intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu quy trình quản trị rủi ro của Tập đoàn Công ty Đa quốc gia Samsung

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu quy trình quản trị rủi ro của Tập đoàn Công ty Đa quốc gia Samsung" nhằm làm rõ được vấn đề nghiên cứu hơn giúp chúng ta có thể hiểu rõ về quy trình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như những nguy cơ và những rủi ro mà công ty có thể gặp phải đề từ đó công ty sẽ có những chính sách cũng như các biện pháp để đối phó, phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro sẽ xảy ra với mình hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu quy trình quản trị rủi ro của Tập đoàn Công ty Đa quốc gia Samsung

  1. NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG TY ĐA QUỐC GIA SAMSUNG Phạm Trung Tuân Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Tường Oanh TÓM TẮT Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính đặt tại Samsung Town, Seocho, Seoul, tập đoàn sở hữu rất nhiều công ty con, chuỗi hệ thống bán hàng cùng các văn phòng đại diện trên toàn cầu hoạt động dưới tên thương hiệu mẹ, đây là một trong những thương hiệu công nghệ đắt giá nhất thế giới. Samsung được sáng lập bởi doanh nhân Lee Byung-chul vào năm 1938, khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ, sau hơn 3 thập kỷ phát triển, Samsung dần đa dạng hóa các ngành nghề, bắt đầu tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập niên 60, xây dựng nhà máy đóng tàu vào giữa thập niên 70, năm 2019, Samsung có giá trị thương hiệu lớn nhất châu Á, hạng 5 thế giới, năm 2020, Samsung đứng đầu bảng xếp hạng 1.000 thương hiệu được yêu thích nhất tại châu Á, tháng 10 năm 2020, Samsung vượt qua Toyota để trở thành thương hiệu đắt giá nhất châu Á, xếp hạng 5 toàn cầu sau Google, Microsoft, Amazon và Apple. Tháng 11 năm 2020, Samsung vượt qua Apple để dẫn đầu thị trường smartphone tại Mỹ. Cũng trong năm 2020, giá trị thương hiệu Samsung được định giá xấp xỉ 95 tỷ USD - đứng số 1 châu Á cũng như thứ 5 thế giới, năm 2021, con số trên tăng lên mức 102,6 tỷ USD và Samsung vẫn giữ hạng 5 toàn cầu, ngoài ra, Samsung còn là 1 trong 16 công ty công nghệ sáng tạo nhất thế giới với vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng của Boston Consulting Group, Samsung có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế Hàn Quốc, là hạt nhân chính góp phần vào sự thành công của Kỳ tích sông Hán, ngoài những thành tựu ở trên để biết được trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình SAMSUNG đã có những chiến lược cũng như có những chính sách để đối phó với những rủi ro như thế nào, thì chúng ta sẽ cùng phân tích trong bài dưới đây. Từ khóa: Strategy, Business, Distribution, Effective, Profit, Sales, Capital, Risk 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro thường đi kèm trong đó nếu chúng ta biết các phòng vệ và có những biện pháp khắc phục hiệu quả các rủi ro cũng như các chiến lược phòng vệ rủi ro thì các vấn đề đó sẽ được giảm thiểu tối đa các nguy cơ mất an toàn về nguồn vốn hay các ảnh hưởng về quá trình trong công tác huy động vốn để hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất về rủi ro. Một số nhà nghiên cứu mô tả rủi ro như là các sự kiện với những hậu quả tiêu cực, trong khi các nhà nghiên cứu khác mô tả rủi ro bao gồm cả kết quả tiêu cực và tích cực, đồng thời, không có sự kết hợp rõ ràng giữa rủi ro và sự không chắc chắn (Padiyar, 2004). Quản trị rủi ro có thể được định nghĩa là một quá trình cải tiến liên tục nhằm xác định, đánh giá và giảm thiểu tất cả các rủi ro có thể liên quan đến hoạt động tài sản của một doanh nghiệp (DN). Quản trị rủi ro thường 96
