TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ MỘT SỐ HORMON SINH SẢN<br />
Ở PHỤ NỮ VÔ SINH NGUYÊN PHÁT<br />
Trịnh Thế Sơn*; Lê Hoàng**; Đỗ Thị Hoàng Hà***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định nồng độ các hormon FSH, LH, estradiol, progesteron, PRL và AMH ở phụ<br />
nữ vô sinh nguyên phát. Đối tượng: 68 bệnh nhân (BN) vô sinh nguyên phát, tuổi từ 20 - 40.<br />
Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: tuổi trung bình của BN 28,1 ± 4,4, thời gian vô sinh<br />
trung bình: 3,2 ± 2,9 năm. Nồng độ FSH, estradiol và progesteron trung bình trong nghiên cứu<br />
nằm trong trị số bình thường của quần thể. Nồng độ LH trung bình giảm nhẹ so với trị số bình<br />
thường của quần thể. Nồng độ PRL và AMH trung bình tăng so với trị số bình thường của quần<br />
thể. Kết luận: nồng độ LH trung bình của BN vô sinh nguyên phát giảm nhẹ. Ngược lại, nồng độ<br />
PRL và AMH trung bình tăng so với trị số bình thường của quần thể.<br />
* Từ khóa: Vô sinh nguyên phát; Hormon sinh sản; Hormon FSH, LH, PRL và AMH.<br />
<br />
Study on Serum Concentration of Reproductive Hormones in Women<br />
with Primary Infertility<br />
Summary<br />
The aim of study was to evaluate reproductive hormone concentration in women with<br />
primary infertility. Sixty eight women with primary infertility, aged 20 - 40 years were included.<br />
This study showed that: The average age of women was 28.1 ± 4.4 years, the average time<br />
attempting conception was 3.2 ± 2.9 years. The average serum concentration of FSH, estradiol<br />
and progesterone are within normal range. The average serum concentration of LH are within<br />
normal range. They are, however, on the lower side. The average serum concentration of PRL<br />
and AMH are within normal range. However, they are on the higher side.<br />
* Key words: Primary infertility; Reproductive hormone; FSH, LH, PRL and AMH hormone.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Dân số Việt Nam tính đến năm 2013<br />
lên đến 90 triệu người, bình quân trung<br />
bình mỗi năm tăng 1 triệu người. Tỷ lệ<br />
sinh ở Việt Nam tuy những năm gần đây<br />
đã giảm, nhưng tỷ lệ phát triển dân số vẫn<br />
<br />
còn cao. Song song với đó là tỷ lệ vô sinh<br />
cũng dần tăng lên, khiến vô sinh trở thành<br />
một vấn đề đáng lo ngại. Tại Việt Nam từ<br />
năm 1997, công tác khám, chẩn đoán và<br />
điều trị vô sinh đạt được nhiều tiến bộ,<br />
<br />
* Häc viÖn Qu©n y<br />
** Bệnh viện Phô s¶n Trung -¬ng<br />
*** BÖnh viÖn Phô s¶n H¶i Phßng<br />
Người phản hồi (Corresponding): TrÞnh ThÕ S¬n (trinhtheson@vmmu.edu.vn)<br />
Ngày nhận bài: 21/07/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/12/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 27/12/2014<br />
<br />
43<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
hiện nay những tiến bộ trong kỹ thuật hỗ<br />
trợ sinh sản đã mang lại hạnh phúc gia<br />
đình cho không ít cặp vợ chồng hiếm<br />
muộn, vô sinh. Tuy vậy, tỷ lệ điều trị thành<br />
công nói chung còn phụ thuộc vào rất<br />
nhiều yếu tố. Sự bất thường về nồng độ<br />
các nội tiết tố tuyến yên và nội tiết tố sinh<br />
dục ở phụ nữ cũng là một trong những<br />
nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh.<br />
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài<br />
này với mục tiêu: Xác định nồng độ các<br />
hormon FSH, LH, estradiol, progesteron,<br />
