi, nhóm tác giả biên soạn công trình lễ hội Hà Nội này xin chân thành cảm ơn các già, các nghệ nhân đã vui lòng kể lại và chỉ dẫn cho chúng tôi về hội làng; xin chân th à n h cảm ơn các đồng chí lãnh đạo cùng các cán bộ văn hóa các quận huyện và các phường, các làng xã nội ngoại th à n h đã luôn luôn tạo điều kiện th u ậ n lợi cho chúng tôi khi về địa phương làm việc. Hà Nội, tháng 11 năm 2005 TM NHÓM TÁC GIẢ CHỦ BIÊN P G S . L ê T r u n g Vũ 18
  18. Q l k ê t)ề t à OĩjạMỤẦn đổLíL XlíCL ả ^ ó à Q tè i Q ế t Nguyên đán là thòi điểm mở đầu năm mới, cũng là mở đầu vòng quay của vũ tr ụ sau 4 mùa chu chuyển. Ngưòi Việt sông bằng nghề nông, đã hòa nhập thành một khối giữa trời, đất và con người. Tết Nguyên đán là Tết cả, bởi đây là tết lớn nhất trong năm mang tính cộng đồng mạnh mẽ và thông n h ất trong nếp sông từ lâu đời. c ả dân tộc náo nức chuẩn bị trong niềm hy vọng tràn đầy. Sau một năm lao động cật lực, ai cũng thấy cần được ngừng nghỉ chôc lát - dăm ba ngày - để lấy đà cho hoạt động ỏ chặng đưòng mới cả năm, trong không gian xã hội là làng xã, phô" xóm và không gian tình cảm là gia đình, gia tộc. Quê hương - làng xóm - vô cùng thiêng liêng vì đó là nơi ta sinh ra, trưởng th à n h và yên hưởng tuổi già. Mộ tổ để ỏ quê hương, việc thờ cúng tổ tiên là hoạt động tâm lmh, gìn giữ môi dây liên hệ dòng máu và là nguồn gổc của sức mạnh và sự vững bền trong tinh th ầ n cô kết cộng đồng. * * * Hà Nội là đất nghìn năm văn hiến, nơi tập trung tinh hoa của cả nước. Bởi vậy ngày tết ở đây cũng có những nét độc đáo riêng biệt. Tết Hà Nội đa dạng do con người sống ỏ đây từ nhiều nơi tụ hội. Hơn thế, Hà Nội có 19
  19. “36 phô* phường” và chợ đông vui sầm uất, thường xuyên hoạt động không kể ngày giờ. Khu vực buôn bán lớn n h ấ t tập trung vào ba mươi sáu phô" phường của kinh th à n h xưa. Khu vực này nằm ở phía bắc Hồ Gươm, nơi có nhiều cửa hàng và phường nghề thủ công nổi tiếng, s ả n vật nhiều, kỹ th u ậ t tinh xảo, cách chế biến phong phú tạo nên một nếp sinh hoạt riêng cho con người th à n h thị. T ất cả những n ét đặc trưng của các địa phương được tập trung, chắt lọc. Qua thời gian, cái hay cái đẹp được giữ lại và p h át triển theo cấp sinh hoạt thị thành, tạo nên một lối sông phong lưu của những con người lịch thiệp tinh tê về mọi mặt. Người Hà Nội cũng có tiếng là khéo léo và lịch lãm trong việc chê biến và thưởng thức các món ăn. Đến ngày tết, sự khéo léo và lịch lãm ấy càng có dịp phát triển. Những ngày cuối năm, khi Hà Nội đang chìm trong giá.lạnh của những đợt gió mùa đông bắc thì ngoài đường phô' lại bừng lên các màu sắc cổ truyền của tết Nguyên đán. Màu x an h của cây cối, lá dong. Màu đỏ của hoa đào, của pháo, của câu đôi và màu vàng của bưởi, quất, phật thủ... T ất cả của ngon vật lạ ở từng miền theo mọi nẻo đường qua năm cửa ô tràn vào các cửa hàng, các gian chợ, sẵn sàng phục vụ cho cái tết của ngươi Hà Nội. Ngay từ tháng một (tức tháng mươi một), các bà nội trợ đã bắt đầu chuẩn bị tết. Gạo nếp, đậu xanh gói bánh, nấu chè là cái trước tiên phải lo tối. Sau đến các loại đồ khô khác cũng được chú ý mua ngay như măng khô, miến, bóng bì, bóng cá, long tu, nấm hương, mộc nhĩ, hạnh nhân, hồ tiêu, lạc... Nhà nào có điều kiện nuôi gà thì trước tết bốn, 20
  20. năm tháng đã mua về vài con gà trông hoa mới biết gáy đê thiên và vỗ béo. Đầu thán g chạp người ta b ắt đầu lo đến vại dưa hành, ít lạp xưòng và hũ trứng muối. Sang trọng thì làm thêm món ăn cầu kỳ đắt tiền: chè mạn ngon đun lấy nưốc, độ đậm đặc như nước trà khi pha uống. Dùng nước trà ấy để tôi vôi, cho thêm chút đinh hương, hoa hồi, quế chi. Sau đó thả từng quả trứng vào nưốc vôi đang sôi. Để trứng trong nước vôi độ vài giây rồi lần lượt vớt ra. xếp trứng vào hũ, đậy kín để bên cạnh bếp, mỗi ngày xoay hũ hai ba lần cho hơi nóng thấm đều qua thành hũ. Độ 20 hôm sau thì ăn được, khi cắt ra, quả trứng có màu nâu đen sẫm. Trứng đen là món ăn quý trong ngày tết vì chất bùi ngậy của trứng, vị thơm lạ lùng của chè và gia vị, mùi nồng đậm của vôi. Chính chất vôi ngấm trong trứng làm cho người ta ăn chóng tiêu, tạo cảm giác ngon miệng, đỡ ngấy vì lượng thịt mỡ quá cao trong những bữa ăn ngày tết. Trước đây, Hà Nội có hai loại bóng bì: bóng bì rán và bóng bì nướng. Bóng bì nướng còn gọi là bóng Sài Gòn vì bóng có nguồn gôc từ Sài Gòn. Gần tết, người ta thường gánh những đôi bồi đầy bóng Sài Gòn đến ngồi bán ở vỉa hè Hàng Ngang, Hàng Đường. Bóng bì rán thơm ngon và mềm hơn bóng Sài Gòn. Những miếng bóng rán to, cuộn cong, được xâu vào dây treo trong các hiệu bán hàng khô ở phô' Hàng Cân, Hàng Đưòng. Những hiệu đồ khô này bán các loại hàng ngon và sang hơn hàng khô trong chợ. Nhà phong lưu chỉ mua bóng bì rán để nấu cỗ tết. Ngoài ra, nhà nào cũng mua một quả gấc chín treo trên giàn bếp, đến 30 tết thổi xôi cúng tấ t niên và thắp hương sáng mùng một. Ngày tết, b ất kể giàu nghèo nhà nào cũng đồ xôi gấc vì gấc 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0