  2. được thực hiện bởi những vị trí cấp cao trong DN (có thể là giám đốc điều hành, chuyên gia tài chính, cố vấn nhân sự,…). Các DN đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ đang phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau, cần có công cụ sắp xếp, đánh giá để đưa ra quyết định về rủi ro, cũng như chi phí liên quan đến ngăn ngừa hay khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra. Để làm được điều này, DN cần xây dựng được mô hình quản trị rủi ro hiện đại, với mục tiêu giúp xây dựng một quy trình quản trị rủi ro hiệu quả. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT * Khái niệm quản trị rủi ro: Quản trị rủi ro có thể được định nghĩa là một quy trình cải tiến liên tục, nhằm xác định, đánh giá và giảm thiểu tất cả các rủi ro có thể liên quan đến hoạt động tài sản của một DN, quản trị rủi ro được thực hiện bởi ban giám đốc, quản lý và nhân viên của tổ chức, được áp dụng trong từng bối cảnh cụ thể và trên quy mô toàn DN, được thiết kế để xác định các sự kiện tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến DN để cung cấp sự bảo đảm hợp lý về việc đạt được mục tiêu của DN (COSO, 2004), quản trị rủi ro sẽ giúp Ban Giám đốc DN đưa ra các quyết định chính xác, hiệu quả; đồng thời giảm thiểu tối đa thiệt hại trong quá trình điều hành, quản lý. Nhờ vào việc phát hiện rủi ro, có sẵn biện pháp ứng phó, DN sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và nguồn lực. Từ đó tối ưu tương quan lợi nhuận và rủi ro. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng các phương pháp so sánh phân tích để làm rõ được vấn đề nghiên cứu hơn giúp chúng ta có thể hiểu ro về quy trình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như những nguy co và những rủi ro mà công ty có thể gặp phải đề từ đó công ty sẽ có những chính sách cũng như các biện pháp để đối phó, phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro sẽ xảy ra với mình hơn. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Quản trị rủi ro của Samsung trong thời kỳ chuyển đổi số và dịch bệnh 4.1.1 Nhận diện rủi ro ❖ Rủi ro chiến lược Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh tung ra các dòng sản phẩm mới với tính năng vượt trội, trong thời đại cơng nghệ số nhu cầu sử dụng sản phẩm cơng nghệ có tính năng vượt trội ngày càng gia tăng, các đối thủ ngày xuất hiện càng nhiều, đối thủ cạnh tranh của Samsung được biết đến như Apple và Huawei, Samsung đứng đầu về thị phần, tiếp đến là Huawei và Apple. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, Apple vượt mặt xa hơn cả Samsung về mặt phân khúc khách hàng cao cấp. Samsung đã đón đầu rủi ro bằng cách: Tung ra vũ khí bí mật, một công nghệ mà hãng đã ấp ủ gần một thập kỷ. Đó là smartphone màn hình gập. Ai mà lại không muốn sở hữu 1 thiết bị nhỏ gọn với màn hình ngồi 4.6 inch, nhưng khi mở rộng ra, kích thước 7.3 inch bên trong giúp khách hàng sử dụng đa nhiệm tốt hơn, có nhiều không gian để thao tác hơn. Phát súng đầu tiên Samsung Galaxy Fold nhanh chóng thống trị sự chú ý của mọi người, mở đường cho thiết bị tiếp theo Samsung Galaxy Z Flip với mức giá dễ tiếp cận hơn cho người dùng. ❖ Rủi ro hoạt động 97