PRL và AMH ở phụ nữ vô sinh nguyên<br />
phát.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
- 68 BN nữ được chẩn đoán vô sinh<br />
nguyên phát (theo WHO 2010) [7] đến<br />
khám tại Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện<br />
Phụ sản Hải Phòng và chưa từng điều trị<br />
vô sinh.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
+ BN > 45 tuổi.<br />
+ Các trường hợp vô sinh do chồng.<br />
+ BN có bệnh nội tiết, bệnh cấp tính,<br />
bệnh xã hội, đang dùng thuốc hoặc hóa<br />
chất ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm<br />
nội tiết, BN có tiền sử phẫu thuật buồng<br />
trứng, tử cung.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành<br />
tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng và Trung<br />
tâm Nghiên cứu Y Dược học Quân sự Học viện Quân y từ 11 - 2012 đến 7 - 2013.<br />
44<br />
<br />
* Kỹ thuật lấy máu:<br />
BN được lấy máu vào ngày thứ 2 của<br />
chu kỳ kinh, PRL và AMH có thể lấy vào<br />
bất kỳ ngày nào trong chu kỳ kinh nguyệt.<br />
Để đảm bảo thuận lợi cho BN, chúng tôi<br />
thống nhất lấy một mẫu máu duy nhất vào<br />
ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt.<br />
* Phương pháp định lượng hormon:<br />
Định lượng các hormon FSH, LH, PRL,<br />
estradiol, progesteron theo phương pháp<br />
miễn dịch điện hóa phát quang dựa trên<br />
nguyên lý Sandwich và được thực hiện trên<br />
hệ thống tự động Cobas e411 (Hãng Roche).<br />
Định lượng hormon AMH được theo<br />
phương pháp miễn dịch enzym ELISA<br />
trên máy miễn dịch tự động DTX 8000,<br />
(Hãng Beckman Coulter).<br />
* Xử lý số liệu: bằng chương trình<br />
SPSS 16.0 for Window.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của đối tƣợng<br />
nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Tuổi và thời gian vô sinh của<br />
BN nghiên cứu.<br />
± SD<br />
<br />
M a- x<br />
m in<br />
<br />
(n = 68)<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
28,1 ± 4,4<br />
<br />
40 - 20<br />
<br />
Thời gian vô sinh (năm)<br />
<br />
3,2 ± 2,9<br />
<br />
17 - 1<br />
<br />
Tuổi trung bình của BN nghiên cứu là<br />
28,1 ± 4,4, trong đó cao nhất 40 tuổi và<br />
thấp nhất 20 tuổi. Số năm vô sinh trung<br />
bình của BN 3,2 ± 2,9 năm, trong đó, lâu<br />
nhất 17 năm và ngắn nhất 1 năm.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
2. Kết quả định lƣợng nồng độ hormon FSH, LH, PRL, estradiol, progesteron<br />
và AMH của BN nghiên cứu.<br />
Bảng 2: Nồng độ trung bình các hormon hướng sinh dục.<br />
C ¸ c<br />
<br />
Min - Max<br />
FSH (mIU/ml)<br />
<br />
2,4 - 10,4<br />
<br />
± SD<br />
<br />
t r Þ<br />
S o<br />
t h - ê n g<br />
<br />
6,02 ± 1,70<br />
<br />
2,5 - 10<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
LH (mIU/ml)<br />
<br />
1,9 - 17,3<br />
<br />
5,68 ± 3,12<br />
<br />
3,94 - 7,66<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
PRL (ng/ml)<br />
<br />
5,2 - 152,2<br />
<br />
24,75 ± 23,60<br />
<br />
3 - 30<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
p)<br />
<br />
(*: Khoảng tham chiếu: theo Fehring và CS, 2006 [2])<br />
- Không có sự khác biệt về nồng độ trung bình của FSH ở nhóm BN này với những<br />
người phụ nữ bình thường.<br />
- Nồng độ trung bình của LH giảm so với trị số bình thường của quần thể.<br />
- Nồng độ trung bình của PRL cao hơn so với nồng độ hormon trung bình của quần<br />
thể.<br />