  3. Rủi ro do chất lượng sản phẩm xấu kéo theo rủi ro truyền thông xuất hiện. Rủi ro Samsung đã gặp phải năm 2019. Galaxy Fold là sản phẩm điện thoại màn hình gập đầu tiên của Samsung. Trước khi tung ra sản phẩm, Samsung thường sẽ cho các phóng viên dùng thử và đánh giá, điều bất ngờ là nhiều người gặp bị hỏng màn hình chỉ sau 2 ngày nhận máy và 1 ngày sử dụng, vài người khác lại tự làm hỏng máy khi bóc lớp nhựa bảo vệ màn hình vì tưởng nhầm đó là miếng dán màn hình. Vì vậy, Phó giám đốc bộ phận di động của Samsung DJ Koh đã phải công khai thừa nhận về hàng loạt sự cố của “siêu phẩm” trị giá hơn 1,800 bảng Anh tương đương hơn 54 triệu đồng. Ngay sau đó, Samsung đã đánh mất thị phần chính mình, hơn nữa về mặt smartphone Apple vươn lên vị trí đứng đầu doanh số và về mặt 5G thì Huawei vượt qua khỏi Samsung, hủy hoại danh tiếng của công ty. Thế nhưng, việc thất bại Galaxy Fold giúp thể hiện một bước chuyển mình của tương lai của tồn bộ ngành cơng nghiệp di động. Ví dụ khác về rủi ro chất lượng sản phẩm và cách quản trị rủi ro của Samsung, nhà sản xuất ra 4 tỷ chiếc điện thoại từ năm 1988 lại bất ngờ "vấp ngã" bởi sự cố Note 7 năm 2016. Giống với hầu hết những công ty khác, Samsung đã tin tưởng vào quá trình kiểm tra của nhà cung ứng pin trước khi lắp vào sản phẩm, để rồi chính họ cũng khơng kịp nhận ra vấn đề khiến chiếc Note 7 bị quá nhiệt, sự cố của Note 7 cũng làm hàng chục tỷ USD của Samsung "lạc trôi" theo phương nào. Theo Zing đưa tin, tính đến ngày 9/9/2016, Samsung đã bị mất đến 22 tỷ USD, giá cổ phiếu giảm 11%. Ngồi việc ngừng bán dịng sản phẩm Note 7, Samsung đã bỏ ra khoảng 240 tỷ đồng để hoàn tiền cho hơn 12 ngàn người sở hữu Galaxy Note 7 chính hãng. Bên cạnh đó, họ cịn hỗ trợ mỗi người 1 voucher trị giá 1.5 triệu đồng để mua các sản phẩm Samsung khác. Song song với việc đền bù, Samsung còn triển khai chương trình "thu cũ đổi mới" trên nhiều hệ thống bán lẻ điện thoại lớn. Những ai đang sở hữu các dòng Samsung hay iPhone đời cũ thuộc danh sách được Samsung thu mua lại là đã có thể bán cho nhà sản xuất này và bù thêm tiền để có được siêu phẩm S7 hay S7 Edge. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Thị trường hoạt động kinh doanh luôn ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ hơn, nhu cầu về mức sửu dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng ngày càng gia tăng và nhu cầu của họ ngày càng cao hơn, vì vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh thì đòi hỏi một doanh nghiệp cần có những biện pháp cũng như có những chính sách, hướng đi đúng đắn và hợp lý, cùng với đó phải luôn không ngừng có những biện pháp để đối mặt với những rủi ro không đáng có sẽ luôn luôn xảy ra và tiềm ẩn trogn quá trình hoạt động kinh doanh của mình. 5.2 Kiến nghị Công ty phải luôn không ngừng nâng cao cũng như đổi mới về sản phẩm và nâng cấp về chất lượng của sản phẩm nhiều hơn, bởi vì khi thực hiện triển khai một sản phẩm của mình ở một quốc gia thì quốc gia đó cũng có thể đã và đang sử dụng các dòng sản phẩm của một dòng công nghệ của một hãng khác, thậm chí nếu sản phẩm đó tốt và chất lượn ghơn sản phẩm của công ty thì công ty sẽ rất khó kinh doanh và cạnh tranh cùng các dòng sản phẩm của hãng công nghệ khác, vì vậy cần không ngừng nâng cao cũng như tìm hiểu về nhu cầu của thị trường để từ đó có những chính sách và hướng đi tốt hơn và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường để từ đó các dòng sản phẩm của công ty sẽ được chú ý nhiều hơn. 98
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://libra24h.com/rui-ro-ty-gia-va-cac-bien-phap 2. https://www.triphuc.com/cac-loai-rui-ro-trong-doanh-nghiep 3. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-van-de-quan-tri-rui-ro-trong-doanh-nghiep 4. https://sapuwa.com/nhung-rui-ro-thuong-gap-cua-cac-doanh-nghiep 5. www.taichinhdientu.vn/cau-noi-doanh-nghiep/mot-so-bien-phap-quan-ly-rui-ro 99
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1