Bảng 3: Nồng độ trung bình các hormon sinh dục.<br />
C ¸ c<br />
<br />
Min - Max<br />
<br />
± SD<br />
<br />
t r Þ<br />
S o<br />
t h - ê n g<br />
<br />
FSH (mIU/ml)<br />
<br />
2,4 - 10,4<br />
<br />
6,02 ± 1,70<br />
<br />
2,5 - 10<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
LH (mIU/ml)<br />
<br />
1,9 - 17,3<br />
<br />
5,68 ± 3,12<br />
<br />
3,94 - 7,66<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
PRL (ng/ml)<br />
<br />
5,2 - 152,2<br />
<br />
24,75 ± 23,60<br />
<br />
3 - 30<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
p)<br />
<br />
(*: Khoảng tham chiếu: theo Fehring và CS, 2006 [2])<br />
- Không có sự khác biệt về nồng độ estradiol và progesteron ở nhóm nghiên cứu<br />
với những phụ nữ bình thường.<br />
- Nồng độ trung bình của AMH cao hơn trị số hormon trung bình của quần thể.<br />
3. Mức độ thay đổi nồng độ các hormon ở nhóm BN vô sinh.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ thay đổi các chỉ số hormon so với trị số bình thường của quần thể.<br />
Nồng độ hormon FSH của đa số BN đều nằm trong trị số bình thường của quần<br />
thể (97,1%).<br />
45<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
- Về LH: trong 68 BN nghiên cứu, 28 BN<br />
<br />
(22,1%) có nồng độ PRL cao hơn mức<br />
<br />
(38,2%) có nồng độ LH thấp hơn so với<br />
<br />
trung bình quần thể. Nồng độ PRL trong<br />
<br />
nồng độ trung bình của quần thể và 13 BN<br />
(19,1%) có nồng độ LH cao hơn so với trung<br />
bình quần thể. Nồng độ LH trung bình trong<br />
<br />
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên<br />
cứu của Mohan và CS (2010) (55,8 ± 23,44<br />
<br />
nghiên cứu này cao hơn kết quả của Olooto<br />
<br />
ng/ml), nhưng tương đương với kết quả của<br />
<br />
và CS (2012) (3,16 ± 1,49 mIU/ml); Mohan và<br />
<br />
Olooto và CS (2012) (26,74 ± 4,5 ng/ml) [4,<br />
<br />
CS (2010) (2,97 ± 0,64 mIU/ml) [4, 6]. Kết<br />
<br />
6]. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều ghi nhận<br />
<br />
quả các nghiên cứu này cho thấy nồng độ<br />
LH ở nhóm BN nghiên cứu giảm so với trị số<br />
bình thường của quần thể. Theo Mohan và<br />
<br />
nồng độ PRL tăng ở phụ nữ vô sinh so với<br />
phụ nữ bình thường và nhóm chứng.<br />
<br />
CS, nồng độ LH suy giảm so với mức trung<br />
<br />
PRL tăng trong huyết thanh gây rối loạn<br />
<br />
bình chung của quần thể nói lên rối loạn<br />
<br />
phóng noãn, đôi khi không phóng noãn và vô<br />
<br />
trong quá trình phóng noãn, làm ảnh hưởng<br />
<br />
kinh thông qua ngăn cản hoặc ức chế nhịp<br />
<br />
đến khả năng rụng trứng, một trong những<br />
<br />
chế tiết GnRH bình thường ở hạ đồi. Tùy<br />
<br />
nguyên nhân dẫn đến vô sinh [4].<br />
<br />
vào mức độ ức chế GnRH, BN tăng PRL có<br />
<br />
Bên cạnh đó, nồng độ LH trong máu tăng<br />
<br />
nhiều dạng rối loạn phóng noãn khác nhau<br />
<br />
gặp chủ yếu ở BN suy buồng trứng, đặc biệt,<br />
<br />
như pha hoàng thể ngắn, không phóng<br />
<br />
trong hội chứng buồng trứng đa nang. Trong<br />
<br />
noãn, vô kinh hoặc suy sinh dục [1].<br />
<br />
hội chứng buồng trứng đa nang, nồng độ<br />
tuyệt đối của hormon LH tăng đáng kể trong<br />
<br />
- Về AMH:<br />
<br />
máu, tỷ số LH/FSH cũng tăng (thường > 2)<br />
<br />
Nồng độ trung bình của AMH trong<br />
<br />
và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vô<br />
<br />
nghiên cứu là 5,82 ± 4,95 ng/ml. 12/68 BN<br />
<br />
sinh.<br />
<br />
có nồng độ AMH thấp hơn so với nồng độ<br />
<br />
Không có BN nào có nồng độ estradiol<br />
nhỏ hơn bình thường quần thể và nồng độ<br />
estradiol của phần lớn BN đều nằm trong trị<br />
số bình thường của quần thể (94,1%).<br />
- Về PRL: nồng độ trung bình của PRL<br />
trong nghiên cứu là 24,75 ± 23,60 pg/ml, cao<br />
<br />
trung bình của quần thể và 20/68 BN có<br />
nồng độ AMH cao hơn so với nồng độ trung<br />
bình của quần thể.<br />
Theo Hagen và CS (2010), BN có nồng độ<br />
AMH cao hơn mức bình thường hay thấy<br />
buồng trứng đa nang [3]. Một số nghiên cứu<br />
đã chứng minh ở BN lạc nội mạc tử cung sẽ<br />
<br />
hơn so với nồng độ hormon trung bình của<br />
<br />
có nồng độ AMH trong huyết thanh thấp hơn<br />
<br />
quần thể (3 - 30 pg/ml). Trong 68 BN, không<br />
<br />
mức bình thường [3].<br />
<br />
có BN nào có nồng độ PRL thấp hơn mức<br />
trung bình quần thể, 15 BN<br />
46<br />
<br />
Nardo L.G và CS (2009) cho thấy nồng<br />
độ AMH là yếu tố<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
quan trọng để đánh giá chức năng của<br />
buồng trứng. AMH là yếu tố có giá trị cao<br />
hơn so với yếu tố tuổi, nồng độ FSH,<br />
estradiol và inhibin B trong đánh giá dự đoán<br />
sự lão hóa cũng như dự trữ và đáp ứng<br />
buồng trứng [5].<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu nồng độ các hormon sinh<br />
sản trên 68 BN nữ vô sinh nguyên phát,<br />
chúng tôi nhận thấy:<br />
- Nồng độ FSH, estradiol và progesteron<br />
trung bình trong nghiên cứu nằm trong trị số<br />
bình thường của quần thể.<br />
- Nồng độ LH trung bình trong nghiên cứu<br />
giảm nhẹ so với trị số bình thường của quần<br />
thể.<br />
- Nồng độ PRL và AMH trung bình trong<br />
nghiên cứu tăng so với trị số bình thường<br />
của quần thể.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Thị Ngọc Phượng và CS. Nội tiết<br />
Sinh sản. Nhà xuất bản Y học. Thành phố Hồ Chí<br />
Minh. 2010.<br />
2. Fehring R.J, Schneider M, Raviele K.<br />
Variability in the phases of the menstrual cycle. J<br />
<br />
47<br />
<br />
Obstet Gynecol Neonatal Nurs. 2006, 35 (3),<br />
pp.376-384.<br />
3. Hagen C.P et al. Serum levels of AMH as a<br />
marker of ovarian function in 926 healthy females<br />
from birth to adulthood. J Clin Endocrinol Metab.<br />
2010, 95 (11), pp.5003-5010.<br />
4. Mohan K, Mazher S. Follicle stimulating<br />
hormone, luteinizing hormone and prolactin<br />
levels in infertile women in North Chennai.<br />
Tamilnadu. J. Biosci. Res. 2010, Vol 1 (4),<br />
pp.279-284.<br />
5. Nardo L.G, Gelbaya T.A, Wilkinson H,<br />
Roberts S.A, Yates A, Pemberton P, Laing I.<br />
Circulating basal anti-Müllerian hormone levels<br />
as predictor of ovarian response in women<br />
undergoing ovarian stimulation for in vitro<br />
fertilization. Fertil Steril. 2009, 92 (5), pp.15861593.<br />
6. Olooto W. E, Adeleye A. O, Amballi A. A,<br />
Mosuro A. O. Pattern of reproductive hormones<br />
(Follicle<br />
stimulating<br />
hormone,<br />
luteinizing<br />
hormone, estradiol, progesterone and prolactin)<br />
levels in infertile women in Sagamu South<br />
Western Nigeria. Der Pharmacia Lettre. 2012, 4<br />
(2), pp.549-553.<br />
7. WHO. WHO laboratory manual for the<br />
examination and processing of human semen.<br />
Fifth<br />
edition.<br />
Switzerland.<br />
2010.<br />
<br />